Linhthoai

Hồng Minh - dị ký (Q2)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
* Thảo Lư Am :

Có bài kệ:

Chốn thảo lư an cư dưỡng tánh,
Dốc một lòng nhập Thánh siêu phàm
Sắc, tài, danh, lợi chẳng ham,
Thị phi phủi sạch, luận đàm mặc ai.

Tuyết ban mai lâu dài chi đó ?
Thân người đời nào có bao lâu
Nhộn nhàng trong cuộc bể dâu
Xuân xanh mới đó bạc đầu rồi đây

Ba vạn sáu ngàn ngày công khó
Chia phần riêng cho đó một hòm
Của tiền để lại nhi tôn,
Bao nhiêu tội lỗi phần hồn lãnh riêng

Chốn cửu tuyền khác miền dương thế
Quỷ ngưu đầu không nể, chẳng kiêng
Tội hành, nghiệp khảo liền liền
Bao lần thảm độc, bao phen đoạn trường

Rất thảm thương là đường sanh tử
Dám khuyên người ngó thử lại coi
Thân như pháo đã châm ngòi,
Nổ vang một tiếng rồi coi thể nào

Tiếc công lao biết bao xiết kể
Sự đáo đầu cũng thế mà thôi
Trăm năm sự nghiệp phủi rồi
Mênh mông biển khổ luân hồi cực thân

Lửa hồng trần rần rần cháy dậy
Người say mê nếu thấy phải kêu
Tỉnh tâm xét lại mấy điều,
Trước tu đạo đức, sau siêu linh hồn.

Sự dại khôn, chẳng cần khôn dại,
Trước lỗi lầm sau phải ăn năn,
Biển sâu nước khỏa còn bằng,
Mây tan gió tạnh bóng trăng sáng lòa.

Cõi Ta Bà có tòa Cực Lạc,
Dòng sông mê biển giác chẳng xa,
Y theo giáo pháp Thích Ca
Tự nhiên bổn tánh Di Ðà phóng quang.

Ðã gặp đàng chưa toan dời bước
Còn tiếc chi chân bước lờ đờ
Khuyên đừng đem dạ tưởng mơ,
Trăm năm cuộc thế như cờ bị vây

Rút gươm huệ dứt dây tham ái
Dụng hoa lòng lấp ải sông mê
Nương theo cội giác Bồ Ðề
Trước sau rồi cũng đồng về Tây Phang

Khuyên tất cả các hàng Nam Nữ
Kíp tầm thầy thọ phái QUY Y
Kiên trì Ngũ giới Tam Quy
Giữ lòng từ mẫn, sân si phải chừa.

Diệt ác quấy, ngăn ngừa tội lỗi,
Dưỡng tinh thần tâm nội phát minh
Ðạo mầu bí nhiệm huyền linh,
Là phương giải cứu chúng sinh phản hồi.

Nghĩa chữ Tăng là ngôi Tam Bảo,
Phật, Pháp, Tăng chỉ tại lòng ta,
PHẬT là Giác Tánh soi xa,
Mở đường sáng suốt vượt qua cõi trần.

Nghĩa chữ PHÁP giải phần chánh kiến
Dứt kiêu căng bỏ chuyện thị phi
TĂNG là thủ tịnh tinh vi,
Sáu căn trong sạch, dung nghi thuận hòa

Vận Tam Bửu ấy ra đối trị
Dứt sáu trần tức thị chơn tu
Đừng mê bỉnh tức công phu
Luyện tinh, hoá khí, rèn tu ngươn thần.

Nghĩa Tam Bảo phân trần chỉ rõ
Người tu hành lấy đó thềm thang.
Còn câu Tam Bảo thế gian,
Chia ra thể, dụng đôi đàng phân minh.

PHẬT BẢO là tượng hình ra đó,
Ðể phụng thờ hòng có đức tin.
PHÁP BẢO gồm, Luật Luận, Kinh,
Bản đồ vẽ sẵn phân minh chỉ rành.

TĂNG BẢO là lòng thành thoát tục,
Chán sự đời cạo tóc đi tu,
Cửa thiền tinh tấn công phu,
Chí tâm được đến Vô dư Niết Bàn

Nghĩa Tam Bảo thế gian là đó,
Nhờ có thầy đường ngõ mới thông.
Thầy như lạch nước, lòng sông.
Nếu không lòng lạch nước trong bao giờ?

Mắt lờ mờ, tay rờ, chân bước,
Thế vậy mà xông lướt sao xong!
Quy y trước sửa tấm lòng,
Có thầy chỉ giáo ra vòng tử sanh.

Có thể, dụng mới rành đạo lý,
Thấy trăng nhờ người chỉ cho ta.
Chữ QUY phân bạch đó là
Bỏ nơi hắc ám về nhà quang minh.

Nghĩa chữ Y như hình mặc áo,
Trang tu hành Thánh Giáo phải tuân
Trau dồi đạo đức sáng trưng,
Nước không xao động lố vừng trăng thanh

Trong ngũ giới, SÁT SANH thứ nhứt
Người tu hành thể đức háo sanh
Vật người một khí hóa thành,
Chớ nên sát hại mất danh thiện từ.

Giới thứ hai: diệt trừ TRỘM CẮP,
Vật của người chẳng đặng tham lam.
Công tư của cải bạc vàng,
Chớ nên mống ý lấy làm của ta.

Giới thứ ba: cấm tà SẮC DỤC
Chớ tư tình lén lút ngoại duyên
Trăng hoa lòng chớ đảo điên,
Tam Cang cũng phải răn khuyên từ từ

Giới thứ tư: dứt trừ VỌNG NGỮ
Chớ buông lời hung dữ điêu ngoa,
Ngược xuôi láo xược lời ma,
Nói qua, nói lại cùng là hung hăng.

Giới thứ năm: cấm ngăn UỐNG RƯỢU
Việc lỗi lầm bởi tửu mà ra.
Say sưa mê muội lòng tà,
Dữ hơn thuốc độc phá nhà hư linh

Lấy năm giới sửa mình là Đạo,
Dụng Tam Quy kiến tạo Pháp Thân
Từ Bi Hỷ Xả là Nhân,
Tinh tấn là Quả, giải phân rõ ràng.

Nghĩa chữ Ðạo như đàng đi đó,
Song đàng đi chẳng có bao lâu.
Dẫu mà ngàn dặm cao sâu,
Mối dường ắt đặng ngõ hầu chẳng xa.

Chớ bôn ba nhận Ma làm Phật,
Uổng công trình chôn lấp tánh linh
Than ôi, biển khổ minh minh,
Người mù cầm lái đưa mình sao xuôi!

Ðứa mù dắt lũ đui theo dõi
Sa lửa hầm còn hỏi chi chi...
Phải tìm đến bậc trí tri
Ðạo mầu mới tỏ, đường đi mới tường.

Bát Chánh Ðạo mối dường đã tỏ,
Tứ Diệu Ðề là chỗ nghỉ ngơi.
Ðèn lòng soi sáng khắp nơi,
Thinh thinh trí huệ một trời quang minh.

Ðọc Tâm Kinh cho tinh cho suốt,
Dẫu mà đường chưa thuộc cũng thông.
Vậy hay sắc tức thị không,
Chẳng nên chấp sắc mà không cũng đừng.

Ðạo vô cùng, chấp trung là đạo,
Lý nhiệm mầu uẩn áo thâm sâu.
Ðạo mầu khắp hết đâu đâu,
Cứ trong sắc tướng tìm cầu mới ra.

Tuy sắc tướng nhưng mà vô tướng
Vô tướng từ hữu tướng mà ra...
Hữu, vô chung ở một nhà
Chẳng nên chấp hữu cùng là chấp vô.

Trong hữu tướng, lý vô ẩn đó,
Vô tướng mà tướng có ẩn trong.
Hữu, vô bước khỏi hai vòng,
Mới biết đạo lý không trong không ngoài.

Thỏ vảnh tai gọi hai sừng đó,
Chấp trước mà nói có nói không.
Thử coi ba thú qua sông,
Ba xe ngoài cửa đều không khác nào.

Ngoài vườn lửa ào ào cháy dậy,
Bầy trẻ thơ chơi nhảy trong nhà.
Khuyên răn chúng chẳng chịu ra
Mở lời phương tiện thiệt ba xe ngoài.

Ðại biện tài trừ hai còn một,
Tột bực rồi thì một cũng không
Xưa nay sự, lý viên dung,
Cứ trong thể dụng Thích Trung thì nhằm.

Y Tam Giáo khỏi lầm lạc lối
Tu trở về nguồn cội bổn nguyên.
Ðạo vàng thâm lý diệu huyền,
Ðịnh lòng, định tánh tỏ liền tâm đăng.

Nước gợn lằn bóng trăng nhấp nhoáng,
Trăng lu mờ vì áng đám mây.
Làm cho nước đứng, mây tan,
Tự nhiên sáng suốt thiền quang nhiệm mầu.

Ðạo không cầu do đâu mà được,
Coi giấy xưa chấp trước hữu vô.
Lằng nhằng dưới gốc cây khô,
Mà trong có trái gẫm âu nực cười !!!

Trong mắt người có ngươi mới tỏ
Sách không thầy nới ngỏ làm sao
Xưa nay giáo pháp truyền trao
Không thầy há dễ mặt nào nên thân !

Xưa Thánh Nhân ân cần Lão Tử,
Huỳnh Ðế còn Sư Phụ Quảng Thành.
Thiện Tài ngũ thập tam tham,
Thiếu Lâm đoạn tý Thần Quang lưu truyền.

Xem lịch sử Tiên Hiền Cổ Thánh,
Biết bao phen khổ hạnh công dày,
Vẹt đường mở lối chông gai,
Hố hầm bồi đắp đến nay cũng nhiều.

Sửa lộ cả, bắc kiều rước khách,
Chèo thuyền từ cấp bách đưa sang,
Ðáo hườn bổn quốc Tây Phang
Hưởng thọ vĩnh kiếp thanh nhàn muôn thu.

Người chí quyết tìm tu, học đạo,
Cầu hỏi thầy vật báu ở đâu ?
Ðạo tuy rộng lớn cao sâu
Nhỏ hơn mảy bụi dễ hầu biết sao?

Muốn cho khỏi ra vào Tam Giới,
Phải nhớ câu "Tự tại bất thành".
Nhơn tay mới thấy trăng thanh,
Chớ chấp văn tự tu hành uổng công.

Nên cổ đức có ông Tông Bổn,
Vịnh Sơn Cư có bốn câu rằng:

"Sơn Cư phong cảnh tự thiên nhiên
Ðại đạo chiếu chiêu tại mục tiền
Bất thức tổ tông thâm mật chỉ,
Ðồ lao niệm Phật dữ tham thiền"

Ấy là cặn kẽ bảo khuyên,
Phải cầu giáo ngoại biệt truyền diệu tâm.

Chớ chấp trước thinh âm sắc tướng,
Cảnh ngoại cầu vọng tưởng đảo điên.
Kính lời khuyên khách hữu duyên
Biết nghe lời Đạo chớ phiền lời ngay...
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 3

* Thảo Lư Am :(tt)

Theo hướng chỉ dẫn của ngọn nến bóng đêm. Tôi tìm đến Cốc Khẩu nơi Ông Sư cư ngụ.

images


Từ xa nhìn thấy , một dòng suối nhỏ, Một cổng đá tạo nên mái vòm thiên nhiên Cốc khẩu .Đề 3 chữ lớn

THẢO LƯ AM .

Hai bên Cốc Môn có hai câu đối :

TÁ THẠCH NHI TƯỜNG, THỤC THỨC LÃO TĂNG CÙNG ĐÁO ĐỂ.

DĨ MAO TÁC ỐC ,THÙY TRI ĐẠI ĐẠO LẠC NHƯ TIÊN .

tạm dịch :

Mượn đá làm tường, thấy rỏ Lão Tăng nghèo đáo để.

Lấy tranh làm cốc, nào hay Đạo lớn sướng như Tiên.

images


Đây quả là Động trong động, cảnh sắc huyền bí thiêng liêng. Chính điện được thờ Đức Phật, bên nghách nhỏ là chỗ Sư Ông nghỉ ngơi và chứa kinh sách.

Tuy rằng đã lâu không có người ở, nhưng vẫn thoáng mát sạch sẻ, có lẻ vẫn có thiện nam tín nữ đến để lạy Phật, và quét dọn.
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 3

* Thảo Lư Am :(tt)

Lễ Phật xong, tôi đến phòng kinh sách.

Nơi đây được ai đó đã quét dọn sạch sẻ, những chồng lớn kinh sách được sắp xếp thứ tự theo danh mục biểu đồ chỉ dẫn, nên rất dể tra cứu.

1338086416


Theo sự chỉ dẫn của biểu đồ. Tôi tìm thấy tập tài liệu về

BẢN CHẤT VÀ CÁCH HÓA GIẢI ĐỘC TỐ CỦA HANG GIÓ TAM ĐỘC.

Tác giả và thủ bút của Sư Ông.
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Tam Độc:

Quyển Thượng .

I/. Định nghĩa:

Tam Độc là 3 nguyên nhân làm cho con người đau đớn khổ sở.

Tham, sân, si, nhà Phật gọi chúng là "Tam Độc". Vì tánh tác hại của chúng gây cho loài người không sao kể hết những biến chứng khổ đau cùng cực do chúng gây ra.

II/. Bản chất Tam Độc:

"Gọi tam độc thực tánh không hề độc
Ví như bọt bèo, sanh diệt huyễn hư
Hể u mê thì tam độc hoành hành
Bằng tỉnh thức, không sao tìm được chúng."

Bình tâm mà nói. Vận dụng tuệ nhãn mà nhìn thì "tam độc" không có thực tánh. Tam độc cũng có thể xuất hiện khiến cho con người khổ đau cùng cực. Tam độc cũng có thể biến mất không để lại một bóng dáng, một dấu vết xấu xa nào. Tam độc có hay không có tùy thuộc ở con người MÊ hay GIÁC. Thực chất của tam độc là không có chất. Chúng như những bong bóng nổi chìm sanh diệt của những cơn sóng vỗ mặt ghềnh!*…”

III/. Biểu hiện của Tam Độc lên con người :

Khi tác động vào con người. Tam Độc hiện ra nhiều thể trạng, nhưng có thể cô động trong 6 trạng thái ,còn gọi là Lục Tệ :

1). Xan tham : Nghĩa là keo kiệt, tham lam.

2). Ô nhiễm : Tâm ham làm ác hại người.

3). Sân hận ,hung dữ.

4). Lười biếng, ham chơi.

5). Vọng loạn tâm ý.

6). Ngu si lầm lạc.

IV/.Đối Trị :

Tam Độc khi nhiễm có sâu có cạn. Khi trị có gốc có ngọn.

+ Trước trị ngọn :

Dùng Pháp Lục Độ để trị :

Ø Bố Thí Độ : Đối trị lòng tham.

Ø Trì Giới Độ : Đối trị tức là giữ giới để trừ ô nhiễm.

Ø Nhẫn Nhục Độ : Đối trị tức là nhường nhịn để trừ giận hờn.

Ø Tinh Tấn Độ : Đối trị tức là sốt sắng để trừ lười biếng.

Ø Thiền Định Độ : Đối trị tức là chuyên chú để trừ loạn tâm.

Ø Trí Tuệ Độ : Đối trị tức là sáng suốt để trừ si mê.

Sau khi, Dùng Lục Độ trừ Lục Tệ rồi, thì có thể thoát khỏi Tam Độc mà tự do ra vào khỏi Hang Gió này.

Nhưng muốn khống chế được Vô Minh Thần Quân, để làm chủ kho báu thì phải trị hết Gốc Tam Độc.

+ Trị dứt Gốc :( Muốn trị dứt gốc phải theo bản đồ chỉ dẫn này, lên gần đỉnh núi gặp ngôi chùa sẽ có phương pháp)

Quyển Hạ lưu trử trên Chùa.



images



.
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Ba tháng an cư ở Hang Gió:

Sau khi xem những lời dạy của Sư Ông trong Tam Độc quyển. Nhận thấy ý nghĩa quá uyên áo. Tôi quyết định sẽ ở lại "an cư tại chỗ" ba tháng để quán chiếu và tu hành theo quyển đã chỉ.

images


1/. Đầu tiên tôi quán về Pháp Bố Thí để độ xan tham:

Đối với tâm phàm phu, thì do tác động của lòng tham lam, nên luôn muốn vơ vét ngoại trần ưu mỹ về mình, nên gọi là THAM. Với những ngoại trần đã sở hữu thì không muốn bỏ ra nên gọi là XAN.

Do lòng Xan Tham nên bị nó che mất trí sáng suốt, do không sáng suốt nên hành động hồ đồ sai trái, dẫn đến ưu bi khổ não.

Kinh dạy muốn trừ lòng xan tham , thì phải tu hạnh Bố Thí.
- Bố là rộng khắp.
- Thí là cho .
Nghĩa là khắp cho chúng sanh không có lòng tiếc rẻ.

Vật để cho gọi là Tài Vật.

Có hai loại Tài là
- Nội tài : Là vật báu ở trong thân :Như mắt, tai, mủi, lưởi, thân, ý .v.v...
- Ngoại tài : Như vợ con, tài sản vật báu v.v...

Tu Bố Thí là cả Nội và Ngoại Tài đều ban bố cho mọi người không tiếc rẻ....

Bố thí cho kẻ dưới thì gọi là THÍ.

images


Bố thí cho người trên thì gọi là CÚNG DƯỜNG.

images
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Ba tháng an cư ở Hang Gió:(tt)

Bổng nhiên ,tôi chợt nghĩ " Đã đành làm phước thì gặp phước. Bố thí có phước được sanh Thiên" ; Nhưng có khi nào gặp chuyện ngược lại không ?

Mình đã từng nghe câu :

" Tưởng làm phước mà không nên phước,
Quyết tẩy trần, e lại nhiễm trần ".

Như câu chuyện tiền thân Đức Phật.- được kể trong kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân.

Truyện kể:

Thuở đó, tiền thân Đức Phật làm vua một nước nhỏ kia.

Gặp kiếp nạn trong nước hạn hán thất mùa nhân dân đói kém, người đói kẻ chết khắp nơi rên xiết.

images
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Suy nghĩ việc Bố Thí:

Thấy nhân dân đói khổ. Nhà Vua bèn xuất kho ra, và truyền khắp thần dân của mình.- Vào mười ngày trung tuần trăng tròn, mọi người hãy đến vườn Thượng Uyển để nhà Vua thiết tiệc, khoản đãi toàn dân.

Nhà Vua truyền vời nhiều đầu bếp giỏi, nấu ra thật nhiều những món ăn ngon bằng chính nước ở 6 cái giếng trong Hoàng Cung.

images


Đúng ngày hẹn ước. Đại Yến tiệc đã được an bày.

Tất cả người dân trong nước tham dự, đều được no đủ theo sở cầu của mình.

images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Suy nghĩ việc Bố Thí:(tt)

Ba ngày sau khi bố thí; để biết sự sung sướng của mọi người được thí. Nhà Vua cho sứ giả đi tìm hiểu tâm tư của người dân.

Trái với sự mong đợi của nhà Vua. Khắp nơi, người ta thương đau, chết chóc, rên xiết , nguyền rủa nhà Vua quá ác độc.

images


Họ nói nhà Vua đã hãm hại mọi người.

images


Nhà Vua thất chí, buồn bả và đi tản bộ trong vườn thượng uyển để tìm hiểu nguyên nhân.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Suy nghĩ việc Bố Thí:(tt)

...Sau khi bình tâm suy nghĩ và nhớ lại những việc đã qua. Nhà Vua chợt nghiệm ra nguyên nhân của việc bố thí thất bại.

Té ra là khi còn nhỏ, vì ham chơi và thiếu trí tuệ, Thái Tử thưở đó (nay là nhà Vua) ,đã nuôi thả các loài độc vật: rắn độc, rồng độc, rết v.v... vào trong những cái giếng ở Hoàng Cung. Nay chính những loài độc vật ấy đã làm nguyên nhân gây ra tai họa.

Nhà Vua buồn bả, từ bỏ ngai vàng và đi tu để tìm phương bù đắp...
images


images


images


Việc bố thí cũng vậy.

Nếu vật thí, người thí, đối tượng thí còn mang mầm mống tham độc, sân độc ,si độc thì kết quả sẽ không như mong muốn .

" Tưởng làm phước mà không nên phước,
Quyết tẩy trần, e lại nhiễm trần ".
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Trì giới độ Ô nhiễm :

Trong Đạo Phật .- Giới Luật nhiều khi được ví như chiếc bè nổi giữa biển khơi đối với người sắp chết đuối,

Như trong kinh có câu chuyện khuyên trì giới như sau:

Xưa có một nhóm người bị trôi dạt trên biển. May sao họ lại vớ được một chiếc bè . Để được sinh tồn họ quyết giữ gìn chiếc bè như giữ đôi mắt của mình ; hòng nhờ đó mà qua khỏi cơn sóng gió biển khơi mà vào đến bến bờ an ổn.

images


Đi một đoạn, bổng có con quỷ Dạ Xoa hiện ra. Nó giữ chiếc bè lại mà nói:

- Các anh chị ơi .cho tôi xin một nữa chiếc bè nầy đi, tôi sẽ cho lại các anh chị nhiều vàng bạc .

Đáp:

- Không được đâu, nếu chúng tôi cho anh một nữa chiếc bè thì nữa còn lại sẽ bị chìm, và chứng tôi sẽ chết.

Quỷ xin không được bèn để cho họ đi.

Đi một đoạn quỷ lại hiện ra mà kỳ kèo:

- Các anh chị ơi .cho tôi xin một phần chiếc bè nầy đi, tôi sẽ cho lại các anh chị nhiều vàng bạc .

Đáp:

- Không được đâu, nếu chúng tôi cho anh một phần chiếc bè thì cũng sẽ bị chìm, và chúng tôi sẽ chết.

- Vậy cho tôi xin một phần nhỏ, hoặc xin những sợi dây kết bè thôi.

- Không ! Dù là một chút xíu bằng mủi kim chúng tôi cũng không cho.

images


Và nhờ giữ gìn kỷ lưỡng chiếc bè , mà mọi người cuối cùng cũng vượt qua biển cả.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Trì giới độ Ô nhiễm :(tt)

Người khéo giữ giới, có khi phải như người nuôi trâu khôn khéo .

images


Chứ không nên như người trong câu chuyện ở kinh Bách Dụ như sau:

37- GIẾT ĐÀN TRÂU

Thuở xưa có một người có đàn trâu 250 con. Anh ta thường lùa trâu đi ăn cỏ, uống nước. Một hôm, trong khi đang xua trâu đi ăn cỏ, bỗng một con hổ nhảy ra vồ mất một con. Lúc bấy giờ, chàng chủ trâu tự nhủ: “Đã mất một con, số trâu cũng không còn đủ nữa, ta còn dùng bầy trâu này làm gì?”. Nghĩ thế rồi, anh ta lùa bầy trâu đến vùng núi cao, vực thẳm, xua tất cả xuống vực sâu giết hết.

Kẻ phàm phu si mê cũng thế. Đã vâng giữ đại giới (giới Tỳ-kheo) khi lỡ phạm một giới không sanh lòng hổ thẹn, thanh tịnh thân tâm sám hối, lại nghĩ rằng: “Nay ta đã phá một giới, giới thể không tròn vẹn nữa thì còn vâng giữ làm gì?”. Do suy nghĩ thế nên sống buông lung, hủy phạm tất cả giới, không chừa giới nào. Cũng như chàng chủ trâu ngốc nghếch giết hết đàn trâu không chừa con nào vậy.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Nhẫn nhục độ sân nhuế:

Nhẫn nhục
: tiếng Phạn là Ksanti, là một đức tính quan trọng của người Phật tử , tỏ rõ sức mạnh nội tâm, cũng là một trong 6 Bala mật của Bồ Tát hạnh. Nhẫn có 3 loại:
Sinh nhẫn (chúng sinh nhẫn) như muỗi, kiến cắn không giận, không giết hại, không sân hận với người sân hận, không chửi mắng người chửi mắng mình, còn gọi là hữu tình nhẫn.
Pháp nhẫn: nhẫn chịu sự áp bức của thiên nhiên như nóng, lạnh, mưa nắng... còn gọi là Phi tình nhẫn.
Vô sinh pháp nhẫn: Nhẫn đạt đến cao độ trở thành đức tính tự nhiên, ra vào nghịch cảnh và thuận cảnh một cách tự tại.
Kinh Tăng Chi nói có 8 loại sức mạnh:

1- Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc.
2- Sức mạnh của đàn bà là phẫn nộ.
3- Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí.
4- Sức mạnh của vua chúa là quyền uy.
5- Sức mạnh của kẻ ngu si là áp đảo.
6- Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa.
7- Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.
8- Sức mạnh của Sa môn là nhẫn nhục.
Vì vậy, người Sa môn không dựa vào tiền tài, quyền thế hay tri thức mà chính là sự nhẫn nhục.


images
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Nhẫn nhục độ sân nhuế:(tt)

Gương sáng .- Nhẫn-Nhục Tiên Nhân

Một hôm trên núi Linh-Thứu thuộc thành Vương-Xá trong pháp hội Pháp-Hoa, đức Phật đã tuyên bố thọ ký cho những đồ đệ có căn trí cao sâu vào thời tương lai sẽ chứng đạo quả Vô-Thượng Bồ-Đề.

Trong số tăng đồ được thọ ký ấy gồm có: A-Nhã Kiều-Trần-Như đời sau sẽ thành Phật hiệu là Phổ-Minh Như-Lai; Ma-Ha Ca-Diếp sẽ thành Phật hiệu là Quang-Minh Như-Lai; Xá-Lợi-Phất sẽ thành Phật hiệu là Hoa-Quang Như-Lai; Mục-Kiền-Liên sẽ thành Phật hiệu là Ða-Ma La-Bạt Chiên-Ðàn-Hương Như-Lai; A-Nan sẽ thành Phật hiệu là Sơn-Hải-Huệ Tự-Tại Thông-Vương Như-Lai; Ma-Ha Ba-Xà Ba-Ðề pháp danh là Ðại-Ái-Nhạo Tỳ-kheo ni đạo hiệu là Ma-Ha Kiều-Ðàm-Di sẽ thành Phật hiệu là Nhất-Thiết Chúng-Sanh Hỷ-Kiến Như-Lai; Da-Du Ðà-La sẽ thành Phật hiệu là Cụ-Túc Thiên-Vạn Như-Lai; Ðề-Bà Ðạt-Ða sẽ thành Phật hiệu là Thiên-Vương Như-Lai v.v... Những người đủ duyên đức đáng được thọ ký, đức Phật đều đã thọ ký cho cả. Nhưng trong số những người được Phật thọ ký thì A-Nhã Kiều-Trần-Như là người có những đặc thù khác biệt khiến cho đại chúng chú ý muốn biết duyên do sâu xa.

Lúc bấy giờ tôn giả Xá-Lợi-Phất quán biết lòng của đại chúng muốn thấu rõ về phước duyên đặc thù của A-Nhã Kiều-Trần-Như, nhưng không dám thưa hỏi Phật. Thấy vậy, tôn giả Xá-Lợi-Phất đến trước Phật cung kính chấp tay đảnh lễ rồi quỳ thưa với Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Con nay quán thấy tâm của đại chúng đây hàng xuất gia cũng như tại gia đều muốn biết về đời trước của tôn giả A-Nhã Kiều-Trần-Như có nhân duyên đặc thù gì mà được đức Thế-Tôn sau khi thành đạo liền hóa độ ông ấy làm đệ tử trước nhất trong hàng trưởng-tử Như-Lai? Cúi mong xin đức Thế-Tôn rủ lòng thương xót giảng nói để cho tứ chúng khởi lòng kính ngưỡng thâm sâu!"

Ðức Phật nở nụ cười hiền hòa đáp: "Hay lắm! Hay lắm! Xá-Lợi-Phất! Như-Lai sẽ vì các thầy mà nói rõ việc nầy".

Ðức Phật tiếp: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Ta nhớ thuở đời quá khứ có một kiếp nọ, ta làm vị tiên nhân tu hạnh nhẫn nhục mà người thời bấy giờ gọi là Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Vị tiên nhân nầy ẩn mình trong rừng núi thâm sâu, gác bỏ thế sự, đói ăn hoa trái, khát uống nước suối nguồn, ngày đêm chuyên tâm tu niệm ở chốn sơn lâm thâm sâu u tịch đầy hoa thơm trái lạ, đã bao năm không có bóng người lai vảng. Bạn của Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là trăng sao mây nước. Nhà cửa của Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân là đất rừng trời núi bao la. Ngày ngày, tiên nhân hết tọa thiền trên tảng đá bên dòng suối, lại đến dưới gốc cây ven rừng quán niệm. Tiên nhân lúc kinh hành niệm Phật dọc theo dòng suối, khi ngồi thiền quán dưới tàng cây cổ thụ um tùm. Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân vui thú với chim hót suốt tháng năm, thưởng ngoạn hoa rừng quanh suốt bốn mùa. Cuộc sống phẳng lặng như thế đã bao năm, tưởng chừng như bồng lai tiên cảnh, không bị ảnh hưởng trần gian thế sự nhiễu phiền.

Nào ngờ, vào một chiều tà, khu rừng êm ả tĩnh mịch như mọi ngày, chim muông hót trên cành cây kẽ lá, Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân đang tĩnh tọa thiền quán trên tảng đá ven thác suối, thì bỗng có tiếng người nói rộn rã xen lẫn tiếng vó ngựa chập chập ngổn ngang như tiếng sắt cành lẫn lộn mỗi lúc mỗi gần. Tiên nhân lấy làm lạ, liền nhập thiền quán sát thì biết vua Ca-Lỵ là vị đại quốc vương đang trị vì đất nước đương thời. Dẫn đoàn tùy tùng đi săn bắn với cõi lòng thất vọng đầy tức giận. Tiên nhân cảm thấy có triệu chứng chẳng lành sẽ xảy đến cho mình, liền tiếp tục nhập định thiền quán.

Chẳng mấy chốc, nhà vua cùng đoàn tùy tùng tay cung tay kiếm hùng hổ xông tới trước Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Như được dịp trút nỗi bực tức thất vọng trong lòng, nhà vua dõng dạc to tiếng hỏi: "Ngươi là ai? Ở đây làm gì?"

- Tâu Bệ-hạ, bần đạo là kẻ tu hành. Ở đây tu tâm dưỡng tánh, tập hạnh nhẫn nhục.

Nhà vua đang cơn bực bội gằn giọng quát to: "Tu là cái quái gì? Chính tại ngươi ở đây mà suốt mấy ngày nay, từ sáng đến giờ ta không săn được con thú nào. Ngươi có biết tội đáng chết không?"

Trước thái độ giận dữ của nhà vua, Nhẫn-Nhục tiên nhân vẫn thái độ bình thản đáp: "Tâu Bệ-Hạ! bần đạo là kẻ tu hành ở chốn rừng núi thâm sâu, thoát ngoài thế sự, đâu dám làm gì xúc phạm đến long thể Bệ-Hạ?"

Nhà vua: "Hừ! không xúc phạm hả? chính do ngươi ở đây mà làm cho thú rừng sợ hãi xa lánh hết cả!"

Tiên nhân thưa: "Muôn tâu Bệ-Hạ! xin Bệ-Hạ mở lượng hải hà rộng xét. Bảo vệ mạng sống thì muôn thú mới không sợ. Bằng chứng là ngày ngày thú rừng đến làm bạn với bần đạo. Bần đạo sống nhờ hoa trái của thú rừng đem đến cho".

Vừa nghe tiên nhân nói thế, cơn tức giận bỗng nhiên trở nên sôi sục, nhà vua hét to: "Láo! vừa rồi ngươi nói tu nhẫn nhục hả? Hừ! xem thử ngươi có thật nhẫn nhục không? "

Vừa dứt lời, nhà vua rút gươm ra khỏi vỏ, không một chút do dự liền chặt tay tiên nhân. Mỗi nhát gươm sáng lòe phập xuống tức khắc cánh tay của tiên nhân rơi rụng, máu phun lai láng. Nhà vua như trút nỗi hằn học giận tức lên mình Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân. Tuy tay bị chặt đứt, nhưng gương mặt của tiên nhân vẫn bình thản trong thái độ an nhiên tự tại không chút nao núng giận hờn. Chẳng những thế, tiên nhân còn trải tâm từ bi thương xót nhà vua đầy sân si.

Liền ngay khi cánh tay đứt rời thân thể rơi xuống đất, Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân phát lời thệ nguyện: "Nguyện đời đời dưới mọi hình thức, trong mọi hoàn cảnh, ta tìm cách giúp đỡ cho nhà vua si mê nầy sớm có ngày hồi tâm hướng thiện; nguyện khi tu hành thành đạo chứng quả giác ngộ, trước hết ta sẽ hóa độ cho vị vua sân si nầy sớm hiểu được đạo quả giải thoát".

Do lời nguyện chí thành khẩn thiết phát xuất từ lòng đại bi, nên đời đời Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân và vua Ca-Lỵ thường gặp nhau và sách tấn giúp đỡ cho nhau trên đường thánh thiện.

Thuật xong câu chuyện, đức Phật hướng về tôn giả Xá-Lợi-Phất nói: "Nầy Xá-Lợi-Phất! và chính ngay trong đời nầy, trong những ngày còn tầm sư học đạo, khi ta đến cầu học với tiên nhân Uất-Ðầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như trước đó đã sớm thọ giáo với vị tiên nhân nầy rồi. Khi ta rời bỏ Uất-Ðầu Lam-Phất, thì A-Nhã Kiều-Trần-Như cũng theo ta về ở rừng tu khổ hạnh. Rồi ta bỏ lối tu khổ hạnh để đến tĩnh tọa dưới cây Bồ-Đề bên dòng sông Ni-Liên-Thiền, thực hành trung đạo. Sau bốn mươi chín ngày, liên tục tĩnh tọa bất động, vào một hôm, khi sao mai vừa rạng mọc, thì ta chứng được đạo quả Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Khi ta trở lại rừng tu khổ hạnh Lộc-Uyển độ cho năm bạn đồng tu khổ hạnh, thì chính A-Nhã Kiều-Trần-Như là người đầu tiên rất lấy làm hoan hỷ tiếp thọ giáo pháp Tứ-Diệu-Đế và chứng được quả A-La-Hán".

Nói đến đây, đức Phật nhìn thẳng vào tôn giả Xá-Lợi-Phất mà bảo rằng: "Nầy Xá-Lợi-Phất! Thầy nên biết, vua Ca-Lỵ thời quá khứ kia, chính là tiền thân của A-Nhã Kiều-Trần-Như. Còn vị Ðại-Nhẫn-Nhục tiên nhân kia, chính là tiền thân của Như-Lai ta đây vậy.
 
Last edited by a moderator:

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Tinh tấn độ phóng dật :

Tinh tấn: là siêng năng làm các việc lành, ngăn trừ các việc ác.

Tinh tấn là một tác nhân lớn để thăng tiến trên đường tu tập. Như câu chuyện ALaHán Châu-Lợi-Bàn-Đặc:

th_alh31_727.jpg

....Đức Phật đi khất thực về, thấy ông Châu-Lợi-Bàn-Đà-Dà ngồi khóc trên vệ đường, Phật lại gần từ tốn hỏi:

- Vì sao con khóc?

- Bạch Phật! Con vì quá ngu dốt theo Phật tu học mà không thuộc và nhớ nổi những điều Phật dạy, nên bị ông anh vì sợ tủi nhục cho dòng họ, nên đuổi con ra khỏi tăng đoàn, không cho học nữa.

- Con biết mình ngu thì có phải con ngu đâu! Chỉ sợ có kẻ thông minh mà không nhận ra cái ngu của mình. Thôi đừng khóc nữa, theo ta về tịnh xá để ta dạy cho.

Về tới tịnh xá, Phật giao ông Châu-Lợi-Bàn-Đà-Dà cho ông A-Nan dạy dỗ. Ông vẫn không tài nào học và nhớ nổi những gì ông A-Nan dạy. Sau ba tháng A-Nan lắc đầu chịu thua dẫn Châu-Lợi-Bàn-Đà-Dà giao trả lại cho Phật.

Đức Phật bèn phương tiện chỉ dạy:

- Kể từ hôm nay, ta giao cho con mỗi ngày quét bụi bặm trên chánh điện, hễ tay quét thì miệng đọc câu: "Quét bụi trừ dơ" không được xao lãng.

Ông Châu-Lợi-Bàn-Đà-Dà làm theo, nhưng khốn nỗi đọc được chữ trước thì quên chữ sau, không thể nào đọc và nhớ hết bốn chữ. Tăng chúng thấy vậy thương tình nhắc nhở giúp ông, hễ thấy ông tay quét miệng đọc, thì đồng thanh đọc theo để nhắc. Phật bèn la không được làm ồn ào mất sự chú tâm của ông.

Cứ như thế, ngày này qua ngày nọ, ông cứ tay quét, miệng đọc bốn chữ "Quét bụi trừ đơ", dần dần lâu ngày nhập tâm, miệng đọc trơn tru bốn chữ không còn quên trước nhớ sau nữa.

Một ngày nọ, sáng sớm nắng vàng đẹp như hôm nay, ông nhìn thấy những hạt bụi nhảy múa trong tia nắng lọt qua cửa sổ chiếu vào phòng, ông nghĩ:

- Những hạt bụi này thì dễ quét sạch, chứ những hạt bụi lâu đời trong tâm mình mới khó quét sạch, vậy ta nên tinh tấn mỗi ngày quét một ít, lâu dần đến khi bụi trong tâm không còn nữa, như lá trên cây không còn rụng, thì lá ngoài sân sẽ được quét sạch sẽ.

Tâm trí được sạch trong, ông bèn vào trình với Phật:

- Bạch Phật! Con đã quét bụi trừ dơ xong rồi.

Châu-Lợi-Bàn-Đặc chứng A-La-Hán và các thứ thần thông, và cùng với thần thông, ông thông suốt cả ba tạng kinh điển.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Thiền định độ tán loạn:

Câu chuyện ngụ ngôn sau đây, tạm phát họa cách tu tập và tiến trình thiền định :


Có một ông trưởng giả rất giàu có. Ông sống trong một ngôi nhà rất kiên cố, gồm có sáu cửa.

Gia nhân trong nhà được ông xem như con cái của mình. Nhưng trong số đó lại có mười tên làm nội ứng, móc nối với bọn ăn cướp bên ngoài.

Bọn chúng cứ lấy đồ trong nhà chuyền qua sáu cửa cho những tên cướp này.

Một hôm, trưởng giả phát hiện ra mình bị mất của quá nhiều.

Ông rất đau khổ. Nhưng ông không biết là ai đã hại mình như vậy.

Do buồn bã, một hôm ông đi lang thang và gặp một đạo sĩ. Ông bèn kể lại chuyện của mình cho vị đạo sĩ nghe.

Đạo sĩ liền hỏi: “Nhà ông có mấy cửa?”.

Ông trả lời có sáu cửa.

Đạo sĩ dặn: “Ông hãy về đóng kín năm cửa kia, chỉ chừa lại cửa cái thôi. Như vậy thì đứa nào ra vào ông sẽ biết liền”.

Trưởng giả nghe xong, về nhà làm theo lời của đạo sĩ.

Từ đó, trở đi, ông thấy của cải không bị chuyền đi nhiều như trước đây, nhưng vẫn còn bị thất thoát.

Ông lại đi gặp đạo sĩ.

Đạo sĩ giải thích rằng những tên gia nhân đó đã theo ông quá lâu, cho nên biết hết mọi sinh hoạt của ông.

Bọn chúng cũng theo ông đi vào, đi ra.

Những khi ông ở nhà thì bọn chúng không dám nhưng khi ông vắng thì bọn chúng lại chuyền đồ đi. Cho nên bây giờ nơi cửa đó, ông nên kiểm soát chặt chẽ hơn.

Ông nghe lời vị đạo sĩ về nhà tăng cường kiểm soát. Điều này khiến cho mười tên gia nhân rất tức tối.

Chúng bèn bàn với nhau định giết ông.

Trưởng giả biết được sợ quá, lại chạy tìm đạo sĩ. Đạo sĩ đề nghị ông cứ theo cửa chính chạy thẳng ra bờ sông.

Trưởng giả nghe lời chạy đến bờ sông, gặp một bãi cát thật mát mẻ, ông cảm thấy an ổn, cho rằng bọn cướp sẽ không đuổi theo mình nữa.

Nhưng đạo sĩ cho ông hay bọn giặc đang đuổi theo phía sau. Ông phải làm bè để qua những hòn đảo bên kia thì mới an ổn.

Nghe vậy, ông liền lấy tám tấm gỗ rồi dùng ba sợi giây buộc chúng lại thành một chiếc bè. Khi ông vừa lên bè thì những tên giặc cũng đến nơi và chúng bèn lội đuổi theo.

images


Đến hòn đảo thứ nhất, thì ba trong số mười tên giặc chết. Ông mừng lắm và định ở lại đây, nhưng vị đạo sĩ bảo rằng không được, bảy tên còn lại vẫn rượt theo và đang lên đến bờ. Ông liền xuống bè, chèo đi tiếp.

Bảy tên giặc đuổi theo, giữa đường thì hai tên ngất ngư.

Khi ông đến đảo thứ hai, đạo sĩ vẫn khuyên ông nên chạy tiếp.

Khi ông đến được đảo thứ ba thì hai tên kia chết, chỉ còn lại năm tên.

Và cho đến khi ông lên được hòn đảo thứ tư thì năm tên còn lại cũng chết luôn.

Bấy giờ đạo sĩ mới nói, “Ông có thể an ổn mà an trú ở trên đảo này”.

images
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Kính lễ thầy Viên-Quang !
Đạo sĩ dặn: “Ông hãy về đóng kín năm cửa kia, chỉ chừa lại cửa cái thôi. Như vậy thì đứa nào ra vào ông sẽ biết liền”.
Thưa thầy ; năm cửa trên có phải là thầy dụ cho : Nhãn , Nhĩ , Tỉ , Thiệt , Thân . Còn cửa cái chính là " Ý Thức "phải không thầy ? .
Thưa ; như con hiểu chiếc bè mà ông Trưởng Giả dùng để bơi trên sông là " Phương Pháp tu tập " . Nhưng còn mười tên cướp của là nghĩa gì thì con không rõ . Kính xin thầy giảng dạy cho con được hiểu .
Con xin hết lời .

Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
bangtam: chiếc bè mà ông Trưởng Giả dùng để bơi trên sông là " Phương Pháp tu tập " . Nhưng còn mười tên cướp của là nghĩa gì thì con không rõ .

Xin cảm ơn bangtam đã hỏi.

Kính chuyển câu này mong nhờ linhthoai trả lời dùm.

Cảm ơn nhiều.
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Chương 4

* Thiền định độ tán loạn:(tt)

Ông trưởng giả đó không ai khác hơn chính là chúng ta.

Còn mười tên giặc nuôi trong nhà mà chúng ta coi như con, đó chính là tham, sân, si, trạo cử, vô minh, ngã mạn, giới cấm thủ, thân kiến, ác kiến, hoài nghi,...

sáu cửa trong ngôi nhà kiên cố chính là sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Và vị đạo sĩ – người bày cách để trưởng giả có thể tiêu diệt mười tên giặc mà sống một đời sống an ổn, là hình ảnh tượng trưng cho Phật, cho những bậc tri thức.

Khi vị đạo sĩ yêu cầu trưởng giả về nhà đóng năm cửa lại tức là phải đóng năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và chỉ chừa lại một cửa ý để theo dõi cho kỹ.

Vì nếu cửa ý buông lung thì những tên giặc kia vẫn có thể chạy ra, chạy vào thoải mái. Cho nên, chúng ta cần phải nương theo cửa ý, phải thu nhiếp vào một chỗ.

Nhưng khi chúng ta bị những tên giặc này đuổi, nếu chỉ chạy ra được tới bờ biển – tượng trưng cho các cảnh giới định như sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền... rồi dừng ; thì vẫn chưa giải quyết được đau khổ sanh tử, vì những tên giặc vẫn sát cánh với chúng ta tức là những tập khí, những xấu xa, những cái ác vẫn còn tiềm ẩn nơi chúng ta.

Vì vậy, muốn vượt qua được dòng sông sanh tử khổ não này chỉ còn một cách là phải dùng bè.

Hình ảnh chiếc bè ở đây với tám tấm gỗ là hình ảnh tượng trưng cho bát chánh đạo; chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Và để kết nối tám tấm gỗ đó lại với nhau thành một chiếc bè thì cần phải có ba sợi dây là giới, định, huệ.

Khi chúng ta đến được hòn đảo thứ nhất, ấy chính là chúng ta đã nhập vào dòng Thánh (Sơ quả Tu-đà-hoàn hay còn gọi là Nhập lưu hoặc Nghịch lưu).

Theo dòng đời là chạy theo danh lợi, tài sắc, tiền bạc... nhập vào dòng Thánh tức là đi ngược lại với dòng đời.

Vì thế, để đặt chân được lên hòn đảo thứ nhất, được nhập vào dòng Thánh thì ba tên giặc đầu tiên
phải tiêu trừ, đó chính là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.

- Thứ nhất Thân kiến là những cái nhìn sai lầm về thân khi cho thân này là thật, thường hằng, bất biến, sạch sẽ... Và vì cho rằng mình bất tử nên mới tính chuyện lâu dài, mới lo bươn chải làm giàu, lập sự nghiệp công danh, rồi gây gỗ, kiện tụng...

Một triết gia từng nói “Điều đặc biệt kỳ lạ nhất trong cuộc đời này là tất cả mọi người rồi ai cũng phải chết, mà ai cũng nghĩ là mình bất tử”. Nhưng với cái nhìn chính xác, chúng ta có thể nhận ra rằng toàn thân này vốn là bất tịnh, vô thường...

- Thứ hai là chúng ta phải dứt được là sự Hoài nghi. Mà hoài nghi cụ thể ở đây là không tin vào luật nhân quả, vào chánh pháp.

Trong khi đó, chúng ta cần phải tin sâu rằng có đời này sẽ có đời sau, làm lành sẽ gặp lành, làm ác sẽ gặp ác... theo đúng chánh pháp sẽ được giải thoát...

- Thứ ba là Giới cấm thủ, có nghĩa là chúng ta cố giữ gìn những điều cấm kỵ không đúng chánh pháp.
Chẳng hạn như ca dao mình có câu “Mùng năm, mười bốn, hăm ba. Đi chơi cũng thiệt lọ là đi buôn” khiến cho nhiều người ngại ra đường vào những ngày này; hay tang ma, cưới hỏi... đều phải chạy tới, chạy lui để coi ngày, coi giờ... Ngoài ra như các ngoại đạo ở Ấn Độ giữ nhiều giới lạ lùng như co một chân, giơ hai tay lên trời, hoặc sống theo cách sống của một số loài vật...

Rời hòn đảo thứ nhất, đến hòn đảo thứ hai, thì hai trong số những tên giặc còn lại ngất ngư.

Hòn đảo này tượng trưng quả Tư-đà-hàm (còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại một lần nữa).

Đến được đây thì chúng ta đã giảm bớt đi tham (dục ái) và sân. Dục ái là tham muốn cõi Dục giới này và sân khi gặp việc không vừa ý.

Do đã có chánh kiến và niềm tin, chúng ta nhìn cuộc đời chỉ như giấc mộng, mọi thứ đều giả tạm và qua mau thì tham sân nhẹ bớt.

Để đến được hòn đảo thứ ba, là đạt được quả A-na-hàm (còn gọi là Bất lai, có nghĩa là không trở lại nữa), thì hai tên giặc tham và sân hết sạch.

Đến được hòn đảo thứ tư – quả A La Hán thì sắc ái - tham đắm cõi Sắc, vô sắc ái – tham đắm cõi Vô Sắc, ngã mạn, trạo cử, vô minh đều dứt sạch, không còn bị ràng buộc bởi luân hồi sanh tử, hoàn toàn giải thoát.


(Đây là tài liệu) trích từ:

ruoirep.net



images
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,823
Điểm tương tác
841
Điểm
113
Chị Linh-Thoại kính !
Em xin tri ân chị đã từ bi giảng dạy thật rõ ràng về câu hỏi của em, và em đã hiểu rồi. Tất cả :
tham, sân, si, trạo cử, vô minh, ngã mạn, giới cấm thủ, thân kiến, ác kiến, hoài nghi,...
sáu cửa trong ngôi nhà kiên cố chính là sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Chỉ một tâm vô minh của em mà sinh ra, rồi lại từ Ý Tham nơi em tiếp tục trở lại chìm đắm trong Sân, Si, Trạo Cử v.v...

Vậy từ nay em sẽ chăm chú nơi Ý mà tu tập, nhưng em vẫn chưa rõ được cách tu tập nào để không còn ngã mạn nữa. Kính xin chị thương xót em còn quá nhiều ngu si mà chỉ dạy cho em được thật sự tu tập đúng Chánh Pháp ngay tại kiếp nầy. Hầu mong đem lại nhiều an vui cho gia đình và luôn cả chính em nữa .
Em xin cám ơn chị trước, và kính chúc chị luôn được nhiều sức khoẻ .

Kính
bangtam
 

Linhthoai

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Phật tử
Tham gia
21/4/12
Bài viết
337
Điểm tương tác
168
Điểm
43
Trả lời chị bangtam

Xin cảm ơn chị bangtam đã hỏi.


images


Thưa chị bangtam .

Theo linhthoai thì ngã mạn hay si ái v.v... đều là biến tướng của Si Mê mà ra.


Muốn độ Si mê thì phải tu Trí Tuệ.

Ở đây linhthoai sẽ kể tiếp.... ,

mời chị ghé xem nha.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên