Hiểu rõ mục đích giáo dục phật đà

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
HIỂU RÕ MỤC ĐÍCH GIÁO DỤC PHẬT ĐÀ

Mục đích của giáo dục Phật Ðà là dạy cho mọi người thành Phật. Trong Thập Pháp Giới thì Pháp Giới Phật là chân thật, rốt ráo, viên mãn; Chư Phật Như Lai khởi dụng thì xưng là Bồ Tát. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Bồ Tát làm người bạn chẳng mời mọc của hết thảy chúng sanh, chỉ cần các Ngài nhìn thấy, nghe đến, thì nhất định sẽ dang tay ra giúp đỡ, chủ động giúp đỡ hết thảy chúng sanh khổ nạn.

Ðời người vô cùng ngắn ngủi, nhất định phải nắm chắc cơ hội này, phải từ Pháp Giới người nâng cao lên đến Pháp Giới Phật, Bồ Tát thì công đức tu học mới kể là viên mãn. Giáo học của chúng ta cũng đặt căn bản trên quan niệm này, giúp cho con người nâng cao cảnh giới, đó là giáo dục Phật Ðà. Giáo dục Phật Ðà chẳng giống với giáo dục thế gian, mục tiêu chung cực của giáo dục thế gian là nhằm đạt được danh văn lợi dưỡng, hưởng thọ ngũ dục lục trần. Mục đích của giáo dục Phật Ðà là hoàn thành đức hạnh của mình, thành tựu trí huệ viên mãn của mình, sau đó tình nguyện phục vụ cho xã hội, phục vụ cho chúng sanh. Những gì người thế gian đeo đuổi thì Phật, Bồ Tát hoàn toàn buông bỏ, buông xuống, vì người giác ngộ hiểu được truy cầu danh văn lợi dưỡng, hưởng thọ ngũ dục lục trần tất nhiên sẽ dẫn đến cạnh tranh, cạnh tranh đến sau cùng là đấu tranh. Chư Phật, Bồ Tát hy vọng hết thảy chúng sanh đều có thể tôn trọng, kính ái, quan hoài, và hợp tác lẫn nhau; muốn đạt đến lý tưởng ấy thì nhất định phải xả bỏ đấu tranh, muốn xả bỏ đấu tranh thì trước hết phải xả bỏ cạnh tranh. Hiện nay trong tâm người nào chẳng có cạnh tranh, chẳng có đấu tranh? Tâm như vậy thuộc về Pháp Giới của Tam Ác Đạo. Nếu người tu hành còn chịu sự dụ dỗ của cảnh giới, vẫn còn bị quỷ thần phá rối thì tâm đạo ở đâu? Kinh nói với chúng ta chân chánh QUY Y TAM BẢO phải từ mê, tà, chánh quay đầu lại, nương vào giác, chánh, tịnh, bất luận có trải qua hình thức quy y hay chăng thì Thần Hộ Pháp đều bảo hộ. Các sách khuyến thiện trong thế gian đều nói:

“Một người có tâm địa đôn hậu, tâm thiện hạnh thiện, thì sẽ có rất nhiều Thiện Thần, Quỷ Thần hộ vệ”.

Cho dù chẳng học Phật, chẳng có thọ nhận TAM QUY thì cũng có Thần Hộ Pháp bảo hộ. Lý do Thần Hộ Pháp bảo hộ là vì tôn kính đức hạnh của những người ấy, là tự nhiên cảm động đến hộ trì. Giới Kinh nói thọ NGŨ GIỚI thì sẽ có 25 VỊ THẦN HỘ GIỚI ngày đêm giữ gìn, hộ trì. Thế thì làm sao có thể bị quỷ thần, yêu ma quỷ quái đến phá rối cho được? Từ đó có thể biết chỉ thọ TAM QUY và thọ GIỚI trên hình thức thì đều là giả, vậy mà cứ cho là mình rất hiển hách, nhưng quỷ thần lại khinh chê.

Ấn Quang đại sư là tấm gương tốt của chúng ta, Ngài thị hiện cho chúng ta coi, Ngài cũng phải trải qua tu học trong thời gian dài. Truyện ký có ghi lúc Ngài trên bảy mươi tuổi, thì muỗi mòng, kiến, bọ chét ở chỗ Ngài cư trú đều tự động dọn đi chỗ khác, chẳng dám khuấy nhiễu Ngài. Tại sao chẳng dám khuấy nhiễu Ngài? Vì tôn kính Ngài. Chúng ta nghĩ coi tại sao Ngài có thể cảm động lục đạo chúng sanh mà chúng ta làm chẳng được?chúng ta chẳng buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, tâm luân hồi cứ tạo ra nghiệp luân hồi y như cũ, ai chịu tôn trọng? Niệm niệm đều hy vọng vãng sanh Tịnh Ðộ, chỉ có một nguyện vọng này mà thôi, có thể đạt được hay chăng thì chưa biết. Có nguyện thì nhất định phải có hạnh, dùng hạnh để thực hành nguyện, được vậy thì nguyện vọng mới viên mãn.

Tổ sư đại đức trong Tịnh Tông dạy chúng ta THẬT THÀ NIỆM PHẬT, hai chữ ‘thật thà’ (lão thật, chắc thật) này chẳng dễ làm được, những người làm được thì đời này quyết định sẽ vãng sanh Thượng Phẩm. Người có thiện căn, phước đức sâu dày, chẳng cần tu cũng thật thà, họ vừa nghe lời Phật dạy thì thực sự buông xuống vạn duyên, đối với Ngũ Dục Lục Trần, danh văn lợi dưỡng trong thế gian chẳng còn để ý đến nữa, hoàn toàn xả bỏ hết tất cả những điều thị phi, nhân ngã. Có người phải tu thì mới thật thà, còn chúng ta đã học xong những vẫn chưa thật thà, đây là vì Nghiệp Chướng Tập Khí sâu nặng. Nhất định phải chuyển cảnh giới trong hoàn cảnh sanh hoạt, niệm niệm tự nhắc nhở mình, hết lòng nỗ lực tu học, thực sự buông xuống vạn duyên thì mới tiêu trừ Nghiệp Chướng được.

http://huevienlotus.blogspot.com/2011/03/mot-ngay-cong-tu-thang-2.html#comment-form
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên