Ngài Giáp Sơn là Thiền sư Thiện Hội.
Thuở trước khi còn ở Kinh Khẩu Ngài giảng cho đồ chúng ở chùa rất đông. Một hôm Ngài lên tòa, ở dưới có Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí ngồi nghe.
Có vị Tăng bước ra hỏi:
"Thế nào là Pháp thân?"
Ngài Thiện Hội đáp:" Pháp thân vô tướng."
Vị ấy hỏi tiếp: "Thế nào là Pháp nhãn?"
Ngài đáp: "Pháp nhãn vô tỳ (không có tỳ vết)."
Ở dưới ngài Đạo Ngô cười. Khi giảng xong, ngài Thiện Hội đắp y đến thưa với ngài Đạo Ngô:
"Bạch Hòa thượng, khi tôi đáp lời người hỏi, có chỗ nào không đúng khiến Hòa thượng cười?"
Ngài Đạo Ngô nói:
"Nếu là người giảng kinh thì Hòa thượng nói rất đúng, còn nếu là Thiền sư thì chưa có thầy."
Nghe như vậy ngài Thiện Hội mới xin ngài Đạo Ngô giới thiệu cho một vị thầy. Ngài Đạo Ngô giới thiệu ngài Hoa Đình Thuyền Tử.
Đang là một Giảng sư nổi tiếng mà ngài Thiện Hội từ bỏ tất cả đi tìm ngài Hoa Đình Thuyền Tử. Pháp thân vô tướng, Pháp nhãn vô tỳ đều đúng cả, nhưng tại sao ngài Đạo Ngô cười? Vì dùng tử ngữ như vậy thì biết người học chưa có thầy.
Sau khi ngộ, ngài Thiện Hội trở về trụ ở Giáp Sơn, có người hỏi: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?
Ngài đáp bằng hai câu thơ:
" Vượn ẵm con về sau núi biếc,
Chim tha hoa rụng trước non xanh. "
---------------
Lời bàn:
Giảng Kinh rất hay vẫn chưa phải là người ngộ Đạo .
Thuở trước khi còn ở Kinh Khẩu Ngài giảng cho đồ chúng ở chùa rất đông. Một hôm Ngài lên tòa, ở dưới có Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí ngồi nghe.
Có vị Tăng bước ra hỏi:
"Thế nào là Pháp thân?"
Ngài Thiện Hội đáp:" Pháp thân vô tướng."
Vị ấy hỏi tiếp: "Thế nào là Pháp nhãn?"
Ngài đáp: "Pháp nhãn vô tỳ (không có tỳ vết)."
Ở dưới ngài Đạo Ngô cười. Khi giảng xong, ngài Thiện Hội đắp y đến thưa với ngài Đạo Ngô:
"Bạch Hòa thượng, khi tôi đáp lời người hỏi, có chỗ nào không đúng khiến Hòa thượng cười?"
Ngài Đạo Ngô nói:
"Nếu là người giảng kinh thì Hòa thượng nói rất đúng, còn nếu là Thiền sư thì chưa có thầy."
Nghe như vậy ngài Thiện Hội mới xin ngài Đạo Ngô giới thiệu cho một vị thầy. Ngài Đạo Ngô giới thiệu ngài Hoa Đình Thuyền Tử.
Đang là một Giảng sư nổi tiếng mà ngài Thiện Hội từ bỏ tất cả đi tìm ngài Hoa Đình Thuyền Tử. Pháp thân vô tướng, Pháp nhãn vô tỳ đều đúng cả, nhưng tại sao ngài Đạo Ngô cười? Vì dùng tử ngữ như vậy thì biết người học chưa có thầy.
Sau khi ngộ, ngài Thiện Hội trở về trụ ở Giáp Sơn, có người hỏi: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?
Ngài đáp bằng hai câu thơ:
" Vượn ẵm con về sau núi biếc,
Chim tha hoa rụng trước non xanh. "
---------------
Lời bàn:
Giảng Kinh rất hay vẫn chưa phải là người ngộ Đạo .