1. Trước tiên nghiên cứu hai thứ: Thể Tánh và Dụng Tánh. Mỗi cá nhân luôn luôn có hai tính chất là:Thể Tánh và Dụng Tánh.
Thể Tánh quy định bản chất chất bất hoại, không sanh diệt, xa lìa hết thảy luận giải, vô tướng, quy định đó là chính mình thật sự, xưa nay vốn vắng lặng. Đó là nội tại tuyệt diệu tự minh, hạt ngọc trong chéo áo của cùng tử.
Dụng Tánh là mặt đối duyên, tương tác với các đối tượng bên ngoài, chính là các hiện tượng Nhân -duyên liên quan tới cá nhân đó.
Nếu không có dụng tánh thì không có bất kì hiện tượng gì. Nếu không có dụng tánh thì thể tánh ấy không tồn tại. Thể tánh vốn chẳng động nhưng hằng chuyển tất cả nhân duyên liên quan tới cá nhân đó, bảo toàn và hằng chuyển tất cả nhân -quả của cá nhân đó.
Thí dụ: nước và sóng. Chất nước là thể tánh; sóng chính là dụng tánh. Tự một mình Nước không tự sanh ra sóng biển, phải có sự ngoại lai là gió tác động lên nước. Tự thân mỗi cá nhân vốn chẳng có vô minh hay giác ngộ, mà do đối ngoại với cá nhân khác mà sanh ra. Và sự đối ngoại này là bắt buộc; nghĩa là không có một cá nhân nào tồn tại độc lập mà luôn luôn đặt trong mối quan hệ với phần còn lại của cộng đồng cá nhân, thể hiện thông qua "nhãn quan" của mỗi cá nhân.
2. Vãng sanh theo nghĩa thể tánh (tự lực- tâm thanh tịnh giải thoát) và theo nghĩa dụng tánh (tha lực-cõi Phật thanh tịnh tiếp dẫn).
Ngoại trừ Phật ra, Vãng sanh là cá nhân vượt khỏi tam giới công nghiệp chúng sanh: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Có hai nhóm làm được việc đó:
-Nhóm thứ nhất: Tự mình thanh tịnh thân tâm, đoạn trừ các niệm tưởng tham chấp hai mặt nhị biên (hai mặt đối lập). Đó là các bậc đã cắt đứt luân hồi sanh tử như: A LA HÁN, DUYÊN GIÁC, BỒ TÁT TỰ TẠI,... tự mình đủ năng lực vượt khỏi luân hồi sanh tử. Họ là những bậc thượng nhân, là thánh nhân ở đời.
Tôi gọi họ vãng sanh theo nghĩa Thể Tánh. Vì sao? Những vị này tu hành thâm nhập thể tánh vắng lặng bất động, đối với các pháp hữu vi, chẳng có sanh niệm bám víu, thọ dụng sự an lạc nơi tâm thuần khiết không chút bụi trần.
- Nhóm thứ hai: cũng tu theo Phật pháp nhưng tự chưa đủ năng lực giải thoát luân hồi sanh tử, tuy nhiên họ nương nhờ sự tiếp dẫn của nguyện lực của Phật mà được sanh đến cõi nước trang nghiêm của vị Phật đó.
Tôi gọi họ vãng sanh theo nghĩa Dụng Tánh. Vì sao? Các cõi Phật đó do các đại nguyện của Phật đó tạo nên. Các đại nguyện được phát ra từ sự kết tập nhân duyên của vị Phật đó lúc còn hành Bồ Tát Đạo. Như vậy, các đại nguyện thuộc phần dụng Tánh của vị Phật đó. Rồi chúng sanh cũng huân tập theo nhân duyên hữu hình hữu tướng tiếp dẫn mà sanh đến cõi Phật ấy.
Trong các cõi Tịnh Độ hiện tại, chỉ có cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Đà là dễ vãng sanh nhất và độ tất cả mọi bậc chung sanh đồng đến bờ giác ngộ thành Phật. Cho nên Chư Phật khắp mười phương, kể cả Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã khởi xướng khuyên chúng sanh vãng sanh sang cõi nước Cực Lạc.
3. Niềm Tin có cạn sâu. Cạn là thì còn ở trên niềm tin, còn ảnh hưởng bởi người ta nói. Sâu thì vững chắc, chẳng còn ảnh hưởng bởi tri kiến thế gian.
Niềm Tin của Thánh vị Tu Đà Hoàn không phải là niềm tin theo nghĩa thông thường đâu. Mà vị ấy đã cảm nhận được hương vị phản phất của sự giải thoát, tôi tạm gọi là NIỀM TIN KHÔNG LỜI, tri kiến thế gian của thế gian chẳng thể làm lay chuyển được. Nhưng chỉ khi đến A LA HÁN quả mới đích thị được giải thoát, được vãng sanh theo nghĩa tự lực vãng sanh. Tuy chưa chính thức nhưng sự vãng sanh ấy là chắc chắn. Đó là Tin Sâu.
Với pháp niệm Phật vãng sanh, cũng như vậy, niềm tin có cạn -sâu.
Người tin cạn thì việc vãng sanh không được chắc chắn. Vì còn ảnh hưởng bởi thuận duyên hoặc nghịch duyên.
Người tin sâu thì là chắc chắn vãng sanh.