- Tham gia
- 2/12/06
- Bài viết
- 5,891
- Điểm tương tác
- 1,535
- Điểm
- 113
KINH DUY-MA-CẬT
Dịch giả: Thích Huệ Hưng
______
VII. PHẨM QUÁN CHÚNG SANH(1)
Dịch giả: Thích Huệ Hưng
______
VII. PHẨM QUÁN CHÚNG SANH(1)
Lúc bấy giờ Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Bồ Tát quán sát chúng sanh phải thế nào ?
Ông Duy Ma Cật đáp :
- Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của mình hóa ra, Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế. Như người trí thấy trăng dưới nước, thấy mặt trong gương, như ánh nắng dợn, như vang của tiếng, như mây giữa hư không, như bọt nước, như bóng nổi, như cây chuối bền chắc, như chớp dừng lâu, như đại thứ năm (2), như ấm thứ sáu (3), như tình (căn) thứ bảy (4), như nhập thứ mười ba (5), như giới thứ mười chín (6). Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế. Như sắc chất cõi vô sắc (7), như mộng lúa hư, như thân kiến của Tu đà hoàn (8), như sự nhập thai của A na hàm (9), như tam độc của A la hán (10), như tham giận phá giới của Bồ Tát chứng Vô-sanh-nhẫn, như tập khí phiền não của Phật, như người mù thấy sắc tượng, như hơi thở ra vào của người nhập Diệt tận định (11), như dấu chim giữa hư không, như con của đàn bà không sanh đẻ (Thạch nữ)(12), như phiền não của người huyễn hóa, như cảnh chiêm bao khi đã thức, như người diệt độ thọ lấy thân, như lửa không khói. Bồ Tát quán sát chúng sanh cũng như thế đó.
Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi :
- Nếu Bồ Tát quán sát như thế phải thật hành lòng TỪ thế nào ?
Ông Duy Ma Cật đáp rằng :
- Bồ Tát quán sát như thế rồi phải tự nghĩ rằng :
“Ta phải vì chúng sanh nói pháp như trên, đó là lòng từ chân thật. Thật hành lòng từ tịch diệt, bởi vì không sanh. Thật hành lòng từ không nóng bức, bởi không có phiền não. Thật hành lòng từ bình đẳng, bởi ba đời như nhau. Thật hành lòng từ không đua tranh, bởi không có khởi. Thật hành lòng từ không hai, bởi trong ngoài (căn trần) không hiệp. Thật hành lòng từ không hoại, bởi hoàn toàn không còn. Thật hành lòng từ kiên cố, bởi lòng không hủy hoại. Thật hành lòng từ thanh tịnh, bởi tánh các pháp trong sạch. Thật hành lòng từ vô biên, vì như hư không. Thật hành lòng từ A la hán, vì phá các giặc kiết sử (13). Thật hành lòng từ Bồ Tát, vì an vui chúng sanh. Thật hành lòng từ Như Lai, vì đặng tướng Như Như. Thật hành lòng từ của Phật, vì giác ngộ chúng sanh. Thật hành lòng từ tự nhiên, vì không nhơn đâu mà đặng. Thật hành lòng từ Bồ Ðề, chỉ có một vị. Thật hành lòng từ vô đẳng (không chi sánh bằng), vì đoạn các ái kiến. Thật hành lòng từ đại bi, dẫn dạy cho pháp Ðại thừa. Thật hành lòng từ không nhàm mỏi, quán không, vô ngã. Thật hành lòng từ pháp thí, không có luyến tiếc. Thật hành lòng từ trì giới, để hóa độ người phá giới. Thật hành lòng từ nhẫn nhục, để ủng hộ người và mình. Thật hành lòng từ tinh tấn, để gánh vác chúng sanh. Thật hành lòng từ thiền định, không thọ mùi thiền. Thật hành lòng từ trí tuệ, đều biết đúng nhịp. Thật hành lòng từ phương tiện, thị hiện tất cả. Thật hành lòng từ không ẩn dấu, lòng ngay trong sạch. Thật hành lòng từ thâm tâm, không có hạnh xen tạp. Thật hành lòng từ không phỉnh dối, không có lừa gạt. Thật hành lòng từ an vui, làm cho tất cả được sự an vui của Phật. Lòng từ của Bồ Tát là như thế đó.