hoiquang

KIẾN TÁNH VÀ KIẾN CẮN!? THỜI ĐẠI 4.0

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
2h chiều...
(xin 2 bạn Bantoioi và Minhthien cứ tự nhiên trao đổi nhá! chĩều nay mình viết tiếp mục số 11 rồi)

11/ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO PHẬT TRONG CON MẮT NGOẠI ĐẠO HOIQUANG:
Thưa các bậc tăng, ni , thiện tri thức, các ông bà cô chú anh chị em và cùng tất cả các em sinh viên học sinh kính mến!
Hoiquang xin nói về cái cảm nghỉ cá nhân của riêng mình đó là: cái sự bình đẳng, cái ngộ ngộ lạ lạ, cái ngạc nhiên, cái nghịch lý khi tìm hiểu ĐẠO PHẬT. Hoiquang rất rất thích ĐẠO PHẬT ạ.

Thật dài dòng nhưng tóm gọn lại như sau:
-Thứ nhất, sau khi ngài THÍCH CA thành PHẬT ngày nói rằng tất cả chúng sanh đều có thể thành PHẬT như Ngài!, tôi cho rằng đây là điều bình đẳng mà ít tôn giáo nào có được và ngộ thật! hihi, bởi vì nếu là vậy thì tất cả các bạn đều có thể thành PHẬT nếu tu tập theo Ngài. Bởi vì thông thường thì học trò khó mà bằng thầy, còn đằng này học trò vẩn có thể thành ông thầy, lên chức của thầy...hihi, thật sự làm Hoiquang rất cảm kích! Bởi vì thường học võ mấy sư phụ chưởng môn hay dấu lại 1 hai chiêu thức cuối cùng để phòng thân biết đâu 1 trong các đệ tử có ý xấu như đoạt chức minh chủ chưởng môn...thì dùng chiêu cuối cùng này mà khắc chế....

-Thứ hai, ĐỨC PHẬT nói rằng nếu chúng ta tu tập đúng cách thì chỉ cần trong 1 kíếp người là các bạn có thể thành PHẬT, không đợi kiếp sau kiếp sau....hihi, thật sự điều này cũng là Hoiquang kinh ngạc vô cùng! Và điều nầy đã tăng thêm sức mạnh, niềm tin cho Hoiquang hihi....thật sự là như vậy.

-Thứ ba, ĐỨC PHẬT sau khi thành đạo, Ngài nói rằng Ngài không muốn đi thuyết pháp, mà Ngài chỉ muốn nhập Niết Bàn! Bộ Ngài dấu diếm sao? hihi. Dạ, thưa các bạn, điều thứ ba này cũng làm Hoiquang vô cùng thấy lạ lạ, ngộ ngộ thật! Sao Ngài lại không muốn đi dạy đạo để cứu người....? sao Ngài lại muốn đi vào thế giới Niết Bàn của Ngài....làm Hoiquang tôi thật khó hiểu và thấy rất là lạ! Các bạn ngoại đạo, các bạn đạo PHẬT có thấy như vậy không.
Lý do mà ĐỨC PHẬT không chịu đi thuyết pháp khi mà được trời PHẠM THÊN gì đó hỏi ĐỨC PHẬT mới đáp là : PHÁP mà Ngài định nói ra e sợ chúng sanh khó thấy, khó hiểu, khó biết, khó chứng, khó đắc! ....Dạ, điều này lại làm Hoiquang ngạc nhiên vô cùng. Rồi trời PHẠM THIÊN mới khuyên Ngài hãy vì lòng từ bi mà đi nói pháp để cứu độ chúng sanh...thế là Ngài mới đồng ý .
-Thứ tư, theo Hoiquang biết qua sách vỡ, kinh đĩa, thì Ngài THÍCH CA tu tứ thiền mà thành đạo dưới cội bồ đề trong suốt 49 ngày đêm gì đó...Dạ, chắc các bạn trong đạo PHẬT là rành nhất rồi ạ. Điều làm Hoiquang vô cùng thấy lạ và ngộ là tại sao PHẬT THÍCH CA không hề kêu đệ tử phải y như Ngài ngồi thiền 49 ngày đêm dưới cội bồ đề như Ngài. Vì thông thường như các em học sinh sinh đi học thầy giáo cầm tay chỉ dạy lý thuyết, công thức rồi khi thi thì học trò phải tự làm bài y như vâỵ. Còn nếu sinh viên học nghề thì được thầy dạy cầm tay chỉ việc....
Đằng này, trong 49 năm nói pháp ĐỨC PHẬT dạy rất nhiều pháp tu! từ thấp tới cao,,,,từ tiệm tới đốn,,,,pháp tu nào cũng lợi lạc quần sanh, tốt đời đẹp ĐẠO...Điều này thật là ngộ nữa,
-Thứ năm, lúc ĐỨC PHẬT đưa cành hoa sen lên mà truyền chánh pháp nhãn tạng duy nhất cho Ngài MA HA CA DIẾP thì làm Hoiquang đọc tới đoạn này vô cùng thích thú tuy thích thú nhưng Hoiquang lúc trước khi mình kiến tánh thì không có hiểu gì cả , nhưng sau Hoiquang tự nhận mình kiến tánh thì mới hiểu ra cái chánh pháp nhãn tạng dó là gì...hihi (cười!)
-Thứ sáu, hình như sau 49 năm nói pháp ,ĐỨC PHẬT mới phán 1 câu chắc nịt: "Trong suốt 49 năm qua,ta chưa hề nói pháp..."
Thì cái điều thứ 6 này làm Hoiquang cảm thấy rất là nghịch lý...nghịch lý
Cũng trước lúc Hoiquang chưa kiến tánh thì vẩn không thể hiểu nổi tại sao ĐỨC PHẬT lại nói thế, nhưng sau khi Hoiquang tự nhận mình kiến tánh thì mới hiểu ra ...à...thì ra là như vậy! hihi (cười)
Bởi vì thật ra cái gọi là CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG mà ĐỨC PHẬT muốn nói ra, chỉ ra nhưng vốn dĩ không thể dùng lời nói, hay cử chỉ chỉ ra được, mà chỉ tự mỗi đệ tử của Ngài trực nhận ra mà thôi, bất lập văn tự, bất khả tư nghì! Nên lời Ngài đã nói xuyên suốt 49 năm đó chỉ là ánh xạ tuyến tính của CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG ( dạ xin nói theo toán học)...
Cái chánh pháp nhãn tạng thật sự vẩn có từ muôn đời, có ở tất cả chúng sanh, có trước lúc Ngài thành PHẬT! không phải ở trong rừng mới có, không phải dưới cội bồ đề mới có, mà có ở ngay tại đây và ngay bây giờ trước màn hình điện thoại hay vi tính của các bạn!
-Thứ 7, Gần cuối đời thân Ngài THÍCH CA vẩn già, yếu và chết!
Điều thứ 7 này thật sự làm Hoiquang thấy bình thường! Dù trước khi kiến tánh hay sau khi kiến tánh Hoiquang có đọc qua là ĐẠO PHẬT có tam pháp ấn: các hành vô thường, các pháp vô ngã, niết bàn là tịch tịnh vi vô...
Thì Hoiquang suy luận theo toán học mà, cái thân Ngài Thích ca cũng từ nhỏ sinh ra phải ăn cơm uống nước lớn lên thì cũng phải y như Ngài nói rồi, phải già bệnh mới chết..., nếu thân thịt không chết thì trái với lời Ngài đã chứng đạo nói ra rồi...

Cho nên, thân thịt của Ngài THÍCH CA cũng không ngoại lệ!
Thân thịt Hoiquang và thân các bạn cũng không ngoại lệ....hihi( cười)

Chỉ có mỗi 1 cái NGOẠI LỆ đó là CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG nó không phải là PHÁP nên không hình tướng nên không có sinh diệt, xưa cũng vậy, trước lúc Ngài THÍCH CA thành đạo cái ấy sẳn có rồi.
Để chỉ, để nói, để dạy về cái NÀY là BẤT KHẢ TƯ NGHÌ, bất lập văn tự...
Chỉ có điều là chúng ta đây nếu ai khéo léo dám nhận ra nó, hàng ngày sống với nó như sống chung với lũ vậy! phát huy khơi dậy lại được sức mạnh của nó, khai thông được trí tuệ tiềm ẩn trong cái ấy thì....cũng như lời ĐỨC PHẬT nói, Ngài không dối gạt chúng ta! là chúng ta sẽ thành PHẬT như Ngài!
Dạ! Tin hay không là tùy các bạn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

số 11 ... là số TRÙNG "XUI" .. bởi vì nó hỏng cách SỐ XUI .... là 4 số [smile]

người xưa nói:

chí lạc mạc như độc thư

chí yếu mạc như giáo tử [smile]

*** đọc sách là niềm vui ... dạy con .. thì phải dạy điều thiết yếu [smile]


Chúng ta đều thấy con đường tu đạo .. hành đạo .. giác ngộ ..rùi hoằng đạo của ông Phật Thích Ca ... nói đúng hơn ... ông giác ngộ rất nhiều điều về tâm .. thấy biết rất nhiều [smile] ... và ông rút ra được nhiều phương pháp tu hành .. nhưng tóm gọn lại vẫn là cái tinh hoa, tinh yếu trong những gì ông muốn truyền đạt [smile] ... tức là là Thiền [smile]

- Thiền Định có mặt trong nội dung giáo lý của ông từ vô ngã tướng, thập nhị nhân duyên, tứ diệu đế, bát chánh đạo ... tứ niệm xứ ... thất giác chi .. vv, và

- Thiền Định cũng có mặt lúc cuối đời .. trước khi ông nhập diệt ... ông cũng đi vài vòng thiền định [smile]



nhưng nội dung KIẾN TÁNH của ông là gì ? [smile]


(1) Trước Mắt sinh tử làm sao tránh ? [smile]

Làm người thì chúng ta quen thuộc với nhiều quy luật của cuộc sống tồn tại trong gia đình, xã hội .. văn hóa, trường lớp .. đoàn thể .. vv...

nên ai cũng biết ... cái gì là làm thiện ... làm ác [smile] tùy theo những quy ước đó .. biết làm lành tránh dữ ..

là loài hữu tình thì chính cái bản chất, bản năng ứng biến của hữu tình đối với KHỔ .. thì ai cũng biết ... ít nhiều cảm nhận được [smile]

nhưng TRƯỚC MẮT SINH TỬ --> NGÃ [smile] ... là 1 nội dung đặc biệt sâu sắc [smile] ... và đó cũng là nội dung mà ông Phật khám phá ra [smile]


Sau khi Bách Trượng thị tịch, sư đến tham yết Dược Sơn, ngay lời nói là khế hợp. Dược Sơn hỏi:

"Từ đâu đến?"Sư thưa: "Từ Bách Trượng đến"

Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"

Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"

Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"

Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp:

"Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".

Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."

Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"

Sư thưa: "Hai mươi năm".

Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."


Lời chỉ dẫn của Dược Sơn với Vân Nham Đàm Thạnh ... chỉ ngay chỗ "TINH YẾU" ... trước mắt không sinh tử --> làm sao biết "TẬP KHÍ" là gì mà trừ ? [smile]

trước mắt không sinh tử --> làm sao có gì mà KIẾN TÁNH ? [smile]



phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng

nhược kiến chư tướng --> phi tướng [smile]

- tức kiến Như Lai [smile]


*** thì bước NHƯỢC KIẾN CHƯ TƯỚNG --> PHI TƯỚNG [smile] ... vốn đã không có ... làm sao ... KIẾN TÁNH ? [smile] ... THẤY TÁNH GÌ VẬY ? [smile]



(2) Giới Định Tuệ --> Năng Tàng Sở Tàng [smile]

Học hiểu nội dung kiến tánh có hai phương pháp chính .. một là Bát Nhã .. hai là Như Lai Tạng [smile]

Cả hai nội dung này đều theo sát nội dung CON ĐƯỜNG PHẠM HẠNH THANH TỊNH [smile] trong các bộ kinh Nguyên Thủy mà ông Phật giảng dạy ... cũng là con đường ... TƯ LƯƠNG mà những đệ tử "CHÂN TRUYỀN" của ông ngày xưa ... chúng ta cứ chọn coi thử ... xem .. trước mắt TỬ SINH như thế nào nhé ...


(a) Ma Ha Ca Diếp [smile]

tương truyền rằng .. Ma Ha Ca Diếp bước vào con đường phạm hạnh rất là sớm ... chính trong giới định tuệ ... mà ông đã trưởng thành ... lớn lên .. và trở thành 1 con người xuất chúng ... [smile]

ông tìm đến Phật Thích Ca .. và xin làm đệ tử ...

sau 7 ngày --> ông nói với tôn giả Annan rằng: 7 ngày đầu .. bần đạo chưa đắc đạo .. nhưng 7 ngày sau .. ông đã ĐẮC A LA HÁN [smile]

ỦA --> SAO HAY VẬY ? ....


Nếu chúng ta nhìn vào con đường phạm hạnh .. thì từng giới chủng ... chủng tử giới ... vô tham .. vô sân .. vô si ... tàm quý ... tầm tứ .. định tuệ ... thì đó đều là những con đường:

---> KIẾN SANH TỬ [smile] ... trùng trùng duyên khởi ... vô minh xuất hiện ... hành thức dựng nên bản ngã ... vọng kiến [smile] .. ờ mà đúng hông ? [smile]

cho nên .. đối với Ma Ha Ca Diếp .. vì TƯ LƯƠNG VỐN SẴN CÓ [smile] ... con đường phạm hạnh của ông đã rõ ràng:

- TÍN --> GIẢI --> HÀNH --> CHỨNG ... nên cái ông thấy, ông nghe từ Phật Thích Ca .. bảy ngày ... đã rõ [smile]

*** Có những người TƯ LƯƠNG SẴN CÓ .. nhìn vào cứ như là những bậc vĩ nhân ... không đi con đường GIÁO MÔN ... như là những mặt ỨNG DỤNG của ĐỊNH GIÁC CHI, họ không cần TẦM, TỨ đã thấy hiểu "SINH TỬ TRƯỚC MẶT" nghĩa là gì ... đi thẳng vào con đường Thiền Tông ... đi vào con đường CÁC TƯỚNG KHÔNG SẮC CHẤT [smile] --> vô sắc giới [smile] ... rất mau đi trên con đường không ... tới giác ngộ [smile]

thientruclam.info

nhưng hông có nghĩa rằng .. SỰ KIẾN TÁNH .. thấy hiểu của họ ... chẳng có gì nhé [smile] .. mà là do TƯ LƯƠNG VỐN SẴN CÓ --> VỐN ĐÃ NHIỀU NHƯ LÁ TRONG VƯỜN .. TRONG NƯƠNG .. TRONG RUỘNG [smile] .. trong phước điền của họ rùi [smile]



(2) Thiếu Nữ Bà La Môn (smile)

Cổ tích Phật Giáo có câu truyện về 1 thiếu nữ Bà La Môn .. kết hôn, rời bỏ xứ sở đi xa cùng với chồng ..

Sau đó .. chồng chết ... [smile] ... CHỒNG CHẾT [smile].... cô và 2 con lâm vào cảnh bần cùng .. túng quẫn [smile] .. nên quyết định trở về nhà CHA MẸ [smile]

trên đường về .. gặp 1 con sông .. loay hoay thế nào .. 1 đứa chết trôi sông ... 1 đứa bị CON CHIM ĐẠI BÀNG CẮP BAY MẤT [smile] .... MẤT CẢ 2 CON [smile]

cô về tới nhà mới hay cha mẹ cũng chịu tai nạn nhà cháy .. cả hai đều chết ...


đương lúc SINH TỬ THỐNG THIẾT đó ngay trước mặt ..

vô cùng đau khổ

vô cùng nhớ thương

vô cùng tiếc nuối

vô cùng những lời nói yêu thương ... kỷ niệm ... [smile]

và cô gặp ông Phật Thích Ca ..

Cổ Tích nói .. chỉ sau đó không lâu ... không lâu chắc cỡ 1 THÁNG là cùng [ha ha] ... cô GIÁC NGỘ [smile]

*** Tất cả những NĂNG SỞ trên đời .. vì sao TAN RÃ ? [smile] .... PHI NĂNG TUYỆT SỞ xảy ra trên từng ngã tướng ... phàm sở hữu tướng, hư thị giai vọng ... tại sao ? [smile] .... tại vì DUYÊN KHỞI, DUYÊN TẬN [smile] ... tại vì LÝ DUYÊN KHỞI [smile]


Cho nên .. kiến tánh thật ra không ngoài những gì mà ông Thích Ca truyền dạy ... mỗi ngày .. trong từng những giáo lý về khổ, vô thường, vô ngã .. về những phương pháp thực hành

bởi ... KHI SINH TỬ TRƯỚC MẶT ... QUÁN THẤY ... PHÁP, GIỚI, TÁNH [smile] .. thì mới KIẾN TÁNH được chứ [smile]

nhược nhân dục liễu tri

tam thế NHỨT THIẾT Phật

ưng quán --> pháp, giới, tánh

nhứt thiết --> duy tâm tạo



(3) Con Đường Đạo

Con đường đạo của ông Phật Thích Ca cũng như con người của ổng .... cái gì ổng thấy .. ổng biết .. ổng đều truyền dạy ...

những gì ổng truyền dạy .. đều ... là có TÍN: ... muốn được người ta TIN .. phải có CỤ THỂ .. phải có TỰ LỢI TỰ THA [smile].... cho nên trong kinh Tăng Nhất ông nói: NHÂN ÁI --> có LỢI, DỤNG, TẦM CẦU [smile]

chúng ta đi học hỏi .. đi trải nghiệm .. đi tìm tòi .. khám phá .. thì cũng đâu có ngoài sự hữu tình, đặc tính nhân ái .. cũng đâu ngoài LỢI, DỤNG, TẦM CẦU [smile]

nên TÍN GIẢI đâu có ngoài CỤ THỂ ... GIỚI CHỦNG, GIỚI HỌC .. GIỚI HÀNH .. ĐỊNH TUỆ đâu [smile]


và khi thật sự có lòng học hỏi rõ ràng .. thì CHÂN LÝ .. càng là CHÂN LÝ ... càng phải là CỤ THỂ

---> nếu không PHẬT PHÁP sao đứng vững được ... [smile]


Một khi Phật Pháp thiếu đi cụ thể .. không thể lập lại ..không thể TÍN GIẢI .. mất đi sự tin tưởng ... trở thành MƠ HỒ .. VIỂN VÔNG [smile].... thì PHẬT PHÁP sẽ đi vào con đường biến hoại [smile] ... phải chứ [smile]

ờ mà đúng hông ?
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ha ha ha [smile]

số 11 ... là số TRÙNG "XUI" .. bởi vì nó hỏng cách SỐ XUI .... là 4 số [smile]

người xưa nói:

chí lạc mạc như độc thư

chí yếu mạc như giáo tử [smile]

*** đọc sách là niềm vui ... dạy con .. thì phải dạy điều thiết yếu [smile]


Chúng ta đều thấy con đường tu đạo .. hành đạo .. giác ngộ ..rùi hoằng đạo của ông Phật Thích Ca ... nói đúng hơn ... ông giác ngộ rất nhiều điều về tâm .. thấy biết rất nhiều [smile] ... và ông rút ra được nhiều phương pháp tu hành .. nhưng tóm gọn lại vẫn là cái tinh hoa, tinh yếu trong những gì ông muốn truyền đạt [smile] ... tức là là Thiền [smile]

- Thiền Định có mặt trong nội dung giáo lý của ông từ vô ngã tướng, thập nhị nhân duyên, tứ diệu đế, bát chánh đạo ... tứ niệm xứ ... thất giác chi .. vv, và

- Thiền Định cũng có mặt lúc cuối đời .. trước khi ông nhập diệt ... ông cũng đi vài vòng thiền định [smile]



nhưng nội dung KIẾN TÁNH của ông là gì ? [smile]


(1) Trước Mắt sinh tử làm sao tránh ? [smile]

Làm người thì chúng ta quen thuộc với nhiều quy luật của cuộc sống tồn tại trong gia đình, xã hội .. văn hóa, trường lớp .. đoàn thể .. vv...

nên ai cũng biết ... cái gì là làm thiện ... làm ác [smile] tùy theo những quy ước đó .. biết làm lành tránh dữ ..

là loài hữu tình thì chính cái bản chất, bản năng ứng biến của hữu tình đối với KHỔ .. thì ai cũng biết ... ít nhiều cảm nhận được [smile]

nhưng TRƯỚC MẮT SINH TỬ --> NGÃ [smile] ... là 1 nội dung đặc biệt sâu sắc [smile] ... và đó cũng là nội dung mà ông Phật khám phá ra [smile]


Sau khi Bách Trượng thị tịch, sư đến tham yết Dược Sơn, ngay lời nói là khế hợp. Dược Sơn hỏi:

"Từ đâu đến?"Sư thưa: "Từ Bách Trượng đến"

Dược Sơn hỏi: "Bách Trượng có ngôn cú gì dạy đồ chúng?"

Sư thưa: "Bình thường ngài nói ‘Ta có một câu đầy đủ trăm vị.’"

Dược Sơn bảo: "Mặn là vị mặn, lạt là vị lạt, chẳng mặn chẳng lạt là vị bình thường, thế nào là một câu đầy đủ trăm vị?"

Sư không đáp được. Dược Sơn hỏi tiếp:

"Sinh tử trước mắt làm sao tránh?".

Sư thưa: "Trước mắt không sinh tử."

Dược Sơn hỏi: "Ở Bách Trượng bao nhiêu lâu?"

Sư thưa: "Hai mươi năm".

Dược Sơn bảo: "Hai mươi năm nơi Bách Trượng mà tập khí trần tục vẫn chẳng trừ."


Lời chỉ dẫn của Dược Sơn với Vân Nham Đàm Thạnh ... chỉ ngay chỗ "TINH YẾU" ... trước mắt không sinh tử --> làm sao biết "TẬP KHÍ" là gì mà trừ ? [smile]

trước mắt không sinh tử --> làm sao có gì mà KIẾN TÁNH ? [smile]



phàm sở hữu tướng

hư thị giai vọng

nhược kiến chư tướng --> phi tướng [smile]

- tức kiến Như Lai [smile]


*** thì bước NHƯỢC KIẾN CHƯ TƯỚNG --> PHI TƯỚNG [smile] ... vốn đã không có ... làm sao ... KIẾN TÁNH ? [smile] ... THẤY TÁNH GÌ VẬY ? [smile]



(2) Giới Định Tuệ --> Năng Tàng Sở Tàng [smile]

Học hiểu nội dung kiến tánh có hai phương pháp chính .. một là Bát Nhã .. hai là Như Lai Tạng [smile]

Cả hai nội dung này đều theo sát nội dung CON ĐƯỜNG PHẠM HẠNH THANH TỊNH [smile] trong các bộ kinh Nguyên Thủy mà ông Phật giảng dạy ... cũng là con đường ... TƯ LƯƠNG mà những đệ tử "CHÂN TRUYỀN" của ông ngày xưa ... chúng ta cứ chọn coi thử ... xem .. trước mắt TỬ SINH như thế nào nhé ...


(a) Ma Ha Ca Diếp [smile]

tương truyền rằng .. Ma Ha Ca Diếp bước vào con đường phạm hạnh rất là sớm ... chính trong giới định tuệ ... mà ông đã trưởng thành ... lớn lên .. và trở thành 1 con người xuất chúng ... [smile]

ông tìm đến Phật Thích Ca .. và xin làm đệ tử ...

sau 7 ngày --> ông nói với tôn giả Annan rằng: 7 ngày đầu .. bần đạo chưa đắc đạo .. nhưng 7 ngày sau .. ông đã ĐẮC A LA HÁN [smile]

ỦA --> SAO HAY VẬY ? ....


Nếu chúng ta nhìn vào con đường phạm hạnh .. thì từng giới chủng ... chủng tử giới ... vô tham .. vô sân .. vô si ... tàm quý ... tầm tứ .. định tuệ ... thì đó đều là những con đường:

---> KIẾN SANH TỬ [smile] ... trùng trùng duyên khởi ... vô minh xuất hiện ... hành thức dựng nên bản ngã ... vọng kiến [smile] .. ờ mà đúng hông ? [smile]

cho nên .. đối với Ma Ha Ca Diếp .. vì TƯ LƯƠNG VỐN SẴN CÓ [smile] ... con đường phạm hạnh của ông đã rõ ràng:

- TÍN --> GIẢI --> HÀNH --> CHỨNG ... nên cái ông thấy, ông nghe từ Phật Thích Ca .. bảy ngày ... đã rõ [smile]

*** Có những người TƯ LƯƠNG SẴN CÓ .. nhìn vào cứ như là những bậc vĩ nhân ... không đi con đường GIÁO MÔN ... như là những mặt ỨNG DỤNG của ĐỊNH GIÁC CHI, họ không cần TẦM, TỨ đã thấy hiểu "SINH TỬ TRƯỚC MẶT" nghĩa là gì ... đi thẳng vào con đường Thiền Tông ... đi vào con đường CÁC TƯỚNG KHÔNG SẮC CHẤT [smile] --> vô sắc giới [smile] ... rất mau đi trên con đường không ... tới giác ngộ [smile]

thientruclam.info

nhưng hông có nghĩa rằng .. SỰ KIẾN TÁNH .. thấy hiểu của họ ... chẳng có gì nhé [smile] .. mà là do TƯ LƯƠNG VỐN SẴN CÓ --> VỐN ĐÃ NHIỀU NHƯ LÁ TRONG VƯỜN .. TRONG NƯƠNG .. TRONG RUỘNG [smile] .. trong phước điền của họ rùi [smile]



(2) Thiếu Nữ Bà La Môn (smile)

Cổ tích Phật Giáo có câu truyện về 1 thiếu nữ Bà La Môn .. kết hôn, rời bỏ xứ sở đi xa cùng với chồng ..

Sau đó .. chồng chết ... [smile] ... CHỒNG CHẾT [smile].... cô và 2 con lâm vào cảnh bần cùng .. túng quẫn [smile] .. nên quyết định trở về nhà CHA MẸ [smile]

trên đường về .. gặp 1 con sông .. loay hoay thế nào .. 1 đứa chết trôi sông ... 1 đứa bị CON CHIM ĐẠI BÀNG CẮP BAY MẤT [smile] .... MẤT CẢ 2 CON [smile]

cô về tới nhà mới hay cha mẹ cũng chịu tai nạn nhà cháy .. cả hai đều chết ...


đương lúc SINH TỬ THỐNG THIẾT đó ngay trước mặt ..

vô cùng đau khổ

vô cùng nhớ thương

vô cùng tiếc nuối

vô cùng những lời nói yêu thương ... kỷ niệm ... [smile]

và cô gặp ông Phật Thích Ca ..

Cổ Tích nói .. chỉ sau đó không lâu ... không lâu chắc cỡ 1 THÁNG là cùng [ha ha] ... cô GIÁC NGỘ [smile]

*** Tất cả những NĂNG SỞ trên đời .. vì sao TAN RÃ ? [smile] .... PHI NĂNG TUYỆT SỞ xảy ra trên từng ngã tướng ... phàm sở hữu tướng, hư thị giai vọng ... tại sao ? [smile] .... tại vì DUYÊN KHỞI, DUYÊN TẬN [smile] ... tại vì LÝ DUYÊN KHỞI [smile]


Cho nên .. kiến tánh thật ra không ngoài những gì mà ông Thích Ca truyền dạy ... mỗi ngày .. trong từng những giáo lý về khổ, vô thường, vô ngã .. về những phương pháp thực hành

bởi ... KHI SINH TỬ TRƯỚC MẶT ... QUÁN THẤY ... PHÁP, GIỚI, TÁNH [smile] .. thì mới KIẾN TÁNH được chứ [smile]

nhược nhân dục liễu tri

tam thế NHỨT THIẾT Phật

ưng quán --> pháp, giới, tánh

nhứt thiết --> duy tâm tạo



(3) Con Đường Đạo

Con đường đạo của ông Phật Thích Ca cũng như con người của ổng .... cái gì ổng thấy .. ổng biết .. ổng đều truyền dạy ...

những gì ổng truyền dạy .. đều ... là có TÍN: ... muốn được người ta TIN .. phải có CỤ THỂ .. phải có TỰ LỢI TỰ THA [smile].... cho nên trong kinh Tăng Nhất ông nói: NHÂN ÁI --> có LỢI, DỤNG, TẦM CẦU [smile]

chúng ta đi học hỏi .. đi trải nghiệm .. đi tìm tòi .. khám phá .. thì cũng đâu có ngoài sự hữu tình, đặc tính nhân ái .. cũng đâu ngoài LỢI, DỤNG, TẦM CẦU [smile]

nên TÍN GIẢI đâu có ngoài CỤ THỂ ... GIỚI CHỦNG, GIỚI HỌC .. GIỚI HÀNH .. ĐỊNH TUỆ đâu [smile]


và khi thật sự có lòng học hỏi rõ ràng .. thì CHÂN LÝ .. càng là CHÂN LÝ ... càng phải là CỤ THỂ

---> nếu không PHẬT PHÁP sao đứng vững được ... [smile]


Một khi Phật Pháp thiếu đi cụ thể .. không thể lập lại ..không thể TÍN GIẢI .. mất đi sự tin tưởng ... trở thành MƠ HỒ .. VIỂN VÔNG [smile].... thì PHẬT PHÁP sẽ đi vào con đường biến hoại [smile] ... phải chứ [smile]

ờ mà đúng hông ?
Bạn Khuclunglinh viết rất đúng. Rất hay và mạch lạc.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 12/6/2021
10h10 sáng

12/ NGỪNG THỞ! và HỖ THẸN:
SÁNG NAY HOIQUANG MỚI ĐI ĐÁM TANG MỘT NGƯỜI HÀNG XÓM:

4h15 nghe đứa cháu chạy qua nhà Hoiquang cho hay rằng ông ngoại nó đã mất hồi 4h
Vệ sinh cá nhân, sửa xoạn quần áo tôi bèn tranh thủ qua phụ tiếp 1 vài chuyện lặt vặt...
Cụ ông ( người chết tuy 73 tuổi, nhưng vì là vai vế em của Hoiquang) vừa mới được gia đình cầu an đêm qua cũng là đêm đầu tiên, tính cầu an 2 đêm nữa mới thôi...Nào ngờ sáng sớm hôm nay cụ đã ra đi mãi mãi.

Có lẽ trong chúng ta đây, ai ai cũng từng gặp cảnh ngộ này, nhà nào cũng có người chết.

Đây là câu chụyện còn nóng hổi...mới xảy ra còn mang tính thời sự.
Và cảm xúc này không biết là buồn hay vui, thật khó mà tưởng tượng nổi một lúc nào đó chính Hoiquang lại chính là người nằm nằm trong cỗ quan tài kia!?

Có thể lắm chứ! dạ có phải không ạ. Chắc ăn 100% (hihi)

À...lại nhớ đến câu chuyện kể loáng thoáng rằng có 1 anh nọ tánh tình rất là hung dữ và uơng ngạnh, ai nó gì cũng bị anh ta bẻ lý cải lại....Một hôm anh ta hết số, Diêm Vương cho người đến bắt anh ta chết, anh ta hùng hồn cải rằng: ông vô lý quá, muốn bắt tôi phải báo tôi trước chứ không báo trước là tôi không đi....

Thế là vị tử thần kia nói: Sao lại không báo cho nhà ngươi, ngươi có biết là hổm rày ta đã báo trước cho nhà ngươi 3 lần rồi....lần 1 là đứa bé đầu trong mất, lần 2 là bà cụ xóm ngoài chết, lần 3 là....
Và lần này là tới nhà ngươi!

Anh chàng ương ngạnh nọ bèn cúi đầu lẽo đẽo đi theo vị tử thần...

Hoiquang buồn buồn...và hỗ thẹn chính mình...

Câu chuyện hết.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ừa .. mới vậy đã là số 12 rùi nhỉ [smile] ... ĐI XA QUÁ --> hỏng biết CÓ TRỞ VỀ không ? [smile]

là loài hữu tình .. là người ở đời ... đúng thiệt là luôn đứng trước trước những sự mất mát ... thông thường trước sự mất mát chúng ta thường hay có nhiều cảm giác ... [smile]

- và Bất Định Tâm Sở Địa pháp: hối, miên, tham, sân, mạn, nghi, tầm, tứ

nếu là người thân, là cha mẹ ruột thịt khi mất đi thì cái hối thường là sự hối tiếc không ở gần gũi nhiều hơn, hỏng chăm sóc tỉ mỉ hơn .. hỏng thăm hỏi mỗi ngày nhiều hơn ... vì chúng ta luôn cảm giác rằng ... cái tình yêu đó dành cho cha mẹ .. còn có gì chưa đủ .. còn chưa trọn vẹn, cần phải thêm gì đó .. nhiều hơn .. nhiêu hơn nữa

lúc xưa tui cũng mê câu truyện của Đạt Ma Tổ Sư giác ngộ .. ông tìm tới tâm ..học thiền tông, kiến tánh thành phật ... nhưng trong câu truyện đó ... khi bài giảng đầu tiên của ông cho Lương Võ Đế ..

- ông lại nói tới ... TÂM ... ÁNH SÁNG của TÂM ... PHẬT TÁNH .... PHÁP THÂN [smile]


(1) Bát Bất Định Tâm Sở

Kinh Phật có xuất hiện 1 người phụ nữ .. cũng với tình cảm, tình yêu dành cho gia đình người thân .. rất là thân thiết .. trân trọng .... và bà cũng đau khổ với tình yêu đó ... tui nhớ trong Thắng Man Giảng Luận, HT Thích Tuệ Sĩ viết đoạn này:

Chính điểm này cho chúng ta thấy rõ ràng khởi điểm Bồ-tát đạo của Thắng Man là hoàn toàn xuất phát từ tình cảm thân thiết nhất và mặc dù là hệ lụy nhất.

Tình yêu là cơn bão dữ nhận chìm con người xuống biển sâu của nước mắt,

nhưng đồng thời tình yêu cũng là hương vị ngọt ngào nuôi lớn thánh thai của Bồ-tát.

Trong ý nghĩa đó tình yêu được đồng nhất với Như Lai tạng,

cái bào thai cưu mang để sinh trưởng những phẩm tính siêu việt của Như Lai,

của những đấng Giác ngộ và Cứu thế.

Nó bao gồm cả hai mặt, ô nhiễm và thanh tịnh.


tại sao ông lại nói TÌNH YÊU có thể NHẬN CHÌM con người xuống bể sâu của nước mắt .. tại sao ông lại nói TÌNH YÊU là hương vị ngọt ngào nuôi lớn thánh thai của BỒ TÁT .. là đồng nhất với NHƯ LAI TẠNG [smile] ... là cái kho tàng cưu mang những phẩm tính siêu việt của NHƯ LAI ?



Phải rồi .. khi chúng ta nhìn vào TÌNH CẢM THA THIẾT NHẤT .. sự nhớ thương .. thương tiếc ... cảm giác yêu thương còn chưa đủ thường sẽ dẫn đến sự hối tiếc ...

hối tiếc ... mà không có sự tỉnh táo, làm chủ .. lại để tham sân si hướng dẫn sẽ dẫn đến sự đắm chìm trong những giấc ngủ ... thùy miên .. tụy miên ..

và dẫn đến những cái tầm .. cái tứ .... những tư sát ở dạng thô và tinh tế .. đi vào những con đường lầm lạc hơn ... khiến cho sự thanh tịnh vốn có của nhiều người tạm thời bị mất đi trong 1 thời gian .. có nhiều khi là 1 thời gian rất là dài [smile]

Sở dĩ ... 8 tâm sở trên được gọi là BẤT ĐỊNH --> vì tùy thuộc vào tâm vương ... "ông VUA" mà tâm đó .. là thiện hay là ác .. là sẽ đem lại bình yên .. hay là không

cho nên .. chúng ta nhìn vào những chủng tử giới tánh này ... thấy được .... rõ ràng cả hai nét: nhiễm ô và thanh tịnh của các BẤT ĐỊNH TÂM SỞ [smile]

tui có 1 người bạn .. nổi tiếng tài hoa .. cùng lúc có cả 2 bằng tiến sỹ .. và luôn cả 1 bằng luật ... nhưng cuộc sống cá nhân của anh không được hạnh phúc lắm .. anh ta là người nóng nảy, dễ nổi giận .. và những cơn giận thường hay dẫn anh ta tới những hối hận triền miên [smile] ... gia đình tan vỡ .. cuộc sống từ đó lâm vào hôn trầm .. thụy miên .. không có lối gỡ .. và cuối cùng .. sức khỏe cũng đi luôn --> CHẾT RÙI [smile]


và nếu chúng ta nhìn lại con đường KHỞI TU của ông PHẬT ... con đường BỒ TÁT ĐẠO của ông .. cũng chẳng phải từ những hình ảnh đau khổ thân thương thiết thực nhất hiện ra trong mắt và những hệ lụy kéo theo không dứt mà khởi tu sao [smile]

- LÃO BỊNH TỬ mà .. .đem lại cho con người cả 1 BỂ KHỔ [smile]


(2) Chánh Tông Đại Thừa

Phật bảo Tu-bồ-đề:

- Các vị Bồ-tát lớn nên như thế mà hàng phục tâm kia.

Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào Vô dư Niết-bàn mà được diệt độ đó.

Diệt độ như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sanh --> mà thật không có chúng sanh được diệt độ.

Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu Bồ-tát còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả tức chẳng phải là Bồ-tát. - Kinh Kim Cang



Chúng ta thường nghe nói giác ngộ có thể là chuyện xảy ra ở trong đời sống này ... trong mí chục năm ngắn ngủi này ...

như vậy ... KIẾN TÁNH cũng phải xảy ra ... như là một quá trình ... nhìn thấy sự "DIỆT ĐỘ" của vô số loài ... vô lượng vô biên chúng sanh "SINH TỬ HOẠI DIỆT" .. mà từ đó

từ nơi NHƯ LAI TẠNG .. nơi cả hai đặc tính thanh tịnh và nhiễm ô xuất hiện

và quá trình đó .. lập đi lập lại .. trùng trùng duyên khởi .. muôn muôn ngàn tâm sinh diệt xảy ra .. mỗi tâm cũng không ngừng nghĩ làm cho cái đau khổ đó kéo dài .. lâm ly .. bi đát .. NHƯ NHỮNG NẺO ĐƯỜNG VÔ ĐỊNH .. cho tới khi có ÔNG CHỦ xuất hiện khiến cho những vấn đề đó được ngừng lại

có những lúc buồn sao ... bước hoài ... NẺO VÔ ĐỊNH

vướng trong ngàn lối đi ... tôi lạc mất em [smile]


chỉ có sự ngừng nghỉ .. được diệt độ hết của tất cả những tâm đó ... phải có quá trình "KIẾN TÁNH" nhìn thấy khắp các hạt vi trần ...

phải đi trên con đường xác tín, tin tưởng .. giải đáp thỏa đáng những khúc mắc .. hành chứng ... thì những tâm bắt nguồn từ BẤT ĐỊNH TÂM SỞ mới được tịnh hoá ... hướng dẫn theo con đường thanh tịnh đạo [smile]

mới tới được "ĐẤT NHƯ LAI" ... nhận ra được lợi ích của ÁNH SÁNG CỦA TÂM [smile] và nhìn thấy được PHÁP THÂN "CHƠN TÂM THƯỜNG TRÚ" như là Bồ Đề Đạt Ma đã nói với Lương Võ Đế [smile]

cho nên ... chắc chắn và có lẽ rằng [smile] lời của Bồ Đề Đạt Ma nói cho Lương Võ Đế về Pháp Thân .. là có nội dung của QUÁ TRÌNH KIẾN TÁNH [smile]


(3) Đất Vô Sanh - Cái Thấy của người Chứng Đạo --> Pháp Giới Nhất Chân

Chứng Đạo Ca - Vĩnh Gia Huyền Giác

Nhất địa cụ túc nhất thiết địa
Phi sắc phi tâm phi hạnh nghiệp
Nhất thiết số cú phi số cú
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp
Đàn chỉ viên thành bát vạn môn
Sát na diệt khước tam kỳ nghiệp

Dịch nghĩa:

* Đất một cõi cùng với đất hằng hà sa cõi
Cõi nhất chân, không sắc cũng không tâm
Cõi như nhau, không CỰU LẠC, TA BÀ
Đất một cõi là đất hằng hà sa cõi
* Danh văn cú… vốn là danh ngôn giả đặt
Linh giác ta nào có dính dáng chi!
Khảy móng tay, tròn đủ tám vạn pháp môn tu
Trong nháy mắt, dứt sạch A tăng kỳ nghiệp chướng


Pháp Thân

Pháp thân này vĩnh cửu.

Trải qua vòng luân hồi,
--> thăng trầm qua vô lượng kiếp,

pháp thân vẫn không sinh, không diệt, không thêm, không bớt, không nhơ nhớp, không bị tẩy sạch, không yêu, không ghét, không đến, không đi, không đàn ông, không đàn bà, không già, không trẻ, không tu, không tục, không có, không không.

Pháp thân không một mà cũng không nhiều, không thánh mà cũng không phàm. Pháp thân đi vào tất cả không bị trở ngại và không gì ngăn cản được. Pháp thân ung dung trong những kiếp liên tiếp, trong vòng sinh tử. - Bài Giảng Đầu Tiên của Bồ Đề Đạt Ma cho Lương Võ Đế


Tui nhớ trong cuốn Bước Đầu Học Phật của HT Thích Thanh Từ .. người xưa khi bước vào thiền học thường tu học Lục Diệu Pháp Môn ... trong đó có hai bước:

TỊNH --> HOÀN [smile]

Tịnh là sự lắng đọng

vậy HOÀN có nghĩa là gì ? [smile]

Kinh Đại Thừa như Kinh Thủ Lăng Nghiêm ... nói tới BƯỚC HOÀN NGUYÊN của Ngũ Ấm, Lục Nhập ..Thập Nhị Xứ, Thập Bát Giới .. và Thất Đại

- Ngũ Ấm Vô Sanh, Lục Nhập Vô Sanh, Thập Nhị Xứ Vô Sanh, Thập Bát Giới Vô Sanh .. Thất Đại Vô Sanh [smile]

--> vậy đất VÔ SANH ... là "ĐẤT GÌ" ? ... TÂM VÔ SANH là TÂM GÌ ? [smile]

đó là sản phẩm của quá trình kiến tánh mà [smile] ... phải hông ?


(4) Người Xưa nói chuyện với nhau như BẠN-THẦY (smile)

hữu bằng từ viễn phương lai .. bất diệc lạc hồ [smile]

người xưa nói .. có bằng hữu từ xa đến ... lòng vui như BIỂN LỚN [smile]


Tui thấy ông Phật Thích Ca trong lối hành đạo, hoằng pháp thường ngồi vào như 1 người bạn ...

- như ông rời bỏ 5 anh em Kiều Trần Như đi ... sau đó đắc đạo trở về .. cũng NGỒI VÀO TRONG HỌ như 1 người bạn

- khi có người tới hỏi han vấn đạo ... ông cũng ngồi xuống như 1 người bạn hỏi han .. những câu hỏi đi vào GIỚI CHỦNG, TÂM, TÁNH khó trả lời ... đáng ưu tư nhất [smile] .. và cũng rắt nhiều người tìm tới ông được giải đáp khúc mắc .. cởi bỏ được những gút mắc trong tâm ... trên con đường hành đạo và tu hành của họ ..

cho nên .. tên của ông mới có những HỒNG DANH .. là ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU .. là THIÊN NHÂN SƯ [smile]

vì vậy .. cũng với tinh thần bạn hữu và đạo hữu thôi .. nhưng ông đã là THẦY CỦA MUÔN MUÔN NGƯỜI [smile]


bạn bè .. là nghĩa tương giao

đến khi hoạn nạn ... biết tay trung thành

tu thân dây yếu tựa dàn

nhìn trăng trên đỉnh ... nghĩa thầy .. ân sư



vì vậy .. trong KINH PHẬT .. nếu chúng ta đến với những mẩu GIAI THOẠI .. những câu truyện "BẠN THẦY" được ghi chép tỉ mỉ .. thì đúng là có thể mở ra được 1 bầu trời ..

--> đầy Ý NGHĨA cho cuộc sống [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 15/6/2021

13/ ĐI CHỢ MÙNG 5 THÁNG 5 ÂL:
Hôm nay là mùng 6 rồi, hôm qua là mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Tuy vẩn còn Dịch Covid ở đâu đấy phải thực hiện chỉ thị 16, 15....
Nhưng ở đây....vẩn không khí nhộn nhịp của chợ quê miền Tây...Đồng Tháp tôi.
Ai nấy cũng tất bậc sửa soạn chuẩn bị bày bán đủ thứ cả nào là xôi chè, rau cải, cá thịt, trứng luột, tàu hủ, mì căn, trái cây, quần áo, xoang chảo nồi nêu, cà phê nước mía, hủ tiếu cháo lòng, bánh xèo bánh khọt...v.v

Chợ vẩn là chợ như những năm về trước, có khác biệt tí là ai nấy đa số đều đeo khẩu trang, và rất ít thấy người Việt kiều về nước đi chợ, hay các cô chị em trên Sài gòn về quê ăn mùng 5 ....

Hoiquang ngẫm nghĩ :
- Giả sử bắt buộc Chợ phải bán duy nhất mỗi 1 thứ được chăng!?
- Hoặc cho bán nhiều thứ, nhưng bắt buột tất cả người đi chợ phải mua duy nhất 1 món được chăng!?
... Nếu chỉ cho bán 1 món vậy thì những món khác ai bán đây, và bán chỉ mỗi một món người ta không cần người ta không thích thì dù có cho món đó người ta cũng không lấy...

...Hay nếu chỉ đi ra chợ không ăn gì không mua gì dạo 1 vòng rồi về nhà, hay mua dĩa bánh khọt về nhà rồi để đó ngồi dòm mà không ăn, hay mấy cô ngồi bán bánh xèo chuẩn bị từ khuya bán tới tan chợ mà trong bụng chưa ăn cái bánh xèo chính tay mình bán thì BỤNG MÌNH ĐÓI BỤNG MÌNH ĐÓI!

Và...có những lúc mình không bỏ tiền lao động cực khổ để mua bánh xèo nhưng cũng có bánh ăn vì chỗ thân quen bà chủ bán bánh nên bả tặng cho vài cái ăn có tình có nghĩa...

Cho nên thấy tay sách nách mang bánh xèo từ chợ về mà nói rằng người đó bỏ tiền cực khổ ra mua là chưa đúng lắm, có thể mua có thể được tặng mà! hihi

Hoiquang là ngoại đạo, ví như người không có tiền, ra chợ may mắn gặp bà bán bánh xèo quen quen bả tặng cho 1 cái bánh xèo ăn chơi.

Dù là bánh xèo được mua hay được tặng cũng là bánh xèo, dù là bánh xèo hay hủ tiếu thì cũng là đồ bán ngoài chợ, cũng là đồ ăn để no lòng sống đỡ qua ngày...

BÁNH XÈO ví như pháp tu THIỀN ĐỐN NGỘ
HỦ TIẾU ví như pháp tu TỊNH ĐỘ
CÒN NHỮNG MÓN KHÁC ví như các pháp tu khác nhiều vô số kể...


Dù là pháp gì, dù là món gì cũng cũng phải tự bỏ vào miệng cắn- nhai- nuốt mới biết mùi vị và chắc no rồi bổ dưỡng...
Chợ càng đa dạng món hàng bán thì chợ càng đông vui sung túc, càng dễ lựa chọn phù hợp túi tiền hơn. Càng phục vụ nhiều bà nội trợ khó tính đòi đồ ăn phải ngon, mà phải bổ dưỡng, phải rẽ tiền...hihi

Hihi...Ai mà không như sau: hễ mua thì muốn mua cho rẽ, hễ bán thì muốn bán cho mắc mà...Tôi cũng vậy! hihi (tuy cùng 1 món hàng đó)

Cho nên, đồ ăn nào cũng có mùi vị riêng, thơn ngon bổ dưỡng riêng, pháp tu nào cũng có dễ khó, ngắn dài riêng...Nhưng điều có 1 điểm CHUNG.
ĐÓ LÀ: NUỐT QUA KHỎI CỔ KHÔNG CÒN BIẾT MÙI VỊ CAY NGỌT GÌ NỮA.

TẤT CẢ MỌI PHÁP TU ĐỀU TỐT CẢ, ĐỀU CÓ CHUNG 1 DIỆU Ý, DIỆU Ý ĐÓ VÍ NHƯ CHIÊU THỨC CUỐI CÙNG CỦA BỘ KIẾM PHÁP. NHƯ CÓ NGƯỜI NÓI LÀ NGÓN TAY ĐỂ CHỈ MẶT TRĂNG GÌ ĐÓ ....

MẶT TRĂNG VÍ NHƯ DIỆU Ý TỘT ĐỈNH CỦA MỖI LOẠI VÕ HỌC ...

Thấy được mặt trăng chưa là gì cả, vẩn ăn cơm uống nước, vẩn đau bệnh, buồn vui....
Không có việc mới thấy được mặt trăng mà liền thành 1 cái gì đó đâu...
Không có việc kiến tánh, đốn ngộ liền thành ông PHẬT này ông nọ đâu...

Chuyện thành ông gì đó thì hồi sau phân giải....kê đi....có thành hay không thành ông gì đó kệ...
Mình lo thân mình trước cái đã, lo cho cái bụng mình no trước cái đã...Cứ ra chợ kiếm mua tô phở hay ly cà phê sửa đá nốc vô trước rồi tính sau...hihi

Không cày cuốc sao có lúa gạo mà ăn. ( giấy tờ thì còn copy, còn in, còn lúa gạo không copy, không in lúa gạo bao giờ!)

NHƯNG:
NẾU TA NÓI MÌNH HỌC PHẬT, TU HÀNH THEO LỜI PHẬT DẠY...thì ÍT NHẤT MÌNH PHẢI TIN ÔNG SĨ ĐẠT ĐA THÀNH PHẬT ĐƯỢC TRONG 1 ĐỜI THÌ TA CŨNG CÓ THỂ NHƯ NGÀI TRONG 1 ĐỜI ( giả sử cho dù các kiếp trước ta không tu hành gì cả!)

Thành hay không thành là chuyện tính sau, tin trước cái đã!
Phải tin lời Ngài nói chứ...
Hoiquang là ngoại đạo cũng tin lời Ngài PHẬT THÍCH CA mà. (dạ chắc không cấm Hoiquang tin chứ! hihi)
(Ngày xưa Thái tử cũng là BÀ LA MÔN giáo, Ngài phải tu hành tự mình mà tìm hiểu, không ai hướng dẫn chánh pháp nên Ngài đâu tin ai, sau khi thành đạo Ngài nói ra chánh pháp, người thời đại 4.0 chỉ việc tin và học tu hành theo, thời đại chúng ta rất là may mắn vì có PHƯƠNG PHÁP CHỈ ĐƯỜNG RỒI, mình đỡ vô rừng 6 năm tìm tồi rồi... đỡ tốn công nè ....miễn phí dạy nữa nè....hihi)

Giống như mua số kiến thiết vậy mà, trúng hay không trúng cũng mua thử, mua cho vui, mua giúp bé tật nguyền bán vé số....cũng hy vọng trúng số ĐẶC BIỆT....dù là mong manh rất là mong manh!
Có người cũng đã trúng rồi mà...nhiều giải mà, hai ba trăm ngàn đến 2 tỉ.

Thì tu hành cũng vậy, không thành ông này ông nọ, thì cũng thành 1 người được được chút...hihi

CHỐT LẠI VẤN ĐỀ:
Có 2 pháp tu dễ tu ở thời đại 4.0 cơm áo gạo tiền:
1 THIỀN ...ví bánh xèo (có bánh xèo miền Tây khác, miền Trung khác, miền Bắc khác...)
2 TỊNH ĐỘ ...ví như hủ tiếu (Cứ niệm hoài câu: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT)

- (ăn bánh xèo chưa!?) Hãy rán tự bước xuống được chiếc thuyền, mau lên đừng ngồi ngấm, vẽ, khen xanh đỏ đẹp xấu...kẽo bánh xèo ôi thiêu.
- (ăn hủ tiếu chưa!?) Hãy rán ăn no ở đây, để lấy sức trước khi về Tây Phương...lên đó hình như nghe nói cũng ăn mà! ước gì có đó, thôi thì ăn hết tô hủ tiếu ở chợ cái đã...không phụ công người nấu....kẽo hủ tiếu nỡ hết khó ăn lắm...
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

người xưa bảo .. đi chợ tới --> RỪNG ..... đi rừng --> tới chợ .. đều là những con người NHÂN DUYÊN .... đều bắt đầu từ SỐ 1 (smile) .. vì SỐ 1 chính là THỰC TẠI .. là CON SỐ KHÔNG [smile]

--> những con đường .... càng thân quen .. càng lại nhiều DANH SẮC [smile] .... càng thấy nhiều năng .. nhiều sở ... càng thấy nhiều tư tưởng .. ý nghĩ .. càng thấy nhiều cảm thọ .. cảm giác .. càng thấy nhiều hành động [smile]


(1) Tương Ưng Nhân Duyên --> Danh, Sắc

Tâm chuyển ... do hoạt động, do tương tác, do tiếp xúc .. do có thọ tưởng .. do có phản ứng thì mới gọi là tâm chuyển

tâm chuyển .. thì sẽ có những tương ưng nhân duyên ...

tương ưng nhân duyên .... thì biểu hiện của chúng chính là --> DANH và SẮC


Và này các Tỷ-kheo, thế nào là danh sắc?

Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý --> đây gọi là danh.

Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra --> đây gọi là sắc.

Như vậy đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc. - Tương Ưng Nhân Duyên, Tương Ưng Bộ [smile]




(2) Con Đường --> Thân Kiến [smile]

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông

--> con đường đưa đến thân kiến tập khởi,

---> và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt.


Hãy lắng nghe. (smile)



Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi?

Ở đây, này các Tỷ-kheo,

kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh,

không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh,

không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân,

không tu tập pháp các bậc Chân nhân;

quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc.

quán thọ... quán tưởng... quán các hành...

quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.

Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi.


Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là: ---> Sự quán sát đưa đến khổ tập khởi




người người nói sướng khổ .. nhưng khổ từ đâu ra ...

người người nói khổ diệt .... nhưng khổ diệt từ đâu mà có ... [smile]

đúng là ĂN BÁNH XÈO NGOÀI CHỢ ... NGỒI NỬA NGÀY TIỆM PHỞ cũng có nhiều người nói về diệt khổ của họ đó [smile]

--> nhưng hỏng phải là .... phương thức DIỆT KHỔ ... của PHẬT MÔN [smile] ....



(3) Phương Pháp Khoa Học (scientific method) và Phương Pháp Sáng Tạo của Kỹ Sư (engineering solution)

Có sự khác biệt cơ bản giữa phương pháp khoa học và phương pháp sáng tạo của kỹ sư [smile]

Ở trong phương pháp khoa học .. người ta tìm tòi ... đặt câu hỏi .. đặt giả thuyết .. đề tìm đến 1 SỰ THẬT ... trước giờ vẫn có ... trước giờ vẫn vậy [smile]

còn ở trong phương pháp sáng tạo của 1 kỹ sư ... có hình bóng của MÌ ĂN LIỀN [smile]

- đói --> ăn

- mệt --> ngủ [smile]

đó là tại vì các vị kỹ sư .. bắt đầu từ những "VẤN NẠN, VẤN ĐỀ" (problem) ... và trách nhiệm của họ chỉ là tìm đến [smile] --> GIẢI PHÁP và VẤN ĐỀ cho VẤN NẠN ĐÓ [smile]

vấn đề này cũng như là tùy bịnh cho thuốc .. có bịnh tìm thuốc .. nhưng lại không có CHIỀU SÂU --> SỰ THẬT SÂU THẲM [smile]

cũng như đoạn kinh mà ông Phật nói về vấn đề TƯỞNG DIỆT [smile] nhưng người tìm hiểu thời đó chỉ biết đến TƯỞNG khi nó xuất hiện ...

---> VÀ KHÔNG NHỚ SÂU HƠN NỮA [smile] .... nên dẫn dến ... vấn nạn khác ... VÔ NHÂN LUẬN [smile]


trong khi phương pháp thực hành của ông PHẬT .. thì là những sự thật .. đã tồn tại (exist) .. nhưng là SÂU LẮNG HƠN .. KHÔN DÒ hơn .. trầm tĩnh hơn ...

---> hỏng biết .. kinh nói những vấn đề này có SÂU HƠN KHÔNG NHỈ [smile] ?


(4) Tương Ưng Nhân Duyên --> Chánh Pháp "NHÃN TẠNG" [smile]

Trong kinh Tương Ưng Nhân Duyên ... Tương Ưng Bộ .. có sự miêu tả của con đường NHÂN DUYÊN --> dẫn đến THÂN KIẾN

con đường .. QUÁN SÁT NHÂN DUYÊN ..... dẫn đến sự nhìn thấy của THÂN THỌ TÂM PHÁP .. dẫn đến DANH SẮC .. dẫn đến THÂN KIẾN


và con đường do SỰ NHÌN THẤY QUY LUẬT của SỰ VƯỚNG MẮC --> để dẫn đến MINH KIẾN .. nhìn thấy "NGUYÊN NHÂN VƯỚNG MẮC" ... và con đường đi ra khỏi sự vướng mắc đó do

--> NHÌN THẤY .... tức là CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG [smile]


nhưng sự miêu tả này hông phải là miêu tả bình thường ... mà là miêu tả CON ĐƯỜNG HÀNH ĐẠO, THỰC HÀNH ĐẠO của Bồ Tát Tỳ Bà Thy [smile] ... 1 vị cổ phật [smile]


(a) Vipassì (Tỳ-bà-thi)

-- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau: "Thật sự thế giới này bị hãm trong khổ não, bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, và bị tái sanh; và từ nơi đau khổ này, không biết xuất ly khỏi già và chết; từ nơi đau khổ này, không biết khi nào được biết đến xuất ly khỏi già và chết".

3) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: " Do cái gì có mặt, già chết hiện hữu? Do cái gì, già chết sanh khởi?"

4) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do sanh có mặt nên già chết hiện hữu. Do duyên sanh, nên già chết sanh khởi".

5) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, hữu hiện hữu? Thủ hiện hữu ? Ái hiện hữu ? thọ Hiện hữu? Xúc hiện hữu? Sáu xứ hiện hữu? Danh sắc hiện hữu? Do duyên cái gì, danh sắc sanh khởi?"

6) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do thức có mặt nên danh sắc hiện hữu. Do duyên thức nên danh sắc sanh khởi".

7) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì có mặt, thức hiện hữu. Do duyên cái gì, thức sanh khởi?" 8) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau : "Do danh sắc có mặt nên thức hiện hữu. Do duyên danh sắc nên thức sanh khởi".

9) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:

"Thức này trở lui, không đi xa hơn danh sắc. (chạy vòng vòng ... smile)

Xa đến như vậy, chúng ta bị sanh, bị già, bị chết, bị đoạn diệt, bị tái sanh, nghĩa là do duyên danh sắc, thức sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, xúc sanh khởi..".

--> Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

10) "Tập khởi, tập khởi".

Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước chưa từng được nghe,

nhãn khởi lên,

trí khởi lên,

tuệ khởi lên,

minh khởi lên,

quang khởi lên.



11) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì không có mặt già chết không hiện hữu? Do cái gì diệt, già chết diệt?"

12) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do sanh không có mặt, nên già chết không hiện hữu. Do sanh diệt, nên già chết diệt".

13) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: " Do cái gì không có mặt, sanh không hiện hữu? Hữu không hiện hữu? Thủ không hiện hữu? Ái không hiện hữu? Thọ không hiện hữu? Xúc không hiện hữu? Sáu xứ không hiện hữu? Danh sắc không hiện hữu? Do cái gì diệt, danh sắc diệt?" 14) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do thức không có mặt, danh sắc không hiện hữu. Do thức diệt nên danh sắc diệt". 15) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Do cái gì không có mặt, thức không hiện hữu? Do cái gì diệt, nên thức diệt ?" 16) Rồi này các Tỷ-kheo, sau khi Ta như lý tư duy, nhờ trí tuệ, phát sinh minh kiến như sau: "Do danh sắc không có mặt, thức không hiện hữu. Do danh sắc diệt nên thức diệt". 17) Rồi này các Tỷ-kheo, Ta lại suy nghĩ như sau: "Ta đã chứng đắc con đường này đưa đến giác ngộ, tức là do danh sắc diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. ..(như trên)...Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt". 18) "Ðoạn diệt, đoạn diệt". Này các Tỷ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh. 19) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người khi đi qua một khu rừng, một chặng núi, thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Người ấy đi theo con đường ấy, trong khi đi theo con đường ấy, người ấy thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao với thành lũy đẹp đẽ. 20) Rồi này các Tỷ-kheo, người ấy báo cáo với vua hay vị đại thần: "Chư tôn hãy biết, trong khi đi ngang một khu rừng, một chặng núi, tôi thấy được một con đường cũ, một đạo lộ cũ do những người xưa đã từng đi qua. Tôi đã đi theo con đường ấy và thấy được một cổ thành, một cố đô do người xưa ở, với đầy đủ vườn tược, đầy đủ rừng cây, đầy đủ hồ ao, với thành lũy đẹp đẽ. Thưa các Tôn giả, hãy xây dựng lại ngôi thành ấy". Kinh Tương Ưng Bộ Page 307 21) Rồi này các Tỷ-kheo, vị vua hay vị đại thần cho xây dựng lại ngôi thành ấy. Và ngôi thành ấy, sau một thời gian lớn lên và trở thành một thành phố phồn vinh, thịnh vượng, đông đúc, tràn đầy người ở. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta đã thấy một con đường cũ, một đạo lộ cũ do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. 22) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Ðây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Con đường ấy, này các Tỷ-kheo, là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Ðẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường ấy. Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ già chết; Ta thấy rõ già, chết tập khởi; Ta thấy rõ già chết đoạn diệt; Ta thấy rõ con đường đưa đến già chết đoạn diệt. 23-31) Ta đã đi theo con đường ấy. Ði theo con đường ấy; Ta thấy rõ sanh... Ta thấy rõ hữu... Ta thấy rõ thủ... Ta thấy rõ ái... Ta thấy rõ thọ... Ta thấy rõ xúc... Ta thấy rõ sáu xứ... Ta thấy rõ danh sắc... Ta thấy rõ thức... 32) Ta đi theo con đường ấy. Ði theo con đường ấy, Ta thấy rõ các hành; Ta thấy rõ các hành tập khởi; Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt. 33) Cái được Ta biết rõ, Ta đã tuyên bố cho các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được biết. Này các Tỷ-kheo, tức là Phạm hạnh này, phồn vinh, thịnh vượng, quảng đại, chúng đa, người nhiều và được chư Thiên, loài Người khéo léo trình bày.



ha ha ... kinh rất dài .. con đường tư duy cũng nhiều .. như ý tư duy cũng nhiều .. phát sinh minh kiến cũng nhiều ...

nhưng đó là chỗ "NHỮNG PHÁP" ... chưa từng nghe ... chưa từng thấy [smile]

và đó ... mới là chỗ CON ĐƯỜNG KHỔ DIỆT .... PHẬT PHÁP [smile]

- nghe những thứ --> không thể nghe [smile]

- thấy những thứ --> không thể thấy [smile]

đúng vậy đó [smile] ... mới là con đường SINH THIÊN NHÃN .. CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG ... nên đúng là CHƯ PHẬT "THÀNH PHẬT" biết nhiều NHƯ LÁ RỪNG [smile]

ờ mà đúng hông [smile]
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 17/6/2021

14/ NHỚ LẠI CÂU CHUYỆN KỂ XƯA: PHẬT THÍCH CA ĐƯA CÀNH HOA SEN LÊN...:

Có lẽ chúng ta đều là những người hậu học, nay là thế kỷ 21 rồi, có người học cao biết nhiều ngôn ngữ có thể đọc, dịch được các bản kinh có thể gọi là bản gốc. Nhưng có lẽ đại đa phần chúng ta đều chỉ biết mỗi ngôn ngữ là tiếng VIỆT . Vì vậy Hoiquang rất cảm ơn các dịch giả đã dày công dịch thuật kinh điển.

...

Thế thì câu chuyện trên chắc đa phần PHẬT TỬ đều biết cả. và tôi cũng có nghe, có đọc và tôi tin là có thật.
Vậy:
Qua câu chuyện PHẬT THÍCH CA đưa cành hoa sen lên trước ĐAI CHÚNG và NGÀI CA DIẾP thì cái chánh pháp nhãn tạng mà ĐỨC PHẬT nói là truyền cho NGÀI CA DIẾP nó như thế nào? không lẽ truyền cái cành hoa sen? cái chánh pháp nhãn tạng này có hình dáng ra sao? mắt có thấy không? tai có nghe không? mũi có ngửi được không? miệng có nếm được không? tay chân mình mẩy có tiếp xúc được không?

Vậy Nó ( chánh pháp nhãn tạng) là cái gì? là thể lõng hay thể khí hay thể rắn? vuông?tròn?dài?ngắn?xanh?đỏ?tím?vàng?

Yếu chỉ gì, tinh túy gì, tinh hoa gì, diệu ý gì, bí pháp gì, bí quyết gì, ngụ ý gì, mật ý gì...????
Hay chỉ là cái sờ sờ trước mắt? cái hết sức đơn giản nhưng tại nghĩ quá xa vời nên không nhận ra?

Rất tiếc, Ngài Thái tử SĨ ĐẠT ĐA đã không còn nữa ( hay PHẬT THÍCH CA NHẬP NIẾT BÀN rồi) nên bây giờ không thể hỏi Ngài được!

Vậy (tôi) hay chúng ta là PHẬT TỬ thì phải hỏi ai đây? hay chỉ có thể tự hỏi lấy CHÍNH MÌNH!

Tôi cũng không ngại bộc bạch là trước khi tôi KIẾN TÁNH THÌ KHÔNG THỂ HIỂU NỔI CHỖ NÀY, NHƯNG SAU KIẾN TÁNH THÌ VỠ LẼ RA....À THÌ RA NHƯ VẬY! CÓ THẾ THÔI.
(mà thôi từ nay Tôi sẽ cố gắng viết hay nói tránh hai chữ tôi KIẾN TÁNH, mà nói tôi KIẾN CẮN cho dễ nghe tí....hihi, hay KIẾN TÀ TÁNH, hay ONG CHÍT, CUA KẸP, MŨI ĐỐT....và cái TÁNH thì nói là CỤC ĐẤT, CỦ KHOAI LANG, CARD ĐIỆN THOẠI , hay TÀI KHOẢN NGÂN NGÀN....vân vân)

Thật ra:

Không chỉ lúc đưa cành hoa sen lên, mà rải rác trong các mẫu chuyện kể về Ngài VUA BA TƯ NẶC, hay Ngài A NAN khi chỉ cái nghe gõ chuông hay không nghe gõ chuông....hay cái nắm tay xèo ra nắm lại....
...
Rất nhiều....rất nhiều chỗ chỉ cái KIẾN TÁNH này
(Hoiquang cho rằng trong kinh điển Nguyên Thủy gì đó vẩn hiển hiện PHẬT THÍCH CA chỉ dạy ta KIẾN TÁNH theo như danh từ mà bên THIỀN TÔNG gọi sau này...., tên gọi thôi mà....có gì mà sai biệt....Bởi 2 chữ kiến tánh nghe dễ nghe và dễ hình dung hơn nói cái thấy cái nghe...hay một cái gì đó không tên tuổi sao mà làm mốc để so sánh với cái khác....)

...
Dạ, mai mốt viết tiếp ạ.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

(1) Tương Ưng Nhân Duyên --> CON MÈO [smile]

Thuở xưa, này các Tỷ-kheo,

có con mèo đứng rình con chuột bên cạnh một đống rác tại một ống cống và nghĩ rằng: "Nếu có một con chuột nhắt nào đi kiếm ăn chạy ra, ta sẽ bắt lấy và ăn thịt".

7) Rồi này các Tỷ-kheo, có con chuột nhắt vì kiếm ăn chạy ra.

Và con mèo ấy bắt lấy nó,

mau chóng hành động (sankharirva) và nuốt nó.

Và con chuột nhắt ấy cắn ruột, cắn phủ tạng con mèo.


---> Do nhân duyên ấy, con mèo đi đến chết hay đi đến đau khổ gần như chết.


8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, một số Tỷ-kheo vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực,

thân không phòng hộ,

lời nói không phòng hộ,

tâm không phòng hộ,

niệm không an trú,

các căn không chế ngự.


Các vị ấy bị tham dục não hại tâm,

---> đi đến chết hay đi đến đau khổ gần như chết

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 19/6/2021
Để tiếp theo điẽn giải ý của mục số là bài thơ của TRẦN NHÂN TÔNG sau đây:

"






Kệ vân

Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

DỊCH THƠ:
Ở đời vui Đạo cứ tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báo thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô Tâm chớ hỏi thiền

Dịch nghĩa

Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa."
......


Dạ, chiều nay mình xin làm 1 cậu học trò lớp 12 viết một bài văn nói về cảm nghỉ của riêng Hoiquang về bài thơ dịch sang tiếng VIỆT của vua TRẦN NHÂN TÔNG trên ( dạ mình không rành chữ Hán ạ)


Xin viết lại bài thơ đã dịch:
Ở đời vui Đạo cứ tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báo thôi tìm kiếm
Đối cảnh vô Tâm chớ hỏi thiền.


Học trò lớp 12 Hoiquang cho rằng bài thơ trên được viết ra nói ra từ một người đã chứng ĐẠO! hay đã KIẾN TÁNH! hay đã thấy Chủ Nhân Ông, hay đã ngộ được Chơn Tâm , hay đã Đốn Ngộ, hay đã ngộ được pháp VÔ VI, hay đã rõ hiểu pháp BẤT NHỊ, hay đã thấu rõ 4 chữ BẤT KHẢ TƯ NGHÌ! khi nói về cái gọi là ĐẠO....vân vân Hi hi

Học trò Hoiquang trước lúc KIẾN CẮN-KIẾN TÀ TÁNH-KIẾN CỦ KHOAI LANG...vân vân thì học trò cũng có nghe loáng thoáng đọc 1 vài lần bài thơ này rồi, nhưng quả thật thấy hay hay nhưng không thể hiểu nổi chỗ VÔ TÂM là chỗ nào, thế nào là vô tâm? Vô Tâm có phải cảnh giới đã ngộ bản tâm hay thấy được Chơn Tâm hay không...vân vân nhiều câu hỏi nhưng lúc đó học trò biết hỏi ai bây giờ, năm đó hình lâu lắm rồi khoảng năm 2009 gì đó, chắc lúc đó diễn đàn này chưa có thì phải, phải lúc đó học trò biết thì lên diễn đàn hỏi rồi...hihi là thật đó. Vì năm đó làm gì internet phát triển vũ bão như bây giờ....làm gì có 4G, 4G, 5G...

Làm gì có Smartphone cảm ứng, làm gì có mobibanking chuyển tiền tiện lợi như bây giờ...hihi.

Thế thì đọc thì đọc mà hiểu thì không thể hiểu nỗi 2 chữ VÔ TÂM là trạng thái hay cảm xúc, hay nó như thế nào mới gọi là VÔ TÂM???

Và rồi thời gian trôi qua, học hành thi cử, làm việc....một ngày nọ Hoiquang lắc lắc đầu vô tình chứ không cố ý lắc đầu vì cái cỗ mõi thôi, mà tự phát hiện ra cảm nhận ra còn có 1 cái không có lúc lắc ...hiii, và học trò cho rằng đó là KIẾN CẮN- KIẾN TÀ TÁNH hay KIẾN TÁNH cũng được luôn!

Từ khi sau cái lắc đầu ấy vào năm 2012 thì mọi câu hỏi cả hàng trăm câu hỏi mà bấy lâu mình không hiểu, cũng chả biết hỏi ai giờ tự mình mỡ được nút thắc, tự mình hiểu ra mọi việc à....thì ra như vây....Ngộ thật! Thì ra chỗ lắc lắc đầu của mình này đây là chỗ mà diệu ý chư Phật, chư Tổ, các Thiền sư xưa nay đã nói rất nhiều về việc như KIẾN TÁNH, như đốn ngộ, như thấy Chơn Tâm như trên.

Cố tìm , cố hỏi, cố suy nghỉ, cố tưởng tượng ra mặt mày của nó (CHƠN TÂM, hay TÁNH) thì không bao giờ có thể với tới nó nhận ra nó được, mà phải bình tỉnh, không suy nghĩ, hay không toan tính, không bực mình, không quạo quọ, không thương, không ghét...hi, từ ngữ để diễn giải rất rất nhiều các kinh điễn , ngữ lục...rất rõ ràng rồi ạ.

Điều nghịch lý và cũng hết sức vô lý đó là nếu không cho suy nghĩ tìm TÁNH, tìm CHƠN TÂM thì sao biết nó ở đâu? mà bảo không cho tìm kiếm thì làm sao mà biết đây? Dạ có phải không các bạn.
Ví như: mình có 1 cây vàng, cất giấu đã lâu nay quên luôn chỗ cất, mà muốn tìm kiếm lại cây vàng đó bảo là đừng nghĩ ngợi tìm kiếm gì cả, cứ VÔ TÂM, cứ không nghĩ THIỆN, không nghĩ ÁC tức không nghĩ vàng mình cất ở đâu rồi! thì thử hỏi làm sao mà nhớ ra cây vàng đó ở đâu bây giờ....Thật là không thể hiểu ...hihii

Cũng như ví dụ một thầy giáo kêu học trò Hoiquang lên bục giảng trả bài nói về như thế nào là VÔ TÂM trong bài thơ trên của TRẦN NHÂN TÔNG mà không cho học trò Hoiquang dùng miệng nói, không cho dùng viết viết ra, không cho dùng tay chỉ, không cho dùng điện thoại, máy tính gõ chữ....vậy thử hỏi các bạn làm sao để học trò Hoiquang đứng trên bục giảng trả bài cho ông thầy bây giờ!

Phải bó tay bó luôn chân ạ!
Dạ, có phải không ạ!

Thì chỗ kêu tìm ĐẠO, TÁNH, CHƠN TÂM...mà không cho khởi ý tìm kiếm thì quả thật là 1 điều hết sức tinh túy hết sức bí mật nhưng đã rất rất nhiều bật mí hết trong các kinh điển...hihi

Và sau khi học trò KIẾN CẮN rồi thì mới hiểu diệu ý thâm thúy chỗ VÔ TÂM=KIẾN TÁNH trên của vua TRẦN NHÂN TÔNG nói ạ.

Ai chưa hiểu chỗ VÔ TÂM này tức là người ấy chưa KIẾN TÁNH ạ!

Mà các bạn thử nghĩ xem, sao Vua TRẦN NHÂN TÔNG nói là khỏi cần hỏi thiền làm gì, khỏi cần thiền làm gì chỉ cần VÔ TÂM khi đối cảnh? sao kinh điển luôn dạy TU THIỀN, TU TỊNH, TU MẬT...mà?
hihi, đây cũng là chỗ khó hiểu ạ, nhưng học trò Hoiquang sau khi KIẾN CẮN mới hiểu nỗi chỗ này.
Nói không phải chứng minh ta đây là nói nhiều nói giỏi, không phải chứng minh mình đắc đạo hay đắc cái gì đó...mà nói chỉ nói thế thôi....tùy các bạn ạ.

Các bạn biết không, sau khi học trò Hoiquang KIẾN CẮN , mới vỡ lẽ ra mới nhận ra rằng à thì ra tại sao có nhiều pháp tu như vậy , bên ngoài có vẻ khác nhau, đối nghịch nhau, kẻ tu TỊNH ĐỘ đòi về Tây Phương, người tu Thiền, người mật chú...Nhưng bên trong thật là khi mỗi hành giả đạt đến chỗ rốt ráo chỗ tột cùng lý sự gì đó của pháp môn hữu vi thì thấy được chỗ vô vi, hay chỗ VÔ TÂM, hay giống như muốn đến được ngã 6 GÒ VẤP dù là người miền NAM, TRUNG, BẮC thì đều phải đi qua 1 trong 6 con lộ, và 6 con đường này đều có cùng 1 điểm giao nhau chung tại VÒNG XOAY=PHÁP VÔ VI=VÔ PHÁP= BẤT KHẢ TƯ NGHÌ=CHƠN TÂM=TÁNH=CHỦ NHƠN ÔNG=CỦ KHOAI LANG=VẬT VÔ TÊN...hihi

CÁI VÒNG XOAY NGÃ 6 GÒ VẤP NÀY giống như CHỖ VÔ TÂM của VUA TRẦN NHÂN TÔNG đã đến. Khi đã đến vòng xoay rồi, đến chỗ VÔ TÂM rồi thì lúc này hành giả làm gì cũng gọi là tu! tức nhiên không có nghĩa là xong việc, không phải KIẾN TÁNH là thành ÔNG PHẬT gì đó ngay, không phải KIẾN TÁNH là thoát ly sanh tử ngay.
Mà khi đã đến chỗ VÔ TÂM, KIẾN TÁNH rồi thì lúc này khỏe tí, nhưng ngày ngày phải bền lòng ăn ngủ với cái TÁNH, CÁI VÔ TÂM ấy, không phải nó ở đó hoài mà có khi mình dễ quên lắm...vì nhiều công ăn việc làm cơm áo gạo tiền bên ngoài lôi cuốn làm mình quên cái TÁNH, cái VÔ TÂM này.

(dạ nếu bạn nào cho rằng người KIẾN TÁNH thì phải thoát ly sanh tử ngay, phải thành Phật gì đó ngay thì học trò Hoquang xin trích dẫn 4 câu thơ Hán Việt gì đó mình quên không nhớ tác giả là ai luôn...hihi như sau:
ĐỐN NGỘ TUY ĐỒNG PHẬT
ĐA SANH TẬP KHÍ THÂM
PHONG ĐÌNH BA THƯỢNG DŨNG
LÝ NIỆM HIỆN DU XÂM,
dạ phiền các bạn dịch sang tiếng VIỆT và tự hiểu ạ)

...

CHỖ VÔ TÂM là chỗ sờ sờ trước mặt các bạn, trước màn hình máy tính, điện thoại...
Rất đễ nhận ra , rất là gần, gần đến mức không có một đơn vị đo chiều dài milimet hay nanomet nào có thể đo được, ở sát ta, bên cạnh ta, như hình với bóng...Nhưng lại vô cùng khó nhận ra, và rất rất ít người nhận ra!

Bởi chỉ cần khởi ý tìm là đã xa 1li đi 1 dặm rồi! Không thể thấy bằng mắt thường.

ĐỐI CẢNH VÔ TÂM ! 4 từ này khi PHẬT THÍCH CA ĐƯA HOA SEN lên thì NGÀI MA HA CA DIẾP đã đối cảnh vô tâm còn gì!!! hihi

Đối cảnh vô tâm giống như không QUÊN MÌNH THEO VẬT!
Nhìn cảnh vật mà biết rõ CHƠN TÂM=TÁNH của mình , biết rõ ai chủ ai tớ...biết rõ đâu là cái của mình, cái của người, chứ không phải vô ký gì đó, vô tri vô giác gì đâu ạ.

Con người sống là phải hít thở, nói năng, suy nghĩ, máu chảy , tim đập, nếu là gỗ đá mới không có các thứ đó.
Cho nên đâu cần làm gì khi hiểu rõ VÔ TÂM, mọi pháp tu hữu vi đều từ lục căn mà thực hiện có phải không ạ, nên thấy chỗ VÔ TÂM thì có ngồi có đứng chả sao, có niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hay bắt ngồi cột tâm thiền 1 chỗ cũng không sao, nhưng đã rõ rồi chỗ VÔ TÂM nên không cần các pháp hữu vi thiền tịnh gì nữa như có câu: THỎNG TAY VÀO CHỢ!

Dạ, chớ hiểu làm là ở đây học trò Hoiquang hay NGÀI VUA TRẦN NHÂN TÔNG bài bác các pháp tu hữu vi nha ạ, NGÀI không có bày bác pháp tu THIỀN hay TỊNH nào cả, học trò lớp 12 Hoiquang cũng vậy, không bày bác các pháp hữu vi ạ.

Người căn trí thấp phải nhờ các pháp hữu vi trợ lực tiếp sẽ có một ngày nào đó có cơ may nhận ra pháp VÔ VI= VÔ TÂM=NGỘ BẢN TÂM=NGỘ CHƠN TÂM= KIẾN TÁNH...
và KIẾN TÁNH rồi mới chỉ là bắt đầu, như ai đó nói: KIẾN TÁNH KHỞI TU.

(NHƯ VẬY, hỏi rằng TU TỊNH ĐỘ CÓ KIẾN TÁNH, CÓ NHẬN RA CHƠN TÂM HAY CHỦ NHƠN ÔNG CHĂNG?
Dạ, xin thưa câu hỏi này từ từ học trò lớp 12 Hoiquang sẽ lập riêng 1 số thứ tự trong tiêu đề này mà nói riêng PHáp tu tịnh độ có KIẾN TÁNH hay có thấy CHƠN TÂM không!? rõ chỗ này ạ. Xin trả lời trước luôn, rằng mọi pháp hữu vi của CHƯ PHẬT, CHƯ TỔ lập ra cũng nhằm giúp cho PHẬT TỬ tự nhận ra pháp VÔ VI mà thôi, từ nhận ra được pháp vô vi như PHẬT THÍCH CA đã trả lời Ngài A NAN hỏi về có cách nào tu chứng ĐẠO vô thượng bồ đề PHẬTTHÍCH CA mới nói là ông phải nhận ra CHƠN TÂM thì tu hành mới thoát ly sanh tử, bằng không nhận ra CHƠN TÂM mà lấy VỌNG TÂM làm TÂM thì chỉ NỐI GIÁO CHO GIẶC!!)


...
Dạ, viết nhiều rồi ạ, cho phép xin tạm ngừng, mai mốt tiếp.




















 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Điều nghịch lý và cũng hết sức vô lý đó là nếu không cho suy nghĩ tìm TÁNH, tìm CHƠN TÂM thì sao biết nó ở đâu? mà bảo không cho tìm kiếm thì làm sao mà biết đây? Dạ có phải không các bạn.


Ừa ... mà Kinh Phật cứ nói "KHÔNG CHO SUY NGHĨ" ... NÔ NIỆM ... VÔ NIỆM ... là tại vì KHỔ QUÁ MÀ --> mà hỏng chịu thôi [smile]

NGỪNG LẠI thì đã bớt khổ rùi [smile]


hmm... cái này gọi là:

KHỔ --> mà CỨ SỢ ... --> cứ sợ RƠI VÀO KHÔNG [smile]

---> thì làm sao KIẾN TÁNH ?? ... làm sao ĐẮC PHÁP ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
ha ha ha [smile]

Điều nghịch lý và cũng hết sức vô lý đó là nếu không cho suy nghĩ tìm TÁNH, tìm CHƠN TÂM thì sao biết nó ở đâu? mà bảo không cho tìm kiếm thì làm sao mà biết đây? Dạ có phải không các bạn.


Ừa ... mà Kinh Phật cứ nói "KHÔNG CHO SUY NGHĨ" ... NÔ NIỆM ... VÔ NIỆM ... là tại vì KHỔ QUÁ MÀ --> mà hỏng chịu thôi [smile]

NGỪNG LẠI thì đã bớt khổ rùi [smile]


hmm... cái này gọi là:

KHỔ --> mà CỨ SỢ ... --> cứ sợ RƠI VÀO KHÔNG [smile]

---> thì làm sao KIẾN TÁNH ?? ... làm sao ĐẮC PHÁP ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]

Quá hay và xúc tích...
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
NGÀY 28/6/2021

15/ KHAI BÁO Ý TẾ:
Hiện nay có 1 số địa phương như CẦN THƠ ai vào TPCT thì đều phải khai báo y tế (vì mình mới đi từ ĐỒNG THÁP qua CẦN THƠ ăn giỗ hôm qua nên mới biết thôi...hihi)

Khai báo y tế là mình sẽ tự điền vào 1 tờ giấy khổ A4, có tên tuổi, sđt , địa chỉ cụ thể mình đang ở, và địa chỉ cụ thể mình sẽ tới ở TPCT. Và có hỏi thêm dạo mấy ngày nay mình có đi đâu xa không, có đến vùng dịch nào không, có bị ho sốt gì không...

ĐÓ LÀ KHAI BÁO Y TẾ!

..................................

vậy CÒN KHAI BÁO CÁI CHƠN TÂM, CÁI KIẾN TÁNH (DÙ KIẾN TÁNH THEO TỔ ĐẠT MA hay bất kỳ), CÁI TỰ TÁNH DI ĐÀ CỦA MÌNH THÌ MÌNH KHAI SAO?


Đâu mỗi chúng ta kể cả người PHẬT TỬ THEO ĐẠO PHẬT , và ngoại đạo Hoiquang cùng khai thử coi
(ờ mà Hoiquang đang khai rất rất nhiều rồi, sẽ còn khai tiếp...)

...................................
Trở lại câu chuyện KHAI BÁO Y TẾ PHÒNG DỊCH COVID:


Giả sử có 1 thằng bé tội nghiệp, sinh ra bị bỏ rơi lề đường, lớn lên không cha mẹ không quê quán, cả tên tuổi cũng không có...vậy làm sao ANH CÔNG CAN ẢNH GHI VÔ GIẤY KHAI BÁO Y TẾ ĐÂY?

HOIQUANG hỏi CÁC BẠN: VẬY THÌ THẰNG BÉ TỘI NGHIỆP NÀY NÓ PHẢI NÓI MÌNH TÊN GÌ BÂY GIỜ, NÓI QUÊ QUÁN MÌNH TÊN GÌ BÂY GIỜ ? nói bậy nói bạ nói trật, hay không biết mà tự gượng ép nói lại lời người khác thì lỡ có bị COVID thì coi chừng bị xử lý hình sự...vô tù như chơi.
Thà dốt chịu dốt, không biết nói mình không bết, quên nói quên...thà không có tên nói không tên,, không quê quán nói không quê quán...

...............................................
RỒI, tiếp theo cái khó nữa là khi công an viên cầm tờ giấy kia đưa cho cô nhập liệu lên phần mềm chống dịch COVID trên máy tính, cô ta dòm tờ giấy khai báo y tế TRỐNG KHÔNG! cô ta sẽ há hốc mồn mà kinh hãi, hoặc là nghĩ đây là 1 tờ giấy nháp bỏ trống bị lẫn lộn vô , chứ cô ta không hề biết tờ giấy này chính là 1 tờ GIẤY KHAI BÁO Y TẾ VÔ CÙNG ĐẶC BIỆT!

......................................................

ĐỐN NGỘ nói chung dù là tự nghe 1 câu kinh, hay có người đọc kinh cho mình nghe (NGŨ TỔ đọc kinh cho LỤC TỔ) hay bất chợt 1 tình huống nào đó trong cuộc sống, hoặc là có Tổ trực tiếp ở cự ly gần 2met vỗ vai, bạt tay, bưng trà góc nước....vân vân. Thì đều phải liệng bỏ hết mọi ngôn ngữ lời nói , suy nghĩ,,,,nói chung như lặng tâm mình lại, bình thản không lo âu buồn vui gì cả, lắng lòng lại, nhìn lại vào bên trong thâm tâm mình....

Nhân ngay lúc ấy CÓ NGỘ HAY KHÔNG THÌ NGỘ CÁI CHƠN TÂM, CÁI TÁNH, còn cứ thắc mắc, suy nghĩ nó là cái gì, màu gì, ở đâu, là ta hay không ta, là đứng đâu để thấy nó, là là là là là là tại sao tại sao tại sao....còn hỏi còn tìm thì bị mấy con ma nó dẫn mình đi rồi, nó chợp mình ngay nó chợp cái ý căn mình ngay , nó chợp cái suy nghĩ mình ngay, rồi dẫn cái suy nghĩ đó sinh ra suy nghĩ khác khó hơn, cứ thế mà thắc mắc, cứ thế mà hỏi tại sao , cứ thế mà tìm kiếm ở ngoài TÂM,,,,thì càng tìm càng hỏi càng định nghĩa CÁI CHƠN TÂM thì càng nhận giặc làm tía, tưởng cát là gạo...
...................................................

Cho nên muốn học pháp ĐỐN NGỘ TỔ ĐẠT MA (thật ra không có phương pháp gì cả nha!) nghe nói là phải phế bỏ VĂN TỰ VÀ SUY NGHĨ ngay lúc ấy mới vào cửa THIỀN được, mới vào nhà TỔ được.
Hoiquang xin giải thích PHẾ BỎ VĂN TỰ VÀ SUY NGHĨ cho quí vị biết: văn tự là chữ viết thể hiện ra lời nói, nó chỉ là ngọn, còn gốc là CÁI SUY NGHĨ ( nói theo kinh là VỌNG TÂM), khởi tưởng suy nghĩ trong lòng trước rồi mới phát sinh lời nói hỏi, thắc mắc, tại sao, tìm tòi...ở đâu ở đâu nó thế nào...nó là gì...

Nên ĐỐN NGỘ cũng gần nghĩa với CHẶT CÂY, ĐỐN CÂY, mình muốn đốn cây thì phải đốn gốc , chỉ cần 1 phát cưa máy thì cây đỗ rồi, chứ cứ đốn ngọn, cắt từng khoanh mỏng như tấm thớt biết nào mới tới gốc.

CHỈ CẦN AI PHẾ BỎ ĐƯỢC VĂN TỰ VÀ SUY NGHĨ LÀ NGƯỜI ẤY ĐỐN NGỘ, KIẾN TÁNH
Bởi muốn bỏ được suy nghĩ (gốc) thì phải biết SUY NGHĨ này từ đâu mà phát lên, tức là TÌM VỌNG TÂM đúng chưa các bạn?

Vậy , HOIQUANG nói 1 hồi lại trúng ngay câu chuyện: TÂM con không an, xin thầy an tâm cho con....ngươi đem TÂM ra ta an cho...Ta đã an TÂM cho ngươi rồi...


Qui vị thấy chưa, PHÁP KIẾN TÁNH của TỔ ĐẠT MA thật ra cũng như mọi pháp kiến tánh , đốn ngộ, thấy tự tánh di đà ở trong kinh Phật NGUYÊN THỦY thôi, hay cũng giống như pháp kiến tánh của LỤC TỔ mà thôi, không hơn không kém, nếu mình còn thấy cái cao cái thấp, cái hay cái dỡ là chưa ngộ ra PHÁP KIẾN này ạ...

NGƯỜI KIẾN TÁNH RỒI KHÔNG THẤY CÓ KHÁC Ạ,,,,Hoiquang này không có thấy khác ạ, Hoiquang hôm nay xin khẳn định lại chắc nịch và từ từ mình sẽ bình luận, giải thích, chứng minh cho các bạn thấy rằng dù mình tu TIỆM TU hay ĐỐN NGỘ gì thì cũng như vậy mà thôi, DÙ PHÁP TU TIỂU THỪA HAY ĐẠI THỪA THẬT RA CŨNG NHƯ NHAU, DÙ NAM TÔNG HAY BĂC TÔNG, DÙ THIỀN HAY TỊNH, DÙ ĐI XE HƠI HAY ĐI GHE XUỒNG THÌ ĐỀU ĐI MÀ. Tuy có chậm tí, nhanh tí nhưng khi tới ĐIỂM DỪNG CHÂN ( KIẾN TÁNH, TỰ TÁNH DI ĐÀ, CHƠN TÂM) thì ai cũng như ai, được lên bờ xã stress ăn hủ tiếu cà phe hút thuốc, rồi cũng phải ai nấy lên đường đi tiếp ạ. Tất nhiên sau khi nghỉ mệt ăn uống ở TRẠM DỪNG CHÂN rồi thì mình cảm thấy khỏe ra ngay, tràn trề sinh lực..., nhưng không phải ĐÍCH ĐẾN đâu ạ....đi và đi tiếp....phía trước có thể là tai nạn, có thể là mưa dong bão tố,,,,,kẹt xe, sụp đất...


CHỨ KIẾN TÁNH RỒI CHƯA CÓ THOÁT LY SANH TỬ, HAY TÍCH TẮC THÀNH PHẬT GÌ ĐÓ ĐÂU Ạ, nếu mà thành PHẬT GÌ ĐÓ NGAY TỨC KHẮC thì dễ quá chèn rồi chỉ nghe 1 câu kinh ƯNG VÔ SỞ TRỤ mà PHẬT liền tức khắc ư, chỉ đem được TÂM ra cho TỔ ĐẠT MA AN là thành Phật liền rồi thì cần nói an TÂM làm gì,,,,

Nếu đem TÂM ra được cho TỔ an mà thành PHẬT liền thì chắc PHẬT đi đầy đường rồi ạ...

ĐEM TÂM RA ĐƯỢC LÀ 1 CHUYỆN (MỚI ĐỐN CÂY THÔI, MỚI ĐỐN NGỘ THÔI), và GÌN GIỮ CÁI TÂM ẤY mới là 1 chuyện khó hơn ( tức đem CÂY GỖ VỀ CƯA RA PHƠI NẮNG RỒI ĐÓNG GHE XUỒNG), PHẢI TIN 100% VÀ BỀN LÒNG CHỜ MỘT NGÀY NÀO ĐÓ ĐÓNG XONG CHIẾC GHE CHIẾC XUỒNG thì mới gọi là thành công! (CHỨNG QUẢ gì đó..., giải thoát sanh tử luân hồi gì đó....)

Dạ, Hoiquang này chỉ mới nếm được mùi vị đau nhứt của KIẾN BA KHOANG cắn thôi ạ, chứ chưa nếm mùi vị gì sau đó đâu ạ....

...

DẠ TRƯỚC KHI DỨT LỜI, Hoiquang hỏi các bạn 2 câu thôi:
- câu 1:
VẬY CHỨ CÁC BẠN NÀO ĐÃ ĐỌC SÁCH THIẾU THẤT LỤC MÔN của TỔ ĐẠT MA THÌ CÁC BẠN CÓ THẤY TỔ ĐẠT MA NÓI RẰNG CHỈ CÁC BẠN RẰNG PHẢI ĐI TÌM 1 VỊ THẦY TỔ NÀO ĐÓ ĐỂ HỌC PHÁP ĐỐN NGỘ VÀ ĐỐN NGỘ XONG PHẢI NHỜ THẦY ĐÓ ẤN CHỨNG KHÔNG?

-câu 2:
GIẢ SỬ TRÊN ĐỜI NGÀY CHỈ CÒN 1 MÌNH BẠN và chỉ 1 QUYỂN SÁCH THIẾU THẤT LỤC MÔN ( thiên tai làm mọi người chết hết trừ bạn ra) thế thì bạn đâu có ai ẤN CHỨNG cho bạn KIẾN TÁNH, đâu còn TỔ nào đâu! Vậy bạn tính sao đây!!!! TÂM TRUYỀN TÂM bằng cách nào đây!!!!???? hihi
Hay bạn phải tự ấn chứng cho mình rồi, tự mình tin thôi, ta cô đơn và ta sống với ta, ta tu với ta trên hòn đảo mà ta bị sóng thần bão tố thổi ta bay tới đây...hihi
(HAY là chỉ còn 1 mình ta sống, ta không tu được, ta không ĐỐN NGỘ, không KIẾN TÁNH được rồi...hihi

Các bạn thấy Hoiquang khùng khùng không...hihi, chứ tôi thấy tôi rồi đó.



Chào.
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 28/6/2021....buổi chiều.

Buổi sáng còn 1 câu hỏi mà quên ghi vô hỏi các bạn tiếp về NGÀI TỔ ĐẠT MA.
Câu hỏi số 3:
Các bạn có thấy mâu thuẫn gì không, hay có suy nghĩ gì không? Khi mà Ngài TỔ ĐẠT MA tuyên bố 4 câu thơ đầu tiên là Pháp Ngài dạy là bất lập văn tự để KIẾN TÁNH, truyền riêng ngoài giáo lý trực chỉ thẳng TÂM NGƯỜI để thành PHẬT...
VẬY CHỨ TÁC PHẨM THIẾU THẤT LỤC MÔN CỦA TỔ ĐẠT MA dạy này là VĂN TỰ hay CHẲNG PHẢI VĂN TỰ VẬY?
(nói không văn tự chứ khi đọc tác phẩm thì là đọc cái gì! tác phẩm này không phải là văn tự chữ viết hay sao...)

Câu hỏi trên rất khó nha các bạn, không phải ai cũng có thể dễ trả lời đâu ạ.
Lẽ ra đúng như ý TỔ ĐẠT MA chỉ PHÁP KIẾN TÁNH thì sau khi ngài nhập diệt không để lại bất kỳ thứ gì cả, ngoài 4 câu thơ:

Bất lập văn tự,


Giáo ngoại biệt truyền.

Trực chỉ nhân tâm,


Kiến tánh thành Phật.

..........
(dạ các bạn hãy hết sức chú ý nha, không có từ nào là KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT TỨC KHẮC, THÀNH PHẬT LIỀN ạ!)
 

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ngày 28/6/2021....buổii chiều

Dạ, còn 1 câu hỏi cuối cùng về NGÀI TỔ ĐẠT MA

Câu hỏi số 4:
Hoiquang này đố các bạn tìm ra điểm giống nhau, hay khác nhau giữa cái KIẾN TÁNH của TỔ ĐẠT MA dạy, và của NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN dạy Ngài HUỆ NĂNG:

NGÀI Huệ Năng kiến tánh nhờ nghe (vì NGÀI HUỆ NĂNG dốt chữ, không có biết đọc chữ) câu kinh ....ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM... gì đó, mà ngộ ĐẠO, KIẾN TÁNH...tức là nhờ nghe, nhờ đọc, hay nhờ nhìn câu chữ, văn tự kinh điển rồi! và được NGŨ TỔ HOẰNG NHẪN giảng dạy, vậy cách mà Ngũ TỔ HOẰNG NHẪN dạy có khác với TỔ ĐẠT MA không?

2 CÁI CÁCH KIẾN TÁNH này là 1 cách hay là 2 cách?
(tức 1 cách là vỗ vai có thể làm học trò kiến tánh, 1 cách là đọc, giảng một câu kinh cho học trò nghe thì kiến tánh)

CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG CỦA PHẬT vốn không hai, vậy hai cái này tính sao giờ?...hihi. Nếu là 2 cách khác nhau tức không phải chánh pháp nhãn tạng, còn là 1 sao lại như vậy...??

Hỡi này các người bạn của Hoiquang, đừng vì sĩ diện(CÁI TÔI) của mình hãy dùng hết sức kiến thức tích góp từ khi còn học lớp 1 trường làng đến cái bằng cấp học chữ cao nhất, hay bằng cấp PHẬT giáo cấp cao nhất mà chánh kiến, chánh tuy duy...suy nghĩ thử coi....

Hihi...

(Hoiquang này xin bật mí đáp số: nếu ai cảm thấy khác biệt giữa 2 cách dạy kiến tánh của 2 TỔ tức mình chưa kiến tánh, còn ai cảm thấy giống là 1 thì hãy nói ra thử, nếu bạn nào nói ra được thì bạn đó đã KIẾN TÁNH... thật đó. Mình có thể đọc là biết bạn có nói khoác theo lời người khác hay chính bạn hiểu mà nói ra bằng ngôn ngữ cây nhà lá vườn như canh rau muống với cà dầm tương....đậm chất riêng của các bạn..., tâm lộ tướng tâm lộ ra con chữ nha...!!!!!!!!!! Hoiquang không là PHẬT, không là TỔ, nhưng hễ các bạn chưa vô cửa ( KIẾN TÁNH-KIẾN CẮN- CUA KẸP) thì dù có dùng lời văn hoa mỹ thì mình cũng phát hiện ra à.....hiihi)

Chào!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

ưng quán pháp, giới, tánh ... tâm vật ... có không .. pháp ấn .. [smile] ... là huấn thị của người xưa ... với tất cả tâm tình .. để lại cho người thời nay [smile] ... chẳng có gì hoa mỹ cả [smile]

vốn là những biểu hiện của người xưa và người nay [smile]

người xưa có thì người nay cũng đồng 1 tâm vậy thôi .. vì NHÂN TÂM [smile] --> trong vạn thế vẫn vậy mà [smile]


VỐN ĐÃ CÓ CỤ THỂ --> thì không cần chạy vòng vòng ...

là dân học KỸ THUẬT mà KỸ THUẬT MƠ HỒ --> kết quả chỉ là MONG ĐỢI và HY VỌNG [smile] ... hỏng thể làm việc hoài dựa trên may mắn được [smile]

--> CỨ ngồi 1 chỗ .. từng câu từng đoạn rõ ràng .. thì tât cả sẽ thành minh bạch [smile]

đản mạc tắng ái
--> đồng nhiên ... minh bạch
- Tín Tâm Minh, Tăng Xán

cho nên .. NGỒI 1 CHỖ ... mà MINH BẠCH ĐƯỢC ... là vậy [smile]


(1) Tâm Khổng Phu Tử .. và Tâm Phật [smile]

ông Khổng Tử ngày xưa cũng quan niệm này .. muốn để lại tâm huyết .. 1 cái tâm lưu truyền tới đời sau [smile]

nhân sanh tự cổ thùy vô tử
lưu thủ --> đan tâm --> chiếu hãn thanh
[smile]

*** kết quả là ổng cũng làm được phần nào đó .. tâm tư tư tưởng của ống .. là lối đi .. là tư tưởng .. là THE MIND (mental impression) của nhiều thế hệ sau ổng .. [smile]


còn ông Phật thì để lại 1 cái tâm ... "KHÔNG CHẾT" ... ngoài sự vô hại của "SANH TỬ" [smile] ... nghĩa là SANH TỬ "HỎNG LÀM GÌ ĐƯỢC" .. trở thành vô hại với tâm đó [smile]

ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục lộ thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo
nghĩ hướng NHƯ LAI --> cách vạn tầm
- Trí Huyền Thiền Sư [smile]

cho nên .. đâu phải ông Thiền Sư màu mè hoa mỹ ... nói TRẮNG RA RÕ RÀNG là vậy đó chứ [smile]


(2) Cái Quay Lưng Vào Trong và Ra Ngoài [smile]

Cái quay lưng nhìn vào trong ... từng pháp .. sẽ thấy tất cả như thị ... của từng pháp ... ngay cả khi sinh .. khi trụ .. lúc già tử .. lúc cuối đường [smile] ... vvv

cái quan lưng nhìn ra bên ngoài .. cũng vậy ... mà nhìn thấy ... NHIỀU HƠN [smile]

hay cứ dân gian ta nói:

Ai ra mà xem .. cái gì NÓ NGỒI TRONG HỐC .. nó quay cái lưng ra ngoài .. đó là con cóc

nhưng khi con cóc nó QUAY RA NGOÀI .. nhìn thấy ... tất cả qua tấm gương [smile] ... là đôi mắt của nó ...

đôi mắt của nó .. khi này --> sẽ NHÌN THẤY NHIỀU ĐÓ [smile]



cho nên .. tưởng là thoát ... tướng thấy là thoái .. nhưng thật ra .. RÕ RÀNG HẾT trong cái THOÁI .. lại là chỗ THOÁT ở khắp nơi [smile]


(3) đặt đúng BIẾN SỐ --> TÂM, PHÁP

đặt đúng biến số .. mới nhìn thấy được tâm pháp .. cứ lấy thiền tông làm thí dụ

thì như là KHÁN THOẠI ĐẦU ...

- trước khi sinh ra ---> tôi là ai ?

- sau khi sinh ra --> tôi là ai ?

thì BIẾN SỐ được quan sát đó .. "đặt đúng biến số" để quan sát là là chỗ MINH TRIẾT rùi .. đâu phải là tình cờ ... [smile]



ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
NGÀY 30/6/21
13h25
Để xua đi nổi sợ vì Covid19 đang lang tràn ở ĐỒNG THÁP mấy chục ca nơi Hoiquang ở rồi ạ...Cũng như để giúp vui diễn đàn...
Hơn nữa để tranh thủ vài phút trước khi vào công việc ở công ty, mình xin tập làm 1 bài thơ con cóc có tên: KIẾN BA KHOANG, vì hổm rày viết văn xuôi dài quá ai đọc cũng ngán ngẫm...hi. Cũng nên cô đọng, súc tích ngắn gọn rồi...Cũng như để nghỉ ngơi chiều nay để lấy sức, lấy ý tưởng mai mốt còn viết tiếp số thứ tự 16 có tên NHẬT KÝ KIẾN TÁNH-KIẾN CẮN-CUA KẸP của HOIQUANG.

Hồi học phổ thông mình còn nhớ bài thơ Bánh Trôi Nước của nhà Thơ HỒ XUÂN HƯƠNG hay lắm :

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẩn giữ tấm lòng son
.........................................................................................


Hoiquang có bài thơ:

KIẾN BA KHOANG

Lời Quang vừa dốt lại vừa càng
Bảy nổi ba chìm với diễn đan
Tốt xấu mặc tùy lời xét nét
Mà Quang vẩn giữ Nó y chang
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

bài thơ KIẾN TÁNH này ... Ý giống như là NGOẠI KHÔNG được miêu tả trong kinh quá [smile]

nếu chúng ta phải dùng phương pháp loại suy [smile]

- nghĩ nhớ ... mà hỏng tư .. của thiền tông [smile]

thì chắc nó phải là khác đi [smile]

(1) Vật Thí ... Khi Nhà Cháy

Trong ngôi nhà thiêu cháy,

- vật dụng đem ra ngoài,

--> Vật ấy có lợi ích,

--> Không phải vật bị thiêu.


Cũng vậy trong đời này,

Bị già chết thiêu cháy,

Hãy đem ra --> bằng thí,

Vật thí --> khéo đem ra.

Có thí --> có lạc quả,

Không thí --> không như vậy. - Tương Ưng Bộ



kiến tánh phải là vậy ...

không bến đợi bến chờ

vật thí ... ở tầm tay [smile]

--> biết ngừng ... là HẾT KHỔ [smile]


Ờ cố giữ .. y chang

người .. với nhà ... xì ... KHÓI [smile ... tại vì có LỬA phải có khói ]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Sửa lần cuối:

hoiquang

Tà ma ngoại đạo
Phật tử
Reputation: 16%
Tham gia
30/5/21
Bài viết
112
Điểm tương tác
23
Điểm
28
Nơi ở
ĐỒNG THÁP
ờ mà đúng hông ? [smile]
Dạ! rất đúng rồi bạn KHUCLUNGLINH
...

Hoiquang viết thí, tức vật được thí
Người cho nhảm nhí, vật vô giá trị
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Reputation: 65%
Tham gia
16/3/20
Bài viết
469
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hí hí... Vui vui nhỉ
Chỉ là một cung đàn mà các bạn...

Cùng trong pháp giới mà...
Khi thanh âm cũng bất lực như lời... Thì thấy mình vậy!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top