Hỏi & Đáp: Hữu tình và vô tình

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Hỏi :

Tôi xuất gia đã lâu nhưng vì ở quê nên không có điều kiện học hỏi, nghiên cứu nhiều, hàng ngày chỉ trì tụng theo kinh điển mà thôi. Vừa qua, nhân lễ trai tăng, trong lời phục nguyện có câu “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo”. Sau đó, có vị thầy nói rằng câu này không đúng và lấy cọng rau mà nguyện thành Phật đạo? Tôi vì ít học nên nghe vậy rất hoang mang, xin quý Báo giải thích cho tôi được rõ.

(THÍCH TRUNG BÌNH, Bình Thuận)

Đáp :

Thầy Thích Trung Bình thân mến!

Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tô hợp lại (chúng) mà sanh ra, tạo nên (sanh) gồm tình và vô tình. Tình là hữu tình chúng sanh, tức là loài có tình thức. Vô tình là vô tình chúng sanh, tức là những sinh vật và các sự vật hiện tượng. Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây … Mặt khác, Phật là bậc giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý hơn là sự.

Trước hết, vạn sự vạn vật trong pháp giới tuy muôn hình vạn trạng, vô vàng sai biệt nhưng đều cùng một thể (vạn pháp đồng nhất thể). Hiện tượng vốn đa thù nhưng bản thể là một, duy nhất. Do đó, chúng ta và chúng sanh đồng nhất thể, hữu tình và vô tình đồng nhất thể. Vì cùng một thể nên sự thật của các pháp vốn “không sinh không diệt, không thường không đoạn, không một không khác và không đến không đi” (Bát nhất – Trung luận) hay “không sinh không diệt, không sạch không dơ, không tăng không giảm” (Tâm kinh).

Thứ đến, tất cả loài hữu tình đều có Phật tánh (thề táng thanh tịnh sáng suốt) và hết thảy mọi sự vật vô tình đều có Pháp tánh (thể tánh bình đẳng của vạn pháp – Không tánh, duyên khởi tánh). Mà Phật tánh và Pháp tánh vốn bất dị nên hữu tình và vô tình đều “đồng viên chủng trí”. Cũng chình vì thế mà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật (kinh Pháp Hoa).

Mặt khác, do nghiệp lực và chấp trước sâu dày nên con người nhận thức thế giới luôn ở dạng dị nguyên, đối đãi. Nhận thức của chúng ta luôn là các cặp phạm trù táng tướng, có không, đúng sai, phải trái… Vì phân biệt, chấp trước nên có Phật và chúng sanh, có hữu tình và vô tình. Trong khi sự thật các pháp giới là bình đẳng “Tâm, Phật và chúng sanh tam vô sai biệt” (Kinh Hoa Nghiêm)

Thiền sư Thiền Lão (thời Lý) khi hỏi về sự tu tập hàng ngày, nói: “Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác/ Trăng hoa trong mây trắng hiện toàn chân”. (Thùy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh / Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân – Thiền uyển tập anh). Khi đã phá trừ vô minh, thành tựu tuệ giác thì Chân như hiện khắp. Tất cả mọi sự vật hiện tượng bình thường quanh ta đều là Pháp thân. Nói cách khác, người giác ngộ rồi thì nhìn đâu cũng là diệu hữu (chân không – hiện hữu), thấy cảnh nào cũng là Phật đạo. Trí Bát Nhã, Tâm giác ngộ hay Diệu tâm đưa đến một nhãn quan mới, siêu việt: “Khi Diệu tâm chơn như phóng xuất, Phật tánh của hữu tình và Pháp táng của vô tình đều ở trạng thái nhất như, đều là diệu tâm, đều trong tự tánh bản hữu, cho nên nói Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”. (Thích Thông Huệ, Kinh Viên Giác luận giảng)

Luận giải của Thiền sư Thích Thanh Từ, trong tác phẩm Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải (NXB TP.HCM, 1997 tr.166) có thể xem như một chuẩn mực để nhận thức về vấn đề trên: “Trong bài hồi hướng có câu ‘Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo, Tăng ni và Phật tử thường đem câu này hỏi tôi: Tình là chúng hữu tình như trời, người, súc vật còn vô tình là loài vô tri như cây, đá. Nguyện cho loài hữu tình thành Phật thì có lý, còn loài vô tình làm sao thành Phật, mà nguyện “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì rắc rối, còn nếu thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng không rõ ràng. Cũng vậy khi chúng ta mê thì nhìn mọi vật chung quanh đều mê. Khi chúng ta ngộ thấy người vật đều ngộ, tức là loài hữu tình và vô tình đều ở trong cái thấy giác ngộ của ta. Hoặc chúng ta giác ngộ thấy tất cả đều là Phật đạo; thấy người thấy súc vật (hữu tình), thấy cây cỏ, thấy đá sỏi (vô tình), thấy tất cả đều là Phật đạo, nên nói hữu tình và vô tình tề thành Phật đạo, chớ không phải chúng ta tu thành Phật rồi cây cỏ đá sỏi cũng thành Phật theo. Do mê nên thấy tất cả đều mê, do giác nên thấy tất cả đều giác, gọi là tề thành Phật đạo. Hiểu như thế mới thông suốt, bằng không thì thấy kẹt, thấy rắc rối”.

Chúc thầy tinh tấn! tangbong

Tổ công tác bạn đọc – Báo Giác Ngộ
Nguồn http://phatphap.activebb.net/t5-topic
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Lạ quá !
Bạn Tịnh Nghiệp chỉ copy bên kia dán qua bên này mà không chịu đọc lại để sửa sai những từ ngữ đã bị gõ trật :



Hỏi :

Tôi xuất gia đã lâu nhưng vì ở quê nên không có điều kiện học hỏi, nghiên cứu nhiều, hàng ngày chỉ trì tụng theo kinh điển mà thôi. Vừa qua, nhân lễ trai tăng, trong lời phục nguyện có câu “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo”. Sau đó, có vị thầy nói rằng câu này không đúng và lấy cọng rau mà nguyện thành Phật đạo? Tôi vì ít học nên nghe vậy rất hoang mang, xin quý Báo giải thích cho tôi được rõ.

(THÍCH TRUNG BÌNH, Bình Thuận)

Đáp :

Thầy Thích Trung Bình thân mến!

Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”. Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tố hợp lại (chúng) mà sanh ra, tạo nên (sanh) gồm tình và vô tình. Tình là hữu tình chúng sanh, tức là loài có tình thức. Vô tình là vô tình chúng sanh, tức là những sinh vật và các sự vật hiện tượng. Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây … Mặt khác, Phật là bậc giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý hơn là sự.

Trước hết, vạn sự vạn vật trong pháp giới tuy muôn hình vạn trạng, vô vàn sai biệt nhưng đều cùng một thể (vạn pháp đồng nhất thể). Hiện tượng vốn đa thù nhưng bản thể là một, duy nhất. Do đó, chúng ta và chúng sanh đồng nhất thể, hữu tình và vô tình đồng nhất thể. Vì cùng một thể nên sự thật của các pháp vốn “không sinh không diệt, không thường không đoạn, không một không khác và không đến không đi” (Bát bất – Trung luận) hay “không sinh không diệt, không sạch không dơ, không tăng không giảm” (Tâm kinh).

Thứ đến, tất cả loài hữu tình đều có Phật tánh (thể tánh thanh tịnh sáng suốt) và hết thảy mọi sự vật vô tình đều có Pháp tánh (thể tánh bình đẳng của vạn pháp – Không tánh, duyên khởi tánh). Mà Phật tánh và Pháp tánh vốn bất dị nên hữu tình và vô tình đều “đồng viên chủng trí”. Cũng chính vì thế mà tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có thể thành Phật (kinh Pháp Hoa).

Mặt khác, do nghiệp lực và chấp trước sâu dày nên con người nhận thức thế giới luôn ở dạng dị nguyên, đối đãi. Nhận thức của chúng ta luôn là các cặp phạm trù tánh tướng, có không, đúng sai, phải trái… Vì phân biệt, chấp trước nên có Phật và chúng sanh, có hữu tình và vô tình. Trong khi sự thật các pháp giới là bình đẳng “Tâm, Phật và chúng sanh tam vô sai biệt” (Kinh Hoa Nghiêm)

Thiền sư Thiền Lão (thời Lý) khi hỏi về sự tu tập hàng ngày, nói: “Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác/ Trăng sáng trong mây trắng hiện toàn chân”. (Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh / Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân – Thiền uyển tập anh). Khi đã phá trừ vô minh, thành tựu tuệ giác thì Chân như hiện khắp. Tất cả mọi sự vật hiện tượng bình thường quanh ta đều là Pháp thân. Nói cách khác, người giác ngộ rồi thì nhìn đâu cũng là diệu hữu (chân không – hiện hữu), thấy cảnh nào cũng là Phật đạo. Trí Bát Nhã, Tâm giác ngộ hay Diệu tâm đưa đến một nhãn quan mới, siêu việt: “Khi Diệu tâm chơn như phóng xuất, Phật tánh của hữu tình và Pháp tánh của vô tình đều ở trạng thái nhất như, đều là diệu tâm, đều trong tự tánh bản hữu, cho nên nói Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”. (Thích Thông Huệ, Kinh Viên Giác luận giảng)

Luận giải của Thiền sư Thích Thanh Từ, trong tác phẩm Tuệ Trung Thượng Sĩ ngữ lục giảng giải (NXB TP.HCM, 1997 tr.166) có thể xem như một chuẩn mực để nhận thức về vấn đề trên: “Trong bài hồi hướng có câu ‘Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo, Tăng ni và Phật tử thường đem câu này hỏi tôi: Tình là chúng hữu tình như trời, người, súc vật còn vô tình là loài vô tri như cây, đá. Nguyện cho loài hữu tình thành Phật thì có lý, còn loài vô tình làm sao thành Phật, mà nguyện “Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì rắc rối, còn nếu thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng không rõ ràng. Cũng vậy khi chúng ta mê thì nhìn mọi vật chung quanh đều mê. Khi chúng ta ngộ thấy người vật đều ngộ, tức là loài hữu tình và vô tình đều ở trong cái thấy giác ngộ của ta. Hoặc chúng ta giác ngộ thấy tất cả đều là Phật đạo; thấy người thấy súc vật (hữu tình), thấy cây cỏ, thấy đá sỏi (vô tình), thấy tất cả đều là Phật đạo, nên nói hữu tình và vô tình tề thành Phật đạo, chớ không phải chúng ta tu thành Phật rồi cây cỏ đá sỏi cũng thành Phật theo. Do mê nên thấy tất cả đều mê, do giác nên thấy tất cả đều giác, gọi là tề thành Phật đạo. Hiểu như thế mới thông suốt, bằng không thì thấy kẹt, thấy rắc rối”.

Chúc thầy tinh tấn! tangbong

Tổ công tác bạn đọc – Báo Giác Ngộ
Nguồn http://phatphap.activebb.net/t5-topic
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Kính Tịnh Nghiệp

"Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí "

Theo ptd hiểu thì :
Chúng sinh hữu tình cần tu để viên mãn ( Nhất thiết chủng trí )
Còn chúng sinh vô tình như cỏ cây đất đá núi sông thì vì sao lại có chuyện tu hay thành Phật ?
Điều này thì trong bài Kệ "Quảng độ chúng hữu tình "của Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn có giải rõ :

Hữu tình lai hạ chưởng
Nhân địa quả hườn sanh
Vô tình diệc vô chưởng
Vô tánh diệc vô sanh

Dịch nghĩa :
Đến với hữu tình gieo
Nơi đất (tâm ) hạt giống Phật
Quả Phật sẽ lại sanh:
Quảng độ chúng hữu tình

Vô tình sinh chúng chẳng cần gieo
Vô tình vô tánh vốn vô sanh
Cỏ cây sông núi vô tình lắm
Không tánh , chẳng là không Thức sao
Có nghĩa là cỏ cây đất đá núi sông đã là Phật hiểu theo nghĩa Phật là Tánh Không .
Còn nếu nói theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì :Cỏ cây đất đá núi sông làm bằng đất , nước, gió , lữa mà bốn đại này là đã ở Vô Sanh ( Chân như ) tiềm ẩn không hình tướng , khi cần mới xuất hiện( ẩn tướng ).Chỉ có Hữu tình làm bằng Đất , nước, gió , lửa , không gian, kiến ,tâm thức . Có thức tánh phân biệt nên cần tu tập chuyển thức thành Chủng trí .Vì sao chúng ta quan tâm đến Vô tình chúng sinh ? Chúng ta cần quan tâm đến Vô tình như cỏ cây đất đá núi sông là vì những chúng sinh ấy đã nuôi dưỡng chúng ta , đã có mặt theo tâm thức của chúng ta.
Có một nhà thiền đã nói : khi chưa tu ta thấy núi sông là núi sông, khi đã tu được một thờigian ta thấy núi sông không phải núi sông , khi tu thêm một thời gian ta lại thấy núi sông là núi sông.
Chúng ta thấy câu đầu tâm trạng của người chưa tu . Câu hai và ba chúng ta hãy thử tìm hiểu nhà thiền muốn diễn tả gì .
KÍNH

Kính thầy V/Q
Lạ quá !
Bạn Tịnh Nghiệp chỉ copy bên kia dán qua bên này mà không chịu đọc lại để sửa sai những từ ngữ đã bị gõ trật

Không lạ đâu thưa thầy V/Q theo con nghĩ
- Nếu là ai khác gõ trên trang web nào mà TN copy , TN sơ suất không sửa dùm ( vì chữ nhỏ quá con đọc cũng chẳng nhận thấy lỗi )Sơ xuất thì đâu có gì lạ ạ ?
_ Nếu là TN tự gõ lên D Đ P P Online , TN lỗi chính tả cũng thường thấy thôi phải không thầy V/Q
Lỗi chính tả không làm sai hoặc khác nghĩa của câu văn thì chuyện này cũng nhỏ thôi.
KÍNH
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính Tịnh Nghiệp

"Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí "

Theo ptd hiểu thì :
Chúng sinh hữu tình cần tu để viên mãn ( Nhất thiết chủng trí )
Còn chúng sinh vô tình như cỏ cây đất đá núi sông thì vì sao lại có chuyện tu hay thành Phật ?
Điều này thì trong bài Kệ "Quảng độ chúng hữu tình "của Lục Tổ trong Kinh Pháp Bảo Đàn có giải rõ :

Hữu tình lai hạ chưởng
Nhân địa quả hườn sanh
Vô tình diệc vô chưởng
Vô tánh diệc vô sanh

Dịch nghĩa :
Đến với hữu tình gieo
Nơi đất (tâm ) hạt giống Phật
Quả Phật sẽ lại sanh:
Quảng độ chúng hữu tình

Vô tình sinh chúng chẳng cần gieo
Vô tình vô tánh vốn vô sanh
Cỏ cây sông núi vô tình lắm
Không tánh , chẳng là không Thức sao
Có nghĩa là cỏ cây đất đá núi sông đã là Phật hiểu theo nghĩa Phật là Tánh Không .
Còn nếu nói theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì :Cỏ cây đất đá núi sông làm bằng đất , nước, gió , lữa mà bốn đại này là đã ở Vô Sanh ( Chân như ) tiềm ẩn không hình tướng , khi cần mới xuất hiện( ẩn tướng ).Chỉ có Hữu tình làm bằng Đất , nước, gió , lửa , không gian, kiến ,tâm thức . Có thức tánh phân biệt nên cần tu tập chuyển thức thành Chủng trí .Vì sao chúng ta quan tâm đến Vô tình chúng sinh ? Chúng ta cần quan tâm đến Vô tình như cỏ cây đất đá núi sông là vì những chúng sinh ấy đã nuôi dưỡng chúng ta , đã có mặt theo tâm thức của chúng ta.
Có một nhà thiền đã nói : khi chưa tu ta thấy núi sông là núi sông, khi đã tu được một thờigian ta thấy núi sông không phải núi sông , khi tu thêm một thời gian ta lại thấy núi sông là núi sông.
Chúng ta thấy câu đầu tâm trạng của người chưa tu . Câu hai và ba chúng ta hãy thử tìm hiểu nhà thiền muốn diễn tả gì .
KÍNH

Kính thầy V/Q


Không lạ đâu thưa thầy V/Q theo con nghĩ
- Nếu là ai khác gõ trên trang web nào mà TN copy , TN sơ suất không sửa dùm ( vì chữ nhỏ quá con đọc cũng chẳng nhận thấy lỗi )Sơ xuất thì đâu có gì lạ ạ ?
_ Nếu là TN tự gõ lên D Đ P P Online , TN lỗi chính tả cũng thường thấy thôi phải không thầy V/Q
Lỗi chính tả không làm sai hoặc khác nghĩa của câu văn thì chuyện này cũng nhỏ thôi.
KÍNH
Kính cô Phi Thụy Du !

H/t xin góp ý với cô :

1. Cô nói "Kính Tịnh Nghiệp" là sự lịch sự của cô thôi, chứ bài này bạn Tịnh Nghiệp chỉ copy lại từ trang web khác, của một người nào đó ký tên là tangbong _ bài viết thì có chất lượng, nhưng đã bị những người chép lại gõ sai làm thay đổi nghĩa, thậm chí là phản nghĩa nữa cơ _ chứ Tịnh Nghiệp thường hay không cần đọc nội dung bài mình đăng, chỉ cần "có bài để lấy điểm" mà thôi, bạn ấy không phải là tác giả, không phải là người thật tâm tu học, bạn ấy không có biết gì về nội dung của bài này, thì chúng ta bàn gì với bạn ấy đây ?

2. Về 2 câu kệ :

"Vô tình diệc vô chưởng
Vô tánh diệc vô sanh"


theo ngu ý của H/t là Ngũ Tổ muốn nhắc Lục Tổ :

"Những người không có duyên với Phật pháp _ hay có đến trà trộn vào hàng ngủ Phật tử, nhưng thực chất là kẻ "có ý mưu đồ" _ thì "thây kệ" nó (nó là kẻ vô tình) đừng có mất công cải tạo nó, chỉ vô ích mà thôi (diệc vô chưởng _ đừng gieo giống Phật với nó). Vì nó có khác nào gỗ đá (vô tánh) đâu, hạt giống sẽ bị khô héo chứ chẳng nẩy mầm được (diệc vô sanh)".

3. Thầy Viên Quang đăng bài bao giờ cũng dùng chữ to (size 5), tức là mắt Thầy cũng kém lắm nhưng Thầy đã thấy thì ta không thể đổ thừa "vì chữ quá nhỏ" được. Nểu chỉ là lỗi chính tả mà nghĩa không đổi thì có thể cho qua, nhưng đàng này :

a. chữ "Bát bất" mà gõ thành "Bát nhất" thì là sai bét rồi !

b. chữ "thể tánh thanh tịnh sáng suốt" mà gõ là "thề táng thanh tịnh sáng suốt" thì có ra cái thể thống gì ? Bố ai mà hiểu nỗi ?!

c. câu "các cặp phạm trù tánh tướng, có không, đúng sai, phải trái… " bị gõ sai một chút xíu thành "các cặp phạm trù táng tướng, có không, đúng sai, phải trái… " thì câu văn trở thành tối nghĩa ngay !

d. chữ "minh nguyệt" nghĩa là "trăng sáng", nếu dịch là "trăng trong" thì cũng được, nhưng ở đây lại dịch là "Trăng hoa trong mây trắng", mà cô cũng biết rồi, tiếng Việt mình, cụm từ "trăng hoa" có nghĩa là "không đứng đắn" ("trăng hoa trong mây trắng" người đọc sẽ hiểu là "làm chuyện bậy bạ trong mây trắng").

e. chữ "Pháp tánh" thì chúng ta đều biết là "Tánh của vạn pháp", bây giờ bị viết là "Pháp táng" thì người đọc sẽ hiểu là "nghi thức, lễ an táng người quá cố".

Đảo nghĩa như vầy sẽ làm dốt thế hệ sau đó ! người này sai một chút, người kia copy lại sai thêm một chút nữa, riết rồi chính chúng ta làm cho Phật pháp chỉ còn là những cụm từ tối nghĩa mà thôi. Cái DỐT được truyền bá _ lây nhiễm như virut _ còn Phật pháp thì bị "bôi nhọ".

Cho nên Hoàng Trí thấy thật là cần thiết phải đính chính, không nên bỏ qua những lỗi làm đảo nghĩa như vậy.

Kính !
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
ĐH Hoàng Trí kính

Cô nói "Kính Tịnh Nghiệp" là sự lịch sự của cô thôi, chứ bài này bạn Tịnh Nghiệp chỉ copy lại từ trang web khác, của một người nào đó ký tên là tangbong _ bài viết thì có chất lượng, nhưng đã bị những người chép lại gõ sai làm thay đổi nghĩa, thậm chí là phản nghĩa nữa cơ _ chứ Tịnh Nghiệp thường hay không cần đọc nội dung bài mình đăng, chỉ cần "có bài để lấy điểm" mà thôi, bạn ấy không phải là tác giả, không phải là người thật tâm tu học, bạn ấy không có biết gì về nội dung của bài này, thì chúng ta bàn gì với bạn ấy đây ?

1/HT ơi mình không nói quyết đoán là đó là bài của TN sưu tầm trên báo Giác Ngộ và gõ vào trang web của D Đ PP Online
Mình chỉ nói bài đó nếu từ trang web khác TN vẫn có thể chép lại bằng tay và gõ lên trang Diễn Đàn Phật Pháp Online, để lại lỗi chính tả.
Còn điều mà Ht nhận xét về TN :
_Chỉ cần đăng bài để lấy điểm
_ Không biết gì về nội dung của bài
_Không thật tâm tu học
thì để cho TN suy nghĩ và trả lời
Dầu sao cũng cám ơn HT đã (vô tình ?)cho PTD biết về suy nghĩ mà HT có thể thường có về người post bài trong D Đ
2/Bài kệ của Ngũ Tổ bắt đầu bằng khai thị :"Phải quảng độ chúng hữu tình và lưu truyền cái chánh pháp..." . Quảng độ là một sự độ rộng lớn tất cả chúng sanh (hóa sanh, thai sanh , noãn sanh , thấp sanh ).Hiểu quảng độ là như vậy thì phù hợp với nghĩa của câu :"Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí". Còn HT có suy diễn khác mình thì mình cũng không buồn HT một tí nào cả đâu HT ạ.
Ở đây là lúc không nói đúng , sai.. HT có cho rằng HT thì đúng còn PTD thì sai không
3/Mắt thầy V/Q kém , nhưng vẫn có thể phóng chữ lớn để đọc nếu muốn
Mắt ai cũng có thể kém nhưng vì dung lượng yếu của Diễn Đàn nên đành viết nhỏ
Mình chỉ xin góp lời ở đây với sự chân thành
Xin đừng hiểu lầm mình muốn tranh đua luận bàn.
KÍNH
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Quý hiền giả xin cứ tuỳ pháp chỉ dạy tôi xin thành tâm lắng nghe ạ.Việc có đăng bài lấy điểm hay có thật tâm tu không tôi nghĩ đó là việc của tôi và hiền giả cũng không thể biết được.Rất mong các hiền giả hoan hỉ đàm luận.A Di Đà Phật
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Tịnh Nghiep đã viết:
Quý hiền giả xin cứ tuỳ pháp chỉ dạy tôi xin thành tâm lắng nghe ạ.Việc có đăng bài lấy điểm hay có thật tâm tu không tôi nghĩ đó là việc của tôi và hiền giả cũng không thể biết được.Rất mong các hiền giả hoan hỉ đàm luận.A Di Đà Phật

Kính Tịnh Nghiệp
Hình như ĐH định gọi ptd là "hiền giả" ?
ptd thì dữ chớ không có hiền đâu nên đừng gọi hiền giả
Còn đàm luận với cậu bé HT thì không có gì để đàm luận nữa .
KÍNH
 

Tịnh Nghiệp

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 8 2012
Bài viết
59
Điểm tương tác
7
Điểm
8
Đạo hữu Hoàng Trí hẳn là có nguyên cứu nhiều về kinh điển nên lý luận mới sắc bén như vậy.Hy vọng đạo hữu có thể khéo léo dùng phương tiện độ sinh.Tôi không giỏi lý luận cũng không thông hiểu Phật Pháp nên cũng không muốn khởi tâm tranh luận rồi lại chia rẽ nội bộ,thà chấp có để giữ khẩu nghiệp hơn là hơn thua tranh đấu.A Di Đà Phật
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Kính thưa quý Đạo hữu ! Trong một vườn hoa thoạt nhìn thì tươi tốt và sắc màu rất đẹp ,nhưng tàng ẩn trong những nhụy hoa có vô số sâu đục khoét mà người chuyên canh giữ đi bắt sâu lâu ngày ắc gặp sâu độc cắn thành ghẻ chốc và bàn tay viết văn hay chữ giỏi cũng bị chướng ngại .
Ở nơi loài hữu tình, thì gọi nó là Phật tánh; ở nơi loài vô tình, thì gọi nó là Pháp tánh. Như vậy, giữa Phật tánh và Pháp tánh, danh từ tuy khác, nhưng Thể không hai.
 

Cầu Pháp

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2012
Bài viết
729
Điểm tương tác
100
Điểm
43
Kính thưa quý Đạo hữu ! Trong một vườn hoa thoạt nhìn thì tươi tốt và sắc màu rất đẹp ,nhưng tàng ẩn trong những nhụy hoa có vô số sâu đục khoét mà người chuyên canh giữ đi bắt sâu lâu ngày ắc gặp sâu độc cắn thành ghẻ chốc và bàn tay viết văn hay chữ giỏi cũng bị chướng ngại .
Ở nơi loài hữu tình, thì gọi nó là Phật tánh; ở nơi loài vô tình, thì gọi nó là Pháp tánh. Như vậy, giữa Phật tánh và Pháp tánh, danh từ tuy khác, nhưng Thể không hai.

Đ/h nói loài hữu tình tức trong đó có loài người! Vậy người giết người có Phật tánh không?

Còn người tử hình người giết đồng loại thì có Phật tánh không?

Cầu Pháp chỉ hỏi vậy thôi, có sơ ý hiểu lầm xin bỏ qua. Còn nguyên đoạn văn thì cũng không hiểu ý của đ/h nhiều. Có phải ý đ/h nói đời đạo muôn mặt ?

Kính,
 

hoangtri

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
27 Thg 3 2012
Bài viết
1,216
Điểm tương tác
403
Điểm
83
Kính thưa quý Đạo hữu ! Trong một vườn hoa thoạt nhìn thì tươi tốt và sắc màu rất đẹp ,nhưng tàng ẩn trong những nhụy hoa có vô số sâu đục khoét mà người chuyên canh giữ đi bắt sâu lâu ngày ắc gặp sâu độc cắn thành ghẻ chốc và bàn tay viết văn hay chữ giỏi cũng bị chướng ngại .
Ở nơi loài hữu tình, thì gọi nó là Phật tánh; ở nơi loài vô tình, thì gọi nó là Pháp tánh. Như vậy, giữa Phật tánh và Pháp tánh, danh từ tuy khác, nhưng Thể không hai.
Thưa "sư phụ" Chỉ Chờ Chết !
Kính cám ơn sự quan tâm lo lắng cho cái "mạng muỗi mòng" của h/t.
Sư phụ ơi ! Sư phụ cũng đã thấy rồi đó, hiện nay cái loài sâu độc đã phát triễn khắp thế giới, khiến cho "vườn hoa Phật Giáo" chỉ còn dáng vẻ bên ngoài, thực chất không còn bao nhiêu hoa chưa bị sâu mọt đục khoét.
Xót lòng Phật tử lắm, sư phụ ơi !
Vẫn biết rằng, chuyện con làm "như muối bỏ biển" nhưng khi con chọn ảnh avatar này là con đã chọn con đường "chông gai gian khổ" rồi.

Vì sao sư phụ chọn nick "Chỉ Chờ Chết" MÀ CÒN HAM SỐNG quá như vậy ?
Sao ta không CHẾT _ làm phân bón _ CHO PHẬT GIÁO HỒI SINH nhỉ ?
(Nếu Trí có chết vì chuyện "bắt sâu" _ như bạn hoatihon _ thì cũng đáng)

Kính !
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Thưa "sư phụ" Chỉ Chờ Chết
Vì sao sư phụ chọn nick "Chỉ Chờ Chết" MÀ CÒN HAM SỐNG quá như vậy ?
Sao ta không CHẾT _ làm phân bón _ CHO PHẬT GIÁO HỒI SINH nhỉ ?
(Nếu Trí có chết vì chuyện "bắt sâu" _ như bạn hoatihon _ thì cũng đáng)
Kính !
Hoàng Trí con ơi ! Không phải ta ham sống đâu tại Diêm vương chê ta vì ta tu quá tệ nên bắt ta trở về trần gian tu tiếp ,nếu mai sau ta chết ta cũng nguyện làm phân bón cho vườn Hoa Phật giáo với những nhân lành cho hoa vô nhiễm không sâu rầy có như thế mới trổ sanh quả ngọt .
Ta chỉ lo con bị độc của sâu đo nên con đừng để nó đo đúng tầm thước thân tâm con nha ? Hay là con cố công nhổ sạch cỏ dại may ra sâu không có chỗ ẩn núp mà phá hoại HOA TÂM
.
Chỉ Chờ Chết xin tán thán những công phu lao tác của Hoàng Trí vì dám bắt cướp mà không sợ cướp bắt .
Thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ - Lời thật thì hay mất lòng !
:Unsure:
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
vì dám bắt cướp mà không sợ cướp bắt .
Thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ - Lời thật thì hay mất lòng !
:Unsure:
Sư huynh Chỉ Chờ Chết ui !
Trước đây tiểu muội thấy nick của sư huynh cứ ngở rằng đây là một cụ ông gần đất xa trời, nào dè đâu lại là một thanh niên cường tráng, còn nuôi "mộng Kinh doanh" (cho nên mới quan tâm đến chuyện Marketing).
Sư huynh ơi ! sau này sư huynh có kinh doanh gì thì kinh doanh, nhưng xin đừng "Kinh doanh Phật pháp" nhá !
Hix....hix....!
"Thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ - Lời thật thì hay mất lòng !" Sư huynh thông cảm, câu này là của sư huynh đấy nhé !
Kính sư huynh tha lỗi mạo phạm của "con bé lí lắt" này !
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Sư huynh ơi ! sau này sư huynh có kinh doanh gì thì kinh doanh, nhưng xin đừng "Kinh doanh Phật pháp" nhá !
Hix....hix....!
"Thẳng mực tàu thì đau lòng gỗ - Lời thật thì hay mất lòng !" Sư huynh thông cảm, câu này là của sư huynh đấy nhé !
Kính sư huynh tha lỗi mạo phạm của "con bé lí lắt" này !
Hoatihon Muội muội ! Người ta nói khôn quá hóa dại cho nên Huynh thấy bài viết vô thưởng vô phạt chớ có kinh doanh gì đâu ? nghèo mạt rệp làm gì có người giao tế với mình ,còn Pháp của Phật ch có thí chớ có bán ra đâu mà mua .Đạo nói cả đời không hết còn đời thì chìm lắng trong hố sâu đói khổ có ai cứu vớt đâu ? Nên tu mà bụng rỗng làm sao tu phải không Bé tí hon ?
Huynh bây giờ có cảm tưởng mình đang đi chợ không phải đi Chùa nên có lúc không cảnh giác nên mới bị Thầy Tổng quản chưởi rủa cho tỉnh giấc mộng lợi danh đó . Nếu Thầy từng lăn lốc trong đời thường thì Thầy sẻ chứng kiến nhiều cảnh "Phật giáo và Doanh nhân" vì là phong trào đương thời mà.
Là người trí thì không nên giận người khó thương mà ta phải lân mẫn đem sự hiểu biết của ta mà dìu dắt họ đi vào Chánh pháp , biết họ sai mà ta oán trách rồi tạt nước lạnh vào mặt họ thử hỏi làm làm thu phục nhân tâm .Đạo phật là Đạo Từ Bi mà tối thiểu Tâm Từ chưa có làm sao có Tâm Bi ?
Thân mến,
Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát
 

suongphale

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 12 2011
Bài viết
241
Điểm tương tác
81
Điểm
28
chỉ chờ chết đã viết:
nghèo mạt rệp làm gì có người giao tế với mình ,

Kính bác Chỉ Chờ Chết

Bác CCC ơi bác nói như vậy là đúng lắm đó bác... à .Con thấy đời là thế vì tục ngữ có câu :" Nhạt , nồng trông chiếc túi vơi , đầy"

Còn SPhaLê thì hỏng có bao giờ thấy người nghèo thì không thèm giao thiệp , tình cảm nhạt , nồng tùy theo túi người vơi hay đầy .Giao thiệp là giao thiệp tình đạo hữu, còn giàu nghèo thì kệ mỗi người phải hôn bác ? À mà bác đã có kinh nghiệm về việc này rồi hay sao hở bác ?Nếu vậy thì bác cũng đừng có buồn .Bởi vì trong kinh Phật có dạy , tâm mình muốn gì mình sẽ được điều đó . Biết đâu tương lai người ta sẽ chịu giao thiệp với bác , vì tâm bác muốn vậy .

hoa ti hon đã viết:
sau này sư huynh có kinh doanh gì thì kinh doanh, nhưng xin đừng "Kinh doanh Phật pháp" nhá

chỉ chờ chết đã viết:
Pháp của Phật chỉ có thí chớ có bán ra đâu mà mua .Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát

Bác Chỉ Chờ Chết ơi SPL rất phục bác CCC .SPL phục bác là vì bác rất hành tốt hạnh nhẫn nhục .Bác CCC tu giỏi lắm rồi , chắc con phải học theo bác đó bác CCC ơi.
Kính bác
 

Chỉ Chờ Chết

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2010
Bài viết
293
Điểm tương tác
135
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Kính bác Chỉ Chờ Chết
Bác CCC ơi bác nói như vậy là đúng lắm đó bác... à .Con thấy đời là thế vì tục ngữ có câu :" Nhạt , nồng trông chiếc túi vơi , đầy"
Sương Pha Lê thân mến ! Nickname vô cùng tuyệt vời vì giọt sương giống như pha lê là hạt ngọc long lanh trong ánh nắng mặt Trời .
Đời nồng ta kết tri âm
Nếu đời lạnh nhạt như cầm không dây
Túi vơi bậu bạn cỏ cây !
Chờ khi đầy túi đắp xây tình người ...
CCC là một người càng tu càng thêm nghiệp vì đời lắm thị phi nên cái Tâm bị nhiểm trùng đành chờ chết trong một ngày không nắng không mưa . Mỗi người có một Pháp môn tu riêng nên học chưa hết quyễn " Phật học Phổ thông" và CCC không dám luận bàn với ai , nếu SPL mà học ở CCC sẻ không tiến đâu ! Tu như đi thuyền ngược nước mà CCC tuổi già sức không khá làm sao chèo chống đưa rước khách tục qua sông ? :icon_question:
Chào thân ái ,
Chỉ Chờ Chết
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên