Khi Quốc Hương Lan Tỏa

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
[NEN="http://giaoluututuong.com/trangchu/picture.php?albumid=12&pictureid=4006"]

Khi Quốc Hương Lan Tỏa
Thái Nam Thắng

<table class="ctcPictureTable" align="left" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0"><tbody><tr><td> </td></tr></tbody></table>Ai gọi mùa xuân là mùa của sức sống cũng đúng, ai bảo mùa xuân là mùa vạn vật cùng khoe cũng chẳng sai. Ai có sắc thì khoe sắc, ai có hương thì khoe hương, ai có cả hương và sắc thì khoe hương sắc. Xã hội cần cả cái đẹp lẫn cái thơm. Hoa vẫn hàng ngày vì ai đó mà nở. Thế nên đối tượng "ai" ấy cần phải xử sự như những con ong hút mật hoa mà không làm tổn hại đến hương sắc của hoa. Người xưa bảo: "Nhất nhân tác phúc thiên nhân hưởng. Độc thụ khai hoa vạn thụ hương" (Một người làm phúc thì nghìn người được hưởng, một cây nở hoa thì hàng vạn cây được thơm lây).Một năm mới đã đến, mọi người cứ làm phúc đi, cứ tự nhiên khoe hương sắc đi, mặt trời sẽ lấp lánh trên từng cánh hoa, gió sẽ đến và đưa hương đi khắp bốn phương. Ông vua cũng thế, người lao động cũng vậy, ngại gì làm hoa, ngại gì tỏa hương. Cùng nhau tỏa hương thì nơi đâu chẳng có hương, và Quốc hoa sẽ thêm nhiều ý nghĩa khi quốc hương lan tỏa."Muôn tía nghìn hồng đua rực rỡ
Hoa xuân dường ấy nở vì ai?"
Vua Trần Thánh Tông đặt câu hỏi kia cho hoa hay cho người? Có lẽ cho cả hai, bởi chỉ khi biết rõ sự xuất hiện của mình tương quan với ai, thì cái "muôn tía nghìn hồng" kia mới không nở suông, mới không nở một cách hỗn độn.
Xã hội cần cả cái đẹp lẫn cái thơm
Người Việt mình nhìn hoa nở bảo rằng nó "khoe hương sắc". "Nở" là "khoe". Ai gọi mùa xuân là mùa của sức sống cũng đúng, ai bảo mùa xuân là mùa vạn vật cùng khoe cũng chẳng sai. Ai có sắc thì khoe sắc, ai có hương thì khoe hương, ai có cả hương và sắc thì khoe hương sắc. Xã hội cần cả cái đẹp lẫn cái thơm, nên đừng e ngại khi khoe.
Khoe là một nhu cầu chính đáng, nhưng hiểu được giá trị thực của mình thì không khoe suông, khoe một cách sống sượng, khoe ảo, khoe cái mình không có. Khoe mà có thể nâng cấp cái chân, cái thiện, cái mỹ lên thì đó cũng là cách để tôn vinh giá trị. Biết mình "nở vì ai" thì sẽ biết lựa chọn hoàn cảnh, thời điểm để khoe.
Đất nước càng phát triển, giàu có, thì người ta càng có nhiều điều kiện để "khoe" hơn. Đây là một sự thực. Nhưng xu hướng khoe một cách phô trương cũng chỉ ra không ít bất cập trong lối sống xã hội, làm lẫn lộn giữa tinh hoa và những cái tầm thường.
Dẫn đến cái đáng khoe không đầu tư để khoe, cái chẳng đáng phải khoe thì lại cứ làm cho cả xã hội phải ầm ĩ bàn tán. Rồi có người chịu không nổi, trở nên dị ứng với "khoe", bèn gia nhập vào "chủ nghĩa chống khoe", tẩy chay hình thức.
Chẳng phải lúc giàu có mới khoe, khi đất nước bị lâm nguy, dân tộc bị coi thường, Nguyễn Trãi nói một cách hiên ngang (như khoe) với quân giặc, rằng đất nước tôi tuy có lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào cũng có. Muốn khoe cũng phải có giá trị thực để khoe. Khoe suông thì chỉ hạ thấp mình.
Một đất nước có văn hiến, lễ nghĩa, từng cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên xưng đế một phương, thì đất nước ấy không vô chủ. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào đúng những ngày vạn vật khoe hương sắc (mồng 5 Tết) cũng để khẳng định một đất nước "có chủ".
<table style="width: 272px; height: 33px;" border="0"> <tbody> <tr> <td> "Tuyên ngôn Độc lập" </td> </tr> </tbody> </table> Đọc lại "Tuyên ngôn Độc lập" đầu tiên của dân tộc, ở câu đầu tiên, Lý Thường Kiệt nói: "Nam quốc sơn hà nam đế cư" (Sông núi nước Nam vua Nam ở). Có vua nước Nam thì có dân nước Nam. Đồng lòng phụ tử. Thánh phàm, sang hèn đồng cư. Ai cư trên đất ấy thì phải bảo vệ đất ấy, không thể ăn cây táo mà rào cây xoan. Người ấy, đất ấy hoà vào làm một. Vua với dân hoà vào nhau như nước với sữa. Và chỉ khi cùng chung hưởng thái bình người ta mới hiểu được vị mặn của mồ hôi, nước mắt đổ ra trên đất ấy nó như thế nào. Giữ gìn sự độc lập tự chủ phải như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
"Gẫm đâu người ấy, báu này,
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm".
<table style="background-color: rgb(216, 191, 216);" align="left" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td valign="top" width="272"> Một năm mới đã đến, mọi người cứ làm phúc đi, cứ tự nhiên khoe hương sắc đi, mặt trời sẽ lấp lánh trên từng cánh hoa, gió sẽ đến và đưa hương đi khắp bốn phương. Ông vua cũng thế, người lao động cũng vậy, ngại gì làm hoa, ngại gì tỏa hương. Cùng nhau tỏa hương thì nơi đâu chẳng có hương, và Quốc hoa sẽ thêm nhiều ý nghĩa khi quốc hương lan tỏa.
</td> </tr> </tbody> </table> Vô duyên thì của vua là của vua, của dân là của dân. Mỗi người toan tính một đường. Niềm tin trong xã hội giảm sút. Người chỉ biết nghĩ lợi cho riêng mình gia tăng. Nhưng nước Nam không chỉ dành riêng cho vua Nam ở. Vua phải có đức cai trị, biết chăm dạy dân, không phải làm vua để ngồi trên đầu trên cổ dân. Nước Nam để cho cả vua và dân Nam cùng ở. Cùng ở thì cùng làm chủ vinh nhục, động tĩnh, vui buồn, thiện ác... cùng ngồi trên một con thuyền, cùng hưởng cùng chịu.
Chưa biết cùng ở thì đứng núi nọ trông núi kia, thì ngó ra bên ngoài, thì chê bùn, chê nước. Rõ ràng, khi nào người ta không biết đến sự tương quan, tương duyên với nhau thì khi ấy mạnh ai nấy sống. Hoa chẳng biết vì ai mà nở. Người chẳng biết cách để thưởng hoa.
Cùng thử ngẫm xem, ông Cao Bá Quát bảo rằng cả đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai. Khí tiết của người quân tử yêu cái đẹp hơn cả quyền lực là như thế. Người yêu cái đẹp đến thế thì sẽ không bao giờ thoả hiệp với cái ác. Hoa mai nở vì có người biết yêu mai như Cao Bá Quát, thật chẳng còn từ dùng nào khác hơn từ "tri âm tri kỷ". Hoa và người cùng tôn vinh vẻ đẹp của nhau.
Quốc hoa sẽ thêm nhiều ý nghĩa khi quốc hương lan tỏa
Nhưng thật ngược đời, nay người ta bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để "chơi" mai, chơi cho sành điệu, cho ra đẳng cấp của người giàu. Để làm gì? Để nhìn mai mà đoán ra người lắm tiền nhiều của. Để đoán già đoán non về người giàu, chứ đâu phải nhìn vào khí tiết. Hoa mai khi xưa mà Cao Bá Quát yêu quý nay cũng nhanh chóng trở thành một loài hoa thương mại.
Trong lúc mai thật, mai giả chen nhau khoe sắc, cúi đầu "chay" trước hoa mai mà tôn vinh khí tiết của người quân tử, thì e sẽ có người bảo rằng tâm thần mình có vấn đề. Còn chuyện này nữa, người ta đi "tết" sếp bằng hoa mai, sau khi mai tàn thì cho người đến mua lại với giá cao hơn nhiều giá trị thực, để hết tết rồi mà sếp vẫn có "tết". Mai là cái đẹp. Sếp là quyền lực. Chẳng biết từ bao giờ cái đẹp lại biết "thân mật" với quyền lực.
Có sao đâu nếu nó chính danh và lương thiện. Nhưng chỉ e, ông Cao Bá Quát nếu còn sống ắt cũng phải tiếp tục yêu mai trong niềm cô đơn, bởi thời nào cũng vậy, cúi đầu trước quyền lực có lợi hơn rất nhiều cúi đầu trước hoa mai. Đành vậy:
"Đã cam chịu bạc với tình
Chúa xuân để tội một mình cho hoa"
Quan hệ với thiên nhiên của con người ít còn trong sáng, không chỉ bởi con người làm giàu ngày càng bất chấp việc tàn phá thiên nhiên, mà ngay cả những cái đẹp của tự nhiên, họ cũng tìm cách biến nó thành món hàng trao đổi cho chức vụ, cho dự án...
Vẫn câu hỏi cũ "hoa nở vì ai?", để xem mọi người khoe với nhau những gì trong những ngày đầu năm mới. Tin vui đến, nước mình sắp có Quốc hoa. Có thể Quốc hoa sẽ là hoa Sen. Hoa Sen đáp ứng được nhiều tiêu chí, đủ cả hương lẫn sắc và có nhiều tầng lớp ý nghĩa. Cái có ý nghĩa nhất là Quốc hoa xuất hiện vào thời điểm chúng ta đang phải thừa nhận sự tồn tại của... quốc nạn tham nhũng. Ai cũng biết, tôn vinh cái đẹp thì phải giảm cái xấu, cái ác đi, đó mới là cách tôn vinh đàng hoàng nhất.
(Theo Tuần Việt Nam)


[/NEN]

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên