Không Rao Nói Lỗi Của Tứ Chúng

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
22540107_1294304470676024_597697979656073269_n.jpg


KHÔNG RAO NÓI LỖI CỦA TỨ CHÚNG

"Hủy báng Tam Bảo." Thế nào gọi là "hủy báng Tam Bảo"? Chúng ta, những người tin Phật, phải nhớ kỹ là chớ phạm tội này—tuyệt đối đừng bao giờ khinh chê Tam Bảo, nói xấu Phật Pháp Tăng.

Trong Giới hạnh Bồ Tát có giới điều "không rao nói lỗi của Tứ Chúng." Tứ Chúng là gồm có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Người đã thọ Bồ Tát Giới thì không được rêu rao, bàn tán về những lỗi lầm, sai sót của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Chính bản thân mình không nói đã đành, nếu bắt gặp người khác nói lỗi của Tứ Chúng thì quý vị cũng đừng góp chuyện hoặc nói hùa theo, mà phải như là mình không nghe thấy gì cả vậy. Vì sao? Vì nếu quý vị hùa theo họ mà bàn ra tán vào thì quý vị cũng sẽ mắc tội "hủy báng Tam Bảo," và đồng thời phạm luôn cả tội "rao nói lỗi của Tứ Chúng." Do đó, tốt nhất là cứ ngậm miệng làm thinh!

Ngoài ra, kiến giải của phàm phu chúng ta thường hay có chỗ sai lầm, bên cạnh đó, cảnh giới của hàng thánh nhân lại không phải là những gì mà phàm phu chúng ta có thể biết rõ được—chẳng hạn như bậc Sơ Ðịa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của hàng Nhị Ðịa Bồ Tát, Thập Ðịa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của Ðẳng Giác Bồ Tát, Sơ Quả A La Hán thì không thể biết được cảnh giới của Nhị Quả A La Hán... Cho nên, khi chưa có được trí huệ chân chánh thì chúng ta không nên sanh tâm hủy báng Tam Bảo, và cũng đừng rao nói lỗi của Tứ Chúng. Cho dù họ rõ ràng là có lỗi, quý vị cũng chớ vội phê phán; vì sao? Quý vị biết được cái sai của người ta, thì hãy lấy đó mà răn mình để tránh và làm cho đúng là được rồi; chứ đừng như cái máy chụp hình, toàn lo chụp hình cho người khác, còn chính mình hình thù như thế nào thì lại không hay không biết!

Giảng đến đây, tôi nhớ đến một công án về Chí Công Thiền Sư, đời vua Lương Võ Ðế ở Trung Hoa. Ðương thời, mỗi ngày Chí Công Thiền Sư đều ăn hai con chim bồ câu. Thấy thế, người đầu bếp nghĩ rằng thịt bồ câu hẳn là ngon lắm, và một hôm anh ta lén ăn bớt một cái cánh của chim bồ câu. Chí Công sau khi ăn hết hai con bồ câu thì hỏi anh ta: "Tại sao ngươi ăn vụng thịt bồ câu của ta?"

Người đầu bếp liền chối: "Bạch Thầy, con đâu dám làm thế!"

Chí Công gặn hỏi: "Không phải sao? Ông xem này!" Nói xong, Ngài há miệng và khạc ra hai con chim bồ câu—một con vỗ cánh bay đi liền, còn con kia thì không bay đi được vì bị thiếu mất một cái cánh! Và Ngài hỏi tiếp trước sự sửng sốt của người đầu bếp: "Nếu ông không ăn thì cánh của con chim này mất đi đâu?"

Quý vị xem, cùng là ăn thịt chim bồ câu đã được nấu chín và chặt nhỏ, mà Chí Công Thiền Sư thì có thể khạc ra lại nguyên vẹn con bồ câu còn sống; còn người đầu bếp thì không có được khả năng ấy—ăn vào bụng rồi là thôi, chẳng thể làm cho nó sống lại được. Cho nên, cảnh giới của Chí Công Thiền Sư là "ăn mà như không ăn" vậy.

Lại có một công án khác về Tế Công Thiền Sư ở chùa Linh Ẩn tại Tây Hồ, Hàng Châu (Trung Hoa). Ngài là một vị Sư như thế nào? Ngài ăn thịt chó, uống rượu, và ngày nào cũng uống đến say mèm, đến nỗi vừa nhìn là ai nấy đều biết ngay đó là một ông Sư say rượu, chẳng chối cãi gì được! Song, thật sự thì những khi say sưa như thế chính là lúc Ngài giáo hóa chúng sanh.

Một lần nọ, trong chùa tạc một pho tượng Phật và muốn thếp vàng. Tế Công Thiền Sư hay tin liền bạch với Hòa Thượng phương trượng: "Xin Hòa Thượng cho phép tôi thếp vàng pho tượng Phật này, khỏi phải kêu mướn ai cả!"

Hòa Thượng phương trượng bằng lòng. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy Tế Công thếp vàng cho pho tượng, vị Sư quản lý bèn nhắc: "Ông muốn thếp vàng tượng Phật này, nhưng sao chờ mãi mà không thấy ông làm gì cả?"

Tế Công nói: "Vâng, tôi sẽ làm ngay."

Ðến tối hôm ấy, Tế Công lại cũng uống rượu say mèm như mọi khi, rồi đợi cho mọi người đều đi ngủ cả, Ngài đến trước pho tượng Phật mới tạc và há miệng khạc vàng ra rồi phun lên pho tượng. Bấy giờ, khi toàn thể bức tượng đã được bao phủ bởi một lớp vàng sáng lóng lánh, chỉ còn sót một chỗ trên đỉnh đầu mà thôi, thì vị Sư quản lý nghe thấy tiếng khạc nhổ om sòm của Tế Công, bèn tức tốc chạy đến xem và trách móc: "Sao ông lại cả gan đến thế? Ông dám nhổ đờm lên tượng Phật à?"

Tế Công chỉ nói: "Thế à? Thôi, tôi không nhổ nữa"; và bỏ đi.

Hôm sau, mọi người ra xem thì thấy tượng Phật đã được thếp vàng xong xuôi, chỉ còn sót một chỗ nhỏ trên đỉnh đầu mà thôi. Vì thế, trong chùa phải gọi người thợ chuyên môn thếp vàng đến làm nốt cho xong; nhưng lớp vàng đắp thêm đó lại không đẹp bằng vàng mà Tế Công khạc nhổ ra!

Quý vị xem, cảnh giới của hàng A La Hán thật là không thể nghĩ bàn! Do đó, chúng ta là những người tin Phật thì không nên ngồi lê đôi mách, rao nói lỗi của Tứ Chúng. Bởi nếu đối tượng mà quý vị xúc phạm là người bình thường thì có thể không hề gì, nhưng nếu nhằm bậc thánh nhân đã chứng quả thì quý vị sẽ mang tội. Mang tội thì sẽ ra sao? Thì quý vị sẽ bị đọa địa ngục!

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ Chín Của Quy Ngưỡng Tông)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
22540107_1294304470676024_597697979656073269_n.jpg


KHÔNG RAO NÓI LỖI CỦA TỨ CHÚNG

"Hủy báng Tam Bảo." Thế nào gọi là "hủy báng Tam Bảo"? Chúng ta, những người tin Phật, phải nhớ kỹ là chớ phạm tội này—tuyệt đối đừng bao giờ khinh chê Tam Bảo, nói xấu Phật Pháp Tăng.

Trong Giới hạnh Bồ Tát có giới điều "không rao nói lỗi của Tứ Chúng." Tứ Chúng là gồm có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Người đã thọ Bồ Tát Giới thì không được rêu rao, bàn tán về những lỗi lầm, sai sót của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Chính bản thân mình không nói đã đành, nếu bắt gặp người khác nói lỗi của Tứ Chúng thì quý vị cũng đừng góp chuyện hoặc nói hùa theo, mà phải như là mình không nghe thấy gì cả vậy. Vì sao? Vì nếu quý vị hùa theo họ mà bàn ra tán vào thì quý vị cũng sẽ mắc tội "hủy báng Tam Bảo," và đồng thời phạm luôn cả tội "rao nói lỗi của Tứ Chúng." Do đó, tốt nhất là cứ ngậm miệng làm thinh!

Ngoài ra, kiến giải của phàm phu chúng ta thường hay có chỗ sai lầm, bên cạnh đó, cảnh giới của hàng thánh nhân lại không phải là những gì mà phàm phu chúng ta có thể biết rõ được—chẳng hạn như bậc Sơ Ðịa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của hàng Nhị Ðịa Bồ Tát, Thập Ðịa Bồ Tát thì không thể biết được cảnh giới của Ðẳng Giác Bồ Tát, Sơ Quả A La Hán thì không thể biết được cảnh giới của Nhị Quả A La Hán... Cho nên, khi chưa có được trí huệ chân chánh thì chúng ta không nên sanh tâm hủy báng Tam Bảo, và cũng đừng rao nói lỗi của Tứ Chúng. Cho dù họ rõ ràng là có lỗi, quý vị cũng chớ vội phê phán; vì sao? Quý vị biết được cái sai của người ta, thì hãy lấy đó mà răn mình để tránh và làm cho đúng là được rồi; chứ đừng như cái máy chụp hình, toàn lo chụp hình cho người khác, còn chính mình hình thù như thế nào thì lại không hay không biết!

Giảng đến đây, tôi nhớ đến một công án về Chí Công Thiền Sư, đời vua Lương Võ Ðế ở Trung Hoa. Ðương thời, mỗi ngày Chí Công Thiền Sư đều ăn hai con chim bồ câu. Thấy thế, người đầu bếp nghĩ rằng thịt bồ câu hẳn là ngon lắm, và một hôm anh ta lén ăn bớt một cái cánh của chim bồ câu. Chí Công sau khi ăn hết hai con bồ câu thì hỏi anh ta: "Tại sao ngươi ăn vụng thịt bồ câu của ta?"

Người đầu bếp liền chối: "Bạch Thầy, con đâu dám làm thế!"

Chí Công gặn hỏi: "Không phải sao? Ông xem này!" Nói xong, Ngài há miệng và khạc ra hai con chim bồ câu—một con vỗ cánh bay đi liền, còn con kia thì không bay đi được vì bị thiếu mất một cái cánh! Và Ngài hỏi tiếp trước sự sửng sốt của người đầu bếp: "Nếu ông không ăn thì cánh của con chim này mất đi đâu?"

Quý vị xem, cùng là ăn thịt chim bồ câu đã được nấu chín và chặt nhỏ, mà Chí Công Thiền Sư thì có thể khạc ra lại nguyên vẹn con bồ câu còn sống; còn người đầu bếp thì không có được khả năng ấy—ăn vào bụng rồi là thôi, chẳng thể làm cho nó sống lại được. Cho nên, cảnh giới của Chí Công Thiền Sư là "ăn mà như không ăn" vậy.

Lại có một công án khác về Tế Công Thiền Sư ở chùa Linh Ẩn tại Tây Hồ, Hàng Châu (Trung Hoa). Ngài là một vị Sư như thế nào? Ngài ăn thịt chó, uống rượu, và ngày nào cũng uống đến say mèm, đến nỗi vừa nhìn là ai nấy đều biết ngay đó là một ông Sư say rượu, chẳng chối cãi gì được! Song, thật sự thì những khi say sưa như thế chính là lúc Ngài giáo hóa chúng sanh.

Một lần nọ, trong chùa tạc một pho tượng Phật và muốn thếp vàng. Tế Công Thiền Sư hay tin liền bạch với Hòa Thượng phương trượng: "Xin Hòa Thượng cho phép tôi thếp vàng pho tượng Phật này, khỏi phải kêu mướn ai cả!"

Hòa Thượng phương trượng bằng lòng. Thế nhưng đợi mãi vẫn không thấy Tế Công thếp vàng cho pho tượng, vị Sư quản lý bèn nhắc: "Ông muốn thếp vàng tượng Phật này, nhưng sao chờ mãi mà không thấy ông làm gì cả?"

Tế Công nói: "Vâng, tôi sẽ làm ngay."

Ðến tối hôm ấy, Tế Công lại cũng uống rượu say mèm như mọi khi, rồi đợi cho mọi người đều đi ngủ cả, Ngài đến trước pho tượng Phật mới tạc và há miệng khạc vàng ra rồi phun lên pho tượng. Bấy giờ, khi toàn thể bức tượng đã được bao phủ bởi một lớp vàng sáng lóng lánh, chỉ còn sót một chỗ trên đỉnh đầu mà thôi, thì vị Sư quản lý nghe thấy tiếng khạc nhổ om sòm của Tế Công, bèn tức tốc chạy đến xem và trách móc: "Sao ông lại cả gan đến thế? Ông dám nhổ đờm lên tượng Phật à?"

Tế Công chỉ nói: "Thế à? Thôi, tôi không nhổ nữa"; và bỏ đi.

Hôm sau, mọi người ra xem thì thấy tượng Phật đã được thếp vàng xong xuôi, chỉ còn sót một chỗ nhỏ trên đỉnh đầu mà thôi. Vì thế, trong chùa phải gọi người thợ chuyên môn thếp vàng đến làm nốt cho xong; nhưng lớp vàng đắp thêm đó lại không đẹp bằng vàng mà Tế Công khạc nhổ ra!

Quý vị xem, cảnh giới của hàng A La Hán thật là không thể nghĩ bàn! Do đó, chúng ta là những người tin Phật thì không nên ngồi lê đôi mách, rao nói lỗi của Tứ Chúng. Bởi nếu đối tượng mà quý vị xúc phạm là người bình thường thì có thể không hề gì, nhưng nếu nhằm bậc thánh nhân đã chứng quả thì quý vị sẽ mang tội. Mang tội thì sẽ ra sao? Thì quý vị sẽ bị đọa địa ngục!

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Đời Thứ Chín Của Quy Ngưỡng Tông)
Ngươi thử chỉ ra đời nay ai là bậc Sơ Ðịa Bồ Tát , ai là Thập Ðịa Bồ Tát , ai là A La Hán cho mọi người thấy coi ?
Chỉ vì cái luật KHÔNG RAO NÓI LỖI CỦA TỨ CHÚNG đã bị bọn tà ma lọt vào Đạo Phật lợi dụng mới để đến nỗi đạo Phật như ngày nay, ngươi có biết không?
Ngươi chỉ một ai đó mà ngươi cho là chứng quả , rồi nói tầm bậy ta coi thử, nếu mà không phang cho nát cái mồm ta không làm người, ngươi thử chỉ ta coi.
Chỉ vì cái cảnh giới chứng ngộ ngươi cũng chưa được nếm mùi vị, mà chỉ nghe nơi lời người trong sách vở. nên nhớ đã là sách vở thì có cái đúng với sự thật , có cái lèo lá, có cái ngụy tạo....
Ngươi nhìn vào thực tế đi, từ âu sang á, từ Thái Lan sang Việt Nam.... Đạo Phật bây giờ ra sao.
Ngươi ra đường mà rao giảng cái pháp vô cầu vô đắc cho mọi người lên chùa nghe đi. Ta nghĩ ngươi ăn đòn là cái chắc.
Cho nên đừng bám đít tà ma mà nói láo.
Nơi xã hội loài người muốn phát triển phải có xét đoán công tội, cái sai , cái nguy hiểm phải loại trừ.
Còn trong đạo Phật thì có Bố tát yết ma, cũng giống như tự kiểm điểm, thấy lỗi rồi công khai nhận lỗi trước tăng Đoàn và được tăng đoàn chấp nhận theo định kỳ thời gian ....
Nhưng nay Đạo Phật đã gần như bỏ đi cái sinh hoạt thường nhật đó , cũng vì cái cố chấp như ngươi, cho rằng không nên nói lỗi .....
Chỉ toàn là nhai sách như con mọt....hahahahaahahahahahahhaha......
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Ngươi thử chỉ ra đời nay ai là bậc Sơ Ðịa Bồ Tát , ai là Thập Ðịa Bồ Tát , ai là A La Hán cho mọi người thấy coi ?
Chỉ vì cái luật KHÔNG RAO NÓI LỖI CỦA TỨ CHÚNG đã bị bọn tà ma lọt vào Đạo Phật lợi dụng mới để đến nỗi đạo Phật như ngày nay, ngươi có biết không?
Ngươi chỉ một ai đó mà ngươi cho là chứng quả , rồi nói tầm bậy ta coi thử, nếu mà không phang cho nát cái mồm ta không làm người, ngươi thử chỉ ta coi.
Chỉ vì cái cảnh giới chứng ngộ ngươi cũng chưa được nếm mùi vị, mà chỉ nghe nơi lời người trong sách vở. nên nhớ đã là sách vở thì có cái đúng với sự thật , có cái lèo lá, có cái ngụy tạo....
Ngươi nhìn vào thực tế đi, từ âu sang á, từ Thái Lan sang Việt Nam.... Đạo Phật bây giờ ra sao.
Ngươi ra đường mà rao giảng cái pháp vô cầu vô đắc cho mọi người lên chùa nghe đi. Ta nghĩ ngươi ăn đòn là cái chắc.
Cho nên đừng bám đít tà ma mà nói láo.
Nơi xã hội loài người muốn phát triển phải có xét đoán công tội, cái sai , cái nguy hiểm phải loại trừ.
Còn trong đạo Phật thì có Bố tát yết ma, cũng giống như tự kiểm điểm, thấy lỗi rồi công khai nhận lỗi trước tăng Đoàn và được tăng đoàn chấp nhận theo định kỳ thời gian ....
Nhưng nay Đạo Phật đã gần như bỏ đi cái sinh hoạt thường nhật đó , cũng vì cái cố chấp như ngươi, cho rằng không nên nói lỗi .....
Chỉ toàn là nhai sách như con mọt....hahahahaahahahahahahhaha......
252. “Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó.
Lỗi người ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo,
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài.”

253. “Ai thấy lỗi của người,
Thường sanh lòng chỉ trích,
Người ấy lậu hoặc tăng,
Rất xa lậu hoặc diệt.


(Kinh Pháp Cú)
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
252. “Dễ thay thấy lỗi người,
Lỗi mình thấy mới khó.
Lỗi người ta phanh tìm,
Như sàng trấu trong gạo,
Còn lỗi mình, che đậy,
Như kẻ gian dấu bài.”

253. “Ai thấy lỗi của người,
Thường sanh lòng chỉ trích,
Người ấy lậu hoặc tăng,
Rất xa lậu hoặc diệt.


(Kinh Pháp Cú)

Bất kể thằng nào , nếu có lỗi thì cứ nói . nhưng nói lỗi người phải đúng, đúng lỗi , phải thông đạo. nếu nói lỗi người mà khi người ta vặn lại không biết đường mô mà nói là ăn đòn nghe chưa. trong đạo Phật gọi là hai lưỡi , nói theo dệt , nói láo ....
Kinh pháp cú không phải là để cho cái hạng người ngu si đọc được nghe chưa.
Chắc chư Phật - Tổ hay nói cái ngu si của bọn tà ma chuyện gian dâm , lừa đảo ... thì đều là như ngươi nói hả?
Hãy tự đọc lấy chính bản thân mình trước, chừng nào một ngọn gió nhỏ thoảng qua mà hay được lành dữ thì hãy ra bố láo với thiên hạ....
Cái bọn mọt sách, không có chút tài cán chi mà tham vọng ,hèn nhát ...mới hay lấy sách vở ra mà đe dọa người đời.
Giỏi thì lấy cái thành tựu chí nhân, tinh thông đạo pháp, đức trí cương thường mà giáo hóa , cảm phục đời mới hay chứ....
Lấy ních cũ năm xưa ra mà dùng, cần gì phải nhọc công dùng tên mới làm chi cho mệt.
Chắc ngươi tinh thông kinh điển hả?
Có cần ta lục tung cái cốt tủy giáo pháp của chư Phật - Tổ để trò chuyện ?
Ở đây có một người thuộc quản trị diễn đàn luôn ẩn mình mà không xuất đầu lộ diện khi tham gia diễn đàn.
Ta nói rằng đừng có như kẻ trộm, như ma ăn giỗ.
Chẳng lẽ công khai thì xấu hổ chăng?
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Bất kể thằng nào , nếu có lỗi thì cứ nói . nhưng nói lỗi người phải đúng, đúng lỗi , phải thông đạo. nếu nói lỗi người mà khi người ta vặn lại không biết đường mô mà nói là ăn đòn nghe chưa. trong đạo Phật gọi là hai lưỡi , nói theo dệt , nói láo ....
50. "Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm.
Nên nhìn tự chính mình.
Có làm hay không làm."


(Kinh Pháp Cú)

Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết thấy người làm sai vẫn có thể nhắc nhở khuyên người đúng theo Pháp. Nhưng nếu người vẫn không nghe, thì nên im lặng. Để tránh đi Khẩu Nghiệp, hại mình hại người. Tùy theo trường hợp và đối tượng mà tùy cơ ứng biến.
Lấy ních cũ năm xưa ra mà dùng, cần gì phải nhọc công dùng tên mới làm chi cho mệt.
Chắc ngươi tinh thông kinh điển hả?
Có cần ta lục tung cái cốt tủy giáo pháp của chư Phật - Tổ để trò chuyện ?
Ở đây có một người thuộc quản trị diễn đàn luôn ẩn mình mà không xuất đầu lộ diện khi tham gia diễn đàn.
Ta nói rằng đừng có như kẻ trộm, như ma ăn giỗ.
Chẳng lẽ công khai thì xấu hổ chăng?
Tôi nghĩ mod auduongphong đã hiểu lầm rồi. Tôi chỉ dùng nick này trên diễn đàn. Và cũng chỉ là một thành viên bình thường thôi. Chứ không có thuộc quản trị gì đâu.
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
50. "Không nên nhìn lỗi người,
Người làm hay không làm.
Nên nhìn tự chính mình.
Có làm hay không làm."


(Kinh Pháp Cú)

Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết thấy người làm sai vẫn có thể nhắc nhở khuyên người đúng theo Pháp. Nhưng nếu người vẫn không nghe, thì nên im lặng. Để tránh đi Khẩu Nghiệp, hại mình hại người. Tùy theo trường hợp và đối tượng mà tùy cơ ứng biến.

Tôi nghĩ mod auduongphong đã hiểu lầm rồi. Tôi chỉ dùng nick này trên diễn đàn. Và cũng chỉ là một thành viên bình thường thôi. Chứ không có thuộc quản trị gì đâu.

cái người ẩn danh nhưng vẫn đăng nhập không phải là ngươi.
Còn chuyện ngươi nói, không nên nói lỗi của người là mặc xác ngươi . nhưng ta thấy ngươi cũng đã xoi mói người nói trực thẳng với kẻ xấu rồi đó, vậy ngươi với bọn đó có gì khác biệt.
Còn ở đây thì từ trên xuống dưới, bất kể anh nào nếu nói bậy xuyên tạc , hiểu không đúng ý Phật - Tổ thì ai phát hiện được cứ nói thẳng không sợ hãi. ngươi sợ thì mặc ngươi.
Cái lũ làm người mà sợ lẽ phải , chân thật, lại bưng bít bợ đít bọn gian tham ...thì có đáng là làm người mang danh học Phật Pháp không?
Ngươi có biết ý nghĩa của những câu kinh đó?
Vì thương xót cho những kẻ ngu đần dốt nát nên chư Phật mới dùng những lời đó để khuyên dạy . vì nếu đã ngu dốt thì sao chỉ lỗi của người được. chẳng may bị người trí tuệ họ vặn lại mà không biết cách trả lời thì sinh ra oán hận có phải là tội nghiệp họ không.
Như nay ngươi nói với người kém hơn ngươi thì họ chịu thua ngươi , còn như gặp người hiểu hơn ngươi mà vặn lại thì ngươi chỉ còn cách là y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan.hahahahahahaahahahha.........
Ngươi thử nghĩ coi , khi đọc kinh Phật và lời Tổ , ngươi có thấy ra là Chư Phật Tổ có lúc còn không những chỉ lỗi mà còn tế ngươi lên nữa nữa chứ .hahahahahahaahahahahahahaaa....
Ta hỏi ngươi một lần nữa . Chữ ký của ngươi là Bồ Đề Tâm.
Vậy ta hỏi ngươi thế nào là tâm Bồ Đề?.
nói cái hiểu của ngươi ấy
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Chừng nào bản thân mình hết lỗi về việc đó thì việc nói lỗi sẽ trở thành Pháp Thí.

Bằng không thì cũng chỉ là việc nhọc mình, mệt người...nói xong rồi thôi; nhân quả ác nghiệp tùy sức nặng nhẹ nơi tâm thủ xả mà chiêu cảm ác báo ( gặp kẻ ác khẩu; gặp người ác hạnh; thường gặp chướng duyên...)

Nói chung là vô ích !
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
cái người ẩn danh nhưng vẫn đăng nhập không phải là ngươi.
Còn chuyện ngươi nói, không nên nói lỗi của người là mặc xác ngươi . nhưng ta thấy ngươi cũng đã xoi mói người nói trực thẳng với kẻ xấu rồi đó, vậy ngươi với bọn đó có gì khác biệt.
Còn ở đây thì từ trên xuống dưới, bất kể anh nào nếu nói bậy xuyên tạc , hiểu không đúng ý Phật - Tổ thì ai phát hiện được cứ nói thẳng không sợ hãi. ngươi sợ thì mặc ngươi.
Cái lũ làm người mà sợ lẽ phải , chân thật, lại bưng bít bợ đít bọn gian tham ...thì có đáng là làm người mang danh học Phật Pháp không?
Ngươi có biết ý nghĩa của những câu kinh đó?
Vì thương xót cho những kẻ ngu đần dốt nát nên chư Phật mới dùng những lời đó để khuyên dạy . vì nếu đã ngu dốt thì sao chỉ lỗi của người được. chẳng may bị người trí tuệ họ vặn lại mà không biết cách trả lời thì sinh ra oán hận có phải là tội nghiệp họ không.
Như nay ngươi nói với người kém hơn ngươi thì họ chịu thua ngươi , còn như gặp người hiểu hơn ngươi mà vặn lại thì ngươi chỉ còn cách là y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan.hahahahahahaahahahha.........
Ngươi thử nghĩ coi , khi đọc kinh Phật và lời Tổ , ngươi có thấy ra là Chư Phật Tổ có lúc còn không những chỉ lỗi mà còn tế ngươi lên nữa nữa chứ .hahahahahahaahahahahahahaaa....
Ta hỏi ngươi một lần nữa . Chữ ký của ngươi là Bồ Đề Tâm.
Vậy ta hỏi ngươi thế nào là tâm Bồ Đề?.
nói cái hiểu của ngươi ấy
Nếu Thật Sự Là Người Tu Đạo Chẳng Nhìn Thấy Lỗi Lầm Của Kẻ Khác‏

Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đất là Phật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng. Phần đông các đồng tu học Phật cả đời chẳng đạt được lợi ích, vẫn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi y như cũ vì họ nghĩ rằng Phật pháp là nhằm dạy người khác. Học Phật pháp rồi mà cứ luôn xét nét người khác, họ quên quay lại nhìn bản thân mình, đó là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Phật pháp. Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác. Người khác tạo ác nghiệp là tạo cho ta coi; họ đọa địa ngục cũng là đọa để răn nhắc ta, làm cho ta cảnh giác. Bất luận duyên bên ngoài là ác duyên hay thiện duyên, là thuận cảnh hay nghịch cảnh, hết thảy đều là chư Phật, Bồ Tát từ bi thị hiện cho ta thấy, độ chính ta, [nếu hiểu như vậy] ta sẽ thành công!

Do vậy học Phật nhất định phải học Thiện Tài đồng tử, trong năm mươi ba lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, chỉ có một người [là học trò], chẳng có đồng tham đạo hữu. Nếu có đồng tham đạo hữu thì đó là phàm phu, kẻ ấy chẳng thể thành tựu, vì sao? “Vì quý vị chẳng khác gì tôi!”, ngày ngày đều nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác, chẳng thấy lỗi lầm của chính mình. Trên đường Bồ Đề chỉ có mình tôi là phàm phu, hết thảy người khác đều là chư Phật Như Lai, tánh đức trong Thập Đại Nguyện Vương “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai” tự nhiên sẽ hiện ra, vì sao? Hết thảy bên ngoài đều là chư Phật Như Lai, chỉ có mình ta là phàm phu. Mười pháp giới đều là Chư Phật Như Lai đại từ đại bi biến hiện ra cho ta xem, để cảnh tỉnh ta, để khuyến cáo ta. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ dạy “Nếu thật sự là người tu đạo chẳng nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác”, thế gian chẳng có lỗi lầm, chỉ thấy lỗi của mình, như vậy mình mới có thể thành tựu. Sợ nhất là [ý niệm] “chính mình chẳng có lỗi lầm, đều là lỗi của người khác”, người đó là chúng sanh trong địa ngục, đó chẳng phải là người thường. Chúng ta nhất định phải biết “tôi có phải là chúng sanh trong địa ngục hay không?”, học Phật như vậy thì quý vị mới có tiến bộ, mới có tiến triển, mới không đến nỗi đọa lạc, trên đường Bồ Đề quý vị mới có thể thật sự đạt được pháp hỷ, mới đạt được lợi ích chân thật.

Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Chừng nào bản thân mình hết lỗi về việc đó thì việc nói lỗi sẽ trở thành Pháp Thí.

Bằng không thì cũng chỉ là việc nhọc mình, mệt người...nói xong rồi thôi; nhân quả ác nghiệp tùy sức nặng nhẹ nơi tâm thủ xả mà chiêu cảm ác báo ( gặp kẻ ác khẩu; gặp người ác hạnh; thường gặp chướng duyên...)

Nói chung là vô ích !

Này Ma!
Vậy ngươi đã hết lỗi chưa mà mở mồm nói lỗi với không lỗi.
Nếu xét lỗi thì ngay cả Phật - Tổ khi còn mang thân người đều là đang có lỗi vậy.
Ma nói xong có thấy nhọc thân chút nào không?
Nghe nói Ma có tu, có ngộ, vậy tu cái gì , ngộ cái gì cho anh em nghe thử coi.
Ngộ rồi vẫn thích gọi là Ma , vậy đây là thủ hay xả?
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Nếu Thật Sự Là Người Tu Đạo Chẳng Nhìn Thấy Lỗi Lầm Của Kẻ Khác‏

Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đất là Phật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng. Phần đông các đồng tu học Phật cả đời chẳng đạt được lợi ích, vẫn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi y như cũ vì họ nghĩ rằng Phật pháp là nhằm dạy người khác. Học Phật pháp rồi mà cứ luôn xét nét người khác, họ quên quay lại nhìn bản thân mình, đó là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Phật pháp. Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác. Người khác tạo ác nghiệp là tạo cho ta coi; họ đọa địa ngục cũng là đọa để răn nhắc ta, làm cho ta cảnh giác. Bất luận duyên bên ngoài là ác duyên hay thiện duyên, là thuận cảnh hay nghịch cảnh, hết thảy đều là chư Phật, Bồ Tát từ bi thị hiện cho ta thấy, độ chính ta, [nếu hiểu như vậy] ta sẽ thành công!

Do vậy học Phật nhất định phải học Thiện Tài đồng tử, trong năm mươi ba lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, chỉ có một người [là học trò], chẳng có đồng tham đạo hữu. Nếu có đồng tham đạo hữu thì đó là phàm phu, kẻ ấy chẳng thể thành tựu, vì sao? “Vì quý vị chẳng khác gì tôi!”, ngày ngày đều nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác, chẳng thấy lỗi lầm của chính mình. Trên đường Bồ Đề chỉ có mình tôi là phàm phu, hết thảy người khác đều là chư Phật Như Lai, tánh đức trong Thập Đại Nguyện Vương “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai” tự nhiên sẽ hiện ra, vì sao? Hết thảy bên ngoài đều là chư Phật Như Lai, chỉ có mình ta là phàm phu. Mười pháp giới đều là Chư Phật Như Lai đại từ đại bi biến hiện ra cho ta xem, để cảnh tỉnh ta, để khuyến cáo ta. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ dạy “Nếu thật sự là người tu đạo chẳng nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác”, thế gian chẳng có lỗi lầm, chỉ thấy lỗi của mình, như vậy mình mới có thể thành tựu. Sợ nhất là [ý niệm] “chính mình chẳng có lỗi lầm, đều là lỗi của người khác”, người đó là chúng sanh trong địa ngục, đó chẳng phải là người thường. Chúng ta nhất định phải biết “tôi có phải là chúng sanh trong địa ngục hay không?”, học Phật như vậy thì quý vị mới có tiến bộ, mới có tiến triển, mới không đến nỗi đọa lạc, trên đường Bồ Đề quý vị mới có thể thật sự đạt được pháp hỷ, mới đạt được lợi ích chân thật.

Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn

Nếu mi đói không có gì ăn mà chỉ thích giấy , ta sẽ sẽ cho ngươi vài bồ có chịu nhận không .hahahahahahahahahahhaha......
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
lại có hai con ma đi đêm nữa .hahahahahahahaahahahhahah.....
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,717
Điểm tương tác
785
Điểm
113
Này Ma!
Vậy ngươi đã hết lỗi chưa mà mở mồm nói lỗi với không lỗi.
Nếu xét lỗi thì ngay cả Phật - Tổ khi còn mang thân người đều là đang có lỗi vậy.
Ma nói xong có thấy nhọc thân chút nào không?
Nghe nói Ma có tu, có ngộ, vậy tu cái gì , ngộ cái gì cho anh em nghe thử coi.
Ngộ rồi vẫn thích gọi là Ma , vậy đây là thủ hay xả?

Không hiểu ?!
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Nếu mi đói không có gì ăn mà chỉ thích giấy , ta sẽ sẽ cho ngươi vài bồ có chịu nhận không .hahahahahahahahahahhaha......
Tôi chưa qua sông nên vẫn cần thuyền :icon_megagrin:
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
cả hai ngươi!
Nếu vậy thì mặc xác các ngươi.hahahahahahaahhahaa......
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên