vienquang2

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách.

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 14.- Nhiếp phục ma quân.

Đoạn 10

Hán-Việt:

Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Nhược bất như thử, lạm xí tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí, tích niên hành xứ thốn bộ bất di, hoảng hốt nhất sanh, tương hà bằng thị. Huống nãi đường đường tăng tướng, dung mạo khả quan, giai thị túc thực thiện căn cảm tư dị báo, tiện nghĩ đoan nhiên củng thủ, bất quí thốn âm. Sự nghiệp bất cần, công quả vô nhân khắc tựu, khởi khả nhất sanh không quá, ức diệc lại nghiệp vô tì.

Việt:

Phàm là người xuất gia, thì phải cất bước vượt tới chỗ sâu xa (chân lý Đại Thừa), tâm hình khác tục, kế thừa và hưng thịnh dòng Thánh (Phật), nhiếp phục ma quân, nhằm báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi. Nếu không như thế, thì chỉ là kẻ lạm dụng xen lẫn trong hàng tăng chúng, ngôn hạnh chẳng đầy đủ, uổng nhận sự cúng dường của tín thí. Chỗ đi năm trước, một bước chẳng dời, mờ mịt một đời, lấy gì nương tựa? Huống chi, đường đường mang tướng một vị tăng, dung mạo tốt đẹp, đều là do đời trước gieo trồng căn lành nên đời nay mới cảm được quả báo đặc biệt như thế. Vậy mà chỉ nghĩ đến việc khoanh tay ngồi yên, chẳng biết quý tiếc thời gian ngắn ngủi. Đạo nghiệp không chịu nỗ lực thực hành thì Đạo quả không nhân đâu mà thành tựu. Chẳng những một đời này luống qua, mà những việc của đời sau cũng thành vô ích.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

cất bước vượt tới chỗ sâu xa (chân lý Đại Thừa),
tâm hình khác tục,
kế thừa và hưng thịnh dòng Thánh ,

Thế nào là: nhiếp phục ma quân, nhằm báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi ?
Luận ĐT ĐL có nói về Ác Ma lưu nạn, với đệ tử Phật.

Luận rằng: Ác ma lưu nạn dưới nhiều hình thức khác nhau, như:

- Khiến người tu hành phải chịu cảnh đói khát, thiếu thốn, gây cản trở cho việc biên chép, thọ trì, tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

- Nhập vào người tu hành để làm não loạn thân tâm, như bị bịnh tật, gặp cảnh ưu sầu, khổ đau v.v... gây cản trở cho việc biên chép, thọ trì, tu tập Bát nhã Ba- la- mật.

- Gây sự bất hòa giữa thầy và trò, tạo cảnh người nghe pháp vạch tội lỗi của Pháp sư ngay giữa đại chúng, cản trở việc thuyết pháp và thính pháp.

Các ác ma còn hiện thân thiện tri thức, thân Sa môn... khuyên người tu hành chớ nên biên chép, thọ trì, chánh ức niệm tu tập Bát nhã Ba- la- mật, như nói:

- Dù có trì giới, có tinh tấn, mà độn căn, thì cũng chẳng sao có thể hiểu được thâm Bát nhã Ba- la- mật. Như vậy có nghe Bát nhã Ba- la- mật cũng chẳng có lợi ích gì cả. ..v.v...

....... Các sự việc như vậy đều do ác ma gây ra để phá hoại tâm của người cầu Phật đạo. (hết trích)

Kính các Bạn. Ngày nay nhằm lúc "Pháp nạn" của PG. Ma quân lộng hành.

+ Chúng "- Gây sự bất hòa giữa thầy và trò, tạo cảnh người nghe pháp vạch tội lỗi của Pháp sư ngay giữa đại chúng, cản trở việc thuyết pháp và thính pháp."

+ Chúng gây chia rẻ giữa Tăng Ni và Tăng Ni bằng những lập luận sai Phi Pháp mà cho là chân pháp để làm sai lầm người thiểu trí.

+ Chúng gây chia rẻ giữa Phật tử và Phật tử bằng những lập luận sai Pháp về cúng dường hộ trì Tam Bảo mà cho là chân pháp để làm cho Phật tử xa lìa Tam Bảo.

* Nhưng trong thời buổi ma cường Pháp nhược này. Cũng có nhiều vị Tăng Sĩ Bô Tát, và nhiều Cư Sĩ Bồ tát có Chánh Tín, có Trí Huệ phân biệt được Chánh- Tà. Các vị ấy đã hy sinh chịu sự chửi mắng, vùi dập của quần ma mà thị hiện Giáo Hóa Thần Thông.- kế thừa và hưng thịnh dòng Thánh , nhiếp phục ma quân, nhằm báo đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi .- Dần đưa chúng sanh ra khỏi lưới Ma trở về Chánh Pháp Phật.

Screenshot (121).png
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 15.- Luận bàn phải đúng theo kinh điển Phật, noi dấu Thánh Hiền.

Đoạn 11

Hán-Việt:

Từ thân quyết chí phi tri, ý dục đẳng siêu hà sở, hiểu tịch tư thỗn, khởi khả thiên diên quá thời. Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai qui cảnh, thường dĩ như thử, vị năng thiểu phần tương ưng.

Việt:

Từ giả thân quyến quyết chí khoác áo người tu, là ý muốn vượt trên chỗ nào? Sớm tối nghĩ suy việc ấy (giác ngộ giải thoát) thì đâu thể dây dưa cho mất thời giờ. Trong lòng tự hứa sẽ làm trụ cột cho Phật Pháp, gương mẫu cho đời sau, thường nghĩ như thế đó mà còn chưa được chút phần tương ưng với việc xuất gia (huống là chưa nghĩ tới hay sao?).


Đoạn 12

Hán-Việt:

Xuất ngôn tu thiệp ư điển chương, đàm thuyết nãi bàng ư kê cổ. Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.

Việt:

Nói ra phải phù hợp với kinh điển, luận bàn phải dựa theo khuôn mẫu của người xưa. Hình dáng phải trang nghiêm tề chỉnh, tâm chí phải thong dong siêu thoát.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Cảnh sách: "Nói ra phải phù hợp với kinh điển, luận bàn phải dựa theo khuôn mẫu của người xưa."

Nếu thực tình chúng ta muốn làm rường cột cho Phật pháp, làm mẫu mực cho người sau, thì nói ra lời gì cũng phải phù hợp với kinh điển, với lời Phật ý Tổ. Phải nói đúng đắn chân thật, chẳng nên nói bướng, nói đùa hay đặt điều nói bậy.

Đây là việc cần lưu tâm và dùng Chánh trí soi sáng. Vì:

Kinh Viên Giác, Đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng.

Kinh là phá chấp, nếu lìa kinh tức còn chấp, còn chấp là ma, không thể giải thoát được.

Cổ nhân nói: "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết ".

ma1.jpg
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 16.- Tăng ly chúng Tăng tàn.

Đoạn 13

Hán-Việt:

Viễn hành yếu giả lương bằng, sác sác thanh ư nhĩ mục, trú chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn. Cố vân, sanh ngã giả phụ mẫu, thành ngã giả bằng hữu. Thân phụ thiện giả, như vụ lộ trung hành, tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận; hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến, hiểu tịch tạo ác, tức mục giao báo, một hậu trầm luân, nhất thất nhân thân, vạn kiếp bất phục.

Việt:

Đi xa cần nương bạn tốt, để thường lọc sạch tai mắt, trú ở cần phải chọn bạn để thường nghe những điều chưa nghe. Nên nói: “Sanh ta ra là do cha mẹ, làm nên ta là do bằng hữu.” Gần gũi người lành như đi trong sương móc, tuy không ướt áo nhưng lúc nào cũng được thấm nhuần. Quen gần kẻ ác thì thêm lớn những tri kiến ác, sớm tối làm ác thì phải chịu quả báo trước mắt, sau khi chết đi thì phải chịu trầm luân, một khi mất thân người thì vạn kiếp khó mà khôi phục lại được.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Chúng ta ra đi tìm Thầy học đạo cốt phải nhờ bạn lành, Thầy tốt khiến tai mắt chúng ta được trong sạch, được nghe lời hay, thấy được cái đẹp. Khi dừng ở cần phải chọn bạn chọn Thầy, gần được Thầy hay bạn tốt, chúng ta mới nghe được điều lợi ích chưa từng nghe, Bằng gần ông Thầy không hơn mình, bạn lại chẳng tốt thì dầu ở chung ngàn năm cũng chẳng lợi gì, đôi khi lại còn lui sụt. Nên người tu cần phải chọn thầy, chọn bạn là như thế. “Sanh ta là cha mẹ, làm nên ta là Thầy bạn”. Đây là sự thật không nghi ngờ gì hết. Vì chúng ta có được hình vóc vẹn toàn này là từ cha mẹ mà có, nhưng chúng ta có được trí tuệ, hiểu biết những điều siêu xuất thế gian lại chính nhờ Thầy bạn nuôi dưỡng bồi đắp mà nên. Nhờ Thầy bạn chúng ta mới thành người hữu ích cho chính mình và cho chúng sanh. Riêng tôi, nay được biết đạo lý giảng dạy thế này hoàn toàn là nhờ thầy bạn, chứ cha mẹ thì không thể làm được. Có nhiều người không may khi phát tâm xuất gia mà không gặp Thầy hay, bạn tốt, nên ở chùa năm, mười năm hay hai, ba mươi năm rồi, vẫn lẩn quẩn cũng chỉ trong hai thời khóa tụng, thật là tội nghiệp! Điều này cũng do phước duyên của mỗi người, chứ thật ra lúc phát tâm đi tu, vào chùa gặp đâu ở đó, có biết đâu mà chọn. Vì thế, chúng ta có phước duyên được gặp Thầy chỉ dạy nên người hữu dụng thì công ơn ấy thật vô cùng to lớn.

Câu chuyện về một vị thầy tu trong một ngôi chùa ở miền quê, vì hạnh nguyện muốn đem ánh sáng phật pháp vào đời sống nên thầy đã tổ chức những buổi giảng phật pháp cho những cư dân nơi đó.

Trong hội chúng có một người học trò căn tính lanh lợi, thông minh lại có tinh thần cầu học, ngoài những buổi nghe pháp ra, ở nhà còn thường xuyên tìm hiểu giáo lý đạo Phật qua kinh điển, sách vở nên người đó đã có kiến thức giáo lý rất tốt và có vẻ vượt trội hơn những người còn lại.

Nhưng cũng vì căn trí quá lanh lợi, thông minh và luôn là người giỏi nhất trong hội chúng nên sau một thời gian anh ta nhận thấy những người bạn đồng tu với mình sao mà chậm hiểu và yếu kém quá, anh ta thấy họ tiếp thu phật pháp kém quá, anh ta thông minh và chịu khó học hỏi nên đôi lúc có những bài giảng của thầy anh ta cũng đã hiểu biết hết rồi.

Từ đó trong tâm thức của anh học trò nãy sinh một tư tưởng tự mãn, cao ngạo, coi thường hội chúng, xem nhẹ những bài giảng của thầy.

Thế là không biết từ lúc nào anh ta thấy những buổi học không còn hấp dẫn như trước đây nữa, cũng từ đó anh ta lơ là, không hứng thú trong việc đi thính pháp nữa.

Trước đây anh ta luôn coi trọng những buổi buổi đến chùa nghe thầy giảng và luôn đặt ưu tiên lên hàng đầu, nếu có nhiều việc trùng nhau trong cùng thời điểm thì anh luôn lựa chọn việc tham gia buổi học, nhưng từ nay nếu có nhiều việc trùng nhau thì anh ta đặt việc học vào hàng thứ yếu mà ưu tiên cho các việc khác trước.

Cho đến một lúc anh ta đã bỏ ba kỳ học liên tiếp mà không có một lý do chính đáng nào. Vị thầy quán sát căn tánh biết được bản ngã của người học trò được nuôi lớn và tính cống cao ngã mạn đã khởi lên trong tâm thức cho nên anh ta thấy việc tham gia những buổi học là không cần thiết nữa.

Tuy nhiên thầy cũng thận trọng suy nghĩ lại, biết đâu anh ta bị tai nạn hay sự cố gì đó mà không đi thính pháp cũng nên, vì thế thầy quyết định sẽ đến nhà để thăm người học trò giỏi giang của mình.

Một buổi chiều mùa đông gió rét căm căm, thầy mang áo mưa trùm kín đầu lội bộ đến nhà thăm người học trò. Hé mở cánh cửa bước vào nhà thầy thấy anh học trò đang ngồi sưởi ấm bên bếp than hồng và đang đọc một quyển sách gì đó.

Anh học trò quá bất ngờ trước cuộc thăm viếng đột ngột này nhưng cũng nhanh chóng lấy lại bình tỉnh chào hỏi, mời thầy cùng ngồi bên bếp than cho ấm và pha một ấm trà ngon tiếp thầy.

Trong khi ngoài trời mưa gió não nề, gió rét căm căm mà được ngồi trong căn nhà ấm cúng, sưởi ấm bên bếp than hồng và thưởng thức chén trà thơm quả thật là hạnh phúc, thật là thú vị làm sao!

Sau những câu chào hỏi và rót trà mời thầy, anh học trò ngồi cung kính chờ đợi thầy nói về lý do của cuộc thăm viếng bất ngờ này.

Nhưng đã qua hai tuần trà mà thầy chỉ im lặng thưởng thức tách trà nóng mà không nói câu nào.

Hình như không nhận thấy sự sốt ruột của anh học trò nên thầy vẫn nhìn chăm chú vào bếp than hồng, những cục than cùng nhau cháy đỏ và tỏa hơi ấm khắp nhà, vẫn im lặng thầy lấy cây que gắp ra một cục than đang cháy đỏ hồng ra khỏi bếp để riêng một nơi.

Trong phút chốc cục than hồng tắt dần và cuối cùng thì lụi tàn chỉ còn một cục than đen thui lạnh lẽo nằm chơ vơ một mình trên nền nhà. Đến đây thì thầy đứng dậy kiếu từ ra về.

Quan sát hành động của thầy, anh học trò chợt tỉnh ngộ, cái bản ngã vĩ đại tự nhiên bị thu nhỏ lại, bao nhiêu tự mãn, cống cao ngã mạn trong tâm thức như tan biến, anh chợt thấy những tư kiến hình thành trong tâm của mình trong thời gian gần đây thật là sai lầm.(hết trích)

Kính các Bạn.

* Tăng.- Là một đòan thể thanh tịnh, cùng tu, cùng nhắc nhở nhau để thành Đạo Quả. Do vậy Chúng Tăng cùng sống chung gần gủi nhau như đám mía, nương tựa nhau mà tránh được mưa bảo phá hư. Cổ nhân nói : Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Mzya_j10
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 17.- Ẩn tu.

Đoạn 14

Hán-Việt:

Trung ngôn nghịch nhĩ, khởi bất minh tâm giả tai? Tiện năng tháo tâm dục đức, hối tích thao danh, uẩn tố tinh thần, huyên hiêu chỉ tuyệt.

Việt:

Lời ngay trái tai, sao chẳng ghi lòng tạc dạ? Như thế thì mới có thể rửa tâm nuôi đức, ẩn tích mai danh, giữ cho tinh thần sạch trong, dứt hết sự ồn náo .

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Trong kho tàng tri thức nhân loại. có từ "hối tích thao danh" hoặc "thao quang dưởng hối".- Nó mang ý nghĩa thâu lại những gì sáng tỏa, để nuôi dưỡng ý định. Đối với người tu thì mang ý nghĩa Ẩn tu. Nghĩa là ở ẩn nơi vắng vẻ ít người lai vãng để hành hạnh độc cư mà tu hành.

Bài học: HỌC CÁCH ĐI ĐỨNG Một vị ẩn sĩ cùng các đệ tử của mình họp mặt ở nhà khách. Ông quyết định rằng những người nào qua được kỳ sát hạch cuối cùng thì sẽ cho "tốt nghiệp " và xuống núi. Vị ẩn sĩ trầm ngâm một chút rồi nói: "Hôm nay các con cùng với Thầy đi dạo vườn hoa. Hễ ai biết phải đi đứng ra sao cùng người trên thì đã nắm vững được lẽ sống ở đời rồi ". Khi ông bước ra vườn, các đệ tử nhìn nhau rồi nhất loạt đi thụt lùi phía sau. Đi được một đoạn thì người thầy dừng lại. Ông quay lại nhìn học trò và nói: Đi như thế này thì Thầy là người mở đường cho các con sao? Nghe vậy, các đệ tử hoảng hồn, họ vội vàng chạy lên phía trước. Đi được một đoạn, vị ẩn sĩ dừng lại và nói: Ái chà! Đi đứng như vậy thì ta là người tùy tùng mất thôi. Các đệ tử dừng lại, nhìn nhau và suy nghĩ một lúc. Họ quyết định đi ngang với Thầy của mình. Đi được một lúc thì vị ẩn sĩ dừng lại và nói: "Thầy và trò sao lại đi ngang hàng với nhau, làm như vậy coi không được. Nghe đến đây, các đệ tử không dám đi nữa, họ đứng nép một bên và xin Thầy chỉ bảo phải đi đứng ra sao. Lúc này vị ẩn sĩ nói: Đi đứng ra sao không quan trọng. Chỉ cần lòng mình thanh thản là được. Các con phải biết đi trước, khi cần gánh lấy khó khăn trách nhiệm. Hãy đi sau mọi người, khi được hưởng quyền lợi hay danh vọng. Nên đi ngang hàng với những người nghèo khổ, họ đang cần các con giúp đỡ. Đừng nên nhìn xung quanh để quyết định mình đi đứng ra sao. Bây giờ, các con hãy ra đi với tấm lòng rộng mở và quảng đại, thế là đủ .

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Tu_so_10
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 18.- Cửa Phương tiện.

Đoạn 15:

Chánh Văn:
“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Kính các Bạn.
Như trước đây chúng ta đã thấy. Thế Gian Đạo (Tôn Giáo), lấy Ý Thức, lấy 18 Giới, nên hoặc là kinh nghiệm thấy, nghe, hay, biết, hoặc trong giấc mộng, hoặc Thần khải mà tạo nên Tôn Giáo.

Phật Giáo thì hoàn toàn khác

PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG CỦA PG .- Dùng Nhị Đế.- Loại trừ Ý Thức suy lường.

* PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC CỦA PG LÀ CHÂN LÝ VŨ TRỤ, MÀ ĐỨC PHẬT VÌ LÒNG TỪ BI, ĐÃ BIẾN HIỆN THÀNH TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC .
  • ĐỂ TRONG CÕI MỘNG TƯỞNG CỦA CHÚNG SANH CÓ ĐƯỢC ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ.
  • ĐỂ LÀM CHO CHÚNG SANH TỈNH THỨC, XÃ BỎ MỌI ĐẤU TRANH, MỌI VÔ MINH LẦM CHẤP .
  • ĐỂ GIÚP CHÚNG SANH TRỞ VỀ TÁNH GIÁC, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, TỊCH DIỆT CHƠN THƯỜNG CỦA CHÍNH MÌNH.

* Nghĩa là Phật Giáo hình thành bằng TRÍ TUỆ mà không dùng THỨC TÌNH .

* PHẬT GIÁO LÀ CHÂN ĐẠO, LÀ CHÂN GIÁO., LÀ CHÂN NHƯ.

Nhưng Chân Như là không thể nói, không thể biết.- Do vậy Đức Phật phải dùng phương tiện.- Để đưa chúng sanh vào Chân Như Niết Bàn Tánh Tịnh.

Bản chất:

+ Cứu Cánh là bất biến.

+ Phương tiện là Tùy Duyên.

Đây là khía cạnh : Tôn Giáo có thể vận dụng "phương tiện" để đạt mục đích . (trong Đạo Phật)

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách D_bzo11

Vậy. - Cụ thể, đại khái những gì có thể là phương tiện của Phật thị hiện ?
(xem thêm

Bài 8, 9, 10, 11, 12)
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 19.- Nguồn Chơn- Bản Tánh.

Chánh Văn:
“Nhược dục tham thiền học đạo, đốn siêu phương tiện chi môn, tâm khế huyền tân, nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khởi ngộ chân nguyên”.

Dịch:

Nếu muốn tham thiền học đạo, là môn vượt ngoài phương tiện, thì trong phải hợp với mé huyền và nghiên cứu tường tận cái tinh yếu của đạo. Chọn lựa được chỗ thâm sâu rồi mới có thể khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).
+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

khai ngộ được nguồn chơn (tức bản tánh).

Nguồn Chơn, tức Chơn Như: Tất cả pháp từ Tâm mà có. Cái "Tâm" mà từ đó có các pháp là TÂM CHƠN NHƯ. (xem: Quán Tâm .- Thế nào là Tâm- theo Đạo Phật?)

Bài 10- Tâm Chân Như.

Tâm Chân Như chính là Chân Tâm- Bổn Tánh, là thực tại, cội nguồn của Phật- Chúng sanh- Tâm


Định nghĩa tổng quát:

* Chân Như là thực tại “bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”, nghĩa là thực tại nguyên sơ và tối hậu từ đó tất cả mọi thế giới hiện tượng sinh ra.

* Chân Như là cái dung chứa mọi mâu thuẫn, đối nghịch: có và không, động và tĩnh, một và nhiều, như thật và như huyễn, tướng và vô tướng… đồng thời vẫn thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi chúng.

* Chân Như là cội nguồn của vạn pháp, vạn vật.

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính ổn định, thường hằng, nằm ngoài mọi lý luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân.

Tổ Mã Minh ở Đại Thừa khởi tín luận, nói về Chân Như, như sau:

“Cái Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”

Những từ khác về “Chân Như”—Other terms for “Bhutatathata”

Chân Thực Như Thường: The eternal reality.
Bất Biến Bất Cải: Unchanging or immutable.
Tự Tánh Thanh Tịnh Tâm: Self-existent pure Mind.
Phật Tánh: Buddha-nature.
Pháp Thân: Dharmakaya.
Như Lai Tạng: Tathagata-garbha, or Buddha-treasury.
Thực Tướng: Reality.
Pháp Giới: Dharma-realm.
Pháp Tính: Dharma nature.
Viên Thành Thực Tánh: The complete and perfect real nature.

* Những từ ngử khác liên hệ đến Chân Như như:

Chân Như Bổn Tánh: Bổn tánh chơn thật như thường . Đó là bản tánh tự nhiên của chúng sanh, nó chơn thật, không hư vọng. Tánh ấy trống không mà linh thiêng, vắng lặng mà mầu nhiệm, dù trãi qua bao nhiêu kiếp vẫn tồn tại như thế; còn gọi là bổn lai diện mục.

Thiền Tông gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng. Tịnh Độ Tông gọi là Bổn Tánh Di Đà. Khổng Tử gọi là Thiên-Lý. Lão Tử gọi là Cốc-Thần (Cốc là Hang trống; Thần là Hồn Thiêng).

Chơn Như Hải: Biển Chơn Như. Chơn Như, Pháp Tánh hay Phật Tánh có vô lượng công đức bởi vậy nên gọi là Chơn Như hải.

Chơn Như Nội Huân: Chân Như huân tập bên trong, lần lần phát khởi lòng Bồ Đề, chán cõi trần tục, cầu thành Phật Đạo. Đó là do sức Nội Huân từ bên trong tâm mà thành. Cũng có thể hiểu là từ Pháp Thân, Phật Tánh mà phát khởi tính giác, trừ vọng hoặc đến giác ngộ giải thoát; đó gọi là Chân Như Nội Huân.

Chơn Như Tam Muội: đó là Đại Định Chân Như, tu theo phương pháp quán tưởng lý vô tướng của các pháp trừ được những mối vọng hoặc.

Tuy rằng Tâm Chân Như, theo chư Tổ gợi ý khó dùng ngôn ngữ, suy lường mà biết được. Nhưng Đức Phật vẫn có nhiều phương tiện để hiển bày.

về nguồn.jpg
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 20.- Học hỏi Thiện Tri Thức.

Đoạn 15 (tt)

nghiên cơ tinh yếu, quyết trạch thâm áo, khải ngộ chân nguyên, bác vấn tiên tri, thân cận thiện hữu, thử tông nan đắc kỳ diệu, thiết tu tử tế dụng tâm, khả trung đốn ngộ chánh nhân, tiện thị xuất trần giai tiệm.

Dịch:

Tham cứu cho rốt ráo chỗ tinh yếu của Đạo, quyết chọn chỗ sâu xa, để mở sáng nguồn chân, tham vấn rộng khắp với những vị giác ngộ đi trước, thân cận với người lành. Tông nầy khó đạt được chỗ kỳ diệu của nó nên cần phải khẩn thiết dụng tâm cho tinh tế (miên mật), mới có thể ngay trong đó mà đốn ngộ chánh nhân, đó chính là thềm bực ra khỏi trần lao.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Người học Đạo. Trước Quy y Thế độ theo Thầy xuất gia. Nhưng bước kế tiếp phải tìm học Thiện Tri Thức mới thấu được chỗ sâu xa của Đạo. Giai đoạn này gọi là "Hành Cước cầu Sư" .- Dụng ngữ Thiền Hành cước (行腳/angya) có nghĩa là đi chu du đây đó nhằm mục đích học hỏi. Cách gọi khác là Du phương (遊方), Du hành (遊行), Vân thủy (雲水) có hai nghĩa là thứ nhất, tăng lữ không có chỗ ở nhất định vì tìm kiếm danh sư hoặc vì tự mình tu trì. Thứ hai, các cuộc tham vấn, đọ sức, trau dồi kinh nghiệm sau khi ngộ đạo, sau đó mới trụ trì giáo hoá kẻ khác.

Ở Kinh Hoa Nghiêm. Có tấm gương Thiện Tài Đồng Tử. Và nói về sự thâm vấn học Đạo. Như bài kệ Hồi Tâm của Cổ Đức:

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Sng_ty11

Khổng Thánh nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Ðế còn sư Sự Quảng Thành.
Thiện Tài ngũ thập tam tham.
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền.
Xem lịch sử Tiên hiền, cổ Thánh,
Biết bao nhiêu khổ hạnh tham cầu.
Ðạo tuy rộng lớn cao sâu,
Nhỏ hơn mảy bụi dễ hầu biết sao?
(sám hồi tâm)

Nói chung trong 53 vị Thiện Tri Thức, ai cũng có vai trò quan trọng riêng nhưng ba nhân vật này tiêu biểu cho vai trò nòng cốt trong lĩnh vực:

1. Khai thị,
2. Ngộ Nhập và
3. Ấn chứng.

Ngày nay. Sự Hành Cước được đơn giản hơn.- Vì chư Thiện Tri Thức có thể tìm thấy trên mạng xã hội.- Chỉ cần biết cách biết vị Thiện Tri Thức nào thấu triệt Chánh Đạo là đủ.- Nhưng làm sao để biết ?

“Sương dày trời khó hiện
Mây phủ giăng phủ mờ
Có tâm tìm cầu Phật
Ngày đêm gắng dụng công”.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 21.- (3) Giới & (25) Cõi
Đoạn 15 (tt)

Chánh Văn:
“Thử tắc phá tam giới, nhị thập ngũ hữu”.

Dịch:
Đây là phá 3 cõi 25 loài.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Tam Giới: Dục, Sắc, Vô Sắc là cõi giới chúng sanh ở.
25 Hữu: Là 25 loài chúng sanh.

Vậy ! Chẳng lẻ là phá chúng sanh và phá chỗ chúng sanh ở ?

Ô. Không phải đâu ! Mà là phá sự câu thúc của 3 giới. Phá sự chấp mắc thành Sanh tử của 25 Tâm niệm mê lầm.

Tam Giới:

* Thế nào là Tam giới ?

* Tam giới là ra vào Sanh- Tử.
+ Tam giới là 3 cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới.
  • Dục giới là cõi mà con người nặng về đời sống vật chất.
  • Sắc giới là cõi mà con người nặng về đời sống tình cảm.
  • Vô Sắc giới là cõi mà con người nặng về đời sống tư tưởng.

Luận Ngộ Tánh. Tổ Đạt Ma dạy rằng:

II. Tánh Thể Bất Giảm Bất Tăng.

Luận dạy:

- Tam giới là tham sân si.

- Trái với tham sân si là giới định huệ.

- Có giới định huệ gọi là vượt khỏi tam giới.

- Thật ra tham sân si cũng không có thể tánh chơn thiệt. Chỉ y cứ nơi chúng sanh mà nói đó thôi.

- Nếu có thể phản chiếu thì thấy rõ tánh của tham sân si là Phật tánh. Ngoài tham sân si không có Phật tánh riêng.

- Kinh dạy rằng: Chư Phật từ nào vẫn ở tại tam độc mà nuôi lớn các pháp lành, mà thành đấng Thế Tôn.
(hết trích)

* Từ đó ta có thể thấy ra:

+ Nếu người còn "chấp giới thủ và chưa hiểu được thật tánh của vạn vật " ,tức là chưa vào được Phật pháp (người được vào dòng.- Tức là quả Nhập lưu phải có 3 điều kiện: dứt nghi, hết thân kiến và trừ giới cấm thủ). Người chưa vào được quả Nhập lưu, thì phải bị "Nghiệp dẫn luân hồi trong Tam giới. - Là như đọa Địa ngục.

+ Nếu hành giả đã vào Đăng địa Bồ tát, như các trường hợp "lưu hoặc" nói trên, thì không còn bị nghiệp dẫn vào sanh tử trong Tam giới nữa, mà là Tùy nguyện thọ sanh trong Tam giới.- Đó là cũng vào Địa ngục, nhưng ví như ngài Mục Kiền liên vào để cứu mẹ, vì tự nguyện mà vào để cứu chúng sanh.

Như vậy: Tất cả đều thọ sanh tử, chỉ khác nhau là do NGHIỆP hay do NGUYỆN mà thôi.

Vì sao ? Vì: Chư Phật lấy Pháp giới làm thân, thân đó là Kim Cang Thân là bất sanh bất diệt. Nên Bồ tát cũng từ Tam giới mà nuôi lớn Pháp thân.

Pháp Thân Phật đấy là Tam giới,
Báo thể người đây suốt Vạn hòa.
Bình đẳng ba thân đầy tự tại,
Thuyền NHƯ đậu bến Mật ba la.
(???)

++++++++
25 Cõi.

+ Nhị thập ngũ Hữu là 25 cõi.

+ Hữu ở đây là nói "Hữu" (có) sanh tử, Hữu luân hồi, hữu lậu hoặc (vô minh).

+ Nhị thập ngũ Hữu là 25 cõi mà ở đó chúng sanh "Hữu" (có) sanh tử, Hữu luân hồi, hữu lậu hoặc (vô minh).- Đây là cảnh giới của chúng sanh chưa "Nhập Chơn Như" (chứng Thánh quả, thành Phật).

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có nói đến 25 cõi này. Sau đây là 25 cõi mà Đức Phật nói đện:

*Nhị thập ngũ hữu (25 cõi): 25 cõi này còn trong tam giới.

Tứ vức, tứ ác thú,

Lục dục, tin phạm thiên,

Tứ thiền, tứ vô sắc,

Vô tưởng, cập bất quờn.


Nghĩa là:

– Tứ vức cõi có:

1. Đông thắng thần châu,

2. Tây ngưu hóa châu,

3. Nam thiện bộ châu,

4. Bắc câu lâu châu.

– Tứ ác thú cõi có:

5. Địa ngục,

6. Ngạ quĩ,

7.Súc sanh,

8 A tu la.

– Lục dục cõi có:

9. Tứ thiên vương thiên,

10.Đa lợi thiên,

11. Da ma thiên,

12.Đâu xuất đà thiên,

13. Hóa lạc thiên,

14 Tha hóa tự tại thiên.

– Trời Phạm thiên cõi.
– Tứ thiền cõi có:

15. Sơ thiền,

16. Nhị thiền,

17. Tam thiền,

18. Tứ thiền.

– Tứ vô sắc cõi có:

19. Không vô biên xứ,

20. Thức vô biên xứ,

21. Vô sở hữu xứ,

22. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

– 23. Vô tưởng cõi (trời vô tưởng): là tu thiền định thấy mình không còn gì nữa, không còn tư tưởng, tất cả rõng không (diệt tận định).

– 24, 25, 26, 27, 28. Cập bất quờn cõi: 5 lối tu thiền định để không còn vô minh (nếu tu đúng thì từ đây được quả nhập lưu).

23 cõi này thật ra không phải ở trên trời cao xa gì cả. Mà là cảnh giới "Định lực" của hành giả và "nghiệp lực" chúng sanh.

+++++++++++++++
* Có thuyết cho rằng: Cõi Tứ Vực, trong đó có Nam Thiệm Bộ Châu thì cõi người trụ ở đó.

* Theo Hòa Thượng Thích Từ Thông Pháp sư thì : Thì 25 cõi không nên nghĩa là các cõi trời khác nhau, mà nên quán sát là tất cả đều là con người.

- Nếu con người tham, sân, si thì là ở cõi tứ ác thú.

- Nếu con người có tâm hạnh thiện thì là ở các cõi trời lục dục.

- Nếu con người tu từ sơ thiền đến tứ thiền, thì ở cõi trời Sắc giới.

- Nếu con người tu tứ Định từ Không vô biên xứ định đến phi tưởng phi phi tưởng xứ định, thì ở cõi trời Vô Sắc giới.

- v.v... và v.v....

25 cõi là phân chia theo trạng thái "Tâm thức" có thô có tế. (có quán chiếu như thế, mới tránh được sự mê lầm vọng tưởng).
++++++++++++++

Kinh Bát Nhã dạy.

* 25 Tam muội.dùng để phá 25 cõi.

Kinh văn: Này Thiện nam tử ! Đại Bồ tát trụ bậc VÔ SỞ ÚY chứng được hai mươi lăm muôn tam muội, phá vỡ tan hai mươi lăm cõi:

Được Vô cấu tam muội, phá vỡ cõi địa ngục.
Được Bất thối tam muội, phá vỡ cõi súc sanh.
Được Tâm lạc tam muội, phá vỡ cõi ngạ quỷ.
Được Hoan hỉ tam muội, phá vỡ cõi A tu la.
Được Nhật quang tam muội, phá vỡ cõi Đông thắng thần châu.
Được Nguyệt quang tam muội, phá vỡ cõi Tây ngưu hóa.
Được Nhiệt diệm tam muội, phá vỡ cõi Bắc câu lô.
Được Như huyển tam muội, phá vỡ cõi Nam diêm phù đề.
Được Nhất thiết pháp bất động tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiên vương thiên.
Được Tồi phục tam muội, phá vỡ cõi Đao lợi thiên.
Được Duyệt ý tam muội, phá vỡ cõi Diệm ma thiên.
Được Thanh sắc tam muội, phá vỡ cõi Đâu xuất thiên.
Được Huỳnh sắc tam muội, phá vỡ cõi Hóa lạc thiên.
Được Xích sắc tam muội, phá vỡ cõi Tha hóa tự tại thiên.
Được Bạch sắc tam muội, phá vỡ cõi Sơ thiền thiên.
Được Chủng chủng tam muội, phá vỡ cõi Đại phạm thiên vương.
Được Phong tam muội, phá vỡ cõi Nhị thiền.
Được Lôi tam muội, phá vỡ cõi Tam thiền thiên.
Được Chú võ tam muội, phá vỡ cõi Tứ thiền thiên.
Được Như hư không tam muội, phá vỡ cõi Vô tưởng thiên.
Được Chiếu kính tam muội, phá vỡ cõi Tịnh cư ngũ bất hoàn thiên.
Được Vô ngại tam muội, phá vỡ cõi Không vô biên xứ thiên.
Được Thường tam muội, phá vỡ cõi Thức vô biên xứ thiên.
Được Lạc tam muội, phá vỡ cõi Vô sở hữu thiên.
Được Ngã tam muội, phá vỡ cõi Phi tưởng, phi phi tưởng xứ thiên.

Đấy gọi là Bồ tát chứng được hai mươi lăm thứ tam muội, phá vỡ tan hai mươi lăm cõi.

Này Thiện nam tử ! Hai mươi lăm môn tam muội này là vua của các môn tam muội. Đại Bồ tát nhập những môn tam muội vương này, nếu muốn thổi cho tan hoại núi Tu di liền có thể tùy ý. Nếu muốn biết tam muội của mọi chúng sanh đều có thể biết. Muốn đem mọi loài chúng sanh trong cõi đại thiên để vào lỗ chân lông nơi thân của mình đều có thể tùy ý và khiến cho chúng sanh đó không có quan niệm bị chật hẹp. Nếu muốn hóa làm vô lượng chúng sanh đầy khắp cõi đại thiên cũng liền tùy ý. Nếu muốn một thân hóa làm nhiều thân, lại nhập nhiều thân làm một thân, dù làm những việc như vậy nhưng tâm không trụ chấp vướng bận như hư không.

Chú thích:

+ Tam Muội: dịch là Chánh Thọ. Chánh thọ là chẳng Thọ tất cả các Thọ.- chăng thọ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chẳng thọ lạc, chẳng thọ khổ, chẳng thọ bất lạc bất khổ. Đây là trạng thái xả niệm, tâm chuyên chú nhất tâm vào một đề mục thiền quán.

Phật dạy, dùng 25 món Tam muội trên đây để phá tan 25 cõi.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Thian111
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 22.- Biết vọng đừng theo.

Đoạn 15 (tt)
Chánh văn:
nội ngoại chư pháp tận tri bất thật, tùng tâm biến khởi, tất thị giả danh; bất dụng tương tâm tấu bạc, đãn tình bất phụ vật, vật khởi ngại nhân; nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục, văn thanh kiến sắc cái thị tầm thường, giá biên na biên ứng dụng bất khuyết.

nghĩa:
Tất cả các pháp trong ngoài trọn biết là không thật, từ tâm biến hiện tức là giả danh. Chẳng cần đem tâm nương gá nơi đâu, chỉ cần không bám theo vật, thì vật cũng chẳng chướng ngại được người. Mặc tình cho Pháp Tánh trùm khắp, đừng đoạn dứt cũng đừng tiếp nối, nghe tiếng thấy sắc đại để đều là việc tầm thường, dù bên này hay bên kia chỗ ứng dụng chẳng thiếu.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

+ "Tất cả các pháp trong ngoài trọn biết là không thật, từ tâm biến hiện tức là giả danh".

- Thế nào là "Tất cả các pháp trong ngoài" ?

Duy thức Luận phân chia Tất cả các pháp, gồm 100 món. Nói chung phân ra làm :

1. Trong: là thuộc Tâm vương Pháp.
2. Ngoài: là thuộc Tâm sở Pháp.

* Mang ý Nghĩa Trong Tâm và Ngoài Thân.- Tất cả đều do Nhân Duyên giả hợp không có Thật Ngã. Chỉ là giả danh gọi vậy thôi- Nên nói "trọn biết là không thật, từ tâm biến hiện tức là giả danh".

* Bởi vì là giả danh không thật. Nên người tu chỉ cần "Biết vọng đừng theo". Được vậy thì : Mặc tình cho Pháp Tánh trùm khắp, đừng đoạn dứt cũng đừng tiếp nối, nghe tiếng thấy sắc đại để đều là việc tầm thường, dù bên này hay bên kia chỗ ứng dụng chẳng thiếu.

* “Nhậm tha pháp tánh châu lưu, mạc đoạn mạc tục”. Khi tâm cảnh không dính nhau, chúng ta không còn lệ thuộc vào vọng tình, cái mà hằng lâu chúng ta chấp cho nó là mình. Lúc đó cái gì là mình? Chỉ vì lâu nay chúng ta thấy hòn bọt cho đó là biển cả, đâu ngờ nay đập tan hòn bọt mới thấy biển cả mênh mông. Khi vọng tưởng hết, chừng ấy chúng ta mới thể nhập pháp tánh vô biên. Chổ này Tổ Tăng Xán gọi là “Viên đồng thái hư, vô khiếm vô dư”. Khi tâm dừng, không chạy theo vọng tưởng nữa đừng tưởng là hết, mà lúc ấy là lúc đập tan hòn bọt để hòa cùng biển cả. Nơi nơi chốn chốn đều có mình. Mình không còn hạn cuộc trong cái thân nhỏ bé này nữa mà trùm khắp hư không.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách Phzep_14


Đó là chỗ Diệu dụng của Hành quả mà tựu thành Pháp Thân.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 23.- Vãng lai tam giới .

Đoạn 16

Hán-Việt:

Như tư hành chỉ, thật bất uổng phi pháp phục, diệc nãi thù báo tứ ân, bạt tế tam hữu. Sanh sanh nhược năng bất thoái, Phật giai quyết định khả kỳ. Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc.

Việt:

Nếu chỗ nầy mà làm được thì thật không uổng khoác áo pháp, cũng là báo đền bốn ân, cứu vớt ba cõi. Đời đời nếu có thể không thoái lui, thì quả Phật quyết định có thể kỳ vọng. Đến đi làm khách của ba cõi, ra vào đều làm khuôn phép cho người.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

* Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc.
nghĩa là:

Đến đi làm khách của ba cõi, ra vào đều làm khuôn phép cho người.

+ 3 Cõi: 1. Cõi Dục, 2. Cõi Sắc, 3. Cõi Vô Sắc.

1. Cõi Dục là cảnh giới những người sống nặng về 5 món dục.- Tài, sắc, danh, thực, thùy. nặng trong 6 căn (6 tầng trời Dục).- Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, bộ Não.- Tóm gọn là người chìm đắm trong Tài dục, Dâm dục, Thực dục.

2. Cõi Sắc là người sống nặng về Tình Ái.- Như các tình cảm: cha mẹ, con cái, anh em, bạn bè, người yêu v.v...

3. Cõi Vô Sắc. là người sống nặng về siêu hình, tư tưởng. Như ông lên bà xuống, bói toán phong thủy v.v...

Người tu vẫn có thể dạo chơi trong 3 cõi đó. Nhưng không trú chấp, không vướng mắc. Thích đến thì cứ đến có thể mang Đạo và Tâm đến cho chúng sanh, rồi đi, như người khách. Không nên mang đi theo bất cứ thứ gì thuộc 3 cõi uế trược nơi đó.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Tu_so110
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 24.- Thiền

Đoạn 17

Hán-Việt:

Thử chi nhất học tối huyền tối diệu. Đãn biện khẳng tâm, tất bất tương trám.


Việt:

Một pháp Thiền học nầy rất huyền rất diệu. Chỉ cần có đầy đủ quyết tâm ắt không dối nhau.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

THIỀN.

Chỉ một chữ mà rất sâu xa huyền diệu.

https://diendanphatphap.com/diendan/threads/man-dam-ve-phap-thien.38723/

Mời xem khảo cứu về Thiền (có nói rộng hơn).
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 25.- Chí tu hành kiên cố.
Đoạn 18

Hán-Việt:

Nhược hữu trung lưu chi sĩ, vị năng đốn siêu, thả ư giáo pháp lưu tâm, ôn tầm bối diệp, tinh sưu nghĩa lý, truyền xướng phu dương, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Thời quang diệc bất hư khí, tất tu dĩ thử phù trì. Trú chỉ uy nghi, tiện thị Tăng trung pháp khí. Khởi bất kiến ỷ tùng chi cát, thượng túng thiên tầm, phụ thác thắng nhân phương năng quảng ích. Khẩn tu trai giới, mạc man khuy du. Thế thế sanh sanh thù diệu nhân quả.

Viết:

Nếu có người căn cơ ở bậc Trung, không thể ngay nơi pháp đốn ngộ nầy mà vượt thoát, thì nên ở nơi giáo pháp mà lưu tâm, tìm học kinh giáo, nghiên cứu nghĩa lý cho rõ ràng, truyền bá rộng khắp, tiếp đón diều dắt người đời sau, để báo đền ân đức của Phật. Thời giờ cũng đừng bỏ qua, cần phải lấy những việc đó làm chỗ nương tựa và giữ gìn. Đi đứng oai nghi, mới chính là bậc pháp khí trong hàng tăng chúng. Há chẳng thấy dây sắn nương cây tùng mà vươn lên cao ngàn thước, nương nhờ cái nhân thù thắng mới có thể đạt được nhiều lợi ích. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Người xưa có câu:
  • Bậc Hạ lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo mà không hiền lành (thiện ) được.- Đây là kẻ phàm phu.
  • Bậc Trung lưu chi sĩ . Được nghe dạy bảo thì tiếp thu mà cải ác hành thiện.- Đây là bậc Hiền
  • Bậc Thượng lưu chi sĩ . không cần dạy bảo mà tự hành thiện.- Đây là bậc Thánh .

Chúng ta tuy chưa làm được Thánh Nhân. Nhưng chí ít không là kể hạ lưu ác độc. Mà nên là kẻ trung lưu Hiền đức. Nghe lời phải, ý Tổ, kinh Phật mà tu sửa lấy mình. Phải chân thành tu hành giữ gìn trai giới, đừng có khinh thường mà bỏ qua. Có như vậy thì đời đời kiếp kiếp sẽ được cái nhân quả vô cùng tốt đẹp.- Tiến đến quả Phật không xa.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Tu_hze10
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 26.- Ý chí Trượng phu.
Đoạn 19 + 20

Hán-Việt:

Bất khả đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thời, khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến. Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. Tích lũy chuyển thâm, tâm trần dị ủng, xúc đồ thành trệ, nhân sở khinh khi.

Việt:

Không thể ngồi không qua ngày, lơ mơ qua giờ, đáng tiếc cho ngày tháng qua mau, sao chẳng cầu thăng tiến trên đường Đạo? Uổng hao của mười phương tín thí, cũng là cô phụ bốn ân. Tích chứa cho nhiều thì tâm dễ bị bụi trần che lấp, nên làm việc gì cũng chẳng xong, bèn bị người khinh chê.

Đoạn 20

Hán:

Cổ vân, bỉ ký trượng phu, ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Nhược bất như thử, đồ tại tri môn, nhẫm nhiễm nhất sanh, thù vô sở ích.

Việt:

Người xưa nói: “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục. Nếu chẳng như thế, luống ở cửa chùa, thấm thoát một đời, quyết không lợi ích.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Thế nào là Bậc Đại Trượng phu ?

- Ngài Mạnh Tử 孟子 định nghĩa:Người đàn ông chí khí hiên ngang, lòng dạ thẳng thắn bất khuất. “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu” 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 (Đằng văn công hạ 滕文公下) Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, như thế gọi là bậc đại trượng phu.
(Từ điển Nguyễn Quốc Hùng)

Cao siêu hơn là:

- Điều Ngự Trượng Phu:

Phật cũng có đanh hiệu là Phú Lâu Sa Đàm Miệu Bà La Đê (Pnrusa Danya Sarafiy). Trung Hoa địch là Điêu Ngự Trượng Phu.
Điều Ngự là sửa trị, mang ý nghĩa vừa điều phục, vừa chê ngự. Đức Phật là bậc Vô Thượng Điêu Ngự Sư. Ngài là bậc Đại Từ, bậc Đại Thí, có lúc Ngài dùng lời lẽ êm địu, có lúc Ngà! dùng lời lẽ nghiêm khắc đê sửa trị, hóa cải các bậc trượng phu, nhăm dân họ vào Đạo Vô Thượng. Như bài kệ thuyết:
Độ tử như ngựa kéo xe Pháp
Điều Ngự sư là bậc Pháp vương
Ngựa sai đường do chưa thuần thục
Phải điều về nẻo chánh, đường ngay.
Khéo điều tâm, tận trừ tội lỗi,
Mở rộng đường vào Vô Thượng Đạo.
Không khéo điều, xa lìa Chánh Pháp
Vô Thượng Điều Ngự là vậy đó.

Có 5 pháp sửa trị là:
1- Pháp sửa trị của cha mẹ, anh em, bạn hữu.
2- Pháp sửa trị của quan quân.
3- Pháp sửa trị của Sư trưởng.
Trên đây là 3 pháp sửa trị của thế gian.

4- Nghiệp cảm đời này dẫn đến quả báo ở đời sau. Như thế gian thường nói: “Nếu đời này chăng dùng luật pháp để trị được người phạm tội, thì sau khi mạng chung, người ây sẽ bị Diêm vương trừng trị”.

5. Phật là bậc Vô Thượng Điều Ngự Sư, lấy pháp Niết Bàn giáo hóa chúng sanh, đem lại cho chúng sanh sự an lạc,giải thoát.
Vì các pháp thế gian dùng đề sửa trị chẳng có giá trị tuyệt đối, chăng có tác dụng lâu đài, nên Phật thị hiện thân người,dùng 3 thừa giáo, tùy theo căn trí của chúng sanh mà hóa độ họ, khiên không mất đạo chủng, được chân thiện Pháp, được an lạc cả trong đời này và trong đời sau.
Bởi vậy nên Phật được gọi là bậc Điều Ngự Sư.

* Người nữ cũng hóa độ được. Sao chỉ nói đến Điều Ngự các bậc trượng phu?
- Có thuyết cho rằng “Người nam mới làm nên sự nghiệp lớn, còn người nữ thì có 5 điêu ngại là:
1- Không làm được Ma vương.
2- Không làm được Chuyên Luân Thánh Vương.
3- Không làm được Thiên vương.
4- Không làm được Phạm vương.
5- Không làm được Phật”.
Bởi nhân duyên vậy, nên không nói đến người nữ.

Lại có thuyết cho rằng: “Bậc trượng phu phải được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là người có chí lớn. Dù là người nữ, nếu có chỉ lớn hướng về đạo Vô Thượng, thì cũng được gọi là bậc trượng phu”.
(hết trích)

Kính các Bạn. - “Kia đã là bậc trượng phu thì ta cũng thế” chẳng nên tự khinh chê mà lùi bước khuất phục".

Nếu chưa được Điều ngự Trượng Phu như Phật. Thì cũng giữ ý chí Đại Trượng Phu như Nho: Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được,". - Đối với chí tu hành không nên hèn mạc lui sụt trở thành lặng nhặn lị nhị không bằng đàn bà.-

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Quzen_10

(Bác Trừng Hải thảo luận)
Mô Phật,

Nguyện bách kiếp thiên sanh. Xứ xứ đồng vi pháp lữ.

Lời thật thâm mật mà thanh cao nên dư âm ngọt dịu như cam lồ. Chí thì dũng mãnh vượt hào khí thiên binh vạn mã mà Ý thì bi hoa thấm đẫm tận cùng tế vi thọ cảm. Bậc trượng phu đâu phải nơi hô mưa gọi gió mà tại chí vượt thoát khổ ách đồng cam cùng thiên hạ thọ lãnh quang minh biến chiếu.

Nam-mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma-ha-tát

Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 27.- Phản Vọng Quy Chân.

Đoạn 21

Hán:

Phục vọng hưng quyết liệt chi chí, khai đặc đạt chi hoài, cử thác khán tha thượng lưu, mạc thiện tùy ư dung bỉ. Kim sanh tiện tu quyết đoán, tưởng liệu bất do biệt nhân. Tức ý vong duyên, bất dữ chư trần tác đối. Tâm không cảnh tịch, chỉ vị cửu trệ bất thông.

Việt:

Kính mong các vị khởi lên cái chí quyết liệt, mở ra cái tâm thông suốt khác người, tất cả việc làm phải nhìn theo bậc Thượng kia, chớ chuyên theo với kẻ tầm thường. Ngay nơi đời nầy cần phải đoạn dứt sanh tử, tự mình lo liệu chẳng do người khác. Dứt ý quên duyên, chẳng cùng các trần làm bạn. Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ đã lâu nên không thông suốt được.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Tổ dạy: "Ngay nơi đời nầy cần phải đoạn dứt sanh tử, tự mình lo liệu chẳng do người khác".

Ý là muốn khuyên người tu Phật.

  • Hãy tự thắp đuốt lên mà đi.
  • Đừng ão tưởng bâng quơ cầu xin, van vái.
  • Đừng mong mõi nơi bất cứ thế lực ngoại lai nào.
  • Quyết chí giải quyết vấn đề Sanh- Tử ở "ngay đời này".
  • Đừng ăn bánh vẻ mong chờ đời sau mà có được !

* Phải tự mình Tu, Tự mình chứng, Tự mình thoát ly sanh- Tử .- không có ai làm cho ai thanh tịnh được đâu .

Tổ dạy: "Dứt ý quên duyên, chẳng cùng các trần làm bạn", "Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ đã lâu nên không thông suốt được".
.

Ngụ Ý là : Giải trừ Ý Thức.- Chuyển Thức thành Trí. - Không chạy theo 6 Trần cảnh.- Bằng cách Phản vọng quy Chân. Xoay về Tự Tánh (Không Tịch).- Vì "Tâm cảnh vốn không tịch, chỉ vì ngăn trệ (Bởi vọng tưởng) đã lâu nên không thông suốt được".

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Screen54

(Bác Trừng Hải thảo luận)
Hề hề,

Thiền tông với người ngoài cửa sở dĩ mông lung vì vốn chỉ truyền trao cho người trong chốn thiền lâm, thầy truyền cho trò, trò truyền cho tôn...mà giữ huyết mạch tông môn không dứt; nhưng vốn dĩ Pháp của Phật mà còn đoạn tận (Đoạn tận vốn do hoàn diệt) huống hồ Tông pháp của chư Tổ cho nên qua được vài đời thì vài dòng tuyệt tích chỉ còn lưu dấu trên ngữ lục. Nhưng bởi ngữ lục theo thời gian thì trở nên phổ thông đến độ những kinh nghiệm hành trì quý giá trở thành lời "khẩu đầu" chứ mất vị "tuyệt cú".

"Tâm không cảnh tịch; chỉ vị cửu trệ bất thông"
Tâm không phóng dật, không chìm đắm thì cảnh lặng yên (phóng dật thì quán tưởng nhàm chán; chìm đắm thì quán đời an vui cao thượng) vốn đều là những phép đối trị cần thực hành tinh chuyên nhưng lại phế bỏ không dùng nên không thấy được chỗ huyền diệu của Vô tâm.


Trừng Hải
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 28.- khuyên nhau hành trì.

Đoạn 22 + 23

Hán-Việt:

Thục lãm tư văn, thời thời cảnh sách, cưỡng tác chủ tể, mạc tuẫn nhân tình. Nghiệp quả sở khiên, thành nan đào tị, thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan, nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ. Cố kinh vân, giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ. Cố tri tam giới hình phạt oanh bán sát nhân, nỗ lực cần tu, mạc không quá nhật.

Việt:

Hãy đọc cho kỹ bài văn nầy để thường thường nhắc nhở và sách tấn lấy mình. Hãy tận sức mà làm chủ lấy mình, đừng thuận theo tình người. Nghiệp quả ràng buộc lôi kéo thật khó trốn tránh, cũng như tiếng hòa thì âm vang, hình thẳng thì bóng ngay. Nhân Quả rõ ràng như thế, há không lo sợ!?

Cho nên kinh nói: “Giả sử trăm ngàn kiếp, nghiệp đã làm không mất, khi nhân duyên hội hợp, quả báo lại tự chịu”. Nên biết sự hình phạt của ba cõi là trói buộc và giết người, vậy phải nổ lực gắng tu, chớ bỏ không qua ngày!

Đoạn 23

Hán:

Thâm tri quá hoạn, phương nãi tương khuyến hành trì. Nguyện bách kiếp thiên sanh, xứ xứ đồng vi pháp lữ, nãi vi minh viết:

Việt:

Biết rõ được sự tai hại của tội lỗi, cho nên khuyên nhau hành trì. Nguyện trăm kiếp ngàn đời, dù ở nơi đâu cũng cùng làm bạn pháp.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Que_bz10
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 29.- Duyên Sanh Như Huyễn.

Đoạn 24

Hán-Việt:

Nãi vi minh viết:

1.

Huyễn thân mộng trạch
Không trung vật sắc
Tiền tế vô cùng
Hậu tế ninh khắc?

Việt:

Nên làm bài minh rằng:

1.

Thân huyễn nhà mộng
Vật sắc trong không
Đời trước không cùng
Mé sau đâu biết?

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Tổ nhắc chúng ta nên thấy thân này là huyễn hóa, cõi này như cõi mộng. - Vì Thân và Tâm đều là pháp hữu vi duyên hợp.

Kinh Kim Cang Bát nhã Phật dạy:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
(hết trích)

Tất cả hình ảnh sự vật trước mắt ta chẳng khác nào hoa đốm giữa hư không. Tất cả đều là huyễn hóa do nhân duyên sanh, mà nhân duyên thì trùng trùng điệp điệp nên mé trước không cùng, mé sau không thể tính hết.

Đây là : Vạn Pháp Duyên Sanh Như Huyễn.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Nh_huy10
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 30.- Bồ Tát "Lưu Hoặc".

Đoạn 24 (tt)

2. Xuất thử một bỉ
Thăng trầm bì cực
Vĩ miễn tam luân
Hà thời hưu tức ?

Dịch:

Thoát đây chìm kia
Lên xuống cực nhọc
Chưa khỏi ba đường
Bao giờ thôi dứt?

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Khi chúng ta chưa giác ngộ giải thoát được thì ra đây vào kia lẩn quẩn trong sáu nẽo. Lang thang trong vòng luân hồi hết lên lại xuống, từ vô thỉ đến giờ không biết đã bao lần. Nếu chưa thoát khỏi ba cõi thì biết đến bao giờ sự lên xuống nhọc nhằn kia mới thôi dứt.

Nếu chúng ta không làm chủ được Sanh Tử .- Thì bị "nghiệp" cuốn lôi mà lẩn quẩn trong sáu nẽo luân hồi hết lên ( thăng) lại xuống (Trầm)

Thế nào là làm chủ được Sanh Tử ?

+ Có vị (tự sướng) là TL nói về việc ấy rằng:
"Thì bắt đầu bây giờ, chúng ta muốn bỏ thân này, không có cần xài nó nữa. Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo: "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn". Thì do đó, thân tâm chúng ta đều hoàn toàn nó ở trong cái trạng thái Niết Bàn, thì thân mà nó không thở, thì người ta đem đốt nó, hoặc đem chôn có ăn thua gì! Không phải làm chủ sự sống chết sao? Con thấy không? Đó là phương pháp, nó có phương pháp đàng hoàng, nó là Định Như Ý Túc mà, định như ý muốn mà. Mình muốn vào cái định đó để ngưng hơi thở và đồng thời tác ý chúng ta sẽ vào cái trạng thái của Niết Bàn". (hết trích)

* Với ý trên.- VQ nhận định rằng: Đây là chưa đúng ! Vì:

1. "Thân tâm phải vào cái trạng thái Bất Động, thanh Thản, an Lạc, vô Sự! Hoàn toàn vào Niết Bàn" ?

+ Đây là sai lệch về Niết Bàn. Mà chỉ là trạng thái. Không Vô Biên Xứ (Vô Sắc giới).

+ Vì- ở ĐT ĐL dạy: niệm phân biệt tướng, diệt hết thảy các tướng Hữu thì vào được Vô Biên Hư Không Xứ Định (chưa phải NB)-.(hết trích)

2. "Thì chúng ta lại từ ở trong cái trạng thái của Tứ Thiền đó, an lạc đó chúng ta ra lệnh bảo:..." (Sanh- Tử)?

+ Đây là sai lệch về Niết Bàn.- Mà chỉ là trạng thái Thức Vô Biên Xứ. Cũng là Vô Sắc giới.

+ Vì: - ở ĐT ĐL dạy: "Khi đã được thân nhẹ nhàng rồi, thiền giả thấy 4 đại ở bên trong thân và ở bên ngoài đều như nhau cả. Do vậy mà thấy vô lượng vô biên hư không, cả trong lẫn ngoài, khiến tâm trở nên nhẹ nhàng thanh thoát, nên được gọi là Vô Biên Hư Không Xứ Định. Ví như chim bị nhốt trong lồng, khi được thả tự do,thư thái, bay vút lên không trung.
Thiền giả lại duyên Thọ, Tưởng, Hành, Thức xem như bệnh hoạn, quán Vô thường, Khô, Không, Vô ngã, rồi xả Vô Biên Hư không Xứ Định để duyên hiện tại, quá khứ,vị lai,duyên thức xứ ở nhiều đời. Rồi thiền giả lại thấy “thức xứ” cũng chăng có biên giới, vào được Vô Biên Thức Xứ Định". (hết trích).

* Theo VQ nhận thấy.- 2 điều Trên đây là nhận thức sai lầm về Niết Bàn và Sanh tử. Vì:

1. NB là trạng thái Vô Ngã.- Còn thấy có Thân & Tâm là còn Ngã Tướng. Không thể đến NB

2. "Ra lệnh" là Tác Ý. Phật dạy "Tác Ý chính là Nghiệp". Dùng "Nghiệp" để trừ "Nghiệp" là điều không tưởng.(Hết)

Theo VQ. muốn thoát ly Sanh tử, thì "Rút củi đáy nồi. loại trừ ái và dục. Không lưu hoặc" mới là thượng sách.

I/. Sanh tử là NGHIỆP (quả). - Do Ái và Dục sanh (nhân).- Muốn hết Nghiệp Sanh tử phải trừ Ái và Dục.- Không nhân thì không quả.

II/. Muốn Sanh Tử ở đời sau (theo ý muốn của Bồ Tát).- Thì phải "Lưu Hoặc" ở nơi mình muốn Tái sanh. Đây là "Tùy nguyện thọ sanh".

* Thế nào là Bồ Tát Lưu Hoặc ?

Các phiền não như tham, sân, si thì gọi là "hoặc"; những việc làm thiện ác y vào cái hoặc nầy gọi là nghiệp; lấy nghiệp nầy làm nhân sinh tử niết bàn gọi là khổ.

Bồ tát tuy kế sau Phật, nhưng vì muốn độ chúng sanh nên còn lưu hoặc, để hòa nhập với nếp sống của họ.

Phật pháp có hai loại: Đó là:
Bí mật pháp.
Hiển thị pháp.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Ts_lzo11


Về phần Hiển thị Pháp, thì A la hán là phước điền, vì đã lậu tận. Về Bí mật pháp thì Bồ tát đã được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Tuy đã đoạn phiền não rồi, nhưng vì lợi ích chúng sanh, Bồ tát vẫn còn phải "lưu hoặc" (tái sanh) để giáo hóa chúng sanh. Bồ tát phương tiện thị hiện vào 5 đạo chúng sanh, thọ các dục lạc, chỉ nhằm dẫn đạo chúng sanh ra khỏi phiền não.
  • Bồ Tát "Lưu Hoặc".- làm chủ được Sanh Tử. Là "Tùy nguyện thọ sanh".
  • Trái lại.
  • Chúng sanh.- Bị sai sử bởi Hoặc- nghiệp khổ - mà Sanh tử ưu bi khổ. Nên là Sanh tử Luân Hồi.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 31.- Có lại hườn Không.

Đoạn 24 (tt)
Minh Văn 3:

Tham luyến thế gian
Ấm duyên thành chất
Tùng sanh chí lão
Nhất vô sở đắc.

Dịch:

Tham luyến thế gian
Ấm, duyên thành chất
Từ sanh đến già
Không được gì cả!

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Chúng ta vì tham luyến thế gian nay nên mới có thân, tức hợp năm uẩn lại thành sắc chất. Như vậy có thân đây cũng do gốc từ luyến ái mà ra.

ANH CHÀNG THAM ĐẤT

Đời người là cuộc chạy đua với thời gian để mong được sở hữu thật nhiều. Nếu không tỉnh ngộ thì chúng ta có khác chi anh chàng tham đất trong câu chuyện, chạy từ sáng cho đến tối, từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, mong có được thật nhiều đất để trở thành người giàu nhất thiên hạ.

Xưa có anh chàng nọ được một vị thần hứa ban cho chút ân huệ. Vị thần nói:
- Anh được một điều ước không vượt ngoài khả năng của ta. Hãy nói đi, anh cần gì?
Vốn là người nghèo khó nên anh chàng không cần suy nghĩ, liền nói:
- Con muốn trở thành người giàu có nhất thiên hạ.
Vị thần đáp:
- Được, kể từ bây giờ cho đến lúc mặt trời lặn, những nơi nào anh đi qua, ta sẽ cho anh quyền sở hữu những nơi ấy.
Nghe vị thần nói, chàng ta hết sức mừng rỡ, lao mình chạy nhanh như tên bắn với hy vọng cho kịp đến lúc mặt trời lặn anh có thể đi qua thật nhiều nơi để được quyền sở hữu những phần đất đó. Anh ta chạy không kịp thở, mồ hôi đầm đìa cũng không cần lau, khát khô cả cổ cũng không màng uống, bụng đói cồn cào cũng không nghĩ đến ăn, thời gian đối với anh ta lúc này còn quý hơn vàng bạc.
Trời sắp về chiều, anh chàng càng chạy gấp. Đôi bàn chân bị sỏi đá cào rách toạc, máu chảy ướt đầm mà anh ta không hề hay biết. Hơi thở càng lúc càng ngắn, lồng ngực nặng nề, tim đập liên hồi như sắp vỡ ra thành từng mảnh vụn, nhưng anh ta vẫn cố sức, hy vọng có được thật nhiều đất.
Như chạy đua với mặt trời, dù chân đã rã rời, sức cùng lực kiệt, gắng chút hơi tàn còn sót lại, anh ta lê từng bước thảm hại trên đường. Thời gian càng rút ngắn thì cuộc đời anh ta cũng kết thúc dần. Thế rồi khi mặt trời vừa khuất dạng cũng là lúc anh ta ngã gục và trút hơi thở cuối cùng. Rốt cuộc thì anh chàng tham đất chỉ sở hữu được ba thước đất mộ huyệt, nơi an nghỉ cuối cùng.

(Kể theo Lành dữ nghiệp báo - Thích Chân Tính)

Bài học đạo lý :

Đời người là cuộc chạy đua với thời gian để mong được sở hữu thật nhiều. Nếu không tỉnh ngộ thì chúng ta có khác chi anh chàng tham đất trong câu chuyện, chạy từ sáng cho đến tối, từ lúc bình minh cho đến hoàng hôn, mong có được thật nhiều đất để trở thành người giàu nhất thiên hạ. Suốt một đời, chúng ta lao tâm khổ trí, mệt nhọc hình hài cũng không ngoài mưu cầu tiền tài, sắc đẹp, quyền lợi, danh vọng, địa vị… Tuy nhiên, có mấy ai toại nguyện thỏa lòng, bởi lòng tham con người không đáy, bản chất cuộc đời bất toàn, không trọn vẹn và đời sống con người thì quá ngắn ngủi, mong manh.
Đa phần, khi chúng ta chưa đạt được ý nguyện, chưa thỏa mãn lòng tham thì cái già, bệnh, chết đã đến, cũng như anh chàng kia chạy chưa được bao xa thì mặt trời đã lặn, sức kiệt hơi tàn. Dẫu mưu hay, kế giỏi, tài sức đến đâu cũng không tránh khỏi tử thần; dẫu giàu có, thế lực quyền uy tột bậc cũng không thể mua sinh mạng, cuối cuộc hành trình, cái mà ta thực sự có được không ngoài ba thước đất chôn thân.
Bởi thế, Đức Phật khuyên mọi người nên sống thiểu dục, tri túc (ít ham muốn, biết đủ). Kinh Di Giáo có dạy: “Nên biết, người nhiều ham muốn, tham cầu danh lợi cho nên khổ não cũng nhiều”.
Do vậy, người học Phật ngoài việc mưu sinh chân chính, cần dành thì giờ và công sức cho tu tập. Nhận thức được cuộc đời ngắn ngủi, không lãng phí thời gian cho các tham vọng hư huyễn. Vì lòng tham vốn vô hạn mà sức người vốn có hạn nên cần tỉnh táo để dừng lại, khước từ mọi cám dỗ của ngũ dục đồng thời chăm lo xây dựng, phát triển đời sống đạo đức, tinh thần và làm lợi ích cho tha nhân.
Giá trị của đời sống không chỉ là đầy đủ các phương tiện vật chất, thỏa mãn các tham vọng cá nhân, vun vén cho riêng mình. Lợi mình, lợi người, an ổn và lợi ích cho cả hai trong hiện tại và mai sau mới chính là giá trị sống đích thực của những người con Phật.

Nhưng từ lúc sanh ra cho đến già nhắm mắt nào có được gì đâu. Tất cả chỉ là phù du, ão ảnh...

Đến tay không thì đi cũng tay không, chỉ có mang theo nghiệp mà thôi. Còn nghiệp thì sanh tử lại trùng trùng tiếp nối.

Thi rằng:

Khán đắc phù sanh nhứt thế không,
Điền viên sản nghiệp diệc giai không.
Thê nhi phụ tử chung ly biệt,
Phú quý công danh tổng thị không.
Cổ ngữ vạn ban đô thị giả,
Kim ngôn bá kế nhứt tràng không.
Tiền tài thâu thập đa tân khổ,
Lộ thượng huỳnh tuyền lưỡng thủ không .

DỊCH NGHĨA

Được thấy phù sinh vốn cõi không,
Ruộng vườn sự nghiệp cũng đều không.
Vợ con cha mẹ rồi ly biệt,
Danh lợi sang giàu rốt cũng không.
Lời cổ: muôn điều toàn giả tạm,
Câu nay: trăm kế một trường không.
Tiền tài gom góp nhiều lao khổ,
Nẽo đến Suối Vàng, tay sạch không.
(hết trích)

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 M_jfif10

Đường đời như bản nhạc,
Nghĩa trang nod cuối cùng./.
 

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 32.- "Quy Căn đắc chỉ.- Tùy Chiếu thất Tông"

Minh Văn 4:

Căn bản vô minh
Nhân tư bị hoặc
Quang âm khả tích
Sát na bất trắc.

Dịch:

Căn bản vô minh
Nhân đây bị mê
Thời giờ đáng tiếc
Sát-na khó lường.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Cội gốc vô minh, do đây bị mê lầm. Mê lầm chồng chất mê lầm không biết bao giờ dứt được. Thế nên, chúng ta phải tiếc từ tấc bóng. Mạng sống con người trong khoảng sát na không thể lường được. Chúng ta đang sống đây nhưng có duyên nào đó đưa đến liền ngã ra chết. Thế là đã qua đời khác rồi. Nên nếu: ...

- Thế nào là Cội gốc vô minh ?

+ (Cội gốc) = Căn bản vô minh có nghĩa là:

(根本無明) Phạm: Mùlavidyà. Cũng gọi Căn bản bất giác, Vô thủy vô minh, Nguyên phẩm vô minh. Đối lại với Chi mạt vô minh (vô minh ngành ngọn). Tức là cái tâm mê vọng bất giác, nguồn gốc của mọi phiền não.

Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như chính là phiền não căn bản này.

Kinh Thắng man chương Nhất thừa (Đại 12, 220 thượng) nói: Bạch Thế tôn! Vô thủy vô minh trụ địa lớn nhất, mạnh nhất. Bạch Thế tôn! Dù sức của bốn trụ địa có mạnh bao nhiêu đi nữa, cũng không thể sánh được với sức mạnh của Vô minh trụ địa. Bạch Thế tôn! Sức của Vô minh trụ địa lớn hơn, mạnh hơn so với sức của bốn trụ địa, cũng ví như ác ma Ba tuần có sắc lực, thọ mệnh, quyến thuộc và sức tự tại còn thù thắng hơn cả của trời Tha hóa tự tại! Như vậy, sức của Vô minh trụ địa là mạnh nhất, là tối thắng, là chỗ nương của hằng hà sa số phiền não. Trí của A la hán, của Bích chi phật không thể dứt trừ được, chỉ có trí giác ngộ của Như Lai mới đoạn diệt được. [X. Kinh Anh lạc bản nghiệp Q.hạ phẩm Đại chúng thụ học; luận Đại thừa khởi tín; Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.hạ phần cuối]. (xt. Vô Minh).

(Trên đây là ý nghĩa của từ căn bản vô minh trong hệ thống Tự điển Phật học online )

- Thế nào là "Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như" ?

+ Đáp: Khi CĂN duyên Tác TRẦN CẢNH (ví dụ mắt duyên tác sắc trần) liền khởi 1 Niệm (gọi là "đệ nhất sát na Niệm" còn gọi là Nguyên niệm). Ở kinh Thắng Man gọi là.- "Vô minh trụ địa".- Một niệm đầu tiên khởi động trong biển chân như chính là phiền não căn bản này. .- Còn gọi là Căn Bản Vô minh.

Nhưng theo Ngài Phổ Nguyệt, HT. Thích Thanh Từ , HT Th Thiện Trí cùng giải thích là:

* thật ra cái "Nguyên Niệm" này chưa sanh tội lỗi. Chỉ do chúng ta khởi "Nguyên Niệm" rồi chấp lấy "Nguyên Niệm" này và chạy theo mới sanh ra tội lỗi mà sanh tử luân hồi. Như bài sám ngã niệm nói:

Ngã niệm từ tùng vô lượng kiếp (nguyên Niệm)
Thất "Viên Minh Tánh" tác trần lao.
Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi...

Nghĩa là khởi niệm chấp niệm thì mất đi tánh viên minh mà bị thọ luân hồi.

Ở Tín Tâm Minh. Tam Tổ nói:

Quy căn đắc chỉ,
Tùy Chiếu thất Tông..

Nghĩa là:

+ Từ "Nguyên Niệm" này.- Nếu hành giả xoay lại Tự Tâm.- Đó là "Quy căn đắc chỉ",- Trờ lại "cội nguồn Chân Như" thì được Tông Chỉ.

+ Từ "Nguyên Niệm" này.- Nếu hành giả chạy theo vọng tưởng.- thì mất Tông Chỉ (Thiền).- Đây là Thiền "Biết Vọng đừng theo".

+ Cho nên dù Căn và Trần có duyên Tác mà sanh ra nhất Niệm Vô minh. Nếu Biết đó là Vọng không theo. Thì Đắc Tam Muội

+ Câu 2: Nhân tư bị hoặc nghĩa: Nhân đây bị mê. Là nói chỗ "Quy Căn" phản bổn hoàn nguyên của Hành giả. - Nếu không biết mà chạy theo 6 Trần đánh mất Chỗ "Vô Tâm" thì gọi là : Nhân đây bị mê.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Khzng_10

* Còn nếu "Chấp Diệt mọi Ý Niệm" (để không còn Căn bản Vô minh) Thì dễ rơi vào Vô Tưởng Định. Còn gọi là Cây khô, mầm chết.(manh nha bại chủng).- Đến chỗ này. Hành giả sẽ đứng trước Tứ Không Định của Vô Sắc Giới, hoặc vào được Diệt Thọ Tưởng Định đắc A la Hán. Hoặc qua lại Tứ Thiền mà vào Đại Định của Đại Thừa Thiền (Siêu Việt Định).
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,095
Điểm tương tác
1,038
Điểm
113
Bài 33.- Nhận Giặc làm con.

Minh Văn 5:

Kinh sanh không quá
Lai thế trất tắc
Tùng mê chí mê
Giai nhân lục tặc.

Dịch:

Đời nầy luống qua
Đời sau bế tắc
Từ mê đến mê
Đều do sáu giặc.

+++++++++

Phần giải thích và Thảo luận:

Ở kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật đã chỉ rõ: Phật bảo A-nan: - Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, theo các thứ điên đảo, tự nhiên tạo giống nghiệp như chùm ác-xoa. Những người tu hành không thể thành được vô thượng Bồ-đề, mà chỉ thành Thanh văn, Duyên giác và thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương và quyến thuộc của ma, đều do không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Họ giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon, dù trải qua số kiếp như vi trần, trọn không thể được....

Thế nào là hai thứ căn bản? Này A-nan, một là cội gốc sanh tử từ vô thủy, chính hiện nay ông cùng các chúng sanh, dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. Hai là Bồ-đề Niết-bàn từ vô thuỷ, vốn là bản thể thanh tịnh, chính nay là thức tinh nguyên minh của ông, hay sanh ra các duyên, nhưng khi theo duyên thì bỏ quên nó. Do các chúng sanh bỏ quên bản minh này, nên tuy trọn ngày dùng nó mà không tự biết, luống vào trong các nẻo.

Đức Phật nêu lên tai họa lớn lao của chúng ta bị luân hồi vô lượng kiếp đến giờ, gốc từ không biết hai thứ căn bản, tu tập sai lầm. Bởi không biết hai thứ căn bản để tu, nên dù nỗ lực công phu nhưng không chứng được Phật quả. Cao lắm là chứng quả Thanh văn Duyên giác, còn không thì thành ngoại đạo, chư thiên, ma vương hoặc quyến thuộc của ma. Cũng như hiện nay, có nhiều người tu thích được ai dựa hoặc được bậc nào đó về để phù hộ cho, vì vậy trở thành quyến thuộc của ma.

Cội gốc căn bản thứ nhất là dùng tâm phan duyên cho là tự tánh. Tâm phan duyên là tâm dính mắc, chạy đuổi theo sáu trần. Chúng ta lâu nay nhận tâm phan duyên này làm tám tánh của mình. Khi sáu căn tiếp xúc sáu trần, mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi... liền vin theo đó để phân biệt đẹp xấu, đánh giá thế này thế kia, rồi chấp nê sanh ra yêu ghét... cho đó là tâm mình. Vì vậy trôi lăn trong sanh tử muôn đời muôn kiếp.

Đức Phật chỉ dạy hai điều căn bản rất rõ ràng, chúng ta đừng lầm tâm duyên theo ngoại cảnh cho đó là tâm thật của mình, mà phải biết nó là gốc của sanh tử luân hồi. Tất cả chúng ta đang bị tâm phan duyên này chi phối, làm sao lìa được nó thì mới có thể giải thoát. Nhưng nếu lìa nó mà không biết cái thật thì cũng không có căn bản. Nên phải biết gốc Bồ-đề Niết bàn là bản thể thanh tịnh, đó chính là tâm hiện lượng sẵn có. Biết rõ gốc ngọn như vậy, tu mới không bị lầm lẫn, không rơi vào các đường tà, thẳng đến giác ngộ giải thoát.

Nếu đời này luống qua thì đời sau bít lấp. Từ mê đến mê cũng đều do sáu tên giặc: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý mà chúng ta không thoát khỏi sáu trần.

Người tu do không biết được hai thứ căn bản nên tu hành sai lầm, không thể có kết quả tốt. Giống như nấu cát mà muốn thành cơm ngon. Những người này tu hành, dù trải qua thời gian bao lâu cũng không thể nào thành Phật. Kế đây Phật sẽ chỉ ra hai cội gốc căn bản đó.

Ngài A-nan cho cái hay suy nghĩ là tâm, cũng như chúng ta thường nói tâm tôi bận suy nghĩ điều này, lo tính việc kia. Đức Phật quở rầy để chỉ thẳng cho thấy chỗ sai lầm. Cái suy nghĩ ấy không phải là tâm chân thật, đó chỉ là tướng vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, che mất chân tánh chúng ta, vậy mà lâu nay lầm chấp cho nó là tâm của mình.

Thế nào là tướng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần? Ví dụ khi chúng ta đi ra đường thấy tai nạn xe cộ, tối lại ngồi thiền những hình ảnh ấy hiện ra, nghĩ tới cảnh đó mình sợ. Rõ ràng tâm nghĩ nhớ đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng của tiền trần, chứ đâu phải tâm thật của mình. Do thấy những cảnh trên đường, ngồi nhớ lại rồi duyên theo phân biệt. Cái duyên theo đó chỉ là hình bóng hư dối, vậy mà từ vô thủy đến giờ lầm nhận nó là thật, chẳng khác nào nhận giặc làm con, quên mất bản lai thường trụ, nên bị luân hồi mãi mãi.

+++++++++=
Đoạn kế tong kinh:

- Này A-nan! Nay ông muốn biết con đường thiền định, mong ra khỏi sanh tử, ta lại hỏi ông.

Liền khi đó, Như Lai đưa cánh tay sắc vàng, co năm ngón lại, hỏi A-nan rằng: - Nay ông thấy chăng?

A-nan thưa: - Thấy.

Phật hỏi: - Ông thấy cái gì?

A-nan thưa: - Con thấy Như Lai đưa cánh tay lên, co năm ngón làm thành nắm tay sáng rỡ, chiếu rọi vào tâm mắt con.

Phật bảo: - Ông lấy cái gì để thấy?

A-nan thưa:

- Con cùng đại chúng đều dùng con mắt thấy.

Phật bảo: - A-nan! Nay ông trả lời ta rằng Như Lai co năm ngón lại thành nắm tay sáng rỡ, chiếu vào tâm mắt ông. Mắt ông có thể thấy, vậy lấy gì làm tâm để biết được nắm tay sáng rỡ của ta?

Đây là hình ảnh Phật nêu lên cụ thể để ngài A-nan xác định cái gì là tâm. Phật muốn gạn lại: khi A-nan thấy nắm tay của Phật, ngài phân biệt nó là nắm tay sáng rỡ, vậy nếu cái thấy đó là mắt thì lấy gì làm tâm?

A-nan thưa: - Hôm nay đức Như Lai gạn hỏi tâm ở chỗ nào, con dùng tâm suy xét cùng tột để tìm kiếm, cái hay suy xét đó con cho là tâm của con.

Phật bảo: - Dốt! A-nan! Cái này không phải là tâm của ông.

A-nan hoảng sợ, rời khỏi chỗ ngồi đứng dậy chắp tay bạch Phật:

- Cái ấy không phải là tâm con, vậy nên gọi là gì?

Phật bảo A-nan: - Đây là tướng tưởng hư dối của tiền trần, ông lầm cho là chân chánh. Do ông từ vô thủy đến đời nay nhận giặc làm con, bỏ mất tánh nguyên thường của ông, nên phải bị luân chuyển.

Ngài A-nan cho cái hay suy nghĩ là tâm, cũng như chúng ta thường nói tâm tôi bận suy nghĩ điều này, lo tính việc kia. Đức Phật quở rầy để chỉ thẳng cho thấy chỗ sai lầm. Cái suy nghĩ ấy không phải là tâm chân thật, đó chỉ là tướng vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, che mất chân tánh chúng ta, vậy mà lâu nay lầm chấp cho nó là tâm của mình.

Thế nào là tướng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần? Ví dụ khi chúng ta đi ra đường thấy tai nạn xe cộ, tối lại ngồi thiền những hình ảnh ấy hiện ra, nghĩ tới cảnh đó mình sợ. Rõ ràng tâm nghĩ nhớ đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng của tiền trần, chứ đâu phải tâm thật của mình. Do thấy những cảnh trên đường, ngồi nhớ lại rồi duyên theo phân biệt. Cái duyên theo đó chỉ là hình bóng hư dối, vậy mà từ vô thủy đến giờ lầm nhận nó là thật, chẳng khác nào nhận giặc làm con, quên mất bản lai thường trụ, nên bị luân hồi mãi mãi.

Đoạn trước Phật vừa dạy vừa an ủi nên ngài A-nan vẫn còn lầm chấp, đến đây bị Phật quở mạnh ngài mới giật mình hoảng hốt. Đức Phật chỉ thẳng cho ngài A-nan vẫn còn lầm chấp, đến đây bị Phật quở mạnh ngài mới giật mình hoảng hốt. Đức Phật chỉ thẳng cho ngài A-nan biết, đó chỉ là vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần, nếu theo nó sẽ tiếp tục đi mãi trong luân hồi. Muốn hết luân hồi, phải biết đó là giặc chứ không phải là con. Tất cả chúng ta có người nào chẳng nhận giặc làm con không? Đó là chỗ mê lầm ngàn đời ngàn kiếp. Vì nhận lầm bóng dáng tiền trần làm tâm, nên chúng ta bị đau khổ dài dài, trôi lăn mãi trong luân hồi tới bây giờ cũng chưa ra khỏi sanh tử.

Gốc của sanh tử luân hồi mà chúng ta lại chấp nhận nó là mình, có đáng thương không? Vì vậy cần phải tập buông bỏ, tức là không theo giặc thì không bị nó dẫn đi trong sanh tử nữa. Như chiếc bè mục ở bờ biển, một số trẻ em leo lên bè mục ấy bơi ra biển chơi. Chúng ta thấy vậy thương lo lắng nhắc nhở, để các em biết bè đó đã bị hư mục, nếu ra xa sẽ bị sóng nhồi làm rã bè chết chìm. Cũng vậy, khi nhận biết được vọng tưởng duyên theo bóng dáng sáu trần là gốc của luân hồi sanh tử, làm sao không thương những người còn ngu mê lầm chấp được. Đây gọi là khởi đại bi tâm.

Chúng ta thử kiểm lại, trên nhân gian có mấy người biết vọng tưởng không phải là tâm chân thật của mình? Chính trong chúng đây, có người còn chưa tin chắc, huống là những người chưa từng nghe giảng kinh thì làm sao biết được.

Tóm lại: Từ mê đến mê.- Đều do sáu giặc.

Giới thiệu Luận Quy Sơn Cảnh Sách - Page 2 Screen56


Đầy là chỉ cho 6 sự nhận biết của 6 giác quan chỉ là Giặc mà không phải là Chân Tâm của ta.- Nếu lầm chấp chúng là Tâm ta, thì bị chúng lấy mất của báu (thất thánh tài)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. https://diendanphatphap.com/diendan/threads/gioi-thieu-luan-quy-son-canh-sach.38833/page-2
Top