DÒNG TRUYỀN THỪA DRUKPA.....

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Vài nét khái quát về Lịch sử dòng truyền thừa Drukpa:

Lịch sử dòng truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Nguyên Thủy Kim Cương Trì. Ngài là CHủ của một trăm Phật Bộ. Đức Phật Kim Cương Trì trực tiếp truyền sự thực chứng tối thượng cho Đức Tilopa, Tili Sherab Zangpo, Ngài sống vào thế kỷ thứ X tại Bengal. Sau đó, Đức Tilopa truyền cho Đại thành tựu giả Naropa người Ấn Độ (khoảng 956 - 1050).

Sao đó dòng truyền thừa tiếp nối không gián đoạn xuống đến đức Marpa Chokyi Lodo người Tây Tạng (khoảng 1012 - 1096), Ngài là hóa thân của Thành tựu giả Dombhi Herouka người Ấn; trực tiếp truyền xuống tới Đại Đạo Sư Jetsun Milarepa (khoảng 1040 - 1123), Đấng thành tựu đốn ngộ Đại hợp nhất ngay trong một đời; rồi truyền đến Ngài Gampopa, Dagpo Dawoe Shoenu "Trăng rằm" vô song (khoảng 1079 - 1153), Đấng đã được Đức Phật Thích Ca huyền ký trong nhiều kinh điển và Mật điển; sau đó truyền xuống cho Đức Phagmo Drukpa vinh quang còn có pháp danh là Khampa Dorje Gyalpo (1110-1170), Ngài là hóa thân Đức Phật Krakuccanda là Đức Phật thứ hai của hiện kiếp này, đã hiện thân trở lại thế gian để lợi lạc cho chúng sinh; tiếp đến truyền xuống Đại thành tựu giả Lingchen Repa (1128-1188), Đấng thành tựu hạnh xả ly và sự chứng ngộ cao quý tuyệt đối như Đại thành tựu giả Saraha Ấn Độ.

Sau đó, đã xuất hiện một vị đại đệ tử vô song (Đức Drogoen Tsangpa Gyare - Pháp vương Gyalwang Drukpa đời thứ I), ngài đã lấy pháp danh của mình đặt tên cho "Dòng Truyền thừa Áo vải tối thượng" này...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara

Đức Phật Kim Cương Trì Vajradhara là Đức Phật nguyên thủy, hiện thân của tất cả chư Phật trong ba đời và là tinh túy của tam thân - thân của chư Phật. Đức Phật Kim Cương Trì cũng biểu trưng cho Pháp thân Phật và khía cạnh tuyệt đối của sự giác ngộ.

Pháp thân Phật đồng nghĩa với Đức Kim Cương Trì, là cội nguồn của tất cả hiện thân giác ngộ. Đức Phật Kim cương Trì là tâm điểm của truyền thừa Drukpa bởi vì Đức Tilopa đón nhận trực tiếp giáo pháp Kim Cương Thừa từ Đức Kim Cương Trì, Đức Pháp thân Phật.

Truyền thừa Drukpa có sự tích khởi truyền bá từ đức Kim cương trì, Ngài là hiện thân của sự tinh túy siêu việt của Phật tính với tay phải trì giữ chày Kim cương (biểu thị phương tiện), tay trái của Ngài giữ linh (biểu hiện trí tuệ). Hai tay bắt chéo trước ngực, Kim cương trì là sự đại diện tuyệt đối của bất nhị và tánh Khôn đó là Mahammudha (Đại thủ ấn), sự hợp nhất vĩ đại - sự chứng thực tuyệt đối. Đây là mục đích tối thượng mà tất cả các hành giả truyền thừa Drukpa đều tinh tiến nỗ lực vươn tới.
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Tilopa (988 - 1069)

Ngài Tilopa hiện thân trong một gia đình Bà la môn ở Đông Bengal, Ấn Độ. Khi còn là một cậu bé chăn cừu, Ngài đã hạnh ngộ Bồ Tát Long Thụ, đón nhận các giáo pháp Đại Thừa căn bản và được Bồ Tát Long Thụ cử làm người trị vì vương quốc ở Bhalenta. Sau nhiều năm sống trong nhung lụa giàu sang, Tilopa quyết định từ bỏ vương quốc để xuất gia tu hành. Ngài thụ giới tỳ kheo tại Mật viện Somapuri ở Bengal và bắt đầu sự nghiệp tu học tại đây.
Sau đó trong một linh kiến của mình, Tilopa tiếp thọ chỉ thị của một vị Dakini về con đường đốn ngộ mật giáo và được truyền toàn bộ giáo pháp Chakrasamvara Tantra.

Ngoài ra, Tilopa còn được thụ nhận rất nhiều giáo pháp từ các đại đạo sư mật thừa như: Đại dịch giả Acharya Charyawa và Thành tựu giả Lawapa. Ngài tinh thông pháp Bardo (trạng thái trung ấm giữa chết và tái sinh), Phowa (chuyển di tâm thức), Tummo (nội hỏa) cùng vô số các giáo pháp khẩu truyền khác. Mặc dù Tilopa có rất nhiều các đạo sư giác ngộ hiện thân trong loài người nhưng bản sư của Ngài là Đức Phật Kim Cương Trì, Ngài là bậc Thầy trực tiếp truyền cho Tilopa nhiều giáo pháp mật thừa trong đó có cả pháp tu Mahamudra.

Tilopa đã chí tâm kiên định suốt mười hai năm để hành trì các giáo pháp này, Ngài có một vị yogini phối ngẫu bí mật. Sau đó, Ngài ra khỏi tự viện, sống ẩn dật trong suốt quãng đời còn lại và đã trở thành một Đại đạo sư trứ danh. Trong số đệ tử của mình, Tilopa đã chọn Naropa làm người kế tục dòng truyền thừa.

Nguồn: Tilopa - Lineage - www.drukpa.org
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Naropa (1016 - 1100)

Đại Thành Tựu Giả Naropa sinh ra trong một gia đình quý tộc ở xứ Bengal, Ấn Độ. Lòng khao khát tìm cầu khai mở tâm linh của Ngài mạnh mẽ đến mức ngay từ khi mới lên tám, Ngài đã lên đường đi Kashmir để học đạo và thụ tam quy ngũ giới với đạo sư Arya Akasha.

Khi Naropa trở về sau các chuyến tham học Phật Pháp, cha mẹ ép buộc Ngài phải cưới công chúa Bà la môn. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình chỉ kéo dài trong tám năm. Naropa luôn nhất tâm chỉ tưởng tu hành Phật Pháp do đó đã bày tỏ chí hướng tâm linh của mình với công chúa và nàng đồng ý không cản trở con đường tu hành của Ngài.

Naropa thụ giới sa di tại Lạc Viên Tự viện (Happy Garden Monastery), sau đó thụ giới Tỳ kheo tại Kashmir. Ngài an trú tại tự viện Pullahari để tiếp tục tu học, ngoài ra Ngài thụ nhận thêm các giáo pháp và tu tập tại trường Đại học Nalanda ở gần đó.

Với trí tuệ, tài hùng biện và sự hiểu biết tâm linh, Naropa được phong làm viện trưởng Đại học Nalanda danh tiếng - nơi Ngài trở thành vị Bảo Hộ Trấn Cửa Phương Bắc. Ngài thường phải tranh biện với các phái ngoại đạo và luôn giành phần chiến thắng.

Mặc dù xuất chúng về phương diện giáo lý Phật Pháp nhưng Ngài nhận thấy mình rất kém cỏi về phương diện tu tập đạo tâm. Vì vậy, một vị Dakini đã xuất hiện trước Ngài, giảng dạy về tầm quan trọng của thiền định và khuyên Ngài thỉnh giáo Đại Đạo Sư Tilopa, người có thể khai thị cho Ngài thực chứng bản tâm.

Sau bao nhiêu thử thách cuộc hành trình hướng về phương Đông, cuối cùng Naropa cũng hạnh ngộ Bản Sư Tilopa. Naropa đã phải vượt qua mười hai thử thách lớn và mười hai thử thách nhỏ để tịnh hóa ác nghiệp và những ám chướng. Nhờ sự gia trì của Tilopa và sự tịnh hóa của chính mình, Naropa thực chứng được bản tâm quang minh tịch tĩnh, thể nhập tự tính Vajradhara. Sau khi thành tựu giác ngộ huy hoàng, Naropa truyền dạy Phật Pháp cho vô số đệ tử ở rất nhiều nơi đặc biệt tại vùng Kashmir, nơi có rất nhiều ngôi tự viện do chính Ngài xây dựng. Trong lịch sử Phật Giáo, Ngài Tilopa và Naropa đều là trong số tám mươi tư Đại thành tựu giả.

Trong số những đệ tử thành tựu của Naropa, Đại dịch giả Marpa kế tục dòng truyền thừa Naropa và là Đấng hoằng truyền toàn bộ giáo pháp vào Tây Tạng.

Nguồn: Naropa - Lineage - www.drukpa.org
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Marpa (1012 - 1096)

Marpa sinh trưởng tại Chukhyer miền Nam Tây Tạng. Ngài học tiếng Phạn và thụ nhận một số giáo pháp từ Lama Drogmi Lotsawa thuộc dòng Sakya. Không bằng lòng với sự tu học này, Marpa quyết định bán hết tất cả tài sản của mình lấy vàng để đi Ấn Độ tìm cầu giáo pháp và truyền bá về Tây Tạng.

Trên chuyến hành trình tới Ấn Độ đi qua Nepal, Marpa đã gặp gỡ và thụ nhận giáo pháp từ hai đệ tử của Ngài Naropa là Kantapa và Pentapa. Marpa có ấn tượng sâu đậm với hai Ngài đến nỗi quyết định tìm gặp trực tiếp Naropa xin được thụ pháp. Marpa tu học dưới sự chỉ giáo của Naropa trong suốt nhiều năm. Ban ngày Ngài thụ pháp, ban đêm chuyên tâm hành trì, vì vậy Ngài thành thục cả hai phương diện giáo lý và thực hành của Đại Thừa cũng như Kim Cương Thừa. Cuối cùng, Naropa truyền cho Marpa làm người kế tục dòng truyền thừa Tây Tạng và huyền ký rằng: Dòng truyền thừa của Ngài sẽ hưng thịnh ở Miền Đất Tuyết.

Vì lợi ích của người dân Tây Tạng, Marpa thực hiện nhiều cuộc hành trình đến Ấn Độ, Nepal và mang rất nhiều giáo pháp về Tây Tạng, chuyển dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tạng. Ngài đã vượt qua vô vàn khó khăn thử thách, nhiều khi suýt mất mạng trong cuộc hành trình gian nan tìm cầu Phật Pháp. Ngài hạnh ngộ vô số bậc đạo sư trong đó Naropa và Maitripa là hai đại đạo sư quan trọng nhất.

Mặc dù Ngài là bạch y cư sĩ, đã lập gia thất nhưng sự chứng ngộ của Ngài là vô song, thanh tịnh không chút nhiễm ô giống như hoa sen mọc lên từ bùn lầy. Đối với Ngài, luân hồi và niết bàn là bất nhị, hết thảy sắc tướng thế tục với Phật tính đều không khác. Vì thế, Ngài có thể vẫn sống trong cuộc đời trần lụy mà không bị nhiễm ô. Marpa thực sự đã đốn chứng thể Kim Cương Trì hay Phật tính ngay trong một đời.

Ngài phiên dịch rất nhiều giáo pháp Mahamudra, Kim Cương Thừa sang tiếng Tạng đồng thời hoằng dương giáo pháp rộng khắp. Ngài đã chọn Milarepa làm người kế tục dòng truyền thừa.

Nguồn: Marpa - Lineage - www.drukpa.org
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Milarepa (1052 - 1135)

Đại hành giả yogi Milarepa sinh trưởng tại tỉnh Gungthang miền Tây Tây Tạng. Ngài là con trai của một chúa đất giàu có tên là Mila Sherab Gyaltsen. Nhưng năm lên bảy tuổi, cha Ngài lâm trọng bệnh và qua đời, trước đó ông đã giao phó toàn bộ gia sản và gửi gắm vợ con mình cho chú thím của Milarepa rồi dặn dò khi nào Milarepa trưởng thành thì chú thím phải trả lại tài sản cho Milarepa và cô em gái.

Thế nhưng sau khi cha Ngài mất, người chú và người thím xấu xa tước đoạt toàn bộ gia tài, họ còn bắt ba mẹ con Milarepa phải làm việc như những kẻ nô bộc trên đồng ruộng mà không được trả công. Khi Milarepa lớn lên, chú thím không những không trả lại gia sản mà còn cho rằng đó là phần mà cha Ngài phải trả nợ cho họ. Tức giận và cảm thấy bị sỉ nhục, mẹ của Milarepa gửi Ngài đi học huyền thuật để trừng phạt những kẻ vong ân bội tín.

Chẳng bao lâu sau, Milarepa thành thục quyền năng huyền thuật hủy diệt và trong khi trả thù chú thím, Ngài đã sát hại rất nhiều người vô tội. Vô cùng hối hận trước những ác nghiệp của mình, Ngài quyết định đi tìm thầy học đạo để tịnh hóa tội chướng. Milarepa gặp Đạo sư Lama Rongton dòng Nyingma và được truyền trao giáo pháp Dzogchen. Nhưng vì Lama Rongton nhận thấy Milarepa có nhân duyên đời trước với Marpa nên Ngài khuyên Milarepa đi tìm gặp Marpa, người có thể dẫn dắt Milarepa đến bờ đại giải thoát.

Để tịnh hóa những ác nghiệp của Milarepa, đại đạo sư Marpa bắt Milarepa phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khó khăn trước khi dạy Ngài giáo pháp. Tự một mình Milarepa xây dựng tòa nhà hình tròn ở phương đông, tòa nhà bán nguyệt ở phương tây, tòa nhà hình tam giác ở phương bắc và tòa nhà hình vuông ở phương nam. Nhưng cứ hễ vừa sắp xây xong tòa nhà nào thì Marpa lại bắt phá đi, xây lại theo hướng khác. Cuối cùng, sau khi Milarepa hoàn thành xong một tòa nhà cao chín tầng theo sự chỉ dạy của Marpa, Marpa mới chính thức bắt đầu truyền dạy giáo pháp cho Milarepa, và xem Milarepa như người con tâm huyết của mình.

Milarepa tu tập với lòng dâng hiến sâu xa, với tâm đại xả ly và sẵn sàng chấp nhận khó khăn thử thách. Ngài trở thành du sĩ Yogi quan trọng nhất vào thời đại đó và thành tựu đại giác ngộ ngay trong một đời. Gampopa và Rechungpa là hai đại đệ tử trứ danh của Ngài. Gampopa được ví như mặt trời còn Rechungpa được ví như mặt trăng. Gampopa được chọn làm người kế tục dòng truyền thừa Milarepa.

Nguồn: Milarepa - Lineage - www.drukpa.org
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Dòng phái được kế thừa trực tiếp không gián đoạn theo ba dòng truyền thừa và được kết tinh lại bởi đức Gampopa.

Trong dòng đầu tiên vĩnh truyền được gọi là Dòng Ban Phước được truyền từ đức Kim Cang Trì (Vajradhara) tới những bậc đạo sư vĩ đại nhất Tây Tạng. Phật Kim Cang trì truyền cho tổ Tilopa , từ ngài Tilopa truyền cho ngài Naropa , từ đức Naropa truyền cho ngài dịch giả Marpa , ngài Marpa truyền cho ngài Milarepa , và đức Milarepa truyền cho ngài Gampopa.

Dòng truyền thứ hai được gọi là dòng truyền Thấu Thị , nguồn gốc của dòng truyền này từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền cho ngài Long Thọ ( Nagajura) , từ ngài Long thọ truyền cho ngài Chandarakit , ngài lại truyền cho tôn giả A đề sa ( Atisha ) , ngài A đề sa truyền cho ngài Gampopa.

Dòng truyền thứ ba gọi là Đại Pháp , nhận được từ đức Văn thù bồ tát ( Manjusri ) qua ngài Di Lặc Bá (Maytreye) sau đó truyền cho ngài A đề sa để rồi ngài lại truyền cho đức Gampopa.

Đức Gampopa được dạy những giáo lý tối mật và khẩu truyền ban phước những tinh tuý của cả ba dòng truyền này. Sau đó tất cả các pháp được truyền cho đức Phagmo Drupa. Từ đây là gốc để các trường phái Kagyu chia thành một số trường phái khác nhau , trong đó mỗi trường phái lại có những pháp môn phước duyên riêng.

Gampopa (1079 - 1153)

Gampopa sinh ra trong bộ tộc Nyi tại Nyal thuộc miền Nam Tây Tạng. Ngài được phụ thân nuôi dưỡng, dạy dỗ thành một thầy thuốc. Năm 16 tuổi, Gampopa đã là một thầy thuốc trứ danh và một đại học giả tinh thông về Mật Thừa. Gampopa lập gia đình và có hai con nhưng vợ con Ngài đều bị chết trong một đại dịch. Sự trải nghiệm thương đau này đã khiến Gampopa xả bỏ đời sống thế tục, xuất gia tu hành.

Lần đầu tiên nghe thánh danh Milarepa, Ngài lập tức cảm thấy trong mình trào dâng lòng sùng kính sâu xa và nhận ra rằng Milarepa chính là đức Bản sư tiền định của mình. Gampopa bán hết nông trang lấy vàng cho chuyến đi tìm gặp Milarepa ở miền Tây Tây Tạng. Milarepa nhận ra Gampopa chính là đệ tử và truyền trao toàn bộ giáo pháp dòng Kagyud cho Ngài. Sau khi thụ giáo với Milarepa, Gampopa đi tới Dagpo để nhập thất tu tập thiền định trong nhiều năm và xây dựng ngôi tự viện Dagla Gampo.

Nguồn: MT copy từ bài viết của Lama Laduykhanh (dòng truyền thừu Drikung) vì Drukpa và Drikung là 2 nhánh của dòng truyền thừa Kagyupa...
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Phagmo Drukpa (1110 - 1170)

Phagmo Drupa sinh ra trong một gia đình nghèo làm nghề không lương thiện ở tỉnh Kham miền Đông Tây Tạng. Mặc dù vậy, Ngài không hề bị ảnh hưởng bởi nghề nghiệp của gia đình. Ngay từ trước khi hạnh ngộ Gampopa, Phagmo Drupa đã có đầy đủ những phẩm chất của một Thành tựu giả. Trong mọi cử chỉ hành động, Ngài đều khiêm cung và bình đẳng với tất cả mọi người bất kể địa vị xã hội như thế nào, bất kể giàu hay nghèo. Ngài đặc biệt từ bi thương xót những người gặp cảnh ngộ bất hạnh và thường hay bố thí tài vật cho họ mặc dù ngay bản thân mình cũng không có đủ.Mặc dù đã đạt được những thành tựu như vậy nhưng Phagmo Drupa vẫn cảm thấy mình cần sự chỉ dạy của một bậc Thầy giác ngộ. Do đó, Ngài viếng thăm tự viện Dagla Gampo. Ngay giây phút hạnh ngộ Gampopa và sau một thời gian đàm đạo ngắn, Phagmo Drupa lập tức chứng ngộ bản tâm trí tuệ và hoàn toàn thực chứng viên mãn chân lý tuyệt đối. Trong những ngày tiếp theo, Ngài hoàn toàn thành thục đốn chứng Mahamudra.

Nguồn: MT copy từ bài viết của Lama Laduykhanh (dòng truyền thừu Drikung) vì Drukpa và Drikung là 2 nhánh của dòng truyền thừa Kagyupa...
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Chưa tìm thấy bản dịch nên MT tạm post bài viết bằng English vậy:

Lingchen Repa (1128-1188)

Lingchen Repa Pema Dorje, also known as Drubthob Naphupa, was born in the village of Langpo Na in the Nyang Tod district of the Tsang region in central Tibet. He was the youngest of four children born to Gyalpo Kyongwe, a Tantric practitioner, and his wife Sugmo Darchung.

By the age of nine, Lingchen Repa had mastered reading and writing. Then he offered a plot of land to Lhaje Remen and studied medicine under him. By age 13, he gained complete knowledge of medicine. At age 17, he began his spiritual education under Lopon Ling. He also received many teachings from Lopoh Palyang.

Lingchen Repa once had a dispute with one of the local chieftains and was subjected to harassment. He resorted to black magic to take revenge on the chieftain and it is said that Lingchen Repa sometimes performed 20 black magic rituals in a month. As a result, the chieftain's entire family became extinct. In those days, Lingchen Repa was renowned for his black magic powers in the whole of the Nyang Tod region.

At Rinang Mila Gompa, Nyang Tod, Lingchen Repa met Lama Shang of U and received many teachings. He also received teachings on Chakrasamvara and Vajra Varahi from Ra Lotsawa. From Lama Khyung Tsangpa, the Guru of Ra Lotsawa, he received the transmission of the teachings of Naropa. On the advice of Lama Khyung Tsangpa, Lingchen Repa became a monk and received his ordination vows from Geshe Womthangpa.

At age 37, Lingchen Repa thought he had received all the teachings and therefore decided to travel to Bhutan to contemplate and meditate. However, one night he dreamt that a man in white denuded him and inspected his body from head to toe. The man then said to him, "Don't go to Bhutan. Your wish will be fulfilled in four and a half years' time." So Lingchen Repa abandoned his plans of meditating in Bhutan.

Four years later, Lingchen Repa went to Damshod, where he heard the name of Phagmo Drupa, and decided to request Phagmo Drupa's teachings. On the sight of Phagmo Drupa, Lingchen Repa was immediately filled with devotion, and began to see not only his guru, but even his own friends and other sentient beings, as the Buddhas.

Lingchen Repa spent most of his life in solitary retreat, and because he too wore the white cotton cloth and led the life of a yogi, he was also known as "Repa". His power of mind and spiritual accomplishment gained him the reputation of "The Saraha of Tibet".

Lingchen Repa had many disciples. Tsangpa Gyare Yeshe Dorje continued Lingchen Repa's tradition, and founded the Drukpa Lineage, of which he is considered as the 1st Gyalwang Drukpa.

Source: www.drukpa.org
 

maytrang

Registered
Phật tử
Tham gia
2 Thg 6 2008
Bài viết
12
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Pháp Vương Tsangpa Gyare (1161-1211)

Truyền thừa mệnh danh là Drukpa vào thế kỷ thứ XII khi Bồ Tát Quán Thế Âm Đại Từ Đại Bi hóa thân làm Đại đệ tử xuất chúng của Đại Thành Tựu giả Lingchen Repa ở Tây Tạng. Bậc hóa thân siêu việt có pháp danh là Drogon Tsangpa Gyare, Drogon nghĩa là Đấng Hộ Trì Chúng Sinh; Tsang –là vùng Tsang nơi Ngài đản sinh; Gya là một bộ tộc cao quý người Hán còn Re – hành giả áo vải Yogi.

Namdruk là thánh địa khởi nguồn dòng truyền thừa. "Druk" theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Rồng”, cũng có nghĩa là tiếng sấm. Vào năm 1206, đúng tròn 800 năm trước, Pháp Vương Tsangpa Gyare Yeshe Dorje nhìn thấy điềm lành chín rồng thiêng bay thẳng lên trời từ thánh địa Namdruk liền quyết định đặt tên dòng truyền thừa mệnh danh là “Drukpa” hay “Thiên Long Truyền Thừa”. Theo đó, Đức Tsangpa Gyare là đấng sáng lập và được tôn xưng là Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I.

Pháp Vương Tsangpa Gyare được huyền ký trong nhiều Kinh điển, Mật điển và được ấn chứng là hóa thân của Đại Tôn Giả Naropa (1016-1100). Trong Mật tụng căn bản Văn Thù Sư Lợi (Toh. 543), Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã huyền ký về sự xuất hiện của Pháp Vương Tsangpa Gyare như sau:



"Hơn một ngàn năm sau khi ta Niết Bàn,
Khi nhân duyên cát tường hội đủ,
A La Hán Sonam Nyingpo
Sẽ thị hiện nơi miền đất tuyết
Trong gia đình quý tộc Trung Hoa,
Là bậc chân tăng sĩ đạo hạnh
Pháp danh "Tỳ kheo Yeshe Dorje".
Ngài xả bỏ đam mê trần lụy,
Trọn đời tu hành cho chính pháp.
Chứng ngộ tâm bản lai bất nhị
Dìu dắt cứu độ chúng hữu tình,
Đưa họ tới bến bờ giải thoát;


Cao Tăng tổ phụ của Pháp Vương Tsangpa Gyare là một trong hai lực sĩ người Hán khỏe nhất được tuyển chọn để chở cỗ xe hoàng gia rước bức tượng Đức Phật Thích Ca đến Tây Tạng khi công chúa Văn Thành triều Đường được kết hôn vớỉ Đức Vua Tây Tạng Songtsen Gampo nổi tiếng (617-650). Khi còn trẻ, Ngài Tsangpa Gyare được mọi người gọi là 'Gyaton' có nghĩa là “Bậc Thầy người Hoa”.


Lúc đương thời, Đức Tsangpa Gyare phát lộ rất nhiều kho báu giáo pháp và pháp khí linh thiêng ở miền Nam Tây Tạng. Ngài cũng chính là người khám phá ra Tsari, một thánh địa linh thiêng, nổi tiếng và tràn đầy lực gia trì của Tây Tạng. Bởi sự tu trì đại thành tựu của mình, Đức Tsangpa Gyare trở nên nổi tiếng và được gọi là Druk Tamchay Khyenpa, Đức Thiên Long Chí Tôn Toàn Giác, và được tôn xưng là ‘Je Drukpa' (Đạo sư Thiên Long Tôn). Ngài là một Đức đạo sư trứ danh và mỗi khi Ngài truyền pháp thường có tới hơn năm vạn người tham dự. Theo điển tích ghi chép lại, Ngài có đến tám vạn tám ngàn đệ tử, trong số đó hai vạn tám ngàn người là thành tựu giả Yogi. Dòng truyền thừa của Ngài lừng danh với sự thanh tịnh và tính chân tu khổ hạnh của các đệ tử cùng những pháp truyền thừa tu trì thâm diệu. Ngài trước tác cuốn luận giải nổi tiếng về Tantra Chakrasamvara và hoằng truyền giáo pháp rộng khắp.

Khi Pháp Vương Tsangpa Gyare viên tịch năm 1211, vào ngày lễ trà tỳ, cầu vồng xuất hiện, mưa hoa từ trên trời rơi xuống, thiên nhạc ngân vang và hương thơm lan tỏa khắp không gian. Khi lễ trà tỳ kết thúc, tim, lưỡi và đôi mắt Ngài vẫn còn nguyên vẹn. Đầu cốt của Ngài xuất hiện Thánh tướng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Văn Thù và Bồ Tát Kim Cương Thủ; hai mươi mốt đốt sống lưng của Ngài chuyển thành hai mươi mốt pháp tướng Quan Thế Âm̉. Vô số xá lợi của Ngài nay vẫn còn được thờ phụng tại nhiều tự viện Drukpa và đây là chính là những dấu hiệu chứng tỏ sự thành tựu giác ngộ của Đức Tsangpa Gyare.

Ngày nay vương quốc Bhutan là một trong số ít những đất nước Phật Giáo hiện còn trên thế giới và là một miền tịnh độ tại dãy Himalayas, còn có tên gọi "Druk" hay "Druk Yul", nghĩa là “Miền đất Rồng sấm”. Người dân của Bhutan đều được gọi là "Drukpa". Nguyên do là vào thế kỷ XVII, một trong những hóa thân chuyển thế đời thứ tư của Đức Tsangpa Gyare là Ngài Shabdrung Ngawang Namgyal (1594-1651) đã thống nhất các vùng đất của Bhutan và trở thành vị lãnh tụ chính trị và tôn giáo ở đây. Trong thời gian trị vì, Ngài đã xây cất rất nhiều cung điện pháo đài, tự viện và đã tạo nên nhiều phong tục, truyền thống lễ nghi của Bhutan. Điều này đã tạo nên một bước tiến độc đáo khiến văn hóa Bhutan trở nên đặc sắc và khác biệt với Tây Tạng.
Nguồn www.drukpa.org
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên