Lẽ tương đối

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

lele

Trưởng Ban Tin Tức
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 10 2006
Bài viết
1,366
Điểm tương tác
77
Điểm
48
Khoảng mươi lăm năm trước, một người làng tôi trúng vàng, xây ngôi nhà lầu đầu tiên ở làng. Quê nghèo, ai cũng nghĩ ngoài những kẻ làm vàng trúng mánh như anh, ở làng mình khó mà có thêm một người làm được ngôi nhà như thế nữa.

<TABLE style="BORDER-COLLAPSE: separate" class=tLegend border=0 cellSpacing=2 cellPadding=0 width=40 align=center><TBODY><TR><TD>
ImageView.aspx
</TD></TR><TR><TD class=tLegend>Minh họa: Lê Thiết Cương</TD></TR></TBODY></TABLE>

Phần mình, anh cũng nói với bà con rằng anh dốc khoản tiền lớn làm ngôi nhà cũng là để sau này khó có ngôi nhà nào trong làng có thể “qua mặt” được ngôi nhà anh. Vậy mà chưa đầy dăm năm sau, một anh thợ mộc ở đầu làng nhờ buôn gỗ, vợ con làm thêm các dịch vụ khác đã phất lên như diều gặp gió. Cũng với luận lý “sống cái nhà”, anh phó mộc đã không ngại ngần dốc túi xây ngôi biệt thự thật hoành tráng để “ở cái làng này nhà của mình phải là nhứt”.
Nhưng rồi chuyện làm ăn nơi hầm bãi liên tục gặp rủi ro, bất trắc, chẳng bao lâu người trai trẻ làm vàng kia đã gần như khánh kiệt, chỉ còn lại ngôi nhà lầu mà ở quê kêu bán cũng chẳng ai mua. Còn người thợ mộc chỉ sau một thời phấn phát, chuyện buôn gỗ của anh dần co rút rồi tắt hẳn, anh lại về cậy dựa cái xưởng mộc bên ngôi biệt thự.
Cuộc đời không có ai lên mãi. Có đi lên phải có dừng lại, có đi xuống, cái nhất chỉ là tạm thời. Trong thành có bại, trong bại có thành, chuyện rủi may cũng vậy... Từ chuyện đắc - thất của người làm vàng và người thợ mộc trong làng, người quê tôi cứ thường nói với nhau như thế. Trong những lời mộc mạc đó là sự tĩnh tâm, tự tại trong cuộc sống vốn còn nhiều khó khổ của kẻ ruộng đồng. Hẳn vì nhận ra “bản chất” đó của cuộc đời nên cánh đàn ông chiều lại bên ly rượu gạo với chỉ một trái ổi chua hay con cá khô đốt qua quýt bên lửa, còn cánh phụ nữ thì lúc giải lao bên thửa ruộng với chỉ củ khoai, cái bánh mọn mằn.
Năm xưa, một người bạn vong niên vốn là một nhà nghiên cứu kiến trúc tháp Chăm (đã quá cố) chỉ cho tôi hàng loạt họa tiết chạm khắc dở dang có đều khắp ở những ngôi tháp mà anh và tôi cùng đi qua ở miền Trung. Vốn có năng lực làm nên nhiều ngôi tháp kỳ vĩ, đẹp đẽ, sao người xưa lại bỏ dở những họa tiết thế này? Vì loạn lạc, vì thiếu nhân lực, vật lực chăng?
Anh đưa ra câu hỏi rồi cho rằng không phải thế. Bởi những phần không được chạm khắc tiếp đều rất nhỏ, chỉ cần một vài ngày công là sẽ làm xong, còn vì giặc giã thì cũng không đúng bởi các ngôi tháp được xây dựng ở những thời điểm khác nhau, cách nhau rất xa. “Người xưa đã cố ý làm thế - anh giải thích - Họ đã chọn để lại phần chạm khắc dở dang toàn ở các vị trí đối xứng với phần được chạm khắc hoàn chỉnh để người nhìn dễ nhận ra...”.
Tháp Chăm kỳ vĩ và diễm lệ. Nhưng đằng sau kỳ tài xây dựng (mà đến nay vẫn còn là bí ẩn) của mình, phải chăng người Chăm xưa muốn truyền gởi cho người đời từ tác phẩm của mình một thông điệp giản đơn mà minh triết để từ đó ứng xử, đối đãi với đời, với nhiên giới cho phải lẽ. Không có gì toàn vẹn, không có gì tuyệt hảo, tất cả đều đang là tiến trình, có thể tiến biến nhưng cũng có thể suy thoái, tụt lùi.
Không có cái nhất, cái toàn hảo. Tôi đã nhận ra từ những người chân lấm tay bùn quanh mình cái chân lý vốn không dễ chấp nhận bởi lòng kiêu mãn và những tham vọng quá đáng luôn hiện hữu trong con người. Tự cổ chí kim, sự khiêm tốn và điều độ luôn được nhắc nhở nhưng lại luôn bị bỏ qua, dẫn đến những bi kịch không chỉ cho người vi phạm mà còn cho người xung quanh, có khi cả đến một cộng đồng rộng lớn.
Cũng không trách con người đời nay nhiều tự mãn bởi những gì nhân loại đạt được nhờ vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật là quá lớn. Nhưng những tai họa, khổ đau từ sự kiêu mãn, từ tham vọng vô độ là không nhỏ. Những người trẻ mới phất lên ở làng tôi cũng vậy thôi. Nhưng rõ là qua men say thành tựu, nhìn lại hệ quả của sự hãnh tiến và tham vọng quá hạn của mình, họ mới chợt nhận ra những ý nghĩa đơn giản của cuộc đời, giống như những họa tiết dang dở phô ra từ những ngôi tháp cổ.
HUỲNH VĂN MỸ​
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên