N

GIẢI VỀ THAM

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27/11/06
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
GIẢI VỀ THAM
Pháp sư Thongkham Medhivongs​

LOBHA: Tham là gì ?
Tham là muốn được của người khác cho mình bằng cách bất hợp phap như trộm cắp. cướp bóc,sang đoạt, gian lận, cưỡng bách,.v.v.

Nếu chúng ta muốn hiểu rõ tham là gì, thì chúng ta nên tìm hiểu bước đầu của lòng tham. Bước đầu của lòng tham là RATI.

Tôi tin chắc là mỗi người trong chúng ta hiểu tiếng THAM khác nhau. Có vị hiểu rằng muốn giàu sang phú quý là tham, vì lẽ đông người ta nghĩ vậy nên khi chư đại đức thuyết pháp giảng dạy người dứt bỏ lòng tham, người thường không thích ngha và có người phản đối rằng: Chư đại đức dạy người lười biếng không lo làm ăn. Đó là nguyên nhân làm cho quê hương ngày càng đi đến chỗ thoái hóa và diệt vong
Quan niệm lòng tham như vậy là sai lầm

Theo Phật dạy sự bắt đầu của lòng tham là sự ưa, thích. sự ua, thích này không làm hại cho bản thân người ưa thích và người ở gần bên. Vì người ưa , thích làm lụng để lấy tiền, chớ không làm hại gì đến kẻ khác để lấy tiền làm giàu cho bản thân mình. Như vậy chưa gọi là tham được

Nếu đem lòng tham ví với trang thái của trái xoài chín và nếu phân tách trạng thái của trái xoài chín, thì người ta thấy có 7 giai đoạn
1. Hườm hườm
2. Vừa chín
3. Chín đều
4. Chín mùi
5. Chín thâm kim
6. Chín úng
7. Chín rục có dòi
Người ăn xoài có thể ăn bốn thứ xoài từ hườm hườm cho đến tới xoài chín mùi thì vô hại; bằng ăn ba thứ sau sẽ có hại cho sức khỏe

Lòng tham cũng có tuần tự tiến triển nhưchín muồi như xoài. Có thứ lòng tham cũng không hại, nhưng ta không biết cách ngăn đón nó, thì nó lại đem đến tai hại cho ta. Như tôi đã nói bắt đầu của lòng tham là sự ưa thích, nếu ta không biế ngăn nó, nó sẽ đi lần tới tham muốn và ham muốn tội lỗi, rồi tới tham

Chư đại đức thường dạy không nên tham lam và ngăn ngừa chứng tham la. Ý chư đại đức dạ rằng nên trông coi tâm ta, đừng để nó đi quá mức ưa thích tới nơi tham lam thái quá, rồi gây ra tội lỗi. Vì khi mà tâm người đi tới giai đoạn tham thì nó lại đi tìm mưu này kế kia để thỏa mãn, bất luận là phải làm điều gì dâù có trái pháp luật vẫn làm
(còn tiếp)

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27/11/06
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Đây tôi xin phân ra từng giai đoạn của lòng tham và xin tuần tự giải thích:
1.RATI: Ưa
2.ICCHA: Ưa thích,
3.MAHICCHÀ: Ham
4.PAPICCHÀ: Ham muốn tội lỗi
5.LOBHA: Tham
6.ABHIJÀ: Tham lam
7.ABHIJÀVISAMALOBHA: Tham lam thái quá.

1 - RATI: Ưa. Khi mình trông thấy một vật gì hay nghe một tiếng gì vừa lòng, thì mình thấy ưa vật ấy, tiếng ấy.
Sự ưa ấy Phạn ngữ gọi là RATI. Rati này có trong lòng mọi người, từ giàu sang đến nghèo khó. Như sự ưa thích ấy không gọi là tham không gọi là ác.


2 - ICCHA: Ưa thích. Thích nghĩa là muốn có được vật gì mà mình đã ưa, mình cầu cho được, mình mong mỏi. Lòng mong cầu này không có gì ác bằng chiếm đoạt sái với lẽ đạo hay luật đời, vì khi tâm còn trong vòng tốt đẹp như: muốn học giỏi làm việc nhiều để kiếm được tiền, siêng năng làm ra tiền bằng chánh mạng và chánh nghiệp.
Hạng ICCHA này không gọi là tham được. Vì nếu không thành công thỉ chỉ gây ra sự hiểu lầm thôi, chưa gây ra tội lỗi.


3.MAHICCHÀ: Ham muốn.
Giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu đi vào tội lỗi, nếu ta không biết dùng trí tuệ kềm hãm hay trừ nó ngay lúc phát sanh.
Nhưng đây cũng chưa hẳn là đi đến nơi phá giới hay là phạm pháp. Nó chỉ làm giảm phẩm hạnh thanh cao của mình thôi, vì khi ham muốn người ta thường làm những chuyện chướng mắt, không lịch sự.
Ta có thể thấy người ham muốn ấy trong nhiều trường hợp như trong bữa ăn, khi người ham muốn thấy món ăn nào vừa miệng mình, thì không còn nghĩ gì đến người xung quanh, họ ăn lấy ăn để, như thế là tự làm giảm giá trị mình; hay nơi rạp chiếu bóng khi mua vé xem cine kẻ đến sau chen lấn người đứng trước, mà không cần biết người kia đã xếp hàng trước minh. Hạng người tham muốn này chỉ thủ lợi cho mình thôi, không cần nghĩ đến ai hết, nhưng họ cũng không làm hại đến ai. Đây là sơ khởi của lòng tham, nếu người ấy không biết giữ mình hay sửa chu7a4thi2 họ sẽ đi đến chỗ tham không còn bao xa.
Người có lòng ham muốn này,ví như người thổi bong bóng, khi họ dùng miệng thổi bong bóng, bong bóng càng lớn thì nó cũng lại từ từ che tất cả các sự vật trước mắt họ: họ chỉ thấy cái bong bóng ấy mà thôi. Người ham muốn cũng vậy, cứ để tâm theo đà ấy mà đi mãi mãi thì lại đi tới tham.

Nếu có người hỏi: "Vậy người muốn làm giàu và ham nhiều, hai người này có giống nhau không?" KHÔNG GIỐNG NHAU ĐƯỢC.
Vì người muốn làm giau chỉ lo chăm chỉ làm việc có lợi nhiều cho giàu, không gian lận để làm giàu, thì cái giàu ấy không thể tham nhiều được.
Còn ham nhiều có nghĩa là có gian lận
Làm giàu do nơi cần cù và chánh nghiệp ấy là do nơi RATI(ưa)chớ không phải do nơ ham muốn.
Còn ham muốn là sự làm cho lòng người bôn chôn nóng nảy muốn của về cho mình, mặc dầu là không phạm luật sai pháp, nhưng không hoàn toàn trong sạch vì bày tỏ ra bên ngoài cho người trông thấy đó là con đường đi vào tội lỗi bắt đầu lòng tham
Ví như hai người đi bộ cùng đi đến nơi chỉ định là từ Sài Gòn đi Vũng Tàu. Một người thì không hối hả hấp tấp, đi vừa sức mình; một người hấp tấp muốn đi chomau, vậy mà vẫn thấy chậm, rồi chạy lúp xúp cũng chẳng vừa lòng, cố chạy mau để đến nơi. Nhưng vì đường khá xa nên cách đi của người thứ hai không đem lại kết quả tốt đẹp mà trái lại làm cho cơ thể mau mệt đôi khi còn mang bịnh vì quá sức. Người thứ hai vi như người ham nhiều, người thứ nhất ví cho người muốn làm giàu; Họ khác nhau cũng như RATI (thích) và MAHICCHA (ham muốn) khác nhau vậy.
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27/11/06
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
4. PAPICCHA: ham muốn tội lỗi

4- PAPICCHA: ham muốn tội lỗi, hay ham muốn một cách xấu xa đê tiện. Không biết tội lỗi và trái pháp luật

Một khi tâm người đi tới chỗ ham muốn tội lỗi. hay ham muốn một cách sâu xa đê tiện không còn nghĩ tới sự khen chê khinh bỉ của thế nhân, người có tâm ấy chỉ biết làm theo khát vọng củ mình, không còn lo sợ gì hết.Mặc dầu chuyện làm ấy đối với pháp luật là vô tội, nhưng không khỏi miệng đời phê phán và người đời khinh bỉ, chẳng hạn như chuyện làm của nhiều người nịnh bợ cấp trên để được che chở làm việc thì ít mà hưởng lợi thì nhiều

Chúng ta đừng tưởng rằng việc làm quấy và ý tưởng xấu mà ta giấu che không ai biết: tất cả những sự suy nghĩ và hành động mà mình cho là thật kín cũng có ngày lộ ra, dù đó là việc làm hay suy nghĩ cũng có ảnh hưởng đến đời ta,không sớm thì muộn cũng đều lộ liễu cho người thấy.
Tâm chúng ta đê tiện hằng tìm kiếm những xấu xa tội lỗi. Tâm chúng ta có thể ví như con lằng xanh .Con lằng xanh thích những cái gì người đời nhờm gớm. Tâm ta cũng có khuynh hướng thích những điều nhờm gớm như vậy, nên bậc trí nhận thấy rõ nó như ta nhận thấy con lằng xanh

 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27/11/06
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
5.LOBHA: tham, là ham muốn mãnh liệt trong lòng mình và muốn chiếm của kẻ khác, hoặc cưỡng bách để đem về cho mình hay trộm cắp.v.v. Tóm lại là dùng phương tiện nào cũng được miễn đem được vật đã thích về cho mình là được. Hạng người ham muốn này không màng tội lỗi đối với pháp luật và cũng không sợ quả của luân hồi.

Lòng tham không đo lường, hoặc hình dung ra thế này thế nọ được.Để dễ nhận biết tôi xin ví dụ như thế này: Có người muốn có 100.000 để làm một công việc gì đó.Người ấy cố hết sức làm lụng vất vả để có đủ số tiền . Việc làm của người này không gọi là tham mà gọi là ưa thích.
Còn một người khác chỉ cần 1000 thôi mà phải đi lừa gạt hay làm điều bất chánh để có được 1000; như thế gọi là THAM.
Vậy ham muốn một cách bất hợp pháp, bất chánh và tìm cách láy cho được dầu một xu nhỏ cũng gọi là THAM
THAM là một ác pháp, một phiền não làm cho tâm ta nhơ đục, tội lỗi và cũng vì nó mà luân hồi
Lòng tham đến giai đoạn này là hiện thân của tội ác


6- ABHIJHA: Tham lam.tham quá mức, lòng tham quá sức này có thể khiến người ta gây tội ác .

7- ABHIJHAVISAMALOBHA: tham lam thái quá, nghĩa là lòng tham đã đi đến tột độ, không còn chỗ nào cao hơn. Lòng tham này làm cho lòng người mờ tối, không còn nhận thấy phải trái, dám giêt người cướp của miễn đạt cho đượccmới hto6i.
Lòng tham con người đến mức độ này, thì không có phương pháp nào chặng đứng được
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên