VO-NHAT-BAT-NHI

Đặc sắc niệm Phật theo Kinh Niệm Phật Ba La Mật

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc Thế Giới có các Kinh điển như:
- Kinh Vô Lượng Thọ: giới thiệu về Đức Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc, đồng thời là nói lên tổng thể các nhân duyên vãng sanh Cực Lạc. Vì vậy Kinh này là kinh tính chất tổng quát chung về Tịnh Thổ Cực Lạc.

- Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật: dạy thực hành quán tưởng về Cực Lạc Thế Giới, đồng thời cũng là mô tả về Thế giới Cực Lạc và 9 phẩm vãng sanh: Thượng, Trung, Hạ, trong mỗi phẩm đó lại phân ra 3 phẩm thứ cấp, tổng cộng là Chính. Trong đó, có tất cả các bậc mà nghiệp đã gieo từ rất lành đến tứ trọng đều có. Nhưng do Tín, Nguyện, Hạnh có đủ nên đều vãng sanh.

Có hai Kinh dạy thực hành niệm Phật là:

- Kinh A Di Đà: giới thiệu sơ lược những nét chính về Đức Phật A Di Đà và Thế giới Cực Lạc, chủ yếu khuyến tấn các hành giả "xuất gia" miên mật hành trì niệm Phật đến Nhất Tâm Bất Loạn 1 ngày, 2 ngày,...., 7 ngày. Được như vậy, lâm chung không đổi ý thì chăc chắn được Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn.
Kinh này được các vị giảng sư nói đến rất nhiều. Tuy nhiên theo đánh giá của VNBN để thực hành theo Kinh này cũng còn rất khó khăn, chỉ có người thật sự rảnh rang việc đời, ý chí muốn vãng sanh liền thì mới có thể làm được. Người cư sĩ còn vướng bận việc đời phải lo thì dường như không thực hành được!

-
Kinh Niệm Phật Ba La Mật: ít được nhắc đến nhưng đây mới chính là Bộ Kinh quan trọng hàng đầu cho pháp môn niệm Phật! Vì sao vậy? Đây là bộ Kinh chốt lại tất cả lí lẽ của việc niệm Phật vãng sanh, đồng thời dạy rõ phương pháp niệm Phật vãng sanh cho cả người bận rộn vướng bận và người ý chí cầu xuất thế nhanh chóng.

Khi tất cả Kinh tạng đều diệt hết thì Kinh Niệm Phật La Mật này còn lại cuối cùng. Và cuối cùng văn tự Kinh này cũng mất, chỉ còn lại danh tự "Nam Mô A Di Đà Phật", rồi sau nữa còn lại "A Di Đà Phật", khi danh hiệu ấy mất luôn thì danh tự Phật Pháp đã hoàn toàn biến mất ở thế gian này.

Vì vậy: hãy nương 48 đại nguyện, bền lòng mà niệm Phật, đừng để sự khảo đảo làm thối lui thì ắt hẳn vãng sanh.

-
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
NIỆM PHẬT 10 NIỆM VÃNG SANH:

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nếu có thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân nào, đủ lòng tin thì chỉ cần chuyên nhất xưng niệm danh hiệu NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT, suốt cả sáu thời trong ngày và giữ trọn đời không thay đổi, thì hiện tiền chiêu cảm được Y báo, và Chánh báo của Phật A-Di-Đà ở cõi Cực-Lạc. Lúc lâm chung cố giữ sao cho được mười niệm tiếp nối liền nhau, lập tức vào Phổ-đẳng Tam-muội của đức A-Di-Đà được Phật tiếp dẫn về Tịnh-độ Tây-phương. Vĩnh viễn xa lìa các đường ác, không còn luân hồi sanh tử. Đó gọi là quả vị Bất-thối-chuyển. Từ lúc ấy nhẫn nại về sau, vượt qua Thập-địa, chứng Vô-thượng-giác.


Lời bàn của VNBN: rõ ràng Phật dạy 10 niệm lúc lâm chung nhưng tại sao trước lại nói niệm Phật ở sáu thời trong ngày để làm gì? Đó là vì Ngài muốn phòng chống sự lười biếng của người tu, ỷ lâm chung niệm 10 niệm mà bình thường chẳng niệm. Bởi vì hàng ngày, không nhớ Phật, không niệm Phật thì lâm chung khó lòng niệm được 10 niệm, giống như người lái xe, nếu không tập luyện thì lúc đi thi không thể thi đậu được. Cũng như vậy, thường ngày chẳng nhớ Phật, không niệm Phật thì lâm chung muốn trì được 10 niệm là rất khó khăn trước sự quấy nhiễu của chướng nghiệp đã gieo.

Tóm lại, ai niệm được 10 niệm lúc lâm chung thì đều được vãng sanh, dù là người nghiệp nặng nhất trong thế gian. Tuy nhiên, vấn đề làm sao tâm ý mình niệm được 10 niệm lúc lâm chung thì phải cố gắng tập luyện hằng ngày: thâm tâm mình rõ tứ đại vô thường mà chớ nên cưỡng cầu ở trong thế gian, được- mất trong thế gian chỉ hành xử theo bổn phận không nên chấp giữ, tâm ý mình chỉ mong mãn duyên được đáo hồi Cực Lạc thọ nhận sự giáo huấn của Thế Tôn A Di Đà Phật và Thánh Chúng, sớm viên mãn Phật Trí làm lợi ích cho chúng sanh thiên hạ mười phương.

Niệm Phật như vậy không cần tuân theo hình thức nào cả. Quan trọng nhất là niệm Phật trong tâm là chính. Đang lái xe cũng niệm Phật, đang làm việc cũng có thể niệm Phật, đang sát sanh cũng niệm Phật,.... niệm nơi tâm, không ra tiếng gì hết, như vậy không có kiêng kỵ. Chỉ trừ khi làm việc đầu óc phải suy nghĩ thì niệm không được, nhưng khi thoát việc, ta lại niệm, đừng để quên quá lâu cả ngày không niệm.

Khi có điều kiện chỉnh chu hơn thì có thể niệm ra thành tiếng hoặc lễ lạy, công đức, phước báo tăng thêm nhiều. Bởi vì đó là thể hiện bằng hành động nên phải tom tất, chẳng thể đem thân khẩu dơ bẩn mà niệm Phật, lễ Phật. Thân, khẩu dơ bẩn thì chỉ có thể niệm nơi tâm nhưng cũng may niệm nơi tâm mới là quyết định việc vãng sanh.

Kế nữa, không nên khoe mẻ sự tu hành niệm Phật của mình với người khác, kể cả khi không có người (muốn khoe với vật, với người âm,....). Bởi nếu tu tốt mà khoe mẻ thì cũng dễ dẫn đến ngã mạn nhưng nếu tu chưa tốt thì tự mình làm gương xấu, sẽ tổn hại phước báo của mình, cũng dễ dẫn đến sự tự mãn, tự cao, ... dần dần ỷ lại, chẳng cầu vãng sanh nữa và như vậy chẳng thể vãng sanh.

Nghiệp lực tuy rất mạnh nhưng không thể thắng nổi sức của 48 đại nguyện đã viên thành của Đức Phật A Di Đà. Cho nên lúc lâm chung chỉ cần tâm ý mình buông xả ta bà cầu học ở Cực Lạc, nhiếp tâm niệm Thánh Hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" thì liền khởi sanh tác dụng của 48 đại nguyện mà được vãng sanh trong gang tấc, chóp nhoáng, từ đó về sau Cực Lạc tu tập Thánh Đạo, đốn sạch nghiệp xưa, thẳng đến thành Phật, Thế Tôn.

Lúc sanh thời, tạo nghiệp nghiệp ắt khó tránh khỏi quả báo hiện tiền. Không phải Phật không che chở mà là do tâm ý mình còn câu sanh với cái ác, nắm lấy cái ác thì tự nơi đó có khổ, Phật không thể giúp dứt trừ được cái khổ do tự mình nắm lấy ấy! Nếu sanh thời, bỏ ác, niệm Phật thì dẫn dần sẽ được thanh tịnh, sẽ cảm ứng với Cực Lạc thế giới. Mình còn làm ác mà muốn thấy cảm ứng thì điều đó không thể được.

Người niệm Phật, thân, khẩu, ý còn khuyết điểm thì phải biết kham nhẫn cái khổ do ác đó đem lại. Chớ nên than trách, chớ nên thối lui tâm niệm Phật, cố gắng sửa được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Chỉ cần thâm tâm mình chân thật cầu vãng sanh Cực Lạc tu học xóa bỏ mê lầm ngu muội xấu xa, ngày ngày nhớ Phật niệm Phật, lâm chung duy trì 10 niệm, chắc chắn được vãng sanh.

VNBN xin cầu cho tất cả chúng sanh còn tạo ác, biết niệm Phật, thâm tâm hiểu rõ việc ác thì quả báo ác, chuyên tâm niệm Phật, nương nhờ 48 nguyện mà vãng sanh Cực Lạc xóa bỏ vô minh ngu muội, hiển lộ Phật Trí, thành Phật, Thế Tôn!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
MƯỜI THỨ TÂM THÙ THẮNG, GIÚP CHẮC CHẮN SỰ VÃNG SANH

Đó là:

"Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, thế nòa là niệm Phật Chân Chánh ? Muốn niệm Phật đúng pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh, thì người niệm Phật phải phát khởi Mười Thứ Tâm Thù Thắng sau đây:

1. Tín Tâm
2. Thâm Trọng Tâm
3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm
4. Xả Ly Tâm
5. An Ồn Tâm
6. Đà Ra Ni Tâm
7. Hộ Giới Tâm
8. Ba La Mật Tâm
9. Bình Đẳng Tâm
10. Phổ Hiền Tâm


VNBN xin trích tên gọi của 10 thứ tâm ấy, còn chi tiết, quí vị tìm đọc bản Kinh đầy đủ để hiểu õ hơn.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
NIỆM PHẬT TAM MUỘI


Lúc bấy giờ, ngài Phổ-Hiền Bồ-Tát liền nhập Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, tất cả Bồ-Tát và đại chúng đều thấy thân mình ở trong thân của Phổ-Hiền Bồ-Tát. Lại thấy rõ cõi nước Cực-Lạc vô lượng vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A-Di-Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng của đức A-Di-Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng diêm-phù-đàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như năm ngọn núi Tu-Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở, và nhiếp thọ những chúng sanh niệm Phật.

Lại thấy toàn cõi Cực-Lạc hiện trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài, liên trì, bảo lâu, bảo tòa ... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha le, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ-Tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận.

Hiện thần lực như thế rồi, ngài Phổ-Hiền bèn ra khỏi Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh Tam Muội, làm cho đại chúng trở lại như cũ.

Bấy giờ đại chúng được thấy sự chưa từng có, cho là rất đặc biệt lạ lùng, ngồi yên lặng nhất tâm chiêm ngưỡng. Lúc ấy, Quốc mẫu Vi-Đề-Hy hoàng thái hậu chấp tay bạch rằng:

- "Thưa Đại-sĩ, nay Tam-muội nầy thật vô cùng hi hữu, có uy lực lớn, có công năng bất tư nghị, vậy tên gọi của Tam-muội ấy là gì ?"

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

- "Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.

Nầy Phật tử, nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạn lượng của đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật.


Mười thứ tâm thù thắng ấy, thật ra vừa là nhân vừa là quả. Nhân cùng quả thì không bao giờ rời nhau. Người tu môn niệm Phật thì phải đề khởi mười thứ tâm thù thắng, mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật Tam-muội, hiện bày cảnh giới Cực-Lạc. Hoặc ngược lại, người đặt trọn
tín tâm nơi Bản-nguyện và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật Tam-muội, tự nhiên thành tựu mười thứ tâm thù thắng nói trên.
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để tâm dong ruổi theo thanh trần, mà xoay cái nghe trở vào Chơn-tánh, đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng Tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều hiển hiện Chơn-như-tánh. Chính nó thật là Tánh Nghe của mình, chẳng còn hai tướng động và tịnh, toàn là thể vắng lặng, soi chiếu khắp mười phương.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế, chẳng bao lâu thì Tánh Nghe cũng không còn. Khi ấy, Phật Trí tự nhiên tỏa rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn.

Nầy Vi-Đề-Hy, trong pháp hội Thủ-Lăng-Nghiêm, tôi đã trình bày nhân địa tu hành Nhĩ Căn Viên Thông cho đại chúng. Nhưng, thời Mạt pháp các kinh điển dần dần ẩn mất, mà nên biết kinh Thủ-Lăng-Nghiêm, sẽ bị diệt trước nhất, tiếp sau là kinh Lăng-Già, kinh Kim-Cương, kinh Ma-Ha Bát-Nhã, kinh Diệu-Pháp Liên-Hoa ... Nếu không nương nhờ pháp niệm Phật thì rất khó chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông. Bởi vì sao ? Bởi vì Niệm Phật Tam-muội chính là món Viên-thông đệ nhất.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, vì lăn lộn trong đêm tối vô minh, nhận giặc làm cha, lấy vọng kiến làm chỗn nương về, lấy tà kiến làm bạn lữ, lấy biên kiến làm lương dược. Nhận ngã chấp, ngã kiến làm Tâm. Rời xa Tri-kiến Giải-thoát Vô-thượng. Do đó, khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân ngụy ... nếu lọc sạch ngã kiến, ngã chấp thì thân tâm sẽ quang minh, thường tại, chiếu suốt mười phương pháp giới. Tức đồng đẳng với Tri Kiến giác ngộ của chư Như-Lai.

Nếu muốn gạn lọc ngã kiến, ngã chấp, thì không chi hơn là phát huy năng lực vô biên của danh hiệu Phật. Thật vậy, nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí. Ngã chấp tự nhiên rơi rụng, ngã kiến tự nhiên tan mất như bong bóng nước dưới ánh mặt trời. Lúc bấy giờ, tuy không lìa cung Đâu-Suất mà vẫn phân thân khắp vi trần quốc độ để chuyển pháp luân vô thượng, và khai thị tuệ giác cho vô lượng chúng sanh, giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật Tri Kiến.

Khi xưng niệm danh hiệu Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nên chẳng thành tựu pháp Y-tha-khởi. Vì không có sự tham dự của ngã và ngã sở nên Biến-kế Sở-chấp cũng chẳng tồn tại. Chỉ có danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát-na đều biểu hiện Vô-thượng Diệu-viên Thức-tâm Tam-Muội, tức là Chân Duy Thức Tánh.

Tiếp tục hành trì niệm Phật như thế chẳng bao lâu, thì chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài và cũng chẳng còn bắt gặp Tám thức ở bên trong. Trong hay ngoài đều giả dối, không thật. Ngay cả tướng Duy-thức cũng chẳng có nữa. Vì ba đời mười phương Như-Lai, vi trần sát quốc độ, hư không, sắc pháp, tâm vương, tâm sở ... đều không một thứ nào ra ngoài Chân Duy Thức Tánh mà tự hữu, tự sanh, tự diệt, danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dẫn dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô-sanh Pháp-Nhẫn.

Do đó, phải nói rằng Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà chúng sanh thời Mạt pháp phải siêng năng thọ trì.

Nầy Vi-Đề-Hy, tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, bị vô số tư tưởng điên đảo làm khuất lấp tánh Viên-giác. Như kẻ ngủ mê chợt thức giấc giữa ngã tư đường cái, chẳng rõ phương hướng, lẫn lộn chính tà, thấy cong nhìn ngược, bất phân thiện ác. Tư tưởng điên đảo ấy nẩy sanh thân và tâm, rồi nhận thân tứ đại giả hợp làm thân, chấp cái tư tưởng vô minh điên đảo kia làm tâm. Cứ thế mà sanh tử, tử sanh nối nhau không dứt, tạo vòng lẩn quẩn luân hồi.

Nhưng cái vô minh điên đảo ấy cũng chẳng thật. Như hoa đốm, như bóng nước, như ảo tưởng nơi sa mạc, như người ngủ chiêm bao, thấy những sự việc, cảnh vật rõ ràng, nhưng khi thức dậy, thời không còn gì hết. Nếu chuyển hóa vô minh điên đảo thời thân và tâm sẽ thành Giác-ngộ. Hoặc không phát tâm tu trì thời vẫn ở mãi trong sanh tử huyễn mộng ấy mà tự vui. Chỉ có danh hiệu Phật là đầy đủ năng lực nhiệm mầu để chuyển hóa sanh tử trở nên Niết-bàn, chuyển hóa giả huyễn trở nên chân thật.

Vì sao vậy ?

Khi xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật, hành giả dần dần thành tựu chánh định Như-Lai, tự nhiên phát sanh Tuệ-giác Không-tánh, vì danh hiệu Phật là Hư-không-tạng, là Viên-giác-tánh, là Vô-cấu-tạng, là Tịch-tịnh-tạng ... Nhờ vậy, hành giả biết các pháp đều như huyễn, thời tự nhiên lìa xa các huyễn hóa, sanh diệt. Ngay lúc ấy, bèn thâm nhập Viên-giác-tánh. Đó gọi là tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác.

Dùng pháp nào để Tri ? Nếu không phải là diệu dụng của danh hiệu Phật ?

Không cần phải hủy diệt các thứ huyễn, mới cho chúng nó là huyễn. Không cần thay đổi bản chất huyễn của nó mới gọi là Không. Mà chính cái biết "nhứt thiết pháp là Không" khiến đương thể của huyễn pháp tức là Không.

Tiếp tục xưng niệm Nam-mô A-Di-Đà Phật như thế, hành giả không phóng tâm theo huyễn cảnh, huyễn sự, mà hướng cái biết trở vào Viên-giác-tánh. Đó là danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một khối lưu ly sáng rực, vằng vặc. Mà mỗi mỗi sát-na đều hiển lộ Như-Lai Tạng, và cái biết cũng không còn nữa. Danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn, hòa tan căn, trần, thức đều nhập vào Viên-giác-tánh, bình đẳng bất động, thường trụ như hư không và tròn đầy chiếu suốt mười phương.


Như vậy: niệm Phật viên thông ở đây mà Ngài Quán Âm nói đến cũng chính niệm Phật Tam Muội mà Ngài Phổ Hiền đã thị hiện. Điều như nhau cả, là sự trãi nghiệm sự nhất tâm bất động vô ngại do công đức chuyênn tâm xưng danh hiệu Phật cộng hưởng 48 nguyện đem lại.

Nghĩa là niệm danh hiệu Phật nhưng không vướng dính vào danh hiệu Phật, không vướng dính nơi lục trần, lục căn, lục thức, người niệm, tâm sở, tâm hành, thức thứ 7, thức thứ 8, ..... tất cả đều chẳng bám dính vào.

Muốn làm được như vậy chỉ cần: Tin tưởng 48 đại nguyện, rồi chỉ y câu Phật hiệu mà niệm, không y chỉ gì khác. Nếu có khác thì liền bị chướng ngại, tự mình khép kín nơi tâm sở. Chẳng hạn, lúc niệm Phật khởi quán Phật Tánh nơi Phật hiệu thì liền bị tạp nhạp. Buông hết mọi kiến giải mà niệm Phật, dù cảm ứng gì cũng chẳng nên động tâm, chỉ niệm Phật mà thôi.

Niệm danh hiệu Phật khác có được như hai vị Bồ Tát nói không?
Xin thưa rằng: không!
Vì sao như vậy? Vì các Phật khác không có lời nguyện về việc trì danh hiệu. Cho nên trì danh hiệu các vị Phật khác thì có được định tâm cơ bản là cột tâm và một chút an lạc.
Nhưng ở danh hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" có 48 lời nguyện theo cùng. Trong 48 nguyện đó, có các lời nguyện gia trì hành giả thâm nhập các cảnh giới của Tự Tâm.

Vì vậy, niệm hồng danh của Đức Phật A Di Đà, hành giả sẽ thâm nhập sâu về Tự Tánh (Phật Tánh) và đương nhiên cảm ứng Cực Lạc thế giới (vì đó là do 48 đại nguyện viên thành mà thâm tâm đã ghi nhận và tin tưởng).
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,799
Điểm tương tác
752
Điểm
113
LƯU Ý:
Một số hành giả, ban đầu cũng muốn niệm Phật để vãng sanh nhưng sau một thời gian tu rất tốt được tâm thanh tịnh, liền nghĩ muốn chứng ngộ tự tâm tự do tự tại, nên đã sanh tâm không muốn vãng sanh nữa mà muốn tự mình Niết Bàn, muốn ở trong ta bà này để độ chúng sanh.

Những vị như vậy, hãy hết sức thận trọng với tâm ý mình. Sanh tử là việc trọng đại, muốn độ người thì trước hết mình phải chứng Thánh, ra khỏi tam giới. Do đó, lỡ như mình chưa thật sự ra khỏi tam giới mà khởi tâm không muốn vãng sanh thì tự giam mình trong lục đạo, luân hồi tiếp tục.

Do đó, những vị muốn độ sanh thì hãy vãng sanh sang Cực Lạc thế giới để Phật A Di Đà ấn chứng cho. Nếu được ấn chứng thì lập tức ngay sau đó sanh trở lại chốn luân hồi này làm Bồ Tát độ sanh. Như vậy, phần mình được chắc chắn mà ở người cũng được độ.

Hơn nữa, thành Phật không nhất thiết phải vào cõi khổ độ sanh, mà chỉ cần ở Cực Lạc tu thẳng lên "Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát" là thị hiện thành Phật ngay sau đó, không cần phải nhiều đời nhiều kiếp.


Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên