Khí hậu Bắc Kinh ấm dần lên, mùa xuân muộn lại về chuyển giao cho mùa hè đỏ lửa - nóng hơn cả khí hậu mùa hè ở Việt Nam. Và nhắc đến cái nóng oi oi này, tăng ni sinh khoá 5 và bản thân tôi không thể quên hình ảnh người giáo già ngoài 70, hằng ngày đến giảng đường bằng chiếc Charly mày đen, bình dị và đơn giản đúng chất của một người thầy.
Bạn bè tôi thường gọi thầy bằng những danh xưng rất quen: Bác Minh Chi, Giáo Sư Minh Chi hay “Ngoại” bằng tất cả lòng kính trọng.
Đầu năm 2005, thầy phải vào viện gần một tháng. Chúng tôi đến thăm thầy tại Bệnh Viện Thống Nhất. Thầy đau lắm khi nằm trên giường bệnh, nhưng khi gặp chúng tôi, nụ cười hằng ngày của thầy trên giảng đường lại về bằng những câu hỏi thăm tươi tắn.
Thầy tâm sự: “Tuổi thầy bây giờ không còn kịp nữa để làm nhiều việc, thầy muốn lắm, muốn làm nhiều thứ cho ngành giáo dục Phật giáo, nhưng…”. Thầy nghẹn đi, trước nhóm học trò của mình. Nhìn xung quanh giường bệnh chỉ toàn sách và sách. “Thầy đọc và viết rất nhiều sách, nhưng cái thấm thía cuối cùng mà thầy ngộ được ở thực tại cuộc sống là đối diện với tật bệnh…” Thầy nói thế và siết chặt từng đôi bàn tay của anh em tăng sinh chúng tôi.
Bàn tay nhăn nheo rám nắng, bàn tay cầm bút và và phấn của thầy cọ xát vào những bàn tay mềm mại chưa một vết chai của chúng tôi nghe ấm áp lạ lùng, một tình cảm thiêng liêng mà ai trong chúng tôi cũng có thể nhận ra được: Tôi gởi tôi cho đất, đất gởi đất cho tôi; tôi gởi tôi cho Phật - Phật gởi Phật cho tôi… Triết lý duyên sinh mà thầy thường dạy trên giảng đường qua lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, của sự chuyển giao, của lớp lớp người đi qua mà thầy muốn gởi gắm nơi chúng tôi.
Giảm bệnh thầy lại tiếp tục đến giảng đường, thầy không nói nhiều được, nhưng thầy đã mời học trò lên nói bằng những bài thuyết trình chuyên đề đã hướng dẫn. Thế là hơn 30 bài luận văn tốt nghiệp thầy cũng hướng dẫn xong.
Ngày tốt nghiệp, nhìn hơn 360 tăng ni sinh rạng rỡ trong niềm vui, thầy tự hào cho Phật Giáo Việt Nam có một thế hệ kế thừa trong sự nghiệp giáo dục. Khi viết đến đây, tôi chợt nhớ đến câu: “Lái đò sông tri thức, lữ khách dạt phương nào, lái đò chừ tóc bạc, ngẩng mặt ngắm mây cao”. Và cuộc đời thầy cũng thế, mãi là người lái đò của biển tri thức mênh mông.
Chiều qua, tôi đi hội sách tại Bắc Kinh gặp một số lưu học sinh hiện là nghiên cứu sinh tại trường Sư Phạm. Họ siết chặt tay tôi và nói: “Thầy Minh Chi mất rồi!!!”. Hơi ấm bàn tay của chúng tôi - những người xa quê đau đáu nỗi nhớ về thầy. Phút im lặng đến cay cay khóe mắt. Rồi mai đây con đường Nguyễn Kiệm, người ta sẽ không còn gặp người thầy chạy chiếc Charly màu đen với mái tóc bạc hiền từ và dễ mến, hằng ngày đến giảng đường Học Viện phật Giáo TP.HCM.
Và hôm qua cũng trên con đường này, người ta đưa thầy lần cuối và mãi mãi về sau…
Thầy ơi...
MINH THUẬN
Bạn bè tôi thường gọi thầy bằng những danh xưng rất quen: Bác Minh Chi, Giáo Sư Minh Chi hay “Ngoại” bằng tất cả lòng kính trọng.
Đầu năm 2005, thầy phải vào viện gần một tháng. Chúng tôi đến thăm thầy tại Bệnh Viện Thống Nhất. Thầy đau lắm khi nằm trên giường bệnh, nhưng khi gặp chúng tôi, nụ cười hằng ngày của thầy trên giảng đường lại về bằng những câu hỏi thăm tươi tắn.
Thầy tâm sự: “Tuổi thầy bây giờ không còn kịp nữa để làm nhiều việc, thầy muốn lắm, muốn làm nhiều thứ cho ngành giáo dục Phật giáo, nhưng…”. Thầy nghẹn đi, trước nhóm học trò của mình. Nhìn xung quanh giường bệnh chỉ toàn sách và sách. “Thầy đọc và viết rất nhiều sách, nhưng cái thấm thía cuối cùng mà thầy ngộ được ở thực tại cuộc sống là đối diện với tật bệnh…” Thầy nói thế và siết chặt từng đôi bàn tay của anh em tăng sinh chúng tôi.
Bàn tay nhăn nheo rám nắng, bàn tay cầm bút và và phấn của thầy cọ xát vào những bàn tay mềm mại chưa một vết chai của chúng tôi nghe ấm áp lạ lùng, một tình cảm thiêng liêng mà ai trong chúng tôi cũng có thể nhận ra được: Tôi gởi tôi cho đất, đất gởi đất cho tôi; tôi gởi tôi cho Phật - Phật gởi Phật cho tôi… Triết lý duyên sinh mà thầy thường dạy trên giảng đường qua lời Phật dạy muôn đời vẫn thế, của sự chuyển giao, của lớp lớp người đi qua mà thầy muốn gởi gắm nơi chúng tôi.
Giảm bệnh thầy lại tiếp tục đến giảng đường, thầy không nói nhiều được, nhưng thầy đã mời học trò lên nói bằng những bài thuyết trình chuyên đề đã hướng dẫn. Thế là hơn 30 bài luận văn tốt nghiệp thầy cũng hướng dẫn xong.
Ngày tốt nghiệp, nhìn hơn 360 tăng ni sinh rạng rỡ trong niềm vui, thầy tự hào cho Phật Giáo Việt Nam có một thế hệ kế thừa trong sự nghiệp giáo dục. Khi viết đến đây, tôi chợt nhớ đến câu: “Lái đò sông tri thức, lữ khách dạt phương nào, lái đò chừ tóc bạc, ngẩng mặt ngắm mây cao”. Và cuộc đời thầy cũng thế, mãi là người lái đò của biển tri thức mênh mông.
Chiều qua, tôi đi hội sách tại Bắc Kinh gặp một số lưu học sinh hiện là nghiên cứu sinh tại trường Sư Phạm. Họ siết chặt tay tôi và nói: “Thầy Minh Chi mất rồi!!!”. Hơi ấm bàn tay của chúng tôi - những người xa quê đau đáu nỗi nhớ về thầy. Phút im lặng đến cay cay khóe mắt. Rồi mai đây con đường Nguyễn Kiệm, người ta sẽ không còn gặp người thầy chạy chiếc Charly màu đen với mái tóc bạc hiền từ và dễ mến, hằng ngày đến giảng đường Học Viện phật Giáo TP.HCM.
Và hôm qua cũng trên con đường này, người ta đưa thầy lần cuối và mãi mãi về sau…
Thầy ơi...
MINH THUẬN