DÒNG PHÁP QUÁN THẾ ÂM

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaAaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

1. MỪNG NGÀY PHẬT ÐẢN

AAAAA
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.

Con phải quán về ngày Phật đản như thế nào, để hiểu đại nhân duyên nhập thế của Ðức Phật Thích Ca. Trước khi Ðức Thích Ca thị hiện có giả thân Thái tử Sĩ Ðạt Đa, chân lý vẫn có, vẫn sáng tỏ, nhưng thiếu duyên lành, nên số chúng sanh tầm Phật Đạo, không bao nhiêu người đến được bến giác ngộ.

Vì thế, Như Lai tạm mượn giả thân, cùng chúng sanh đồng sự, để chỉ bày con đường giải thoát từ chính nơi con đang ở, đang đứng, chớ không phải một giải pháp viễn vông, một con đường bắt đầu từ nơi khác.

Ðó là duyên lành lớn nhất của chúng sanh được thấy vũng bùn mình đang ở và hoa sen mà mình có thể thành. Nương theo duyên lành ấy là quy y Tam Bảo. Quy y Tam Bảo là tâm quy chứ không phải tướng. Tâm đã quy y Tam Bảo thì hành tướng quy y sẽ đến. Bằng giả danh bảo rằng: Tâm đã quy y thì không cần tướng quy y. Những kẻ ấy chấp tướng là thật có nên chỉ thiên hướng về tâm, cũng là một tướng khác của Ngã. Còn những người chỉ có hành tướng quy y mà tâm thì không biết Phật, con hãy khoan bàn luận Phật pháp với họ.

Con tưởng nhớ Đức Thích Ca Như Lai như tưởng nhớ một người đã mất, thật là một sai lầm không sao nói hết. Thân Phật vẫn có đây, trong mỗi lời Ngài dạy, trong mỗi chiếc y mà con thấy, trong tâm của mỗi hành giả chân thành. Thân Phật không đâu khác ngoài tâm của con, tâm xa Phật thì chỉ có y là có Phật, Người đắp y thì ở rất xa. Tâm xa Phật thì chỉ có lời nói, chỉ có văn tự, chỉ có Phật pháp là có Phật, còn người nói thì ở rất xa. Tâm xa Phật thì dù ở gần vẫn không thấy Phật, với những kẻ ấy Như Lai là người đã khuất nên không còn Chánh pháp, không có ai phân định chánh tà, không có nhân quả, báo ứng.

Phật không có sinh rồi diệt, Phật đã thị hiện cho mắt trần nhìn thấy để chúng sanh biết rằng những chân lý mà nhục nhãn không thể thấy mới là bất diệt.

Hiện tại Thích Ca Như Lai vẫn đang thuyết pháp, sao mắt con không nhìn thấy? Sao tâm con không cảm được? Cho nên ngày Phật đản là ngày kỹ niệm dành cho chúng sanh chứ không phải dâng Phật, con hãy hiểu như thế này mới thật là biết mừng ngày Phật đản.

Con mừng ngày Phật đản là ngày Phật có trong tâm con–Ngày con phát tâm theo Đức Phật vượt bể khổ trần gian. Ðó mới chính thật là ngày Phật đản.

Ngày Phật đản là ngày Chư Thỉên, Hộ pháp chư Phật, Bồ Tát 10 phương thế giới lớn tiếng ngợi khen sự không thể nghĩ bàn của đức Thích Ca Văn Phật–thị hiện vào đường sanh tử để độ chúng sanh ở thế giới Ta Bà đi đến quả Phật vị.

Chư Địa Thần cũng phát tâm hộ trợ cho chúng sanh nào quyết tu Phật Đạo. Cho nên đó cũng là ngày trời đất giao hòa, chúng sanh chịu quả báo trong Ðịa ngục cũng được hào quang thánh đức của Như Lai soi tới, nên phát tâm Bồ Ðề đông không kể xiết: gọi là ngày Ðịa ngục mở cửa. Cũng vì thế, Ðịa ngục đã hết đối với các chúng sanh ấy.

Trong bầu không khí của ngày hội đó, con hãy lập ngày hội của con, con hãy cho mình một ngày hoàn toàn là của mình gạt bỏ tất cả quá khứ, ngày hôm qua, gạt bỏ ngày mai và toan tính về tương lai khỏi tâm trí, chỉ có hiện tại chỉ có ngày hôm nay, chỉ có Như Lai và con trong suốt ngày Phật đản thì mới thật nếm được pháp vị của ngày Phật đản.

Thời gian chỉ là chướng ngại khi tâm con còn chướng ngại–Tâm không chướng ngại thì quá khứ không có nghĩa đã mất, vị lai không có nghĩa chưa đến. Nên ngày lễ kỹ niệm Đức Thích Ca hôm nay không mảy may kém 2610 năm về trước về mặt thực tế cũng như về nghĩa vui mừng. Và tương lai cũng không vì thời gian xa hơn mà thánh lễ càng xa Đức Phật, như mẹ tán thán công đức vô lượng vô biên của Như Lai, từ bi vô lượng vô biên của Như Lai. Trong ngày Khánh đản, Chư Phật 10 phương cũng đồng ngợi khen như thế. Nên con có đón ngày ấy với tâm trạng nào thì ngày ấy vẫn là ngày vui, là ngày vĩnh viễn đã tự tách rời khỏi quá khứ đi mãi trong thời gian, hiện hữu mãi trong thời gian.

Khi con đến chùa, cùng chư Phật tử đãnh lễ Như Lai, thì phải thấy con đã lập đạo tràng nơi tâm, đã thờ Phật nơi tâm, đã xây ngôi chùa bất hoạt bằng tam quy, ngũ giới nơi tâm để phụng thờ Ðức Phật. Và con đến chùa để thỉnh Phật lên đài tôn nghiêm tại thế, chứ không phải đến chùa rồi mới tìm Phật.

Nếu con và tất cả Phật tử đồng thỉnh Phật trụ thế rồi đồng tâm ấy làm nên một vị Phật duy nhất không có tướng phân biệt. Sự đồng tâm ấy là thế giới đại đồng là Phật tánh và sự đồng tâm ấy chính là Phật vậy.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Như Lai Phật.

Ðệ tử ngày hôm nay ngồi dưới Phật đài, chiêm ngưỡng tôn dung vô tướng hiện thân, lễ này con nguyện không trụ quá khứ, hiện tại, vị lai, mừng đại nhân duyên Phật chuyển pháp luân.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Như Lai Phật.
Đệ tử ngày hôm nay ngồi dưới Phật đài, chiêm ngưỡng tôn dung vô tướng hiện thân, lễ này con nguyện đồng tâm với vô lượng chúng sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai, tán thán công đức không thể nghĩ bàn của Như Lai vì chúng con đã chuyển Pháp luân.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Như Lai Phật.

Đệ tử ngày hôm nay ngồi dướỉ Phật đài, chiêm ngưỡng tôn dung vô tướng hiện thân, lễ này con nguyện không trụ quá khứ, hiện tại, vị lai, báo đáp thâm ân Ngài đã chỉ con đường diệt khổ.

Lễ Phật phải lễ bằng tướng và bằng tâm như thế mới thật là kính lễ. Con hãy vui mừng làm theo để trọn hưởng được khí lành ngày Phật đản.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

02. LUẬN VỀ TIỀN

aaaaa
Cũng như mọi người không tu kia, con thường bị tiền bạc chi phối tâm tưởng. Nên chẳng phải khi phát tâm tu là đã sạch mọi nghiệp, đó chỉ mới là giai đoạn bắt đầu, nhìn thấy tội của mình, bắt đầu hành trình về cõi vô sanh.

Tiền bạc đồng nghĩa với địa vị, danh vọng và mọi thứ làm nên cuộc đời. Còn thấy cần tiền là còn thích mọi thứ ấy. Với tâm vọng động như thế, dù con có bố thí tiền cho kẻ khác, cũng chẳng có lợi thật cho họ, cũng chẳng ích gì cho con. Con đi ngoài phố, chợt thấy một người hành khất bên vệ đường. Ðộng lòng trắc ẩn, con cúi xuống đặt một số tiền vào bàn tay chìa ra ấy, rồi bước đi lòng thật nhẹ. Nhưng con có biết đâu, con đã là nguyên nhân của bao nhiêu ray rứt đổ thêm xuống người hành khất đó.

Con thường chỉ nhìn kẻ hành khất như những kẻ đã mất hết tình cảm của con người, chỉ có mối quan hệ xin–cho-nhận của bố thí với phần còn lại của nhân loại, trong đó có con. Nhưng có thật là con đã “cho” một cái gì đó cho người xin chưa ? Khi con đến với họ là mang theo tất cả ưu đãi của số phận để chỉ cho có một ít tiền. Họ khổ biết dường nào khi nhìn thấy con lành mạnh, áo quần sạch sẽ, tự do đi lại mọi nơi mà không ai xua đuổi, trái lại, và còn có chốn để trở về trong buổi tối. Con không muốn thấy sự thật này, vì điều đó khiến con bất nhẫn, không thể an nhiên thụ hưởng. Rồi viện lẽ: “mình cũng khổ, ai cũng khổ, dù ở trong hoàn cảnh xã hội nào”. Và lấy nỗi khổ của con làm tấm khiên. Con đã có vũ khí tự vệ, chống lại sự thông cảm với những hoàn cảnh cũng khổ ấy. Vì sao ? Vì con sợ. Con không muốn nhớ sự bấp bênh của vật chất, không dám nghĩ: “Có thể một ngày nào...” Vì làm sao có thể thấu rõ nghiệp quả của mình ? Bố thí mà không có tâm Xã thì không phải là bố thí. Có tâm Xã dù không có gì để thí, vẫn hiện hạnh Bố thí. Tiền bạc ở ngoài thì thành tướng phân chia đẳng cấp, ở trong con thì là gì ? Là tâm chấp, thủ, là ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả tướng. Chấp huyễn là thật là của mình. Chấp có người khác ta, chấp có cuộc đời, có tướng xấu tốt, hay dỡ, chấp sự biến dịch của đất, nước, gió, lửa có Thật Tánh.

Phật dạy: “Chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Phật cũng dồng nhất thể bình đẳng với chúng sanh.

Phật tánh không có số lượng, cao thấp, không có phân chia, nên không phải có kẻ có người không, kẻ nhiều người ít và bất cứ chúng sanh nào tu cũng quyết định sẽ thành Phật, tức Chân tánh hiển lộ khắp Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới. Con không thấy Chân tánh của mình : không có thọ mạng ngắn ngủi, xoay vần theo có không của vật chất, hoại diệt từng thời, chuyên nắm bắt ảo giác mà tưởng lầm thật thể. Làm sao thật được khi tiền bạc quyết định sự vui thích của con, chỉ tùy thuộc phúc lành đã tạo được, phúc hết thì tiền tài cũng hết. Và song song với việc lành đã tạo được cũng có quả báo của việc làm không hay, chưa gây dựng được, nên khi thọ hưởng tiền tài cũng không hoàn toàn hạnh phúc. Ðuổi theo ảo giác này là hy sinh thiên thu cho những tờ giấy vô nghĩa, cho một giấc mộng. Chấp thọ giả nên tưởng đến kiếp sống này, cố vun bón cho tròn đầy theo nghĩa ngũ dục, rồi bỏ thân. Kiếp sau lại cũng thế, chẳng lúc nào được ngơi nghỉ, bình an. Và chẳng thể nào thoát được vòng lẩn quẩn của luân hồi quả báo.

Con tưởng rằng, những vật chất, tiện nghi mà con thấy là có thật sao ? Ðó chỉ là những hạt bụi kết hợp thành vật thể theo tâm của con : Tâm chấp ngã, nhân, thành tánh ganh đua, hiện tướng xe cộ, đẹp xấu, tốc độ nhanh, chậm..., cũng là Ðịa ngục mà không biết; chết chóc, đau khổ, vì những miếng mồi này, của vô minh không phải là ít, hiện tượng áo quần đẹp xấu, đắt giá... cũng gây đau khổ như Ðịa ngục; đồ dùng vặt vãnh, cho chí đến quyền lực cao nhất cũng chỉ có được những hạt bụi, chứ không có gì khác. Sự trọng vọng do đồng tiền mang đến không dành cho Bản ngã một người nào, mà dành cho tất cả mọi bản ngã nói chung. Bất cứ chúng sanh nào, với những điều kiện vật chất như thế, đều được ưu đãi như thế: đó là Nghiệp. Con đã thấy có những người, chỉ vừa thoát kiếp súc sanh, nhân dạng chưa thuần, bản tánh lục súc hãy còn, do nghiệp báo được giàu sang thì Danh mà vật chất mang đến có bền không ? Có thật sẵn dành cho kẻ ấy không ? Nếu thật có một giá trị nào đó, tại sao tiền bạc ấy không trang trí cho bãn ngã ấy một tính tình, ngôn ngữ, tư cách, sắc thái dễ coi dễ mến như bạc tiền của họ ? Lại còn những cách tiêu xài sang trọng, đài các, hay những đồ vật làm đẹp người có nó, thực chất là gì ? Nếu có những tướng ấy, vẻ đẹp đẽ, đài các mới xuất hiện thì vẻ đẹp là của đồ vật, chứ đâu ở chúng sanh, đâu ở con người. Nhưng không có lẽ vật vô thức lại làm sinh động loài hữu tình ? Còn nếu vẻ thù thắng đã có sẵn trong tâm thì đâu cần nhờ vật bên ngoài mới hiển lộ. Như Lai còn không cần có tướng Phật để làm Phật, tại sao con cứ cần giả tướng ?

Con cần tiền vì tiện nghi do tiền mang đến thì ít, mà chính ra vì muốn hơn kẻ khác thì nhiều. Ðó là ngã. Có ngã vì sợ cô đơn. Sợ kẻ đồng loại đẩy mình ra khỏi vòng quay của họ. Sợ bị khinh thường cũng chính là tướng Ngã. Thực chất của tiền cũng chính là Ngã. Thực chất của Ngã là vô minh. Thực chất của vô minh là sợ hãi. Sự sợ hãi sinh điên đảo vọng tưởng. Chính sợ hãi đưa con người tìm cảm thông nơi kẻ khác bằng phương tiện này hay phương tiện nọ mà phương tiện dễ nhất thường là tiền tài. Ðó cũng là yếu đuối nằm trong tánh chúng sanh. Khắc phục được sự yếu đuối này chính là tinh tấn. Tinh tấn tu thì sợ hãi tiêu tan, sự cô đơn không còn nghĩa cô đơn mà trở thành tự tại. Thì chính thân này là kho báu nương phương tiện đó mà tu, còn cần gì đến những huyễn tướng sinh ra từ huyễn hoặc là tiền tài sinh ra từ giả thân có thọ mạng ngắn ngủi ? Cho nên nghĩ như con vẫn thường nghĩ, không phải là Tâm Bố Thí “muốn có tiền để làm phương tiện Bố Thí”. Tâm đã chẳng không có gì không là của mình mà gọi là thí ? Thí tiền cho người nghèo–theo kiểu của con–là phân biệt Bố Thí. Có gì là giải thoát ? có gì là không ? Phải nghĩ đến thí tài cho người giàu hơn con nữa kìa, mới gọi là Bình đẳng Bố thí. Mới thật không chấp vào tiền mà Bố Thí, không chấp Bố Thí mà hành Bố Thí, đó mới là không còn Ngã mà hành Bố Thí, đó chính thật Bố Thí.

Hiểu như thế, thì thấy giàu nghèo, chẳng qua do sự phân biệt của từng người, không do một tiêu chuẩn bất di bất dịch. Thế thì trí phân biệt của chúng sanh về giàu nghèo cũng không thoát khỏi kiến chấp của mình. Nên tất cả kho báu mà con có thể tưởng tượng được ở thế gian, thù thắng nhất ở thế gian, tuyệt vời đối với mắt nhìn của con, cũng không thể nào sánh với các cõi Trời, huống chi các cõi Phật là nơi không có tướng nên sự hạn lượng không có. A Di Ðà Phật quốc là nơi phước báu của Ðức A Di Ðà Như Lai hiển lộ thành tướng. Không phải vàng là vàng của thế gian uế tạp vì là nhân, vì là kết quả của bao mối tương tranh; mà là tánh của Vàng, tức sự tinh khiết, sự tuyệt đối viên mãn làm đẹp mắt người nhìn, vẫn không khiến Tham Si nổi dậy, trái lại càng sinh kính mến công đức tu hành. Tánh thật của Vàng, Ngọc hiện thành cung điện. Có một thứ Vàng Ngọc nào không khiến Tham Si nổi dậy. Ðó cũng chính là Vàng Ngọc của Phật.

Con đã thấy có ai dùng tiền xóa bỏ được địa ngục chưa ? Địa ngục cũng chính là các nỗi khổ tâm của chính người đó. Như con chẳng hạn, có đồng tiền nào cột mãi tuổi 30 lại với con, không già theo năm tháng ? Tất cả những xảo thuật hiện có và sẽ phát minh cũng không thể nào thay đổi được thời gian, không thể nào mua được thời gian.

Con vẫn thường nghĩ: “Nếu có tiền nhiều thì việc đã khác”, mỗi khi có việc chẳng thuận lòng. Nghĩ như thế, vì cho rằng tiền có thể giải quyết mọi việc. Con đừng nên nghĩ thế. Việc gì xảy đến cho con cũng đều do nghiệp của các tiền kiếp, xấu tốt hãy khoan luận bàn trên tướng.

Như một người bệnh ngặt nghèo, không tiền thang thuốc. Họ không thấy khổ đau của mình là kết quả của các việc làm đời trước. Từ khổ nạn ấy mà tu càng chóng tiêu tan nghiệp quả, lại than trách cái nghèo của mình, cho rằng bệnh còn vì không có tiền, thì thật là sai lầm. Nếu người ấy giàu có, nghiệp bệnh vẫn theo bằng cách biểu hiện thành một bệnh nan y mà tiền nào cũng không mua được thuốc. Ðừng qui cho tiền bạc một trách nhiệm cũng như một lợi ích nào, vì bản thân nó chẳng có, muôn sự là do Tâm.

Rốt lại tiền cũng chỉ là Ngũ uẩn, cũng là Căn, cũng là đắm theo cảm giác của thân. Ðể trị các mê đắm của Nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý ấy là THIỀN ÐỊNH. Không một cảm giác nào có thể sánh với trạng thái tọa Thiền Nhập Ðịnh. Tiền bạc chỉ có thể mang đến sự vui thích hạn chế theo khả năng cạn cợt của các căn, còn Thiền Ðịnh là một sự bùng vỡ, tuôn trào của hạnh phúc khôn nguôi, của An Lạc.

Thiền Ðịnh mở từ khớp xương, từ sớ thịt, từ lỗ chân sớ lông, từ tạng phủ trong người, từ nơi bí mật nhất của não bộ, tóm lại từ tất cả những gì gọi là thân của con, những cửa ngõ đưa con vào bể Cực Tịnh, Cực Lạc, thân tâm không còn tướng.

Thương những người nghèo khó, không trụ tướng nghèo mà thương. Bố thí tiền cho kẻ khác, không trụ tướng Bố Thí, cũng không trụ vào tiền. Nhìn những người nghèo sinh thương xót, là dụng tâm bất bình đẳng đối với chúng sinh. Con thương người nghèo, sẽ sinh ghét người giàu có. Và từ tâm mình bất bình đẳng, thấy mọi sự đều là bất công. Không ít kẻ trách Trời Ðất Thánh Thần cho đến ta, cũng vì thế. Con phải quán sát đúng như thật thì mới có giải pháp hợp lý nhất mà giúp đở. Tất cả chúng sanh đều khổ. Không nhìn tướng giàu nghèo, chỉ nhìn thấy nỗi khổ chung của chúng sanh mà bình đẳng thương cảm.

Cho nên thí tiền cho người nghèo vì họ cho đó là khổ, và con cảm thương tâm trạng khổ ấy, chứ không vì cảnh nghèo là đáng thương. Ðó là sự thương hại, mà thương hại là một tình cảm rất giả dối, hạ phẩm giá của người ấy như là một sinh vật thấp hơn con. Con nên biết 49 năm Thế Tôn tại thế thuyết pháp là 49 năm không nhà, không vật thực độ thân tiên liệu cho ngày mai. Tướng ấy thực có hay không thực có ? Nếu thực có sao gọi Như Lai là thân Phước Điền của chúng sanh ?

Vã lại khi Bố Thí cũng không nơi đâu có thể trụ tâm, trụ tướng được mà tự cho “mình Bố thí cho kẻ khác”. Tiền ấy khi ở trên tay con thì còn là của con, khi ở trên tay người kia, là của họ. Có gì còn là của con mà gọi là thí ? Nếu nói: “Ðã là của con, con đã cho” thì nói về quá khứ, thế thì tiền ấy cũng có quá khứ không phải của con. Ngay khi cho cũng không nói là cho được. Vì thời gian đâu có Ngừng. "Ðang" chỉ có một nghĩa tương đối. Như Phật thuyết: “Này Tỳ Kheo, ngay chính ông bây giờ cũng đang sinh, đang già, đang chết” chỉ rõ sự hoại diệt không dừng của tướng. Thì làm sao con lại dám nói “Có bố thí” cho ai ? Ở nơi không Trụ mà hành Bố Thí thì mới là Chân Bố Thí.

Việc kẻ khinh người trọng mà con hay qui tội cho Tiền là suy nghĩ sai lầm. Gặp kẻ khinh thường vì chấp tiền thì con giận kẻ ấy, giận số phận, giận cả Mẹ vì cầu mãi mà chưa cho Tiền, nhưng khi bị cướp chú ý, bị mất trộm, bị gạt tiền thì con chỉ giận trộm cướp không giận Tiền của mình biến con thành mồi của họ; không có thì đòi hỏi, khi có và bị nguy hiểm vì tiền cũng không nhận thấy bản tánh của Tiền không tốt, không xấu là còn chấp trước. Bản tánh của tiền bạc cũng như vạn vật là Không.

Có một đời sống không tiền bạc, vàng ngọc, châu báu nào giúp con đến được là đời sống vĩnh cữu của chân không thường trụ, không ở trong thân, không ở nơi đâu nhất định, mà vẫn có thể phương tiện hiện trong thân, hiện thành tướng. Một đời sống bao trùm cả vũ trụ, đưa con dạo chơi trong không gian, thời gian, cho con đủ các hình tướng, ở ngoài tất cả mọi suy lường của con.

Con có mơ bay giữa đám mây bay, bay đến các vì sao con vẫn thấy hằng đêm trên bầu trời, bằng thân mà con đang tạm có ? Với thân này, dù có dùng thần lực của Mẹ mang con đặt giữa các đám mây, con cũng chỉ có cảm giác buốt lạnh và không nhìn thấy gì, vì mắt sẽ bị lóa thì làm sao còn thích thú ? Với thân này ta mang con đến các vì sao con cũng chẳng thấy thích thú nào khác ngoài cảm giác nóng lạnh, ngộp hay khó thở, hoặc có khắc phục được cũng không mang lại cho con thích thú, vì cảm quan của con không giống với các thế giới ấy. Một đôi mắt có thể cho con thấy tất cả mọi sự diễn ra trên mặt đất, cùng lúc cho con thấy sự di chuyển của các vì sao, một thân có thể đến với mọi loài, cảm theo cảm quan của loài nào cũng được, giúp con đi từ mặt đất đến nơi xa, một thân thật to lớn để con có thể nhìn mỗi ngôi sao là một quả cầu xinh xắn, có thể bước trên các vì sao như đi trên gạch lát đường, một thân vô bệnh, trường thọ... thân như thế mới đem lại thích thú khi thực hiện những giấc mơ. Và thân ấy là thân Vô Tướng. Đời Sống thật ấy cho con một thân Vô Tướng, biến hoá không ngăn ngại, hành sự không ngăn ngại, gọi là PHÁP THÂN.

Tiền không thể làm gì được, con hãy để nó sang một bên. Hãy mong cầu thân Vô Tướng. Mong cầu nơi đâu ? Trở lại BẢN TÂM dứt bặt mong cầu thì sẽ thấy.

Con hãy làm theo.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

03. HỘI HỌA

aaaaa
Con được Mẹ họa tâm, quên được cái Ta của con thì vào được Tâm mẹ họa, tức Tâm mẹ truyền cho.

Hội họa là tướng của cái mỹ, quan sát cái mỹ như thế nào thì bức họa tả như thế ấy. Nếu con không quan sát mỹ, mà để cái đẹp thân hóa hiện thành họa phẩm, thì con sẽ thấy tất cả vũ trụ này là cái Đẹp toàn diện, vì tất cả vũ trụ tuân theo một qui luật hài hòa, cân đối tuyệt vời. Con biết chăng ? Từng hạt bụi, cũng có chỗ đứng của nó, cũng có số phận, cũng có bắt đầu và chấm dứt hay nói khác đi cũng không có bắt dầu hiện diện và không cả diệt vong. Thế thì con vẽ gì đây ? Vẽ các sự vật thật có hay không thật có ?.

Nếu thật có, thời nhận định của mọi người về một vật đều giống nhau, nếu không thật có thì lẽ ra không một ai có nhận biết. Vậy khi con vẽ thế giới là con họa tâm của mình đó, mà Tâm ấy thì Huyễn vô cùng. Như thế, phải lấy gì để nhìn thế giới ? Lấy Tánh không, mà nhìn. Và Tánh không chẳng cần phải luyện tập mới có, đó là Bản Tánh của muôn vật.

Một con ong không nhìn thấy vẻ đẹp của Bướm, bướm không nhìn thấy vẻ đẹp của hoa (như con vẫn tưởng với thành kiến của loài người) hoa chỉ là thức ăn... Và chính con, con đâu nhìn thấy vẻ đẹp của côn trùng... Con mang ảo tưởng về thân người của mình, tận đáy lòng vẫn chưa chấp nhận sự thật, là không có gì khác nhau giữa con và một con kiến, con mèo, cây cỏ... chỉ có sự khác biệt về nghiệp quả, mà nghiệp quả thì không thường hằng. Chưa chấp nhận–đó là Ngã đấy. Mà Ngã là bất bình đẳng. Con có cái nhìn buộc tội mọi người, đó là bất bình đẳng. Con có ưa thích riêng–đó là bất bình đẳng. Thế thì làm sao thấy được vẻ đẹp thật mà họa ?

Bất bình đẳng là căn bệnh tàn phá vũ trụ. Ta thương vi sinh vật “đục khoét” những cơ thể lành mạnh đồng với một người nói pháp.

Vi sinh vật ấy không “nghiến răng gậm nhấm sức khỏe con người”. Ðó là những chúng sanh nghiệp cảm quá nặng hoá sanh trong loài ấy, phải sống trong môi trường ấy, hoàn toàn vô tội về nơi ở của mình, chúng không có ý chọn nôi. Nếu chúng cảm được cái khốn cùng của kiếp sống ấy, chúng sẽ tu. Và chính Phật, cùng chư Đại Bồ Tát dùng Viên âm độ chúng, nên gọi là Y-vương.

Cũng vì thế, trị lành bệnh muôn loài. Cả chấy, rận... cũng thế, khi phát tâm tu, nghiệp dứt, chúng không còn bị đọa trong kiếp ấy, được hóa sanh vào một thân tướng khác, không còn phải sống bằng máu.

Ðiều ấy con phải hiểu, giải thích cho con vì sao có người phát tâm tu thì gặp hiểm nạn. Phát tâm là một việc rất kinh khủng –đó là sức mạnh thu nhiếp thời gian. Sức mạnh vượt qua sinh tử–thu bao nhiêu kiếp vào làm một – sức mạnh của người lội ngược dòng – sức mạnh của người chiến đấu với chính mình – sức mạnh của thiên nhiên. Ðó là cái năng lực phi thường biến chúng sanh thành Phật.

Cho nên, vẽ là phương pháp hữu vi, lột tả được sự thật ấy cái bản chất, cái hình dáng thật ấy của mọi vật, thay vì uốn nắn giả tưởng thêm theo ý mình.

Con có thấy: “Tình yêu làm người ta rạng rỡ” như con người vẫn tả không ? Đó là vì khi thương yêu ai thật sự, con người quên mình, chỉ nghĩ đến làm điều tốt đẹp cho nhau. Tóm lại, đó là biến tướng của Từ Bi, Hỉ, Xã, qua cửa ngõ ái dục. Ðiều đó cho con rõ cái đẹp không nằm ở hình thức.

Trong cách nhìn người khác, con thường chỉ nhìn với nhục nhãn, chỉ thấy họ tiếp cận với mình trên một mặt phẳng; tâm trạng của người ta lúc ấy, rồi sinh buồn vui, lo sợ... đó là chấp huyễn. Hãy nghĩ vô lượng kiép về trước, người kia trong hoàn cảnh này, sẽ xử trí với con ra sao ? Và còn vô lượng kiếp về sau ?

Cả con cũng thế, vô lượng kiếp về trước hay vô lượng kiếp về sau thì con phản ứng như thế nào với hoàn cảnh trên?

Mọi vật biến hiện vô chừng, tâm chúng sanh trôi nổi theo nghiệp duyên không thể nào quyết định thật tướng nơi cảnh ấy. Khi con nhìn một sự vật, chẳng phải chỉ là mắt con nhìn thấy, mà là thức, là sở tri là ngã kiến đã huân tập từ hằng vô số kiếp nhìn sự vật ấy. Từ vô số kiếp đã tích tụ vô số kiến chấp, hóa nên tất cả những phân biệt: đây tốt kia xấu, đây đen đó trắng, giàu nghèo, thọ yểu, khinh trọng... Bỏ hết những kiến chấp này đi ngược lại vô thuỷ về trước, con tất thấy chỉ có ánh sáng vô cùng, không ngằn mé: con người đã bỏ chiếc bóng của mình.

Con ngườì là nguồn sáng rực rỡ mà không tự thấy, đi tìm ánh sáng bên ngoài để nhìn mình chỉ chồng chất những màn đêm làm mờ đi ánh quang minh của tự thân – màu mà con vẫn gọi là đen đó, chẳng phải màu đen, đó là một tập hợp ánh sáng màu cầu vòng, nổi bật riêng sấc đen trên các màu khác. Con đường mà con vẫn đi qua, đó chẳng phải con đường, đó là chiếc cầu vòng mà con vì chấp vào thân tứ đại chỉ thấy là đất đá màu đen. Và người xấu con chỉ thấy họ trong hiện kiếp, kiếp quá khứ là kẻ bị ức hiếp, và kiếp vị lai bị nghiệp quả, thì tướng xấu ở đây là đâu ? Quan sát như thế mới nên vẽ. Quan sát như thế mới nên quan sát.

Thế nào là Quán Tự Tại ? Là ở nơi "không hai" lập cái thấy. Thế nào là "không hai" ? Không có ta và vật, không đây và đó, không khoảng cách, không phân biệt, không chướng ngại, hoàn toàn tự do, nên không gì là không biết, không gì là không thấy, không đâu là không đến được và không thấy biết tất cả những cái không trên, đó là Tự Tại.

Bố cục bức tranh: Tâm điểm ở 2/3 hoặc 1/3 khổ giấy, khổ vải màu sắc: chọn màu gần thiên nhiên, hoặc màu mà con thấy bức thiết như một nhu cầu. Ðừng dùng lý luận bẻ méo sự vật, đảo lộn màu sắc, rồi theo đó mà vẽ: như thế gọi là giả dối.

Các bức họa Phật và Bồ Tát, Chư Thiên đừng vẽ bóng: Dùng màu nước pha nhạt hoặc vẽ nét. Ánh sáng ở tự thân chiếu ra. Trong cõi ánh sáng không cùng, màu sắc phản chiếu ánh sáng, ánh sáng phản chiếu ánh sáng không thể có bóng. Hội họa là phản chiếu ánh sáng của các sự vật chúng sanh... Hội họa là dùng màu sắc thuyết pháp, là đưa thế giới bên Trên về gần. Con hãy dùng Hội họa mà cúng dường chư Phật.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

04. BỒ TÁT GIỚI

Tại sao con lại sợ chữ Bồ Tát giới ? Ðó là sợ Bồ Tát hay sợ Giới ? nếu sợ Bồ Tát thì con sợ Từ, Bi, Hỉ, Xã, sợ mở cửa lòng mình, cố giữ lấy cái Tôi mà không thấy điều vô lý của người giữ gìn một tài sản đã mất hết tự bao giờ. Bồ tát là hạ mình, con sợ hạ mình sao ? Bồ Tát là làm tôi của mọi chúng sanh mà tâm thật bình an. Bồ tát là thường vui đừng từ chối niềm vui ấy. Bồ Tát là đôi mắt đẫm lệ mà nụ cười trên môi. Bồ Tát là trái tim nức nở nhịp khổ trần gian. Bồ Tát là đi qua cuộc đời mà không để lại vết tích của mình. Bồ Tát là vui buồn, theo nỗi vui buồn của tất cả chúng sanh. Bồ Tát là ôm tất cả vũ trụ vào lòng mà an ủi. Bồ Tát trông chúng sanh như người mẹ trông con, ngày đêm không chợp mắt. Chớ sợ Bồ Tát. Con đang vui, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ khiến con thêm vui. Con đau khổ, hãy tưởng đến Bồ Tát, Ngài sẽ mang gánh khổ đau thế cho con. Con sợ hãi, con cô đơn, hãy cầu cứu các Ngài. Bồ Tát sẽ xua tan ngay ảo ảnh đó. Tại sao, khi thương người này, con phải ghét người khác ? Bồ Tát thương con và kẻ thù của con đồng như nhau, không một kẻ nào đáng bị bỏ rơi.

Giới không phải để thọ. Giới là phát ra không thể khác hơn thì thành Giới. Sự vô lượng thì giới vô lượng. Giới là sức mạnh bên trong bẻ gãy mọi tướng để ra ngoài. Cho nên chẳng phải chỉ có năm, mười, hai trăm, ba trăm... giới, mà là TÂM ĐỊA GIỚI. Nơi Tâm là đất sinh trưởng giới như mặt đất là nơi cây trái sinh trưởng. Giới không là buộc, Giới là hằng thể. Tội lỗi không nhân thì Giới cũng không sanh. Tội lỗi không tướng, thì Giới cũng không tướng. Và không có ý thức về tội thì chẳng nên sợ Giới.

Giới là chiếc cầu để qua sông. Người đại lực giả sử không qua sông bằng cầu lại tự bơi qua mà vẫn đến thì hành động ấy vẫn là Giới, vẫn là qua cầu. Ðại Bồ Tát thị hiện phá giới để độ kẻ cang cường là thế.

Giới không thể đếm được vì Giới là Tâm–Tâm an thì Giới nào là chẳng thuận ? Tâm bất an thì Giới nào lại chắng sợ ? Bỏ cái chấp trước vào tướng Giới, thì mới có Giới.

Thọ Bồ Tát Giới là thọ vô lượng ân đức của chúng sanh để trang nghiêm cõi Phật. Thọ Bồ Tát Giớì là thọ lãnh pháp thân : Thể tánh bình đẳng biến khắp đại thiên thế giới. Bao trùm tất cả chúng sanh. Thọ Bồ Tát giới là lãnh thọ chiếc chìa khoá mở kho pháp bảo, tha hồ lựa chọn và tiếp nhận tùy thích.

Giới là định tâm. Khi con còn sợ hãi, là sự phá giới còn rình rập. Không còn sợ hãi thì Giới là những giọt cam lồ rót trên đường đến giải thoát. Giá dụ, trước một hoàn cảnh, một con người khiến con sợ hãi, con liền niệm Phật. Tại sao niệm Phật lại được tiêu tan sợ hải ? Khi con niệm Phật là con niệm giác Tánh của con và của kẻ ấy, giác tánh, Phật tánh đó là viên dung, đâu có ta và người, đâu có thời gian, đâu có không gian, đâu có phân cách, đâu có thù hằn, đâu có thể xô ngã hay tận diệt. Chính trong lúc ấy, không có nhân thì quả cũng không, sợ hãi không có thì nguy hiểm cũng không đến. Nên chí thành niệm Phật được tiêu tan tai ách là thế.

Niệm danh một vị Phật trong lúc nguy nan, được Phật phương tiện chỉ cho thấy tánh viên giác ngay lúc ấy, nên gọi là thí vô úy. Thấy Phật tánh ấy thì muôn vạn sự thế gian có tướng nên có hoại, chỉ là một trò đùa nghịch, chỉ đáng một nụ cười nhẹ mà thôi. Như thế giữ gì lại là có Giới ? Không giữ gì lại là phá giới ?

Như Lai dạo biển đại tịch diệt là dạo chơi trong biển Giới. Không thọ Bồ Tát Giới thì Giới đó cũng đã có sẵn trong con, dù con có muốn thấy hay không. Con có thể nào chưa bao giờ nhỏ một giọt nước mắt trên thân phận mình ? Chưa bao giờ khóc cho nỗi khổ của người mình thương ? Chưa bao giờ thấy kẻ mình ghét cũng không hoàn toàn hạnh phúc ? Đau khổ không có tướng nhất định, thiên hình vạn trạng, đau khổ không phân biệt loài giống, tuổi tác, giới tính, đau khổ đến với mọi chúng sanh, và nơi đâu có khổ đau thì nơi đó có Bồ Tát. Không chấp trước vào tướng người thọ khổ, không qui định cho nỗi khổ một chủ thể, thì Bi tâm tràn lan khắp mọi nơi có tiếng kêu than, đó là Bồ Tát giới.

Chúng sanh chấp ngã thì Tứ vô lượng Tâm: Từ - Bi - Hỉ - Xã có tướng ngã. Bồ Tát không có ngã thì Tứ vô lượng tâm không bị ngăn che, tự tại nương theo chỗ sở cầu của vô lượng chúng sanh trong quá khứ, hiện tại, vị lai mà hiện tướng.

Bồ Tát thị hiện vào nơi bất tịnh để độ kẻ tham dục, thì Giới ở đâu ? Giới chính là tâm Từ vậy.

Không nên chống lại đau khổ khi nó đến, mà hãy tiếp nhận bình thường như tiếp một người thân. Con chống lại đau khổ là chống lại sức mạnh của Nghiệp mà không ai chống nỗi Nghiệp đâu! Chỉ có đối thoại với đau khổ mới hoá giải được nó. Đau khổ là mình, nhưng mình không phải là đau khổ: thu nạp được đau khổ chỉ có lòng Từ vô lượng.

Không nghĩ đến nỗi khổ của mình, cảm nỗi khổ cũa kẻ khác: đó là Bi tâm.

Lập các phương tiện để biến sự cảm thương thành lực nội tại là Giới. Không có lực này thì thương kẻ khác chỉ là thương suông mà thôi, không thể có lợi ích cho ai.

Bấy nhiêu việc, theo sỡ nguyện thành tựu, tự tánh phát điều thường vui là Hỉ.

Chẳng vì mình cầu lợi ích cho chúng sanh, hành trình theo Phật không mòn mõi, không động mà vẫn động theo nỗi khổ chúng sinh là Xã.

Có Giới thì mới có thể Ðịnh Tâm, có Ðịnh thì mới có Huệ, tuy là ba nhưng thật tánh chính là Không, tức là Một. Từ căn bản này sự tu tập các Pháp giải thoát không bị chướng ngại, Nên con hãy xin thọ Giới. Con và người bạn đời của con dù thương yêu nhau đến mấy, tình yêu đó cũng không che chở các con khỏi tất cả những đau khổ của cuộc đời, mà chính tình yêu ấy cũng là đau khổ. Biến ái dục ấy thành tình anh em mới là thương yêu nhau thật sự: giúp người mình thương thoát khỏi luân hồi. Hy sinh cả cuộc đời cho nhau, hy sinh mạng sống cho nhau, cũng không thay đổi được kiếp người là thọ khổ. Tuyệt đỉnh của hạnh phúc là gặp nhau trong cõi sống không cùng, không còn chia ly bởi sinh tử, không còn phải tìm nhau qua các kiếp.

Con hãy xin thọ Giới.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​


05. CÚNG DƯỜNG


aaaaa
Cúng dường ! Biết bao cung kính, biết bao thương mến, biết bao nỗi niềm trong mỗi sự cúng dường : Có khi do một thôi thúc của thiện tánh, con mang lễ vật cúng dường Phật Tổ. Cũng có lúc vì mong cầu một điều gì đó, con cúng dường; hoặc vì thói quen, hoặc vì “ai cũng làm thế”, hoặc vì muốn đền đáp một “cái ân” mà con cúng dường Phật. Trong tất cả các tâm ấy, ý nghĩa thật sự của cúng dường nằm ở đâu ?

Khi Phật bảo: “Hãy mang hương hoa thanh tịnh đến lễ bái cúng dường các Ðức Phật” thì đó là Tâm con thanh tịnh hay lễ vật thanh tịnh ? Nếu tâm thật tịnh thì lễ vật thật tịnh, nếu tâm không chuyên nhất, thì lễ vật cũng không thể là tịnh vật. Khi Như Lai nói “Cúng dường” là bảo con “Hãy Xã”. Hãy quên đi những “Của tôi”, “Thuộc về tôi”, “Cho tôi” để tự cởi dần trói buộc, vì gom về cho mình là “Tâm Thủ”, mà Thủ là tự trói mình. Khi con nghĩ chọn những thức thật tịnh để cúng dường là tâm con đang Ðịnh mà không tự biết : Không có một niệm về Ngã, không có tạp niệm nào ngoài sự thật của lúc này. Con đang chọn hoa tươi nhất, hương thơm nhất, quả ngon nhất để dâng Phật. Con thấy hoa, thấy hương, thấy quả, mà không thấy cái thấy ấy, không biết cái tâm đã khiến con hành động. Ðó chính là đang sống với vô biên trong khoảnh khắc. Sống với vô biên là sống với chư Phật, vì thế mà Như Lai mới dạy “Hãy cúng dường...”.

Con lễ bái và cúng dường chư Phật có lợi lớn cho con. Vì sao ? Vì điều đó làm tăng trưởng Tín căn, đẩy lùi Ngã mạn. Khi con lễ, đó là dấu hiệu của khuất phục, không phải Phật hay Bồ Tát đã khuất phục con, mà là kiêu căng, ngã mạn, kiến chấp đã bị sự khiêm cung của con khuất phục. Cho nên, cúng dường Phật chính là Đạo. Cúng dường thân mạng là bỏ tướng nhân, thọ giả. Cúng dường tài sản là diệt bỏ tâm tham – Còn cách cúng dường nào cho chư Phật quý hơn tất cả các thứ trên, cúng dường thứ nào để được giải thoát ? Ðó là cúng dường thức nào có thể khiến con và tất cả chúng sinh thoát khổ, thoát sinh, lão, bịnh, tử – thoát khỏi luân hồi ? Thức cúng dường có thể đáp đền được hồng ân của Phật, thức cúng dường chư Phật đúng sở nguyện của ngài là mang lại vô tận đến cho người dâng cúng. Ðó chính là Pháp cúng dường. Pháp cúng dường là Tu Tâm Pháp, là hành Bồ Tát đạo, theo chân Phật làm lợi ích cho mọi người, trong chỗ hành không còn tâm vọng, hồi hướng tất cả công đức về chư Phật, đó chính là thật nghĩa của Pháp cúng dường. Dâng chư Phật không phải những hiện vật kết thành bởi: đất, nước, gió, lửa, nên có hoại diệt, nên không toàn thiện – mà là dâng Pháp là thứ không thể hoại diệt, trường cữu, bất biến, tồn tại mãi với thời gian, là Ngọc của chúng sinh, kết tinh bởi một cuộc đời tịnh hạnh. Khi con cúng dường chư Phật tại thế, Ngài còn không thật có thọ các vật ấy, chỉ vì thương chúng sinh mà có giả thân, nên nuôi dưỡng giả thân cũng vì lợi ích chúng sinh, huống nữa là khi đã nhập Niết Bàn. Nên cúng dường Phật là dâng tấm lòng thành, chứ Phật đâu dụng những thức cúng dường ấy làm “vật sở hữu” của Phật và có Tâm nào quý hơn Tâm của một người tu, tại sao không cúng dường Tâm ấy cho Phật ? Và tâm tu là pháp tướng.

Con thấy có gì quý hơn một người có thể nói với mọi người rằng: “Thưa anh, chị... tôi đã nhận chân được đau khổ. Tôi đã chiến đấu với kẻ thù trong một trận một mất một còn và đã thắng. Chiến thắng đau khổ nên tôi không còn sợ sệt, vững chãi bước đi trên con đường Vô Ngã, vĩnh viễn bỏ lại sau lưng bóng đêm của chết chóc và tái sinh. Đau khổ không còn mang hình dáng của hận thù và giận dữ, từng giây bóp nghẹn trái tim tôi, điều khiển tôi như con rối trong chiến tranh của Ngã mà người chịu hậu quả cuối cùng vẫn là tôi. Ðau khổ không còn mang hình dáng của Tài Sắc, dẫn tôi vào đấu trường của Tham Lam và mê đắm. Đau khổ không còn mang hình dáng của Vô tư lự, để độc ác có thể len vào khống chế tôi... Ðau khổ đã ngã gục dưới chân tôi. Không còn bị xiềng xích bởi hận thù trói buộc nên tôi thương cả kẻ thù tôi, không còn một xích xiềng nào của tánh chúng sanh trói buộc tôi được nữa, nên tôi là một người Tự Do. Hãy nghe tôi, đau khổ sẽ không còn là hình ảnh của nước mắt, vì mặt trái của Ðau khổ chính là Hạnh phúc. Ði xuyên qua đau khổ như đi xuyên qua một trận bão, sẽ đến bến bình an một cách không ngờ. Làm được như thế, và giúp mọi người làm được như thế, kẻ ấy không trụ tâm vào việc đã làm mà dâng tất cả cho chư Phật, gọi là hồi hướng hay cúng dường chư Phật. Thế đó, chính là cách cúng dường cao quý nhất, tuyệt đối, gọi là Pháp cúng dường.

Con còn phải hiểu Pháp cúng dường là lòng tri ân sâu xa, sự kính ngưỡng vô cùng đối với chư Phật, thể hiện bằng hành động dâng cả cuộc đời cho Ngài: lòng tin không chỗ trụ nên không điều kiện, không giới hạn vào Giáo pháp của Ngài và dùng tất cả các kiếp sống bây giờ và mai sau để hành thâm Giáo pháp ấy. Như thế mới là chân thật cúng dường.

Phát tâm cúng dường pháp chính là Phát Bồ Ðề Tâm. Phát Bồ Ðề Tâm là đại nguyện không để Tam Bảo có cơ hoại diệt, là tu giải thoát mà không lìa chúng sanh, là sinh trong Phật pháp, là con Phật.

Khi con lập nguyện là đã trở thành con Phật, nên quãng đời trước kia như một chiếc áo cũ được ném trả lại cho cuộc đời. Con nhìn lại sẽ thấy xa lạ với con của ngày trước, cái mà con vẫn tưởng là bản ngã thật của mình đã rơi xuống, những cá tính làm nên “con người của con” trở thành thừa thãi và có phần nào kệch cỡm cũng rơi xuống, để lộ một cái gì không tên, sáng chói, tinh khiết vô cùng của nguyên sơ tạm gọi là Chân Ngã; đó chính là Thánh Thai. Nguyện lực đầy đủ thì Chân Ngã hiển lộ, gọi là Phật tánh, nguyện lực chưa đầy đủ thì Chân Ngã chỉ lóe sáng rồi bị che lấp. Tinh thần siêng năng hành đạo là nuôi dưỡng Thánh thai. Ðến ngày công hạnh đầy đủ, Pháp thân tức Thánh thai xưa kia hiện đủ trong thân, thân nay trở thành Hóa thân. Vì công hạnh viên mãn, quả báo viên mãn nên Báo thân là thân Phật. Ba thân hiện đủ tướng là giải thoát là quả vị vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư.

Cho nên Phát Bồ Ðề Tâm là nguyện rất lớn. Nơi đâu có người phát Bồ Đề Tâm là nơi ấy có chấn động – Thiên Long vì chúng sanh và vì vị Phật tương lai mà ủng hộ người đó. Đừng sợ không đủ sức làm tròn lời nguyện, chỉ sợ tâm buông lung mà không quyết chí đi đến nơi. Chính khi phát nguyện là đã nói lên một Thần chú bí mật, một Ðại thần chú có công năng dẹp trừ tất cả ma oán, chuyển bánh xe của Nghiệp quả thành bánh xe của Pháp, một Vô Thượng chú, biến người nói trở thành người không đối thủ.

Như thế, cách cúng dường cao quý nhất là Pháp cúng dường. Ðã phát nguyện thực hiện Pháp cúng dường thì con hãy vui mừng, an nhiên hành đạo chớ khởi tâm thối lui.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

06. THIỀN ÐỊNH

aaaaaa
Con đường Ðức Phật đã đi qua để đạt đến bờ giải thoát, chính là khế hợp Tâm - Trí - Thiền - làm một. Nhưng con phải hiểu đúng đắn về điều này, để tránh sai lầm mà đa số người học đạo thường mắc phải, là chia chẻ cuộc đời, giáo pháp của Thế Tôn theo sở kiến, làm theo pháp mà mình thích và cho là hợp với mình, lâu ngày sinh khinh thường các pháp hành khác, đó là tìm cách chia rẽ hòa hợp của người tu.

Thật ra không có một pháp môn nhất định nào để trở thành Phật cả. Vì sao ? Vì chủng tánh sai biệt của chúng sanh. Ðây là những người cõi Tiên hết phúc xuống làm người trần, đó là loài Rồng xuống thế vì muốn tu để cởi lốt Rồng. Kia là Ngạ Quỹ muốn tu nên được thân người làm phương tiện thoát lên cõi trên,... chưa kể đến những chúng sanh không dùng thân người để tu Phật đạo... Căn cơ, nghiệp quả khác nhau thì sự vào đạo cũng khác nhau. Mỗi hành giả tuy không biết rõ căn cơ nghiệp quả của mình, nhưng tự nhiên sẽ sinh ưa thích các pháp hợp với mình và tu tập theo pháp ấy. Pháp và người liền nhau đi đến giải thoát dù là người nào, hành pháp nào, không nhất định không khuôn phép đúc sẵn nên gọi tự tánh của các pháp là bình đẳng.

Người tu phải lấy tánh bình đắng ấy mà học Ðạo. Không vì mình theo con đường này mà chê con đường khác. Khi Phật, Bồ Tát phân biệt diễn nói pháp Đại Thừa, Tiểu Thừa là vì từ bi muốn chỉ rõ sự khác biệt giữa các chúng sanh, muốn chỉ rõ lối tu hành có từng bậc quả chứng như thế nào để dứt nghi cho con. Chứ không vì chê bai kẻ căn cơ thấp, không vì riêng thích pháp nào. Con phải lấy Tâm không tranh ấy mà tu Phật đạo.

Các pháp được Thế Tôn thuyết ra, tuy có sai biệt, nhưng đều mang vị Giải thoát, thì pháp nào cũng không ngoài ba điểm cốt tủy để hành là Tâm - Trí - Thiền.

Tâm đây có nghĩa gì ? Tâm là sự phát tâm cầu Đạo. Nếu không có tâm đạo thì người ấy chỉ là ngoại đạo tu thần thông. Có tâm đạo, tâm hướng Phật này thì không bao giờ sa vào cảnh giới ngoại đạo - Ðã tự thấy mình quyết chí tu theo Phật là trụ tâm nơi Phật.

Trí là tư duy. Trí đây chưa là Huệ, nhưng tạm mượn sự suy nghĩ này để phân biệt, giảng gìải, tìm hiểu trong tâm thức lời Phật dạy, hay vấn đề liên quan mật thiết đến sự tu học của mình.

Thiền! Không có nghĩa tông phái hay cách Tĩnh tọa nào. Con hãy nghe kỹ đây để giải nghi lầm và hành Thiền đúng nghĩa. Thiền là sự ly cách chuyển đổi dần hay đột ngột của tất cả những gì là chúng sanh thành một cái gì khác mà ta gọi là Phật tánh.

Có Tâm cầu Đạo, đã thấy vấn đề phải giải quyết, con tìm cách trụ vào đó , gạt bỏ mọi sự việc khác khỏi tâm trí, khỏi đường đi, chính là con đang hành Thiền đấy.

Thí dụ: một hành giả ao ước được hóa sanh vào cõi nước của Đức A Di Ðà Phật. Người ấy trì niệm danh Ngài. Trì niệm như thế nào ? Phải đạt đến nhất tâm trì niệm thì mới gọi là đúng Pháp. Khi niệm Phật, tâm chưa định nên bất cứ tạp niệm nào cũng có thể cắt đứt dòng chánh niệm. Nên phương tiện ngồi một nơi để động của thân không ảnh hưởng đến tâm, là Hữu tướng tọa thiền. Khi dẹp tan được tạp niệm, không cảnh ngoài nào ảnh hưởng đến dòng niệm trong tâm, nên dù làm gì, đi lại, nói chuyện, ăn uống, vẫn thấy dòng niệm trong lòng không hề ngừng, không hề gián đoạn, là Vô tướng tọa Thiền. Thiền đã là một với Tâm - Trí. Tâm đã gạn lọc hết bợn nhơ của Tham - Sân - Si - Mạn, Nghi - Ác Kiến. Trí đã sạch chướng ngại, vô minh, đường đã thông thì nơi đâu mà không đến được. Ðạo từ ý niệm đã trở thành chính người đó, vì mọi nẽo ngăn che đã không còn.

Các phương pháp hàng phục tâm xao động khi tọa Thiền ngoài cách trụ vào câu niệm, còn có thể trụ vào hơi thở, hoặc để định lực sớm phát hơn, với người đại căn là lồng câu niệm làm một cùng hơi thở mà trụ tâm.

Tùy theo công hạnh các tiền kiếp, tùy theo bổn nguyện, hành giả được quả chứng mà không tự cầu. Ðó là Định.

Như thế, thì Thiền Ðịnh đi liền nhau. Có Thiền tức có Ðịnh.

Trong ngoài không có hai tướng là Thiền Ðịnh. Không Thọ, không lìa là Thiền Ðịnh–Không khởi niệm mà vẫn niệm là Thiền Ðịnh.

Khi định lực đã có, là hành giả có thể trụ trong dòng Chánh Ðịnh bất cứ lúc nào và thấy biết sự thật mà những kẻ khác không thấy biết. Như Ðức Thích Ca nhìn thấy xuyên suốt mười phương thế giới, tất cả các cõi nước của các Ðức Phật khác–nhìn thấy các Bồ Tát và đại chúng, quyến thuộc đến nghe pháp mỗi khi ngài chuyển pháp luân; lắng nghe chỗ không tỏ hiểu của các Bồ Tát ấy mà giảng bày cặn kẽ – Ðịnh lực của Ngài thù thắng đến độ có thể giây lát khai thị cho những hàng sơ cơ trông thấy những sự thật ấy gọi là Phật thị hiện thần thông, cho đại chúng nương theo oai thần mà vào cảnh giới bất khả tư nghì giải thoát của Phật, Bồ Tát.

Cho nên con phải vững tâm, không khởi tà niệm, một mực nương Phật Tổ là Thầy, khởi từ tâm thương mình khổ vì kiếp người, thương người cùng thân phận khổ như mình. Hành trì đúng pháp, ở thế gian mà lòng thường lìa thế gian, thì sự giải thoát của con là sự giải thoát của bao người. Một người trụ được trong dòng Chánh Định, mang lại lợi ích hữu vi, vô vi không kể xiết cho người khác– Khi cứu mộl người thoát bệnh hiểm nghèo, là cứu được một mạng người. Nhưng cứu họ thoát được sân si là cứu được bao mạng người và cứu được cả kiếp sau của họ–Không trụ công đức thù thắng của pháp vô vi, không bỏ công đức hiện tiền của pháp hữu vi, người đã trụ trong chánh định là chỗ dựa cho muôn loài.

Con phải y pháp mà hành, thường soát lại tâm mình, để không lìa Thiền Định. Tự biết không cầu thần thông hay mong cầu danh vọng (làm sao mà có thể cầu những điều ấy nơi Phật được) thì quả báo không cầu tự đến.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

07. THỜI TRANG

aaaaa
Nhu cầu hàng đầu của con người là Ăn-Mặc. Ở người tu thì nhu cầu ấy chuyển thành Luật Nghi và sự hoằng hóa là Y Bát. Con làm thế nào để có được sự chuyển đổi ấy ?

Bao giờ con cũng bị cái mới lạ thu hút. Đó là vì tâm chưa an trụ được vào chốn bình an, nên bất cứ cái động nào bên ngoài cũng khiến con tự nhiên, đương nhiên bị cuốn theo. Nếu không sớm định tâm rồi từ đó đi tới Đại Ðịnh, không còn thấy tâm có Ðịnh con sẽ gia nhập số người kia, săn chờ mới lạ nên tâm trạng lúc nào cũng bất an, dù đang vui vẫn khổ, một nỗi khổ mơ hồ đọng lại trong tiềm thức và bùng lên khi cuộc vui đã tàn, vì điều mới lạ nhất vẫn còn ở phía trước. Nổi khổ ấy trì kéo, chứ không mở một cánh cửa vào không gian của nội quán, dẫn con đi lên.

Tìm vui để chạy trốn, để quên nổi khắc khoải nhuốm màu tuyệt vọng của một sinh linh tìm kiếm tuyệt đối, thường hằng trong nẽo vô thường, con người thay đổi, tham gia mọi cái mới và một trong những giải khuây ấy là Thời Trang.

Con thích ở trong dám đông, nên chú ý đến thời trang, đó cũng là một tướng của Ngã. Không ai vận y phục “đẹp” vào mà không có cái thích thú dù chỉ nằm trong tiềm thức là được kẻ khác chú ý. Chú ý đến tức có phê phán. Sợ sự phê phán nên càng thuận theo sự phê phán, tức đã vướng vào Danh Sắc và đánh mất chính mình.

Thời trang không có nghĩa đơn thuần là y phục. Ðó còn có nghĩa là sự ấu trĩ của tâm linh. Một người thật sự, mang nổi hoài nghi về nguồn gốc, thân phận của mình sẽ không thể nào có thời gian để tâm đến vấn đề nào khác ngoài vấn dề lớn nhất của con người là sự hiện hữu của mình – Cái chết của vạn vật hữu thể và phía sau cái chết.

Quyết định dành cuộc sống hiện tại để giải quyết những vấn đề ấy bằng cách thực nghiệm lởi của Người đã tự giải thoát khỏi những hoài nghi này, là hành pháp Phật, là mặc áo Tăng già. Như thế, cái Y chính của cuộc đời là giải thoát. Nói cách khác, đó là Giới, là Huệ và ngược lại, Thời trang hàm nghĩa vô thường, phù du, nông nổi. Nên con thấy những người say mê thời trang là những người chỉ biết tiêu chuẩn giá trị ở bộ trang phục, không còn biết đến một giá trị nào khác. Họ là những "cái mắc áo" đúng nghĩa.

Mỹ không nằm trong dục lạc, nên những y phục lấy dục làm kim chỉ nam không đạt đến nghệ thuật, không phản ảnh được trí tuệ của một thời đại, một dân tộc mà chỉ là những mãnh vụn của cả đại dương. Dục vọng bắt nguồn từ thuở có con người.

Như thế, những y phục phải phép được Ðức Phật ngợi khen mang sắc thái nào ? Ðó là những y phục lấy công đức làm vải, lấy từ bi làm kiểu cách, lấy trí tuệ làm phương tiện may thành. Hãy lấy những y phục ấy mà trang nghiêm thân tướng.

Chính thế, mặc y phục chẳng vì xấu hỗ, chằng vì khoe khoang, chẳng vì thời tiết, mà chỉ vì trang nghiêm thân tướng. Thân tướng đây chẳng phải xương thịt, máu mủ mà gọi là thân tướng. Ðó là oai nghi, là vô dục, là vô ngã, là đồng thể tánh với y phục.

Thân không lìa, không khác y, y cũng không lìa, không khác thân. Ðó là chẳng phải thân tướng mà gọi thân tướng. Chẳng phải y phục mà gọi y phục, chẳng nghĩa trang nghiêm mà thật trang nghiêm.

Và như thế, chính là đắp y, thọ giới. Và như thế là chân thật đắp y. Cho nên, chiếc y là pháp bảo, là dấu vết của Đức Phật tại thế gian. Tôn trọng chiếc y chính là tôn trọng Phật. Ðó không chỉ là vải vóc, đó là sự giải thoát hiện thành tướng. Con đừng như những người kia, trụ vào quả báo lành của mình, sự tu học của mình, phê phán những đệ tử đắp y trì bát của Phật – chẳng nên nhìn lỗi người bằng đôi mắt của quan toà, huống nữa là phải tỏ thái độ khiêm cung. Bất cứ một ai còn vướng mắc đều chịu một lực phản hồi. Nếu con không tó thái độ, thì chẳng phải vì thế mà luật Nhân Quả không thấy lỗi lầm của họ, nên vẫn cung kính chiếc y, vẫn phải cung kính các vị ấy.

Nếu con là Tỳ Kheo không mang y bát, có thể vì lòng từ mà độ được vướng mắc của người phạm giới kia, con hẵn độ – Nếu con không phải là vị Ðại Bồ Tát mà pháp âm cất lên, xua được vô minh phiền não, bạt được nghiệp chướng sâu dày, đem người phạm giới trở về nẽo chánh thì con đửng luận đến “tội” của họ. Nếu vị hành đạo đó không thích hợp với con, con phải xa trong sự kính trọng. Tại sao ? Những người phá hoại chánh pháp là kẻ không tôn trọng chiếc y mà họ đang đắp, con không thể vì họ không tự tôn trọng mà sanh bất kính với Tăng già, tượng trưng bởi chiếc y ấy.

Hơn nữa y là giới, họ đã phạm giới thì con đừng phạm giới theo, là hành động không tôn kính y giới. Hành xử như thế mới đúng là Phật tử.

Những người đắp y trong lòng, thân xác phàm phu mà thật hành Phật đạo – vì hiểu nghĩa muôn pháp không tự tánh mà bỏ tướng đắp y để gần gũi chúng sanh, làm vạn điều lợi ích, là Ðạo sư mà không trụ tướng Ðạo sư, là Bồ Tát mà không trụ tướng Bồ Tát, thị hiện bệnh tật mà cứu khổ người khác, thị hiện xa hoa mà lòng lìa tiền bạc, tâm trí không rời kẻ khó nghèo... những người vô tướng đắp y như thế là những người thật hiểu nghĩa của y.

Chỉ có mỗì việc “nhỏ nhặt” là việc "mặc" mà có thể phơi bày tất cả tâm tư trí tuệ, tình cảm của con như thế, nên hãy cẩn thận trong việc mặc. Cẩn thận không có nghĩa chãi chuốt, mà là con đang vận y phục với Tâm nào ? Hay không có ý niệm nào hết ? Nếu được tâm không trụ thì thật đã bỏ qua được Tướng.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

08. KINH ÐIỂN

aaaaa
Con đọc kinh điển trong tâm tướng nào ? Có bao giờ con tự hỏi mình như thế ? Con không thể đọc kinh điển như đọc sách, thích thú với những “đoạn hay”, tò mò với những “ý tưởng lạ”. Ðọc như thế là tâm bất kính.

Con vì thế, vô tình đóng cửa Chân Tâm, lòng không để tác động của Thần lực phát ra từ kinh điển chuyển mình, nên cũng khó có thể hiểu được nghĩa kinh.

Kinh điển là sự kết tập lời nói của Đức Phật Tổ. Lời nói ấy là văn sống động, giản dị, dễ hiểu, đại chúng, Ở ngay trong đời sống tầm thường, bình dị của mỗi ngày. Chỉ bày những chân lý thật như có thể nắm bắt được bằng thân thật như sự có mặt vô hình đối với mắt thường của gió. Đọc kinh là học, là nghe kinh.

Khi mở quyển kinh, lòng của con cũng phải sẵn sàng đón nhận những lời lẽ ấy với tất cả sự kính tín của người muôn dặm thỉnh kinh. Hãy cẩn thận! Muôn dặm đường xưa nay nằm trong Tâm con đấy !

Lời nói của Phật Tổ, một bản ngã vô ngã, chính là pháp. Ðó không còn là lời nói, không còn là ngôn ngữ, văn tự. Ðó là chân lý tuôn tràn, ẩn chứa trong đấy tất cả sức mạnh của vũ trụ, của tánh không. Vì chúng sanh mà có tướng âm thanh, nên có chúng sanh mới có pháp là thế.

Muốn biết chắc rằng con hiểu đúng tinh thần quyển kinh mà con đọc, trước hết phải tận tường nhân duyên thuyết kinh ấy, sau phảì nắm được mật chỉ trình bày xuyên suốt tất cả lời lẽ của kinh. Dù Phật có thuyết bao nhiêu lời lẽ cũng đều để hiển bày mật chỉ ấy. Mật chỉ ấy, mật mà không mật thường chính là Tựa của kinh.

Những người nhân nghe một câu kinh mà thấy Phật tánh, chính là hành giả đã hun đúc, nghiền ngẫm vấn đề của mình từ rất lâu, tâm đã đạt chỗ tri hành hiệp nhất, lời nói và việc làm là một, nên chỉ cần một cái gõ mạnh trợ duyên là bật sáng. Ðó là người đã sẵn chứa tạng kinh trong tâm. Người khác cũng có mà cũng không vì chưa tự thấy tự biết tạng kinh của mình.

Lời nói của Người có thể khiến người khác bỏ những việc khó bỏ, làm những điều khó làm ắt hẵn không chỉ là lời nói.

Dỡ một trang kinh, là nghe tiếng nhạc Trời. Đọc một dòng chữ là thấy hào quang tỏa sáng, đón nhận nghĩa lý, như là uống giọt cam lồ, con sẽ là người sống cùng thời được nghe chính tiếng Phật thuyết giảng.

Không đọc kinh điển trong tinh thần thu thập kiến thức – kiến thức đã là chướng ngại rồi – thì kinh điển bao giờ cũng mang lại lợi ích nhất định cho con. Ðọc kinh trong trạng thái tinh khôi, thì tâm hồn con là tờ giấy trắng được in đậm Chân lý giải thoát của Chư Phật. Con hãy dọc kinh điển trong tinh thần thật lắng ấy.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

09. TẠI SAO TU ?

aaaaaTại sao phải đặt vấn đề tu, khi điều đó chưa là cấp thiết đối với nhiều người. Có người vào Ðạo một cách lự nhiên, dễ dàng nhờ căn lành đã trồng từ nhiều kiếp trước. Có người trong đau khổ cùng cực chợt hiểu chỉ có Tu mới thoát khổ. Còn đại đa số không thấy cuộc đời đáng buồn đến độ phải “bỏ nó”, hay cuộc đời của mình suy đến cùng cũng “chẳng có gì đáng phàn nàn” thì tu để làm gì ?

Thật ra ý niệm Tu làm nhiều người sợ hãi. Tu là từ bỏ những gì mình đang yêu thích thì quả là khó khăn và không hứa hẹn điều gì tươi sáng cả...

Thiện-Ác là hai mặt của cuộc đời. Nhưng Thiện Ác cũng là hai mặt của mỗi con người và không thể dễ dàng phân định ranh giới giữa hai khuôn mặt này, không thể dễ dàng quyết định trắng đen.

Mỗi người sinh ra đời đều mang sẵn liều lượng Thiện Ác trong mình–Thiện là Phật mà Ác là chúng sanh. Nhưng thế nào là Thiện và vì sao gọi là Ác ? Bất cứ một hành động hay Tư duy nào không lấy Tôi làm nguyên nhân và đích đến thì đó là Thiện. Ngược lại là Ác. Nhưng không có Tôi thì ai hiện hữu? Ai làm việc Thiện ấy? Ðó là Phật của con hay Phật trong con. Có người sẽ gọi đó là Thượng Ðế hàm nghĩa chân lý, điều toàn thiện. Nhưng Thượng Ðế là ban bố dù không nhận lại vẫn mang tướng thi ân. Còn Phật thì ngay cả ý thức thi ân cũng không có. Phật chính là sự tự tại của Thiện. Như thế thì ngoài bản ngã của con ra, mà con nghĩ đích thật là mình, còn có một bản ngã khác, là một đời sống tự do, không lìa con nhưng không lệ thuộc, sẵn sàng hiện diện khi con không tìm cách nhấn mạnh sự có mặt của mình như một thực thể chân lý. Bản ngã ấy là chân tánh của con, Chân tánh ấy là Phật tánh.

Không tìm thấy bản ngã thật ấy, con sẽ đau khổ, sẽ bất an, con không bao giờ bằng lòng với cái mình đang có, hay bằng lòng với thế giới quanh con, vì không thể nào sống yên ổn hòa bình với cái Ác được, dù đó là cái Ác của chính mình.

Tu là tự hoàn thiện mình. Tu không có nghĩa mất cả ánh nắng của cuộc đời, chôn vùi một cái gì thân thiết của con mà có nghĩa sống hoàn toàn, tròn đầy, như đập vỡ vỏ cứng của một quả ngon để thưởng thức.

Không sợ chữ Tu thì con sẽ hiểu tại sao phải tu. Ai cũng có 1 lần cảm thấy sự bất lực vô cùng của mình khi đối diện với cuộc đời, dù là ai chăug nữa. Họ có thể thành công trong những mặt nào đó và lấy hào quang của thành công này che lấp buồn tủi của thất bại khác, nhưng sự đền bù này cũng chính là sự xác định mặt khiếm khuyết kia. Cái nhân của đau khổ vẫn còn đó, dù được che giấu dưới lớp tro than của quên lãng hay nhung gấm của hạnh phúc hiện tiền. Người đời vẫn thường chấp nhận và bằng lòng với cái tương đối ấy. Nên xét lại là hạnh phúc đối với họ giản dị quá–là cho qua đi những đau khổ và thụ hưởng cái mà họ đang có. Ðó là làm quen với Ác và đi đến kếl luận có thể dung hoà Thiện Ác. Vì Ác là gì nếu không là Ðau khổ?

Nhưng còn một lối thoát, còn một con đường dẫn con đến nơi ý niệm về Ác cũng không có, huống là sự hình thành của tội ác. Bóng dáng đau khổ vắng bặt nơi đây, chỉ thuần một màu An lạc. Tại sao con không dấn thân vào con đường hạnh phúc viên toàn ấy? Con dường ấy là đường Tu.

Cho nên, Tu là đến với những gì vui hơn cái mà con đang hưởng. Những kỹ luật gặp trên đường Tu là điều tất yếu để giải quyết chất Ác. Chính là sự hoại diệt của điều ác để hiển bày điều Thiện. Sự hoại diệt này là Nhân là Quả – mà điều Ác chất chứa trong nó nên phải lãnh chịu. Khi Ác đã không còn thì không có Sống-Chết, không có đau khổ, không có ranh giới, không còn phải khép mình vào căn phòng Thiện để đối kháng với Ác, Thiện là con, con là thiện, thì điều gì con làm lại không là điều thiện? Nơi đâu trong con lại không là không gian của Thiện.

Thì còn phải khép mình vào một lề lối nhất định nào để hành Thiện? Ðó là giải thoát khỏi cái ác, khỏi đau khổ, khỏi cả ý niệm về dau khổ, khỏi cả ý niệm về sự giải thoát ấy. Ðó chính là giải thoát.

Vì thế, Tu không phải là từ bỏ hạnh phúc cuộc đời để đến với hạnh phúc của Ðạo.

Tu là đi từ hạnh phúc mong manh đến hạnh phúc vĩnh cữu. Tu là vẫn hít thở không khí ấy, vẫn nhìn thấy vầng dương cũ rực nắng mỗi ban mai, vẫn bầu trời đầy sao của ngày xưa choàng lên tâm tư mỗi khi đêm đến, vẫn những người con đã gặp bao lần, vẫn hoàn cảnh mà cuộc đời đã đặt con trong đó... Nhưng con ơi! Nhận thức của con không còn như xưa nữa! mặt trời thế gian, chỉ là hình ảnh thô thiển của mặt trời đã sáng trong con. Những người con gặp gỡ là những chiếc bóng của chính họ, mờ nhạt và yếu ớt trước cuộc đời, trước sinh tử của mình và cuộc đời cùng những hoàn cảnh thuận-nghịch, buồn vui xưa, nay chẳng còn chuyên chở được tình cảm của con. Con đã thoát con nhỏ bé ngày xưa. Ngày xưa... phải, vì những tâm tánh nhãn quan cũ, cứ lùi mãi vào vô tận, mang tính vô thực của một huyền thoại, nhưng thiếu chất thơ, con bây giờ mới thật sự sống.

Hãy san bằng chướng ngại ngăn cách con với Thường Hằng. Hãy làm người lữ khách mà mỗi bước chân đến cõi không thời gian nở đóa sen vô ưu. Hãy là con mãnh sư uy dũng giữa đám người đành chịu khuất phục trước nỗi khổ thầm - Tu là một quyết định sáng suốt nhất trong đời người. Không chỉ là sự sáng suốt của tuổi nào 10, 20, 70, 80 hay hơn nữa, mà đấy là sự sáng suốt của vô lượng tuổi, vượt ngoài giới hạn của tuổi tác, là tiếng nói của Phật trong con, vang gọi con vào cuộc Ðại hành hương. Hãy đi chớ sợ! Lấy lòng tin thắp đuốc soi đường, mỗi nổ lực sẽ có vạn nghìn mắt Phật thương nhìn, mỗi vấp ngã sẽ có vạn nghìn cánh tay Bồ Tát nâng lên. Con đi bằng sức mình nhưng không bao giờ lẽ loi, không bao giờ cô độc hoàn toàn.

Hãy tiến tu!


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

10. DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH

aaaaaNghe Kinh Pháp Hoa và trì tụng, con được an ổn thân tâm. Nhưng để hiểu và hành thì con chưa đạt được điều ấy. Vấn đề phải tìm hiểu và quán, tu trong kinh là Tri Kiến Phật.

Tri Kiến Phật, đó là sự thấy biết của Phật đà. Đó là Trí huệ viên mãn tột cùng. Nói tất cả mọi người, mọi vật đều có Phật tánh, là nói tất cả chúng sanh đều sẽ được Tri Kiến Phật. Hay chúng sanh đều là Phật. Điều này con thật khó mà tin được. Vì sao ? Vì con chưa thấy, chưa được, chưa ngộ Phật Tánh – Phật Tri Kiến – nên không nhìn thực tế như nó vẫn thường hằng.

Như khi con buồn, tìm an ủi, quân bình cho tâm hồn trong sự chiêm ngưỡng tượng Phật. Ðau khổ ngập trong lòng nên trông tượng Ðức Di Lặc, con không “cảm” được từ tâm của Ngài. Vì tượng Di Lạc Bồ Tát là biểu tượng của pháp Hỷ, sự an ổn vô song về mặt tâm linh, điều cực kỳ xa cách với tâm trạng hiện tại của con. Con trông tượng Ðức Phật Tổ thấy Ngài không gần gũi trần gian, con nhìn tượng tạc vị Bồ Tát với nét thương cảm chúng sanh qua gương mặt đượm buồn, và nhận rằng, đích thật đây là “Phật của con”. Con cảm thấy một mối giao cảm đặc biệt với vị ấy và mở lòng cầu nguyện. Thật ra Chư Phật vẫn đồng tâm thương xót chúng sanh chỉ vì kiến chấp của con mà Phật hóa chẳng đồng.

Ở nơi không hai mà lập các pháp là chư Phật tùy tâm địa của chúng sinh mà thuyết giảng. Với người thích giáo pháp Thanh Văn, Phật vì đó nói pháp ấy là Thanh Văn. Với người thích Ðại Thừa, Phật vì đó nói pháp ấy là Đại thừa. Nhưng đâu phải vì danh tự Tiểu thừa, Ðại thừa mà giáo pháp không cùng xuất sanh từ Phật tri kiến ? Các pháp sai biệt ở văn tự, bản tánh vốn là sự giác ngộ của Phật, không hề có khác nhau. Vì thế muôn pháp đều dẫn đến Giác Ngộ, dù hàng thanh văn, không biết không hay Phật đã gieo Phật trí nơi mình.

Một người cư xử không phải với con, ức hiếp con, con thở than, buồn bã hay giận dữ. Tại sao ? Tại sao ? Con cần phải phản ứng lại sự việc trên như thế ? Có phải vì trong con những ý niệm về ức hiếp, bất công... vẫn còn đầy dẫy, nên con cảm thấy sự bất công, tức là chính con cũng không khác người kia. Như thế, con có thật sự “tốt” hơn người kia, con là “Thiện” và họ là “Ác” không ? Tuy con không hành Ác nghiệp, nhưng tâm không lìa ác, nên tất cả giai đoạn nhân quả của điều ác, vẫn diễn biến đầy đủ trong con. Đó là sự thấy biết chúng sanh.

Nếu trong cảnh tắng hội đó, đau khổ của con chuyển thành thuận cảnh, con sung sướng biết bao. Thế nghĩa là trong đau khổ có mầm hoan lạc. Hạnh phúc đến; sau khi vượt qua đau khổ là hạnh phúc có sự dự phần của Trí Huệ. Trí Huệ là giai đoạn mở đầu Tri kiến Phật.

Trong một hoàn cảnh tuyệt vọng, con vẫn còn niềm tin vào điều vượt ngoài phạm trù của lý trí, sẽ xóa tướng tuyệt vọng mà con đang nhận biết rõ ràng. Niềm tin ấy khiến con niệm Phật cầu thoát khổ – cầu điều “kỳ diệu”. Ðó chính là niềm tin vào Bản tánh thiện vẫn chi phối vũ trụ. Sợ hãi là tin vào sự chiến thắng của điều Ác. Nếu có một sự tin tưởng tương đương vào điều Thiện thì sợ hãi tiêu tan. Phải chăng giây phút cầu nguyện ấy, con vượt qua tướng thời gian nên vượt qua tướng sinh tử. Ðã nói vớì hiểm nguy, với tứ đại, với giả duyên, với tam nghiệp, rằng bất chấp sự cản trở của các ngươi, bất chấp sự trói buộc mà các ngươi đang giam giữ ta, ta vẫn tiến lên, tiến mãi về phía trước, về cảnh giới có tri kiến tuyệt đối sẽ giải thoát cho ta khỏi hoàn cảnh hiện tại. Ðó là vươn tới Phật và tri kiến Phật, như một phép mầu. Sẽ đưa con vào nước Trí. Sự mầu nhiệm mà con mong cầu phải đến, vì bản thể của Phật vốn không hạn lượng, không tranh nên không gặp cảnh tranh luôn là thuận cảnh. Ðề Bà Ðạt Ða là Phật vì đã chỉ cho chúng sanh thấy Ðịnh lực cũa Phật Tổ. Đề Bà Đạt Ða là Phật vì đã phỉ báng Phật: Ghét Phật vì Phật là Phật. Hình ảnh của Phật, là hình ảnh mà ông chối bỏ – tức là ý niệm về Phật có trong ông. Người ta không thể phản đối một hình tượng không hề hiện hữu. Nghiệp chướng, chúng sanh kiến, ngăn trở Đề Bà Ðạt Ða cảm Phật, hoà nhập vào Phật, thấy Phật nơi mình. Nhưng Phật trong ông vẫn hiển hiện. Tại sao con lại nghĩ rằng ông ta “ghét” Phật mà không biết rằng ông chưa bao giờ không kính Phật ? Ghét hay thương, chỉ là hai cách nhìn một tiền đề sẵn có.

Cách này hay cách kia là phương tiện diễn đạt, nên tướng ghét cũng như tướng thương kính mà thôi. Ðề Bà Ðạt Ða là Phật thị hiện làm Bồ Tát độ oán tắng.

Phải biết rằng mọi sự con vẫn cho là thuận nghịch từ chỗ đứng của con đều không đúng. Tâm con đem vào những phán đoán mà tự thể các hiện tượng hay pháp đó không có. Thí dụ: con vẫn cảm thấy mặt đất rất vững chắc. Tự bao kiếp vẫn cho rằng vòng tay của Ðất đáng tin cậy vô cùng. Nhưng hãy thử tưởng tượng, nếu mặt đất trở thành trong suốt thì bầu trời mênh mông, đáng sợ trên đầu, vẫn lại có dưới chân, con không có nơi trú ẩn an tâm. Con sẽ thấy chân lý Trời trên đầu, đất dưới chân trở thành nghịch lý. Nước chảy xuôi chỉ là giả tướng, hãy tìm tướng xuôi ngược nơi tâm, và luôn nhớ không thể tin vào con để quyết định chân tướng của sự vật.

Vì sao con phải lễ Phật ? Vì Phật ở ngoài, không đãnh lễ vì Phật ở trong ư ? Như thế vẫn chưa thấy Phật, đãnh lễ Phật mà không hướng vào đâu, không hướng về phía trước, không hướng về phía sau, không trên, không dưới, không phía trong, chẳng phải không phía trong. Lìa tướng quì, tướng đứng vào nơi vô biên, đó là ngộ nhập Phật Tri kiến.

Hoa sen mọc từ bùn nhơ, có mùi thơm ngào ngạt đó là nhờ mọc từ bùn mà có hương hay bản chất của sen là thơm ? Từ nơi muội manh lại nảy điều cao quý, chính vì tánh của bùn vốn không nhơ, tướng bùn lầy là phương tiện cho hạt giống nảy mầm. Vì muốn chỉ tánh của bùn và sen là một nên hoa phải chấp tướng hiện hữu.

Nếu không muốn chỉ tánh ấy, thì vắng bặt tướng tịnh và bất tịnh, vắng bặt nói năng, tên gọi, không có tướng Thiện Ác, Chúng sanh và Phật. Tánh không tên ấy khi động thì hóa ra vũ trụ, không động thì vô hình, rắn hơn sắt đá tạm gọi là Tánh Không.

Ngộ Tánh Không của vạn vật là ngộ Phật tri kiến. Không ghét người xấu, không chuộng người lành, không ngại đau khổ, không ưa Niết Bàn, với sức kham nhẫn vô biên, thề tận độ chúng sanh thành Chánh Gìác, tất cả chúng sanh chưa thành Phật thì con nguyện chưa thành Phật đó là pháp môn tự tu dẫn đến Tri kiến Phật. Có phát tâm như thế mới có thể hiểu kinh Pháp Hoa, mới thật trì kinh Pháp Hoa. Đó chính là thật hành Diệu pháp.

Con hãy phát tâm.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

11. GIẢI CÔNG ÁN

“Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

Nghĩa: Trí huệ, hãy đi, hãy đi, hãy đi đến bờ kia, hãy đến bờ kia. Ta bà ha.

Trí huệ: Người độn lợi căn khác nhau nên nhận định sự việc khác nhau. Nhưng dù trí hay ngu đều đi từ cái thấy của mình là ngu trí. Ngu tức là kết quả của tâm mờ. Tâm mờ vì ngũ căn là của bất túc thu nhận không chính xác các sự vật cực kỳ quang minh, đó gọi là bờ bên này của trí. Tên gọi bờ bên này vì tâm còn bị buộc, trong đó ý phát triển mạnh mẽ là căn của Trí nhưng Trí đây, vẫn là buộc, nên trí là ý mà thôi. Bặt dứt các thấy, nhận hiểu này, lý giải vì không thể thấy, nghe, biết, nghĩ, cảm được mọi sự một cách hoàn toàn là vứt bỏ vô minh.

Hãy đi: suy xét không bao giờ có thể nghe một người xa vạn dặm nói bằng tai hoặc tai điếc không thể nghe người đứng sát bên nói. Nhĩ căn là lừa dối, các căn khác cũng thế, quán tiếp bằng suy nghĩ của ta là ta lặng đi.

Hãy đi dến bờ kia: Như thế phải tìm sự vật bên ngoài, bên kia của ngã, sau mắt tai thăm thẳm–phía sau là gì? - Không cùng.

Hãy đến bến bờ kia: Các căn không có tội, ngã có tội. Ngã sinh ra từ đâu? từ căn ngã không tội. Thế thì điên đảo vọng tưởng sinh từ đâu? Từ yêu cái ta, yêu cái ngã mà sinh biết chúng sanh. Không yêu, không ghét cái ta ấy thì thấy bờ kia–Ngã bình đẳng với niết bàn.

Ta bà ha: phải thế, phải thế. Chư Phật trong vô lượng kiếp đều đắc quả do quán nghĩa ngã, niết bàn là không. Chư đệ tử hãy tín đạo và phụng hành.


Bồ đề không xứ sở, tánh sân cũng không xứ sở. Tự tánh của Bồ Ðề là bất lai, bất khứ, bất hoại, thường trụ trong các pháp, pháp bất thiện không sanh vì không mầm móng, pháp thiện không sanh vì thường tồn. Vũ trụ này chỉ có một nhịp đập đó là Thiện, không ai đủ sức đi ngược mãi quy luật này nên mệt mõi vì đã đi quá xa trong cuộc đời mình tạo, con người trở lại với chính mình đó là Phật tánh.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

12. TRÀ HOA

Cắm hoa là một phương pháp viết kinh, lòng không tịnh sẽ sinh pháp bất tịnh. Cho nên không có đẹp hay xấu theo nghĩa thường tình mà sự cảm nhận đại đạo theo từng bậc khác nhau. Ðời sống của một kiếp hoa ngắn ngủi là thế, mà có thể chuyên chở Phật pháp chứa nhóm từ lũy hiếp, hà huống một con người. Con hãy ngắm họ như ngắm một bình hoa; người tham đục–con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là bất tịnh; người sân hận đến, con hãy im lặng cảm ơn người đã dạy cho con biết đó là Ðịa ngục; người khinh hũy, con hãy im lặng và cảm ơn người giúp con diệt ngã.

Cắm hoa là nói trong im lặng, là tìm về nguồn cội, là đi hành hương về đất Phật nơi con. Chính là thiền Ðịnh, thiền Ðịnh là trong lìa sợ hãi, ngoài lìa tướng.

Phật tánh là chân thiện mỹ và từ bi. Khi con rung dộng trước cái đẹp thật, mở tầm nhìn vào thế giới bất diệt rồi con không còn có thể rung cảm trước những điều xa lạ với thế giới ấy. Học cắm hoa là học mở cửa nhìn vào hư vô, tại sao con không định tâm được. Vì con chấp tâm và chấp tướng định.

Cho nên cắm hoa là hành đạo. Con hãy trân trọng và chân thành để lòng lắng xuống không vội vã; tràn ngập một tình cảm tri ân của người sắp nghe Phật thuyết, tràn ngập niềm yêu mến loài vật, thiên nhiên mà học. Ðối diện mỗi bình hoa sắp cắm, con hãy nhớ đến Tịnh Bình của mẹ.

Tìm dáng bình hoa sắp cắm trong bó hoa đang có, không nên trước tạo khung rồi đặt hoa vào hoa sẽ rất thô, cứng và mang nét giả tạo.

Không có lòng yêu ghét riêng một loài hoa hay cỏ nào mới được tâm bình đẳng cảm nhận vẻ đẹp của mỗi loại. Từ đó yêu mến cái phong phú của thiên nhiên.

Hoa có thể phối hợp với những loại quả hay mọi vật có thể xa lạ với nó nhất, tùy chủ đề.

Trà hoa là gì, trà là lọc, hoa là đi lên; trà hoa là lọc sạch Tâm để đi lên. Lại nữa trà là hư không, hoa là đẹp? Trà hoa là trống không mà bao hàm muôn vẻ đẹp. Lại nữa, trà là tĩnh lặng, hoa là tuyệt diệu. Trà hoa là thưởng thức cái tĩnh lặng tuyệt diệu của các cõi.

Khi con uống trà con hãy nghĩ con là ngụm trà ấy: Con sẽ thấy mọi vật dưới cái nhìn khác hẳn, tất cả đều giản dị. Trong ấy hoa chứ không phải một hình thái sống nào khác đưa con người đến gần đạo nhất.

Con sẽ biết quý từng ngọn cỏ, từng cành khô. Chúng sẽ nói với con. Ðời sống thật ở ngoài tướng sống chết; mỗi chiếc lá vàng là cả một mùa thu và hoa dại là những loài hoa đẹp nhất vì đẹp chỉ một mình.

Phái: hư. Con không nên chú ý đến qui luật của các phái cắm hoa, dù Nhật Bản hay nước khác. Từ tâm mà sinh ra các qui luật thẩm mỹ. Cho nên ta đạt đến Niết Bàn tối thượng thì qui luật cũng tương ứng, ngược lại theo những qui luật do bậc giải thoát đề ra cũng dẫn đến nghệ thuật tối thượng nếu không chấp pháp. Đây là một số qui luật đó con cứ y theo mà hành, sẽ dẫn đến trà hoa. Bình cao: Hoa thiên cao – chiều cao bình + chiều rộng bình + 2 rộng là chiều cao bình thường. Phá thể là cao hơn, nếu thấp hơn thì chiều cao sẽ nằm trong cành khác và ở ngoài bình (lượn xuống) hoặc ở chiều ngang của thiên.

- Bình cao: hoa địa = 1/5 chiều cao thiên, hoa nhân=3/5 thiên.

- Bình thấp: hoa thiên = chiều cao bình + rộng + 1 cao. Hoa khác như bình cao. Chỉ nên cắm hoa 2 lá–hoặc 2 hoa, 3 lá cho bình cao.

Nhưng con phải cắm cách nào, chiếc lá ấy trở thành biểu tượng mang tất cả không khí của thiên nhiên và đặc điểm của riêng nó. Tất cả hoa lá trong bình đều như trổ từ một cành duy nhất, không có vẻ xa lạ với nhau dù là khác loại, hoa phải có cái tươi mát của hoa, chứ không nên lấy số nhiều để tạo vẻ tươi thắm.

Chỉ riêng một cánh hoa cũng đủ để tượng trưng cả loài hoa. Cắm hoa như người Tây phương không phải cắm mà gọi là chưng hoa thì đúng hơn. Con có khuynh hướng nghiêng về lối cắm ấy. Ðó là tâm hãy còn chuộng tướng không bỏ chấp.

Bình thấp cắm nhiều lá, hoa hơn bình cao vẫn tôn trọng qui luật trên. Ở bình thấp chú ý đến hoa địa, cành phụ, thấp và ở gần cành chính.

Ðừng sợ cô đơn. Sợ cô đơn là còn khổ nên trong cách cắm sẽ thích cắm nhiều hoa lá và tính khí nóng nảy. Nếu không có người hiểu con thì cũng là lẽ thường, không có người giống con cũng là lẽ thường–Khổ cũng là lẽ thường–Nếu cô đơn là đau khổ thì Ðức Phật là người khổ nhất trần gian.

Sự phù du của vẻ đẹp hoa cắm trong bình cũng là sự cô đơn.

Con cắm hoa mà không thấy mình là người cắm, không có hoa để cắm lòng không lay động cũng không thấy mình không lay động, thì bình hoa ấy là bình hoa tự nở ra như thế đó là hoa Đạo.

Cũng như đau khổ làm gì có thật, nhưng phải mượn đó mà tỏ bày an lạc. Con không có khổ vì sự khổ đau thật sự hiện diện, mà vì đó là pháp môn gần nhất và dễ nhất dẫn đến nhận thức lạc. Nhận thức này chính là thiền định, là đại Ðịnh là giải thoát.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

13. ÂM NHẠC

aaaaaÂm nhạc là chuỗi tiếng động sắp xếp theo tâm tư của từng người. Trong mỗi con người, trong mỗi chúng sinh là một nguồn nhạc, ý tuôn tràn. Những giận hờn, những đau khổ, những niềm vui tuôn ra từ đó.

Cho nên lắng nghe thế giới với tất cả những âm thanh đa dạng là một niềm vui bất tận, vì đó là âm nhạc. Những câu chưỡi rủa là nhạc của tâm hồn dao động đến cực điểm, những bài hát là âm nhạc của thi nhân và tất cả là bài hát bất tận của sinh, trụ, hoạt, diệt là âm thanh của sự sống tức là hình tướng của Ðạo.

Tiếng chân bước trên đường vắng, tiếng lá khô rơi rụng, tiếng sương khuya trên mái, tiếng dế kêu, tiếng đàn và cả những âm thanh mà con không nghe bằng nhĩ căn được như tiếng mây trôi, tiếng hạt nước mưa chạm nhau trên không, tiếng thì thầm của hoa cỏ, tiếng của người xa con là những âm thanh kỳ diệu của cuộc đời.

Biết thưởng thức tất cả những âm thanh của cuộc sống là sống trong âm nhạc. Con có hiểu âm thanh là gì thì mới thật sự cảm được âm nhạc của đời.

Hãy nghe đây! Chỉ biết nghe những âm thanh mà con thích thì con chưa thưởng thức được cái kỳ diệu của âm thanh. Con rất ghét nghe những lời chê bai và thích nghe những lời khen ngợi thì nhĩ căn chỉ làm việc một nửa. Ðó là khuyết tật, đó là sự bất toàn của thân, đó là thân bất túc. Tất cả mọi âm thanh đều là vui, tất cả mọi âm thanh đều là pháp. Những lời nói dữ là pháp thử thách sự kiên định của Tâm. Là pháp rèn tâm, là pháp điều phục Tâm xao động. Như thế nhửng lời nói dữ là giả tướng của lời Phật thuyết, là pháp. Như thế những lời nói dữ tự bản tánh không dữ mà con chấp rằng đó là dữ, vì con còn vướng mắc vào âm thanh, không nhận thấy thật tánh của ngôn ngữ. Quan sát âm thanh đơn thuần là âm thanh thì hiểu được Ðạo. Mỗi âm thanh đều có độ ngã của nó vì thế mà âm thanh là âm nhạc.

Những lời khen tự nó không xấu nhưng chấp vào thì nó trở thành độc dược. Khen hay chê đều không biến con thành kẻ khác, những người chỉ chuyên chê bai kẻ khác là Bồ Tát hóa thân. Chính nơi những vị ấy con học được điều Phật dạy. Nguyện lãnh lấy cõi Phật chẳng phải ở nơi rỗng không. Khi con điềm nhiên trước những âm thanh kia là con độ được tâm mình, độ được kẻ ấy và chính là kẻ ấy độ con.

Nghèo, xấu: những âm thanh đi thẳng vào tim làm con khổ sở, là vì con chỉ nghe một nửa. Chính điều ấy mới là thân tướng xấu, chính điều ấy mới là sự nghèo nàn.

Ðây là thần chú trị bịnh ấy, hãy dán chữ ấy trong tiếng trống, tiếng đàn, phổ trong một đoản khúc cho đến khi con trân trọng âm thanh ấy thì đó là con đã thấy tự tánh ngôn ngữ là không.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

14. XUẤT GIA

aaaaaXuất gia là rời thế tục trọn lòng hướng về Chánh pháp; như thế là Tâm hay là Thân ra đi? nếu là thân thì quá ư sai lầm. Nơi nào là xứ Phật trên cõi đất này? Nơi nào mà mọi người sống hoàn toàn hòa thuận và ra khỏi cảnh sanh, già, bệnh, chết? Không đâu cả! Như vậy xuất gia chính là Tâm lìa thế tục. Tâm lìa thế tục là sống với cảnh tục, mà thấy chân tướng của Tục. Chân tướng của Tục là chẳng tục đó là xuất gia chân thật. Sao gọi chân tướng của Tục là chẳng Tục? Nhận thấy mọi sự ở đời mà tâm chẳng bị cuốn theo đó là tục mà chẳng tục; đó là Ly; đó là xuất.

Không phải ra đi bằng thân tướng vào cửa chùa mà gọi là Xuất Gia được. Cũng không phải Tọa thiền đi vào thế giới khác bằng tướng mà gọi xuất thế gian. Con đã và đang vướng vào hai chấp ấy.

Nếu thế gian này là đau khổ thì hãy làm ngược lại để tìm thấy hạnh phúc. Không giận những điều đáng giận, không buồn những chuyện đáng buồn, không chấp những việc đáng chấp. Suy ra thì những điều bất thuận kia thật sự ở nơi ngoại cảnh hay do tâm con? Nếu gặp điều đáng giận con không giận thì sự kiện ấy thật tướng có mang tánh giận hay chẳng giận chăng?

Khi giận ai tức nói rằng con đúng và người sai. Ðó là khẳng định mình và người, đúng và sai, đạo và đời, thiện và ác Chia hai nên khổ vì pháp tướng không có hai, chia hai là lìa pháp, đó gọi là thế gian, đó gọi là tục. Con thường cắt đứt những tình cảm quan hệ ở đời cho rằng đó là đoạn ái kiến. Thật ra đó là chấp xã nên không xã, lại sa vào diệt. Những quan hệ nào có tướng buộc mà con phải mở! chỉ vì con tự buộc nên tìm cách mở, rồi nhận lầm tướng chính là chân.

Hãy vui với những quan hệ tốt đẹp và phải làm cho tốt đẹp hơn, đừng chấp tướng không mà rơi vào ngoan không, những quan hệ tốt là đất sinh trưởng pháp lành.

Con chấp tướng Thiện và Ác nên có cảnh tịnh và bất tịnh, có kẻ tốt và người xấu, có phân biệt trong cư xử từ vướng mắc của Tâm.

Đừng chấp người không Ðạo mà xử không tốt với họ, khi con hành động như thế là con lìa đạo rồi vì con chấp. Vả lại ai là người sống ngoài pháp giới? Ai là người không được phật dộ, dù họ muốn hay không muốn, dù họ biết hay không biết? Ai là người sẽ không bao giờ thành Phật? Tình thương của Chư Phật trãi đến mọi chúng sanh nên không ai là không có Đạo. Con hãy từ bỏ thái độ ngạo mạn đối với người mà con gọi là người đời. Chính những kẻ ấy mới cần thấy ánh sáng Phật pháp từ những người đệ tử Phật làm duyên cho các kiếp mai sau.

Cẩn trọng trong cư xử với người thế, đó là pháp cúng dường. Ðó là khiến người phát tâm sanh trong Phật pháp. Đó là thành Đạo, đó là Tu.

<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

15. ÁI DỤC

aaaaaCon thường nghĩ ái dục là vấn đề đơn giản, là tình cảm giữa trai gái. Ở người lập gia đình thì ái dục chính là ngoại tình, chỉ nghĩ đến người hôn phối và con cái thì đó không là ái dục. Nghĩ như thế thật quá ư sai lầm.

Dục ái chính là vấn đề lớn nhất của sinh tử luân hồi, tức là giải thoát là giải quyết triệt để vấn đề ái dục, như thế Ái dục mang hình tướng nào và thực chất chính là gì ?

Dục là gì ?

Thân là Dục. Ngã sinh Ái. Khi con nghĩ rằng: “Mình là người Nữ” đó là Dục. Dục chính là sự phân biệt ra hai một cái gì đồng thể, không cứ phải nghĩ đến hành dâm mới gọi rằng dục. Vã lại Dục là phân hai tức nảy sinh ra một cái khác nguyên bản, nên trong bất cứ hành xử + tư tưởng nào có ý phân biệt Ngã, nhân thì đó là Dục. Khi có ngã, nhân đây đó thì Ái liền sanh và xe luân hồi chuyển bánh.

Như thế mọi Dục sinh mọi Độc – Dục là nghiệp lớn sinh ra muôn nhân quả kết thành nghiệp mới. Dục tức là động của thức. Dục chính là động của Tâm. Dục là thể của Ái, Ái là Tướng của Dục. Từ Ái nảy sinh yêu ghét thuận nghịch, mọi cảnh khổ thế gian, từ Dục hình thành Ngã hay nhân cách của một người. Yêu thích mình và tính cách của mình là lẽ tự nhiên vì Ái đâu tách rời khỏi Dục nên từ nơi có yêu là có ghét. Thích màu này, màu này hợp với tôi... Đó chính là tiếng nói sâu thẳm của Ái dục vọng lên trong từng niệm khởi. Yêu người cũng là Dục, yêu chính bản thân cũng là Dục. Yêu điều thiện ghét ngã cũng còn vướng vào Ái dục. Trong cảnh yêu ghét với hai tướng chấp nhận và không chấp nhận mầm mống đấu tranh còn thì con còn đau khổ.

Tại sao con có thể yêu thích người này, không thích người khác ngay lần gặp gỡ đầu tiên ?

Có thể nói rằng vì nhân quả tiền kiếp, nhưng tự nguyên thuỷ nhân ban đầu sinh mọi nghiệp luân hồi chính là Ái Dục.

Có thân, có ngã, bất cứ điều gì hợp với ngã thì được giữ lại thành sở thích, thành thiên hướng mà ngã thì có thể thay đổi yêu thích. Thích hành Thiện cũng chưa là Thiện.

Sở thích của con khi còn bé và ngày nay rất khác nhau. Như thế ngoại vật có thể thay đổi mà Ái Dục thì không.


Hễ còn một hơi thở ra vào là còn thở hơi Ái Dục. Ái Dục không chỉ đơn thuần tồn đọng trong quan hệ lứa đôi hay nam nữ mà cả trong những tình cảm tưởng chừng như thiêng liêng nhất. Con có thể thấy Ái Dục trong những phóng tâm vô tình nhất, trong những ràng buộc nhặt nhiệm nhất với cuộc đời.

Ái là phóng Ngã hướng về một đích dến. Có mục đích là có định hướng, có hệ lụy, có trông chờ, có phản hồi. Như thế thì Ái là nguyên nhân đau khổ vì Ái tự khởi thủy. Ðã có mầm mống bất toàn. Nói cách khác Ái mang bản chất bất toàn.

Thân lìa Ái dục phải quan sát tánh của Dục. Dục là Ðộng, nếu không động thì đồng lúc với giả duyên chấm dứt.

Tánh Dục hiện tiền: đó chính là Chân Như hay Như Lai tánh. Và từ nơi không động là Như Lai tánh hiện động thì động ấy chính thật là Từ Bi.

Con hãy thật hành ly Dục.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

16. KHỔ ĐẾ

aaaaaÐau khổ không phải là điều xa lạ đối với mọi người và với riêng con. Ðau khổ đã là bạn đồng hành từ lâu lắm. Như thế thì có gì phải ngỡ ngàng? Đau khổ đến từ người này hay người khác, từ hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác điều đó có nghĩa gì đâu. Vì lẽ đơn giản là nó phải đến. Nếu mang hình tướng nào để gây hại cho sự bình tâm của con, đau khổ sẽ mang hình tướng ấy. Cho nên đừng oán trách người làm con đau khổ vì họ chỉ là công cụ của một sức mạnh ở ngoài chính họ, đó là sự đau khổ vẫn hiện hữu nơi thế gian.

Ðau khổ vò xé tâm can tức một tướng của địa ngục rồi! Thế thì Ðau khổ chính là địa ngục. Ðã ở trong Ðịa ngục là tận cùng thì còn tự tử để đi đến cõi chết nào khác nữa? Vã lại Ðau khổ là nghiệp đeo đẳng há phải do người nào mang đến mà có nơi trốn tránh khỏi mắt nhìn! Chết là không chịu sự tác động của loài người và cảnh thế gian, nhưng chưa thoát khỏi nghiệp báo. Ðau khổ sẽ mang hình tướng khác để theo đuổi con, và ở nơi không có thân để chịu quả báo, những cảnh khổ sẽ nhân lên hằng bao lần để tâm thức phải động và đau đớn như “một đau đớn cảm được trên thân xác” là những cảnh của Ðịa ngục. Cho nên phải biết: tự tử để thoát nỗi khổ đang gánh chịu chỉ dẫn đến Địa Ngục cõi khác mà thôi.

Khi chưa là Phật thì chưa thể nói được đã thoát khỏi Ðịa ngục. Khi chưa thể nói đã thoát khỏi Ðịa ngục thì đừng mong không còn đau khổ. Vậy thì đau khổ sẽ theo con cho đến ngày giải thoát. Cứ mặc nó đến, quan sát nó ở chân tướng chứ không ở giả tướng. Chân tướng của Ðau khổ khi đến với con là nghiệp. Giả tướng là người hay hoàn cảnh chẳng thuận lòng con. Ðể hóa giải Ác nghiệp chính là Thiện nghiệp. Hãy gây lấy thiện nghiệp để thoát khỏi bể khổ trần gian.

Và điều thiện bậc nhất là ngay trong lúc này, bây giờ khi con đang khổ sở, hãy niệm Phật.

Niệm Phật thì sẽ tỉnh táo để thấy được chân tướng của Đau khổ; Ðau khổ tự đến thì tự nó sẽ đi. Không phải vì con “xua đuổi” mà đau khổ xa lánh con. Bình tâm trước nghịch cảnh sẽ không cảm thấy đau khổ sâu xa như chính mình đang chịu khổ. Quán rằng khổ này không cũ nhưng không mới, không tự tánh thì không tha tánh, không hoàn toàn của con, vì nếu không có ngoại vật tha nhân thì con không khổ, nhưng không lìa con, vì con cảm thấy nỗi khổ đau rõ ràng nơi con. Vậy nó ở đâu khi không ở nơi con, không ở nơi người?

Do đó Ðau khổ là Duyên hiệp thành, theo nghiệp mà đến. Nói nghiệp là nói chính mình, đâu ai có thể trốn khỏi chính mình? Cho nên đừng tự làm khổ mình. Nghiệp đến cứ đến, đi cứ đi, được như thế thì đó là tâm không trụ. Tâm không trụ thì an ổn. An ổn nơi oán hội là thấy Niết Bàn tại thế.

Ðể có đủ lực đạt đến Niết Bàn; con phải niệm trong đau khổ và Quán trong cảnh nghịch. Tha lực và tự lực là sức mạnh mãnh liệt đến từ bên ngoài, phát ra từ bên trong khi hiệp nhất sẽ phá tan xích xiềng của Ðịa Ngục khổ đau.

Ðó chính là giải thoát. Ðau khổ là nhân đưa đến giải thoát, nên đừng sợ nó, đừng ghét nó, đừng là kẻ vong ân. Hãy cám ơn Ðau khổ.

Như thế những người mang Ðau khổ đến cho con chính thật là những vị Bồ tát phát tâm hành nghịch độ để cho con được quả thiện tròn đầy. Ðó là những Bồ tát trãi thân làm cầu đường cho chúng sanh đi đến giải thoát. Và luôn nhớ Chư Bồ Tát không phải chỉ mang Tướng Thiện để độ sanh. Hãy cầu nguyện cho các vị ấy sớm đắc quả vị Phật, mới trả được ân.

Phải tri ân những người mang đau khổ đến cho con, hành như thế mới là người trí Huệ; hành như thế mới là người sống đúng, hành như thế mới là con Phật.

Ðau khổ hay nghiệp chướng là nhân Bồ Ðề nên con không được khinh, không được hổ thẹn vì nó. Và cũng chính vì Niết Bàn có nhân ban đầu là phiền não nên con không được sanh tâm mong cầu tha thiết. Chẳng trụ Ðau khổ, chẳng trụ Niết bàn là chân thật Niết Bàn, là giải thoát.

Con hãy y theo để tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời, ngay từ giây phút này. Hạnh phúc tìm thấy nơi không có hạnh phúc, nơi không cho phép hạnh phúc tồn tại, nơi cõi trần này là hạnh phúc vĩnh cữu vì đã kinh qua đau khổ.

Con hãy cứu mình.

Con,
Mẹ muốn con đi nghe giảng pháp để tự hiểu rõ mình thêm. Con có thấy là vấn đề của con chỉ có ta là thấu rõ nhất? Con chưa tìm thấy chính mình, con cũng chưa hiểu lời Mẹ dạy, nên hoài công đi tìm bên ngoài. Mà Niết Bàn nơi đâu mà con tìm? Con đường Ðạo là con đường độc hành không thể chia xẻ cùng ai, cứ tìm người đồng hành là điều vô lý. Chỉ có thể gặp gỡ khi không còn hành. Còn bây giờ con càng đi xa chỉ càng thêm rối. Hãy tin chỉ những vấn đề của chính con mới đem giải thoát cho con. Tìm hiểu pháp chỉ làm nặng thêm chướng ngại. Ðang đi trên con đường chênh vênh lại đèo thêm gánh nặng của ai khác thì bao giờ mới đến nơi?

Các pháp được thuyết ra là tùy thuận căn tánh sai biệt của chúng sanh. Bây giờ con lại tìm học những pháp không dành cho mình, có phải là mất thời gian và chấp pháp không, pháp Huyễn. Vì thế con nên nhớ rốt ráo Như Lai không có nói gì.

Phải thường xuyên quán những lời mẹ dạy, không hiểu, quán đến khi nào hiểu, xoay quanh đó mà phá cái vô minh của mình. Phải tu triệt đễ, phải để cả cuộc đời mình vào vấn đề muốn hiểu. Dù trái đất có nổ tung, dù mặt trời có tắt lửa, dù thân này có ra tro bụi, cũng không lay chuyển, như thế mới gọi là thành tâm cầu Đạo. Còn con rất hời hợt. Học Phật tức cầu Mở, riêng con thì đi tìm trói buộc.

Thật tâm muốn hiểu thì trước hết ghi nhớ, sau suy nghĩ mãi về điều ấy. Suy nghĩ mãi tất có thắc mắc, có vấn đề. Con chưa có đại nghi này, thắc mắc đây không phải nghi pháp mà là tư duy sâu. Những nghi vấn này đi hỏi các hành giả đi trước, tìm câu giải đáp rồi y theo đó mà Tu. Tránh những luận bàn vô bổ với người chẳng phải chân tu chỉ là hý luận.

Phải tự cảnh giác, thức không rời Mẹ, trong cảnh quán thế gian như huyễn mà an trụ nơi Phật, Pháp, Tăng. Tinh thần kiên cố quyết đi đến nơi vui vì nghe pháp, vui vì tu pháp, vui gặp Thiện tri thức. Không nhìn lỗi người, lỗi mình lo sửa thì được mẹ khen và được vui an rốt ráo sẽ định tâm.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

17. ĐỘNG TỊNH

aaaaaXúc động trước vẻ đẹp của một áng mây trôi, hay một chiều vàng rực nắng; xúc động trước một vẻ kiều diễm của một con người, có gì khác nhau không ? Và có phải là Ðộng tâm ? Nếu là động thì làm sao sống giữa đời mà không động ?

Ðang khi phiền muộn, con có bao giờ thấy cảm hết vẻ tươi tắn của một đóa hoa vừa nở, lắm khi lại thấy hoa lạc lỏng nở chẳng hợp thời. Và lúc vui, thì hình như gió cũng biết hát, không trung nở hoa. Thế thì tâm động có cảnh, chẳng phải ngoại vật khiến con sinh tâm, tức Ðộng, mà tâm đã có tướng Ðộng tự bao giờ.

Ngoại vật theo tâm mà góp phần làm mờ Tri Kiến.
Vậy phải chăng lúc không vui, không buồn là lúc Tâm không động ? Chẳng phải đâu con. Nhân của động đã ngự nơi Tâm từ bao kiếp và hiện mang giả tướng không động. Người học Ðạo nên e sợ trạng thái này của Tâm. Tưởng chừng như yên ả, nhưng chỉ cần ngoại vật đủ lực là châm ngòi cho sự bùng nố của Tâm chúng sanh. Vì đã tạm lắng một thời gian, nên con dễ lầm lẫn sự động tâm này là ứng tâm, theo sự vật mà hiển lộ và đổ lỗi hoàn toàn cho ngoại vật. Thật nguy hiểm vô cùng.

Như thế thì sự kềm chế Thân tâm không đưa đến giải thoát và chưa là Phật thì sẽ mãi động tâm ư ?

Vạn vật theo tướng Tâm mà hình thành, Tâm lành, thấy cảnh lành, Tâm ác thấy cảnh ác, Tâm tịch liêu thấy cảnh bôn ba, Tâm tham đắm thấy cuộc đời đáng sống và muôn vàn tướng khác của Tâm tạo nên muôn vàn sai biệt của cuộc đời. Hoá hiện vô cùng, Tâm bao trùm vạn vật. Vậy thật tướng của Tâm là gì ? Thật tướng của Tâm là không tướng. Cho nên (sự ham thích) thế gian, theo cảm thọ của mắt, tai, hay mũi, hay xúc, ... chuyển tướng không của Tâm thành có. Nghiệp theo đấy mà thành.

Ðể ngăn ngừa sự biến động này, giới được hình thành. Nhưng con chớ nghĩ giới là kiềm chế Thân, Tâm; giới là cấm ngăn. Thật ra giới chính là luật tồn tại của Tâm vô tướng. Giới là điều con lẽ ra đã hành mà con chưa hành. Giải thoát không có tướng, nên giới không có tướng nhất định.

Tâm không có tướng, nên Bồ Tát dùng Đại Bi tâm mà tu tại thế gian. Nói thế gian, thật ra cũng chẳng phải thế gian. Mọi sự vật cứ theo duyên hình thành và hoạt diệt, chẳng có thật tướng, Tâm Ðại bi thì hiện thế giới từ bi. Chỉ có Tâm Bồ Tát và Tâm Phật mới có thể vào viên tịch, thật chứng tánh không của Tâm nên Ðại Bi Tâm là Tịnh Tâm.

Trong Tịnh tâm, đối cảnh có vui, buồn, yêu, ghét, cũng chỉ là động giả mà thôi. Ðộng trong cảnh tịnh thật ra chẳng phải động nếu không nghe thấy các cảnh động này thì đâu có Quán Thế Âm Bồ Tát.

Này con, cầu vòng ngũ sắc có tội gì mà con không được thấy đó là cảnh đẹp của Trời Ðất, vì e sợ động tâm ? Thấy vẻ đẹp của một người và tán thán phước báo của họ, mong cầu họ hành thiện để được thêm hạnh phúc trong đời này và đời sau thì có phải động tâm đâu ? Cảm mến một hành động đẹp trong đời, trân trọng một tâm hồn hướng thiện, đó không phải động tâm hay bất bình đẳng, tâm hồn ấy được quả lành của thiện nghiệp.


Mở Tâm Ðại bi, gây lấy đạo nghịệp, con sẽ thấy mở ra một thế giới huyền diệu, an lành, vĩnh viễn xa lìa dau khổ, vì đã xa lìa ích kỷ, bản ngã, hờn ghen. Nắng sẽ thật sự là nắng, ngày cứ đến, đêm cứ đi, trăng sao cứ xoay vần hiện diện, vạn vật cứ tự nhiên biến chuyển và con _ con sẽ hạnh phúc tự nhiên.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

18. KHẨU NGHIỆP

aaaaaLời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì ?

Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiễm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẽ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiễm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ, ... tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm, và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.

Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.

Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chính chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.

Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật.

Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình.

Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.

Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xữ công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.

Như câu chuyện Lưu Bình–Dương Lễ, lời nói Ác xuất phát từ tâm lành đem lợi cho người nghe. Chẳng thể nói là Ác khẩu được. Ðó chính là lời của Bồ Tát. Đó là nghịch độ .

Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.

Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

19. NHẬP THẾ

aaaaaCon thường hỏi làm sao ứng dụng pháp vào đời sống hằng ngày, để hài hòa với mọi người mà không mất Ðạo Tâm. Con hãy nghe kỹ và cố gắng hành theo đây thì được an vui.

Cuộc đời là nơi tranh danh, đoạt lợi, nếu con thuận theo chiều quay đó thì trái Ðạo, là đau khổ, mà quay ngược lại thì không được chấp nhận trong đời và va chạm lắm khi còn mạnh hơn khi cùng người tranh đoạt, cũng Ðau khổ vô cùng, như thế, tu tại thế là không thể được ư?

Chẳng phải không được, đó chỉ vì con không tu phương tiện, Với người thế con dùng Tâm không tranh mà ứng thế. Con làm việc, buôn bán,... để sinh sống. Ðó là Chánh Nghiệp. Những nghề nghiệp ấy không đòi hỏi nơi con sự nối dối hay độc ác có chủ ý với đồng nghiệp mới phát đạt, không tranh, con làm hết khả năng bằng Tinh Tấn, không phải Tâm muốn trội hơn người, mà Tâm hướng đến sự Toàn thiện, thì quả lành phải đến, đó là Tự tại giữa đời. Tâm không tranh, con không có ý muốn trội hơn người khác về học vấn, về đạo đức, về nhan sắc, ... con bình thường tu Trí huệ, tu Trì giới, tu Thiền Ðịnh, nghi dung tề chỉnh thì dù được báo lành hơn người, cũng chẳng bị người ghét.

Tâm không tranh, con không tìm mọi cách chứng minh người sai và con đúng, thì không có oán đối. Người cầu Ðạo mong mõi được nghe khuyết điểm của mình, nên Chư Sư mới thuyết. Nhưng với người chưa sẵn sàng, lại khơi đến Ngã của họ thì khác gì đem ngọc ném xuống bùn, chỉ làm họ sinh thêm tà kiến. Ðó là thuyết pháp trái thời. Là vô minh. Chính mình vô minh, làm sao đem ánh sáng đến cho người khác!

Tâm không tranh, có gặp kẻ Ác cũng chẳng khác gặp người lành. Con có mãy may tranh cãi với họ đâu? Với kẻ quá đối nghịch, con càng vững tâm, tin tưởng vào lời Phật thuyết là có nghiệp báo trước sau; thì sự không tranh ấy có nội lực của thế giới không tranh, là Phật lực chuyển đổi hiện tượng hay bản chất của mầm mống bất thiện kia.

Không tranh thì gia đình hoà thuận, không có ý nghĩ về thiệt thòi, về hơn kém, siêng năng làm theo bổn phận là tu tinh tấn, là tu Nhẫn nhục, là tu Từ giới, là tu Trí huệ.

Tóm lại, để vào đời, con dùng tâm không tranh làm phương tiện. Con sẽ thắng thế gian. Con sẽ là người mạnh mẽ vượt lên trên cuộc đời và điều khiển cuộc đời theo tâm của mình mà không rời Định, Huệ.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​

20. NGHI

aaaaaBao nhiêu là ngộ nhận, bao nhiêu là ác nghiệp, bao nhiêu là địa ngục trong một chữ Nghi ? Chẳng phải vì thế mà Nghi là một trong các thứ độc cần loại bỏ khỏi Tâm đó ư ? Nhưng, với con...

Nghi, đó có phải bức tường thành bảo vệ tình cảm của con khỏi những thương tổn và mất mát ? Ðó có phải là trí khôn tránh cho con những sai lầm và thất bại trong đời? Nghi có phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy hơn bất cứ ai ?

Con thường cho rằng ngày xưa, vì không nghi ngờ mà con đã gặp một sự phản bội gây nên bệnh trạng tinh thần trong suốt thời hoa niên. Nếu con nghi thì nỗi thất vọng sẽ không lớn.

Không đâu–Dù không bất ngờ, con cũng sẽ không bao giờ đương nỗi sự việc kia. Chỉ có Trí huệ và sức kham nhẫn mới giúp con qua được Nghiệp báo. Phải–Đó là gì ? Nếu không là Nghiệp báo ? Ðột nhiên tình ruột thịt hóa ra thù hận. Lẽ ra con phải nghĩ: “Ðây là điều hết sức bình thường. Vì đây là dư báo đời trước, vì điều này không xảy ra cho người khác, mà xãy đến cho mình, chắc hẵn mình có dự phần gieo nhân ở một thời gian quá khứ, tiền kiếp chẳng hạn. Bây giờ, ẩn nhẫn cho điều báo ác kia qua, vì nhân đã gieo có thời gian mới đến, thì khi đủ thời hạn cũng sẽ đi”. Nếu con đã Nghi ngờ, con còn khổ hơn, vì suốt lúc quả bất thiện chưa kịp đến, chính con đã nghiền ngẫm nó rồi.

Tâm có Nghi, nên con tưởng rằng Nghi sẽ hóa giải Ác nghiệp cho con. Từ một vài lần bị mất niềm tin do vô minh, con không hoàn toàn tin vào bất cứ ai.

Này con, nhưng trong suốt thời gian sống không tin tưởng, con có bao giờ thực sự hạnh phúc, hay thanh thản nhờ áo giáp Nghi tình ?

Không, chưa bao giờ con thấy lòng an ổn. Như thế thì Nghi đâu giúp gì được cho con. Nếu nghi là đã được phòng ngừa thì luật nhân quả chẳng tác động đến người đa nghi ư ?

Vì Nghi nên con nhìn mọi sự qua Nghi kiến, làm lớn thêm vô minh và Ác nghiệp.

Ðức Phật có nói đừng tin lời Phật vì lý do “đó là Phật thuyết” chẳng phải bảo rằng hãy Nghi ngờ lời Phật nói, nếu phải Nghi thì tất cả lời nói bảo đừng tin, con cũng nên nghi nốt.

Ngài muốn phá chấp cho con, muốn con thật chứng những chân lý kia mà nói thế. Con hãy tin và tự tìm hiểu vì sao mà Ngài thuyết như đã thuyết. Phật đã vượt qua sanh tử để thấy những điều Ngài đã thấy, để nói những điều Ngài đã nói, phần con, con chưa có khởi hành và đến đích, con nên tin vào lời Người đã qua bờ kia; không phải như những giáo điều, mà là những kinh nghiệm sống. Nếu không, đó là tự con đã bằng Phật, vậy hãy chứng tỏ điều đó qua Đạo nghiệp của mình.

Thế thì, điều đầu tiên làm hành trang để đến giải thoát là Tin.

Ðừng sợ bị thất vọng vì tin người. Có nhân quả, có Nghiệp báo trước sau vô cùng công bằng và chính xác. Hơn nữa, Tin đã là hạnh phúc, đã là yên ổn. Nếu sự vật diễn ra không như con muốn con vẫn cứ tin. Tất cả chúng sanh sẽ thành Phật, đừng vì giây phút này mà phạm lỗi lầm không tin vào vô biên.

Cõi này là Dục giới, nên tất nhiên người cõi đời này đều mang sẵn tánh dục theo mình tự thuở lọt lòng. Nhưng Ðức Thích Ca cũng thành Phật ngay tại cõi này nên đây cũng chính là Phật quốc.

Người có trí huệ thì vượt lên tánh dục, lòng ham muốn của mình điều khiển nó, thay vì để nó ngự trị và điều khiển họ. Tại sao phải vượt lên Tánh Dục? Vì nô lệ bất cứ một thú vui nào là bất an và cứ phải tìm kiếm nó. Đó là xa lìa giải thoát. Gìải thoát chẳng phải là điều ràng buộc mới, bắt con xa lìa dục vọng, mà là sự an ổn tự nhiên đến, khi con không tìm cầu thú vui.

Cho nên, là người, ai cũng có dục, nhưng người cầu Ðạo thì hẵn là ít dục hơn và ít bị tác động bởi dục vọng của người khác vì tâm không bỏ ngõ. Con đừng vì vài trường hợp ngoại lệ mà không tin vào Ðạo. Đó là Nghi. Vì sao trong trăm nghìn người Tinh Tấn, con chỉ thấy kẻ thụt lùi! Vì sao trong trăm nghìn đệ tử Phật, con chỉ muốn nghĩ đến Đề Bà Ðạt Đa ?

Nghi là chướng Thánh Ðạo, nên người Nghi là kẻ tiểu nhân, là tự khinh mình và khinh thường người.

Có những điều mà con chỉ có thể hiểu bằng Tâm nếu không nghi, vì ngũ quan không đủ tinh tế để giúp con thâu nhận.

Con có bao giờ nghĩ rằng mắt con chưa hề cho con một hình ảnh thật của bất cứ sự vật nào ? Con không thấy lưng của người đối diện cùng lúc với mặt bằng mắt trần, không thể thấy trọn vẹn dáng vẻ cái bát ăn cơm vì nhìn từ mỗi phía đều khác. Nhưng tổng hợp những cái thấy đó lại, con cảm được hình dáng sự vật. Với tâm Nghi, đoan chắc cái nhìn này là đúng hoặc là sai, con sẽ chẳng bao giờ biết được cái bát tròn hay không tròn.

Vì thế, mà cái con thấy bằng mắt, nghe bằng tai, thật ra là cái cảm bằng Tâm.

Tâm nghi là vạn vật đáng ngờ.

Tâm không Nghi, vạn vật hiện tướng như nó đang là. Ðó gọi là Linh Cảm.

Nước chảy xuôi từ cao xuống thấp là điều thường thấy, nhưng nếu thấy điều ngược lại, con chớ vội cho điều tin trước là sai, hoặc điều thấy sau là sai. Cả hai thái độ đều không đúng. Con thấy sự việc như nó xảy ra và tìm hiểu, đó là Trí huệ. Phàm sự vật gì có tướng đều có hoại, có tướng chảy xuôi tất có tướng không chảy xuôi. Biết điều này trước ngũ quan, trước khi mắt thấy, tai nghe, đó là Linh Cảm. Cho nên Bồ Tát Linh cảm cái vui của chúng sanh trước khi chúng sanh vui, linh cảm tiếng khổ của chúng sanh trước khi chúng sanh khổ.

Thần lực của Tín tâm không thể nghĩ bàn, con hãy thôi nghi.


<table><tr><td>
manikh.gif
</td><td>aaaaaaaaa
mani.gif
</td><td>aaaaaaaaaa
manikh.gif
</td></tr></table>​
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên