Hoa cuộc sống

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ni sư Ayya Khema :"Càng ít chấp ngã thì chúng ta càng dễ có hạnh phúc. Khi con người càng chứng tỏ cho người khác biết ta là "ai đó", với một số quan điểm vật sở hữu, niềm tin riêng hay cương vị đặc biệt... thì anh ta càng phải bám chặt vào những thứ khiến anh ta trở nên "con người đó", cố gắng biến tất cả trở thành bền vững. Tuy nhiên, mọi sự luôn biến động, đổi thay, nên anh ta phải đối mặt với một nhiệm vụ gần như không thể thực hiện được. Đó là lý do tại sao càng chấp ngã càng bám víu, con người càng ít có hạnh phúc "
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Tâm Minh - Lê Đình Thám: "Người đạo Phật phát Bồ đề tâm rồi thì thật hùng dũng, duy còn sợ một việc là làm điều quấy có thể tổn hại cho chúng sinh mà thôi; ngoài ra thì danh lợi như bọt nừớc, cảnh giới như chiêm bao, sống chết như huyễn hóa, thân thể như cỏ cây, không còn đến chi phải sợ.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Nguyên Hùng - Võ Đình Cường: "Đường đời có muôn vạn ngả nhưng chỉ có một ngả là thích hợp với ta mà thôi. Ngừơi đời thường phân vân trong việc lựa chọn lý tưởng, vì họ không tự biết mình. Có người tưởng mình tài năng nên múôn ôm tất cả mọi việc, mà rốt cuộc chẳng thành việc gì. Có ngừơi tưởng mình không có một chút khả năng nào nên không dám nhận một việc nào cả. Nhưng đã là người vụng về bao nhiêu cũng có một vài đặc điểm; dù khôn khéo bao nhiêu cũng chẳng hoàn tòan. Chi bằng ta đi theo con đường ta biết có thể đến đích được"
 
Last edited by a moderator:

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Dr.Akong Tulku Rinpoche: " Cho dầu ta có học hỏi và sưu tầm rất nhiều pháp với tất cả lòng chân thành; nhưng nếu chúng không liên hệ hay có thể ứng dụng trong hoàn cảnh của riêng ta thì cũng vô ích.
Giáo dục trường lớp và các khả năng trí thức có thể phần nào giúp ta hiểu và đương đầu với nhiều hoàn cảnh trong đời nhưng có được một tâm rộng mở thì quan trọng hơn.
Dù cho trong mỗi chúng ta ai cũng đều có khả năng thông cảm và yêu thương, nhưng nếu ta không phát triển những đức tính này cũng như không thể đem chúng áp dụng vào cuộc đời, thì cũng bằng như không có."
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
BS Đỗ Hồng Ngọc: " Thiền đã có từ rất lâu đời. Có lẽ từ ngay xưa con người tình cờ phát hiện ra những giây phút rơi vào trạng thái an lạc, sảng khóai, siêu thoát nào đó, một trang thái nói không được, mà chỉ có thể cảm nhận, trực nhận bởi chính bản thân mình, rồi tích lũy kinh nghiệm, truyền đạt lại cho nhau bằng nhiều cách. Chính Đức Phật trong khi tìm kiếm con đường giải thoát, tình cờ nhớ lại tuổi ấu thơ của mình đã có lần rơi vào trạng thái sơ thiền này mà nhanh chóng phát hiện ra con đường riêng của mình, con đường không chỉ "diệt được khổ ưu" mà còn dẫn đến "thành tựu chánh trí" . Trước đó Ngài đã từ bỏ những con đường thiền khác. Rõ ràng thiền đã có từ xa xưa, thiền Phật giáo có những sáng tạo riêng.

Thế nhưng đọc cả chồng sách luận về thiền, ta càng bị tẩu hỏa nhập ma , bởi lẽ nó là cái gì đó "bất khả thuyết" và đặc biệt "bất khả đắc" khi ta nóng lòng muốn "chộp" lấy nó. Nó như thách thức với những học giả, những trí thức, mà lại mỉm cười với anh hàng thịt, người gánh rau, bởi nó đòi hỏi sự tinh tấn thực hành, sự nhẫn nhục thể nghiệm trên chính bản thân mình hơn là ngàn chương thảo luận"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Thiền Sư Bhate Henepola Gunaratana: "Nhẫn nại là một đức tính tốt cần rèn luyện. Nhẫn nãi không có nghĩa là để cho người khác lấn áp hay tự do lạm dụng bạn, mà có nghĩa là hay bình tĩnh để diễn đạt mình một cách hữu hiệu và đúng lúc, đúng nơi, đúng lời, đúng việc. Nếu bạn vội vã để rồi có một suy nghĩ, lời nói và hành động nào đó thiếu sự nhẫn nại thì có thể làm thương tổn cho bạn, cho người khác, bạn có thể sẽ phải hối hận về những gì bạn đã gây ra "
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Dalai Lama:
" Chừng nào vũ trụ còn
Và chừng nào sinh thể còn
Chừng ấy, tôi, cũng thế, còn tiếp tục
Để xua đau thương trên thế giới. "
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Thượng PHƯỚC Hạ SƠN : "Làm điều bất thiện mà tạm được yên ổn, chẳng qua là ác quả chưa đến đó thôi. Khi ác quả đã chín, thì nhân nào sẽ trổ quả nấy, như ông bà ta từng dạy: “Trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu”.
Pháp luật chỉ là những quy ước của xã hội, nhằm kiềm chế những kẻ xấu, không cho gây rối loạn trật tự xã hội, không cho xâm phạm đến quyền lợi của kẻ khác. Nó chỉ đối trị những hậu quả mà không thể ngăn ngừa từ những nguyên nhân. Nó không có tính tự giác, không thể ngăn chặn những mâm mống tội ác còn đang manh nha. "
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
A. Einstein (Mein Weltbild): "Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: anh ta đã đến chỗ giải phóng khỏi Cái Tôi đến mức độ nào và theo nghĩa gì"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc :
"Con mắt còn lại/ Nhìn đời là không/ Nhìn em hư vô /Nhìn em bóng nắng" (Trinh Công Sơn) là không, chứ không phải bằng không! Là không , đó là cái không của có, cái có của không. Không bất dị sắc, không tức thị sắc. Duyên sinh. Vô thường. Tóm lại, còn hai con mắt . . . "khóc người một con" kia là con mắt của Bi! "Con mắt còn lại nhìn đời là không" này chính là con mắt Tuệ. Bi mà không có Trí (Tuệ) thì sẽ khóc hoài, dỗ không nín. Nên cần có con mắt tuệ để giải thoát. Giải thoát cho mình và cho người, dĩ nhiên.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Thích Trí Quảng: "Giáo lý Phật tuy nhiều, nhưng gom lại, chúng ta học đức hạnh theo Phật và nuôi dưỡng, phát huy được đức hạnh của chính mình mới quan trọng. Không phải học giáo lý để tranh chấp đúng sai, vì nói đúng cũng phát xuất từ vọng tâm. "
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
TK Pháp Thông
"Luôn luôn nhớ rằng chánh niệm là trạng thái tâm tràn đầy quảng đại (vô tham), từ ái (vô sân) và trí tuệ cùng với bi, hỷ và xả. Bất cứ lúc nào bạn chú tâm đến một điều gì bạn phải tự hỏi xem tâm bạn có đầy đủ những yếu tố này không. nếu không có nghĩa là bạn không có chánh niệm.

... Chánh niệm là trạng thái tâm phản tỉnh trên chính nó không dễ bị vướng vào tham,sân và si, những gốc bất thiện gây khổ đau cho bản thân, cho người khác và cho cả hai"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Tenzin Gyatso :"Trí thông minh bẩm sinh dù như thế nào cũng không đủ để tạo dựng tương lai cho một con người. Trí thông minh là quan trong, nhưng nếu nó không thấm nhuần được đức vị tha, tinh thần khoan dung và những giá trị nhân bản, tình thương yêu đồng loại, thì chắc chắn nó sẽ không thể làm cho ocn người có được hạnh phúc, sự mãn nguyện"
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Thượng Trí Hạ Quảng:"Là đệ tử Phật, tu pháp nào cũng được và làm việc gì cũng được, nhưng phải có lợi cho mình và lợi cho cả cộng đồng, có lợi trong hiện tại và lợi lâu dài; không nên chấp pháp. Chọn lựa pháp thích hợp với hoàn cảnh của mình để tu cho đạt kết quả tốt đẹp. Người không biết suy nghĩ, không thấy vị trí của mình, tu bắt chước, thích làm việc của Hiền Thánh, vượt quá phước đức khả năng của mình, phải bị chuốc họa vào thân. Mỗi lúc có thay đổi, mỗi chỗ cũng có thay đổi; tuân thủ luật pháp thì được bình yên, sống đúng với hoàn cảnh thì an lạc, sống khác là tự làm khổ mình, hại mình và hại người liên hệ."
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
ĐĐ Hằng Trường:“Làm vì người khác thì gọi là công; làm với thái độ khiêm nhường, quên mình thì gọi là đức.” Cân bằng với sự tự tu hành cá nhân, là sự phục vụ cộng đồng với một tinh thần vị tha chân thật.
Hội Từ Bi Phụng Sự tin rằng khi chúng ta làm việc thiện nguyện với tình thương, với lòng quan hoài thì sẽ chuyển hóa tâm thức của mình và người, khiến sự phục vụ trở thành một cửa ngõ tu hành đạo Bồ tát thiết thực nhất."
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Tuyên Hóa:Nếu chúng sinh cần dùng thì đầy núi, khắp đồng, cây cỏ rễ lá đều là thuốc. Nếu chúng sinh không cần tới thì dù có trân quý tới đâu cũng chẳng phải là thuốc.
Phật Pháp cũng lại như vậy. Kinh điển không có thâm sâu hay nông cạn, cao thấp hay lớn nhỏ. Nếu chúnh sinh biết hấp thụ và ứng dụng Phật Pháp thì đó là pháp lớn vi diệu nhiệm mầu vậy.
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Ta về uống nước cành dương
Xa miền vọng chấp vô thừơng hôm nao
Tan rồi giữa giấc chiêm bao
Lòng an lạc giữ nhiệm mầu Quán Âm
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
Dalai Lama XIV: “… một người gọi là kẻ thù có khi còn quý hơn bạn. Vì kẻ thù dạy ta một số điều mà bạn không dạy, như sự nhẫn nhịn. Tôi cũng tin tưởng một cách chắc chắn là, dù tình trạng xấu đến đâu, thì rồi nó cũng khá hơn. Cuối cùng, ý hướng bẩm sinh của loài người là tìm sự thật, sự công bằng và hiểu biết sẽ thắng lướt ngu si và tuyệt vọng…”
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Thượng THANH Hạ TỪ

HT Thượng THANH Hạ TỪ:"Tối ngồi thiền vừa nhớ vọng tưởng liền bỏ, vậy mà bỏ hoài vẫn không hết. Tại sao? Vì khi ngồi thì bỏ, khi chạy ra thì thâu vô. Sáng thâu vô chiều bỏ ra. Tối bỏ sáng thâu, cứ như vậy hoài một đời bỏ cũng không hết. Bây giờ làm sao ngồi bỏ, đi đứng cũng bỏ, tiếp duyên xúc cảnh đều buông luôn, như vậy tu mới có kết quả. Người tu muốn đến nơi đến chốn phải cố gắng buông xả các thứ lăng xăng lộn xộn trong tâm, đừng để dính kẹt bất cứ thứ gì. Ai buông bỏ hết thị phi, tốt xấu thì trở về không khó khăn chút nào hết. Việc tu thực tế như vậy, chỉ là trở về với cái thật của chính mình thôi."
 

tanphuqm

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 10 2006
Bài viết
1,775
Điểm tương tác
90
Điểm
48
HT Thượng TRÍ Hạ QUẢNG

HT Thượng TRÍ Hạ QUẢNG:“Chúng ta học để tu để chứng ngộ mang lợi ích cho mọi người, chứ học không để có văn bằng mà lấy đó làm phương tiện hoá độ chúng sinh”.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên