MỘT KHO TÀNG .....(ORGYEN KUSUM LINGPA)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

MỘT KHO TÀNG CÁC GIÁO HUẤN SIÊU VIỆT
VỀ TRI GIÁC CỦA TRÍ HUỆ NGUYÊN THỦY


ORGYEN KUSUM LINGPA


A Treasury of Sublime Instructions on Perception of Primordial Wisdom
Jewel Island Press, 2000 - Việt dịch: Liên Hoa
THIỆN TRI THỨC, 2002


NỘI DUNG

Lời nói đầu của Thinley Norbu
Đề tựa của người biên tập

SÁU BARDO: GIẢI THOÁT NHỜ SỰ NGHE TRONG BARDO.

Chương 1 Dẫn nhập
Chương 2 Các sự chuẩn bị thiết yếu
Chương 3 Bardo Đời Này và Bardo Thiền định
Chương 4 Bardo Trạng thái Mộng
Chương 5 Bardo Trạng thái Mộng
Chương 6 Bardo Vào Lúc Chết
Chương 7 Bardo Pháp tánh
Chương 8 Bardo Pháp tánh
Chương 9 Sự xem xét lại về Sáu Bardo

BA LỜI ĐÁNH VÀO ĐIỂM TRỌNG YẾU.

Chương 1 Dẫn nhập – Kính lễ
Chương 2 Các điều tiên quyết : Cái Thấy, Thiền Định và Hành Động
Chương 3 Điểm trọng yếu thứ nhất : Nhận ra bản tánh của các bạn
Chương 4 Điểm trọng yếu thứ hai : Xác quyết ở một điều
Chương 5 Điểm trọng yếu thứ ba : Có được sự xác tín trong giải thoát
Chương 6 Kết luận.

Orgyen-Kusum-Lingpa-011.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
LỜI NÓI ĐẦU

của Thinley Norbu Rinpoche

________​

aaaaaHiện thân vinh quang của sự toàn thiện nguyên thủy của hai sự tích tập và sự thuần tịnh bổn nguyên của hai che chướng biểu lộ như trạng thái toàn thiện nguyên sơ, Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền). Sự xuất hiện của quang minh chói lọi và lòng bi mẫn không chướng ngại này được phô diễn như các hiện thân giác ngộ lẫn trí huệ nguyên thủy. Nó hiển lộ như vô số các cảnh giới thanh tịnh vượt khỏi những giới hạn của phạm vi đời thường. Trong sự sắp xếp hoàn hảo này của sự bất-nhị, biểu thị của bậc bảo hộ nguyên sơ là sự hiện diện tự nhiên toàn khắp của trò chơi của trí huệ nguyên thủy và sự phô diễn không thể nghĩ bàn của hoạt động giác ngộ kỳ diệu bao gồm toàn thể thực tại.

Đức Shakya Thupa, vị dẫn dắt thứ tư của tất cả chúng sinh đã xuất hiện trong cõi này như suối nguồn của Phật Pháp. Vì hạnh phúc của tất cả chúng sinh và để điều phục những nhu cầu và khuynh hướng của họ bắt nguồn từ nhân và quả, thừa nguyên nhân với những đặc tính đã được giới thiệu. Vì lợi lạc của những người may mắn với những căn cơ nhạy bén có khuynh hướng theo đuổi con đường của kết quả và để dẫn dắt họ tới những trạng thái tái sinh cao hơn và tới sự giải thoát thực sự, Kim Cương thừa của mantra bí mật đã được giới thiệu.

Một cách từ từ, những giáo thuyết này tìm ra con đường của chúng để đi vào xứ sở Tây Tạng đã bị che phủ bởi một màn vô minh. Như mặt trời, tám cỗ xe (thừa) lớn của các dòng truyền thừa thực hành Pháp đã soi sáng bóng tối. Thời kỳ này được gọi là sự truyền bá ban đầu, truyền thống Nyingma. Các giáo lý của cách bày tỏ trực tiếp của Đức Phật và các luận giảng vĩ đại viết về chúng được làm sáng tỏ trong thế giới này qua những hiển lộ trong thân tướng con người của ba đấng Bồ tát bảo trợ vĩ đại xuất hiện là Khenpo Shantirakshita, Loppon Padma-sambhava, và Vua Pháp Trisong Deutsen. Được dẫn dắt bởi ba bậc khai sáng lẫy lừng này, một trăm lẻ tám dịch giả và học giả trải qua những gian khổ để có thể đảm đương đầy đủ trách nhiệm đối với sự truyền bá toàn hảo và trọn vẹn các giáo lý về sutra (kinh) và tantra trong xứ Tây Tạng. Nhờ những nỗ lực và lòng tốt vĩ đại của các ngài, toàn thể xứ sở này đã được ban phước với những Pháp ngữ xác thực. Sự truyền bá này của trường phái cựu dịch của Mantra bí mật thừa, bao gồm các dòng truyền thừa như-đại dương của sutra và tantra, đã tạo nên nền tảng chưa từng có của giáo lý viên mãn và toàn hảo ở Tây Tạng, cùng với tất cả các thừa được trình bày trong sự toàn vẹn của chúng. Các thừa này gồm có Thanh Văn thừa, Độc Giác thừa và Bồ Tát thừa của sự tiếp cận bằng nguyên nhân; ba thừa tantra ngoại gồm kriya, upa và yoga tantra; và ba thừa nội gồm mahayoga của giai đoạn phát triển, anu yoga của giai đoạn thành tựu và giai đoạn giáo huấn trực chỉ Đại Viên Mãn của ati yoga. Như vậy, tất cả chín thừa của con đường Phật giáo đã được củng cố vững chắc ở Tây Tạng.

Trong phạm vi của ba trường phái tantra nội, hai dòng truyền thừa gồm kama, dòng truyền thừa truyền dạy và terma, dòng truyền thừa khám phá gồm có như sau : dòng kama nắm giữ dòng truyền tâm của các đấng Chiến Thắng, dòng truyền thừa chỉ bày bằng biểu tượng của các vidyadhara và sự truyền miệng của những người bình thường. Trong ba dòng truyền thống terma vĩ đại, dòng thứ nhất là dòng của sự kế thừa tâm linh đã được tiên tri; thứ hai là dòng được truyền pháp bởi nguyện vọng giác ngộ; và thứ ba là dấu ấn của sự giao phó của các dakini. Ba dòng sau thì đặc biệt bởi truyền thống sâu xa của sự khám phá terma, đem theo cùng với nó những sự ban phước cao cả không bị ô nhiễm. Nhờ sự tốt lành từ ái của Đức Padmasambhava, hiện thân của tất cả chư Phật, và nhờ Đức Yeshe Tsogyal, vị phối ngẫu của ngài về thân, ngữ và tâm, là bậc siêu việt trong tất cả các vị phối ngẫu của phạm vi năm bộ Phật, cũng nhờ các vidyadhara thành tựu cao cả, dòng terma đã được củng cố ở Tây Tạng, trước hết là nhằm mục đích cho chúng sinh trong tương lai. Qua dòng truyền thừa này một trăm lẻ tám vị terton vĩ đại và thứ yếu hóa thân và khám phá các terma phù hợp với những nhu cầu của chúng sinh khiến cho giáo lý sẽ chói ngời khắp mọi nơi, giống như mặt trời mọc.

Theo các tiên tri của Terton Nyima Drakpa : “Ở phía bắc xứ Ahchag, vào năm con chó, một bậc sẽ sanh ra từ giai cấp các ngakpa, là tái sinh của ngài Lhalung Palgyi Dorje, có tên là Orgyen. Lỗ rốn của ngài sẽ được đánh dấu bởi một đám nốt ruồi. Vào năm con rồng mộc, trong xứ Ahchag, là một terton của chín mạn đà la về bổn tôn, ngài sẽ đem đại lạc đến cho xứ tuyết Tây Tạng và sẽ giải trừ nỗi đau khổ trong phương bắc xứ Ahchag.” Các tiên tri khác như các tiên đoán và tuyên bố đã được đưa ra bởi các đạo sư lừng danh như Dzogchen Migyur Namkha’i Dorje, vị tiền Dodrubchen, Ahphong Terton, Uza Khandro và nhiều vị khác.

Phù hợp với tất cả các tiên tri này, xuất phát từ sáu dòng họ lớn ở Tây Tạng, trong một dòng họ tên là Ahpho – là giai cấp lớn nhất trong mười tám giai cấp – một đứa bé được sinh ra là con của yogin Lhundrub Gonpo, ông chính là một đạo sư hóa thân cao cấp và sự tái sinh của ông đã được báo trước bởi các bậc thầy quan trọng. Tên mẹ em bé là Padma Tso. Là một hóa thân của một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava, em là một lưu xuất của Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), và hóa thân của ngài Lhalung Palgyi Dorje. Em bé này trở nên được biết đến là Padma Tumdrag Duddul Dorje Rolpa Tsal, Orgyen Kusum Lingpa. Ngài đã học tập dưới chân của hơn một trăm bậc thầy tâm linh đức hạnh hấp thụ sự truyền dạy như-đại dương của các dòng truyền thừa sutra, tantra, kama và terma, phát triển ba cấp độ của trí huệ.

Phù hợp với các tiên tri được ban cho bởi các đại đạo sư trong quá khứ, Ngài Tumdrag Dorje bắt đầu khám phá các terma đất, terma tâm và các terma từ thị kiến thanh tịnh để đáp ứng các nhu cầu và khả năng của chúng sinh phù hợp với các mức độ tiếp thu của họ : cao cấp, thường và chung chung. Trong tháng ba năm 1994, ngài đã du hành tới lục địa phía bắc mà tên của nó bắt đầu với âm thanh của bản tánh vô sanh của chân lý, Ah-America. Đến nơi, ngài bắt đầu quay bánh xe của tối thượng thừa, ati yoga, vì lợi lạc của những người thọ nhận may mắn. Trong những phần của thừa ati yoga : phần tâm; phần không gian; và phần giáo huấn trực chỉ bí mật, ngài đã dạy tinh túy của phần giáo huấn trực chỉ.

Trong hai cấp độ ở trong phần giáo huấn trực chỉ, cấp độ thứ nhất, cái thấy về trekchod, sự cắt đứt một cách vững chắc, cho phép ta đi tới một kết luận dứt khoát về cái thấy sự thuần tịnh nguyên sơ, tâm của Pháp Thân, hiện thân của thực tại tuyệt đối. Cấp độ thứ hai, con đường tošgal, sự vượt qua với sự hiện diện tự nhiên, cho phép ta chứng ngộ tịnh quang, tâm hiện diện tự nhiên của Báo Thân, hiện thân của hỉ lạc. Terton Orgyen Kusum Lingpa đã ban các giáo lý về tinh túy của trekchod lấy ra từ các giáo huấn gốc quý báu không thể nghĩ bàn về giáo lý cốt tủy để thành tựu trekchod. Trước tiên, các giáo huấn này được giới thiệu trong thế giới này bởi sự nhập thân làm người của Đức Vajrasattva tuyệt hảo, ngài đã xuất hiện như vị vua của tất cả các vidyadhara, Vidyadhara Garab Dorje vô song. Garab Dorje đã ban các giáo huấn này như di chúc cuối cùng cho đệ tử chính của ngài là Jampal Shenyen (Manjushrimitra).

Nhờ lòng tốt của ngài, các giáo huấn dành cho những người thọ nhận may mắn có tri giác nhạy bén tốt nhất gọi là Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu là những giáo huấn trực chỉ tự nhiên. Nếu chúng được hoàn toàn nhập tâm, thì chúng là, như có nói trong giáo lý cao cả của Shri Gyalpo, “tâm yếu đầy ý nghĩa sâu xa. Là các giáo huấn tinh túy, đừng bao giờ xa lìa điểm then chốt của nghĩa. Đừng bao giờ cho phép các bạn xao nhãng những giáo huấn cốt tủy này.” Phù hợp với chỉ dạy này, tất cả các đệ tử may mắn đã nhận lãnh những giáo huấn trực chỉ này, thay vì quảng cáo chúng thì nên đem chúng vào tâm khảm qua sự áp dụng thực tiễn.

Hơn nữa, đối với các người có căn cơ trung bình, ngài Orgyen Kusum Lingpa đã ban cho các giáo huấn cốt tủy để đạt được giải thoát trong bardo. Như đã được nói rõ trong Dra Thal Gyur, “các phân biệt tự nhiên về các thời kỳ chuyển tiếp gọi là các bardo có bốn chi : Bardo Đời Này, Bardo Vào Lúc Chết, Bardo Pháp tánh và Bardo Trở thành.” Bardo Trạng thái Mộng và Bardo Thiền định gắn liền với Bardo Đời Này. Nếu ta phải định rõ các khác biệt của sáu loại thì Bardo Trạng thái Mộng và Bardo Thiền định sẽ được coi như là bardo thứ năm và thứ sáu. Trong cả hai trường hợp, thời kỳ gọi là Bardo Đời Này là thời kỳ từ lúc sinh ra tới lúc chết, trong khoảng thời gian đó ta phải hoàn thiện ba cấp độ của trí huệ để cắt đứt mọi dấu vết hoài nghi. Các giáo huấn trực chỉ này được áp dụng trong một cách thế giống như một con chim sẻ đi vào tổ của nó, một hành động được làm không có một thoáng ngại ngần. Nhờ sự thọ nhận các giáo huấn này và việc thực hành chúng một cách phù hợp, sự giải thoát có thể xảy ra trong Bardo Đời Này. Các giáo lý về Bardo Trạng thái Mộng được gọi là “lấy giác tánh tịnh quang làm con đường” là các giáo huấn trực chỉ rằng tự-giải thoát mê lầm giống như một ngọn nến được đốt lên trong bóng tối. Bardo Thiền định được gọi là “sự làm sáng tỏ về điều không xác thực”, giống như việc nhận lãnh mệnh lệnh được đóng dấu ấn của một vị vua hay giống như một đứa con lạc loài gặp được mẹ nó. Các giáo lý về Bardo Vào Lúc Chết được gọi là các giáo huấn trực chỉ giống như sự hoàn toàn tinh lọc vàng hay sự chú tâm theo cách mà một bé gái xinh xắn nhìn ngắm bóng mình trong gương. Bardo Pháp tánh là kinh nghiệm về sự thành tựu xác tín vào bản tánh của những hình tướng tự-xuất hiện, giống như một đứa con nhảy vào lòng mẹ một cách thoải mái. Các giáo huấn trực chỉ về Bardo Trở thành thì tương tự như giòng nước được định hướng vào trong một ống dẫn nước tưới.

Các sự ban phước được nhận qua các luận giảng này về sáu giai đoạn chuyển tiếp thì giống như một con sông dâng to vào mùa xuân, vì thế không nên nghi ngờ rằng nhờ lòng tốt vĩ đại của đạo sư, cội gốc của công đức này thì vĩ đại không thể chối cãi. Nhờ năng lực của công đức này cầu mong có được sự lợi lạc và tốt lành trong các cõi của thế giới này. Cuối cùng, tôi dâng lời cầu nguyện tha thiết rằng những người có đức tin vững chắc có thể chạm mặt với các sự tự-xuất hiện như là sự phô diễn của các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ, quả cầu kim cương của thực tại tuyệt đối, và trong đó một mạn đà la vô hạn được an trụ trong trạng thái tự do tuyệt đối.

Theo thỉnh cầu của hành giả Sangye Khandro và những người khác, bài tựa này được tôi, Thinley Norbu viết ra, đúng vào lúc tôi đang chuẩn bị khởi hành từ phía bắc Châu Mỹ đến xứ sở linh thiêng phía đông của rặng núi Himalaya, suối nguồn của giáo lý này và là nơi sinh của người thừa kế tất cả các đấng Chiến Thắng, đấng đã thành tựu tất cả những gì ý nghĩa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113


HH.JPG


HH Orgyen Kusum Lingpa

ĐỀ TỰA CỦA NGƯỜI BIÊN TẬP

Hai cuộc hội thảo tạo nên quyển sách này đã được H.H. Orgyen Kusum Lingpa ban cho trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ lần đầu tiên của Ngài vào mùa xuân năm 1994. Các giáo lý Sáu Bardo được ban ở Tashi Choling tại Asland, bang Oregon và các giáo lý về Ba Lời Đánh Vào Điểm Trọng Yếu được ban cho ở Los Angeles, bang California.

Nếu không nhờ sự thỉnh mời tốt lành được gửi đi bởi H.E. Chagdud Rinpoche và Venerable Gyatrul Rinpoche thì chúng tôi sẽ không có cơ hội được gặp His Holiness. Bởi điều đó, chúng tôi mãi mãi nhớ ơn hai ngài. Sangye Khandro và Richard Barron là những dịch giả rộng lượng và không mệt mỏi, đã có đủ dũng khí để nhảy thẳng vào một ngôn ngữ rất khó khăn. Nhiều người khác đã chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của His Holiness có thể thực hiện và mặc dầu chúng tôi không thể bắt đầu cảm ơn mọi người về lòng tốt của họ, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Lingtrul Rinpoche, Tulku Thubten Lodro, Lama Chonam, Sondra Bennett, Leonard Cohen, Kay Henry, Richard Rutowski, Oliver Stone, Richard Wechsler, và các tăng đoàn của Yeshe Nyingpo và Tổ chức Chagdud Gonpa.

Đối với quyển sách này, chúng tôi muốn cảm ơn Sangye Khandro trong việc duyệt lại các băng ghi âm về Sáu Bardo cho chính xác và Tulku Thubten Lodro đã đầy đủ lòng tốt để xem lại những bài giảng về Ba Lời Đánh vào Điểm Trọng yếu. Thêm vào đó, Erik Drew và Richard Barron đã ngồi nhiều giờ để hiệu đính và sửa chữa, kiên nhẫn phiên dịch những câu hỏi của chúng tôi tới His Holiness và những hiệu đính của ngài cho chúng tôi. Cuối cùng, chúng tôi cảm kích sâu xa những nỗ lực của Richard Barron và Jeannie McSloy trong những giai đoạn sau cùng của việc biên tập để xem xét những lãnh vực thách thức nào đó và giúp làm chúng rõ ràng.

Đặc biệt nhất, chúng tôi muốn cảm ơn H. H. Orgyen Kusum Lingpa, bậc đã dâng hiến cuộc đời mình để làm cho những giáo huấn quý báu như thế này có thể có mặt ở cả phương Tây và phương Đông.

Nhờ công đức này cầu mong tất cả đạt được toàn giác
Cầu mong nó đánh tan kẻ địch thù, tà hạnh
Từ cơn phong ba của sinh, già, bệnh, chết
Từ đại dương của sinh tử, cầu mong con giải thoát
tất cả chúng sinh.

–Kelley Lynch và Douglas Penick
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Các Giáo huấn Tinh túy về
Giai đoạn Thành tựu trong Bardo
Soi sáng Bóng tối của Tri giác mê lầm,

được gọi là :
Một Kho tàng các Giáo huấn Siêu việt
về Tri giác của Trí huệ Nguyên thủy

Con quỳ lạy và quy y tất cả những bậc dẫn dắt tâm linh vô song, là những bậc sở hữu lòng đại bi vô-niệm, mãi mãi!

Trong sự bất khả phân của tánh Không và giác tánh thoát khỏi sự che chướng, là ấn hiện thân sự chói lọi sâu thẳm của năm trạng thái của viên mãn tự nhiên. Từ những trạng thái này, hàng triệu sự xuất hiện huyễn hóa muôn màu vạn trạng biểu lộ như một sự tán thán hỉ lạc. Với sự kính ngưỡng, con cúi đầu trước pháp giới của sự phô diễn Không-Giác của các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ cùng quyến thuộc của các ngài.

Bởi tập quán sai lầm trong việc coi các ý niệm và những sự xuất hiện là thật có, những vũ sư nam và nữ của ấn không-thực thể biến đổi liên tục như những bong bóng nước xuất hiện.

Nhằm chứng ngộ tánh nhất như của sự phô diễn này, sự diễn tả những giáo huấn siêu việt này được trình bày.

Tulku Hung-Kar Dorje
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
HH_Kusum_Lingpa.jpg

GIẢI THOÁT NHỜ SỰ NGHE
TRONG BARDO

CHƯƠNG 1
DẪN NHẬP

Nhiều người đã tập họp ở đây tối nay và tôi rất vui sướng được gặp mỗi người trong các bạn. Tôi cảm kích trước mối quan tâm của các bạn vào đời sống tâm linh, trước đức tin của các bạn, và trước sự nối kết của các bạn với giáo lý đạo Phật. Thật tốt đẹp trong việc các bạn chú tâm tới định luật nghiệp báo, nhân quả, và trong việc các bạn quan tâm tới những đời tương lai của mình. Điều quan trọng là hành xử một cách trách nhiệm trong đời này. Tất cả chúng ta đều cần ăn uống, cần mặc những y phục tiện dụng, và ở một mức độ nhất định, cần vui hưởng cuộc đời chính mình. Nhưng tối quan trọng là chúng ta cần chuẩn bị cho những đời tương lai bởi lẽ cuộc đời này thì vô thường. Ở tuổi bốn mươi, năm mươi sáu mươi hay bảy mươi, chúng ta phải từ bỏ cuộc sống tạm thời này. Tất cả chúng ta đều phải chết và vào lúc đó chúng ta không thể đem theo mình bất kỳ thứ gì. Rõ ràng là chúng ta không thể mang theo thân xác mình. Điều chúng ta đem theo khi từ giã cuộc đời này là tâm thức của chúng ta.

Cái chết là một sự biến đổi của tri giác tương tự như việc đi vào trạng thái mộng mỗi đêm. Khi tâm thức rời bỏ thể xác, nó tiếp tục có những kinh nghiệm tâm linh mới. Vào lúc chết, thể xác ngừng hiện hữu và tan trở lại vào các yếu tố (các đại). Ngữ của người đã chết cũng tan biến. Tuy nhiên, tâm là một hình thức trống không thì không chết. Từ vô thủy cho tới giây phút hiện tại, tâm ta, tâm thức ta đã từng đi vào nhiều trạng thái khác nhau của sự tái sinh trong sáu cõi luân hồi. Tuy thế, nó không bao giờ tồn tại mãi mãi trong bất kỳ cái nào trong những trạng thái đó.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng trí huệ và lòng bi mẫn vĩ đại của ngài, đã đến thế giới này và đã trình bày tám mươi bốn ngàn pháp môn. Những giáo lý này khám phá con đường đến giải thoát. Cốt tủy của những giáo lý này là tự chế không làm hại mọi chúng sinh, khơi dậy Bồ đề tâm, là tâm tỉnh thức, vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh, và tận lực để tự đưa mình và đưa những người khác thoát khỏi đau khổ khiến cho sự an bình và tĩnh lặng được thành tựu.

Một khi đi vào con đường này, các bạn cần xem xét động lực của các bạn. Các bạn cần kềm chế trước những hành động không lành mạnh và bất thiện, và xoay chuyển tâm hướng về những tư tưởng và hành động lành mạnh và đức hạnh. Những tư tưởng và hành động không lành mạnh và bất thiện bị thúc đẩy bởi tham, sân và si, được gọi là ba độc. Ba độc này phải bị loại bỏ. Các giáo lý của con đường Bồ tát đặt tầm quan trọng trong việc tích tập đức hạnh, là điều hoàn toàn tùy thuộc vào động lực của các bạn. Các bạn phát khởi động lực đúng đắn bằng cách suy tưởng rằng từ vô thủy cho tới giây phút này, tất cả chúng sinh, vào lúc này hay lúc khác đã từng là những cha mẹ tốt lành và thân yêu của các bạn. Các bạn nên suy xét rằng mỗi một và mọi chúng sinh đã có lúc ban tặng cho các bạn cuộc đời, nuôi dưỡng các bạn và đối xử các bạn với một sự tốt lành to lớn. Vì tất cả chúng sinh đã đối xử với các bạn bằng một sự tốt lành vĩ đại như thế trong quá khứ, đến lượt các bạn, các bạn phải trải bày lòng tốt lành đó đối với họ.

Mọi người đều ước muốn hạnh phúc. Nhưng vì không hiểu làm thế nào tích tập các nguyên nhân để đưa đến hạnh phúc, mỗi người tiếp tục tích tập các nguyên nhân sản sinh ra đau khổ. Việc không nhận định được cách thức loại bỏ các nguyên nhân tiêu cực này sẽ chỉ đem lại thêm nỗi đau khổ. Những gì người ta ước muốn và những gì người ta nhận được thì trái nghịch lẫn nhau. Đó là một tình huống hoàn toàn vô ích. Việc thấy được nỗi nhọc nhằn đó phải làm cho lòng bi mẫn lớn lao tuôn trào trong các bạn, phát sinh một sự xác tín mãnh liệt riêng tư là thành tựu con đường này để giải thoát tất cả chúng sinh khỏi nỗi đau khổ, và cuối cùng đưa dắt họ tới một trạng thái giải thoát. Đây là sự cam kết mà tất cả chúng ta cần thực hiện. Đây chính là động lực của chúng ta.

Các giáo lý của Đức Phật phân chia làm hai loại : sutra (kinh) và tantra. Sự giảng giải này về ý hướng hay động lực đức hạnh thì thuộc về loại giáo lý kinh điển và cũng là nền tảng cho tantra. Theo con đường mật chú, Vajrayana (Kim Cương thừa), người ta không chỉ nuôi dưỡng ý hướng đức hạnh mà đồng thời, người ta cần phát triển cách nhìn linh thánh. Các con đường sutra và tantra là những con đường tâm linh với cùng ý hướng : loại trừ các che chướng và tích tập hai loại công đức được gọi là công đức thông thường và công đức trí huệ. Cả hai con đường đưa người ta thoát khỏi đau khổ đi tới giải thoát. Con đường tantra có nhiều phương pháp hơn con đường sutra và các phương pháp này đưa dẫn người ta nhanh chóng đi tới trạng thái giải thoát. Con đường tantra bao gồm ít gian khổ hơn, thiết thực và trực tiếp hơn con đường sutra. Tuy nhiên, con đường tantra đưa ra yêu cầu to lớn nơi hành giả, vì thế điều cần thiết đối với hành giả là có tri giác nhạy bén và sự tinh tấn vĩ đại để việc sử dụng những phương pháp này nhanh chóng đưa tới giải thoát.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Hành giả Kim Cương thừa phải phát khởi một thái độ bi mẫn trong khi duy trì một cách nhìn linh thánh về môi trường chung quanh của mình. Theo con đường Kim Cương thừa một hành giả với cái nhìn linh thánh sẽ không kinh nghiệm căn phòng này là một căn phòng bình thường được làm bằng những vật liệu thông thường. Trái lại, một hành giả như thế sẽ kinh nghiệm nó là một cõi giới thanh tịnh. Anh ta nhận thức vị thầy không là một con người bình thường mà đúng hơn, là một bậc giác ngộ, hiện thân của ba thân. Những người hiện diện và đang lắng nghe giáo lý được nhìn như các vị trời, thiên nữ hay các Bồ tát. Các giáo lý được nhận thức như sự chuyển Pháp luân vĩ đại.

Khi một người đang nhận lãnh các giáo lý, điều quan trọng là giải thoát khỏi ba khiếm khuyết của một bình chứa (pháp khí), sáu sự ô nhiễm và năm cách sai lầm trong sự hiểu biết hay nhớ tưởng.

Về ba khiếm khuyết của một bình chứa, khiếm khuyết thứ nhất là giống như một cái bình lật úp. Không thứ gì có thể đi vào một bình chứa như thế. Khiếm khuyết thứ hai thì giống như một bình chứa có đáy bị rò rỉ. Không thứ gì có thể được cầm giữ. Khiếm khuyết thứ ba giống như một bình chứa bị dơ bẩn bởi chất độc. Trong trường hợp này, bất kỳ giáo lý nào được đặt trong một bình chứa như thế, bản thân chúng bị dơ bẩn khi bị trộn lẫn với những tà kiến. Khi thọ nhận những giáo lý tâm linh, mỗi một trong những khiếm khuyết này phải được loại bỏ.

Sáu ô nhiễm là sự kiêu ngạo hay tự phụ, thiếu đức tin, thiếu quan tâm hay nỗ lực, phóng tâm hướng ngoại, sự thu rút vào trong hoặc sự căng thẳng, và lắng nghe với sự hối tiếc hay thất vọng. Tất cả những điều này phải được loại bỏ.

Năm cách thức sai lầm trong việc hiểu biết hay nhớ tưởng là hiểu biết ngôn từ nhưng quên ý nghĩa; sự hiểu biết ý nghĩa nhưng quên ngôn từ; sự hiểu biết cả hai nhưng không thấu suốt; hiểu biết chúng lộn xộn; và hiểu biết chúng sai lạc. Những cách thức này cũng phải loại bỏ vào lúc ta nhận lãnh các giáo lý.

Khi nhận lãnh các giáo lý, ta cần cố gắng ngồi một cách khiêm tốn, lắng nghe với một tâm thức mở rộng. Bốn nhận thức cần được củng cố. Đó là nghĩ tưởng chính các bạn như người bị bệnh; nghĩ tưởng Pháp như thuốc men; nghĩ tưởng bậc thiện tri thức như một bác sĩ thiện xảo; và nghĩ tưởng sự thực hành như cách thức để bình phục.

Hơn nữa, khi lắng nghe giáo lý các bạn cần nỗ lực phát khởi sáu ba la mật, đó là sự bố thí, giới luật, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ, sự thấu suốt siêu việt.

Theo truyền thống, ngay trước khi giáo lý được ban cho, một nhạc khí triệu tập các người học Pháp lại. Khi nghe âm thanh, họ lập tức nhận ra nó như một biểu thị của Pháp. Các khí cụ được dùng là những cồng chiêng, gậy gỗ, vỏ ốc, chuông, và ngay cả những hòn đá. Khi âm thanh đầu tiên được nghe thấy, nếu sự hoan hỉ phát sinh trong tâm thức ta, thì chỉ duy điều này đã có thể giải tan được những tích tập tiêu cực của nghiệp trong nhiều đời.

Tối nay, tôi đã quyết định bắt đầu các giáo lý về sáu bardo, sáu trạng thái trung gian. Sự thấu hiểu các bardo này thì đặc biệt quan trọng vào giây phút quyết định của đời các bạn, là lúc các bạn chết. Chỉ có một cách thức để chuẩn bị cho giây phút các bạn chết và đó là bằng thực hành tâm linh. Không có cách nào khác. Các giáo lý về sáu bardo là các khám phá terma được đem tới thế giới này bởi Terton Karma Lingpa, một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của Tây Tạng. Karma Lingpa sanh khoảng năm trăm năm trước ở Kongpo, Tây Tạng. Ngài là một bậc chứng ngộ vĩ đại không thể nghĩ bàn. Các khám phá về sáu bardo này đến trực tiếp từ Đức Phật Vajrasattva, đến Đức Vajrapani (Kim Cương Thủ), rồi tới Guru Rinpoche, và cuối cùng tới Karma Lingpa.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Theo truyền thống, giáo lý này được phân làm ba phần. Giai đoạn khởi đầu được gọi là thiện hạnh vào lúc bắt đầu. Các giáo lý chính là thiện hạnh ở khoảng giữa. Các giáo huấn cuối cùng là thiện hạnh vào lúc kết thúc. Chúng ta đã đi được những bước chuẩn bị cho thiện hạnh vào lúc bắt đầu, và những bước đó đang duy trì động lực thanh tịnh, sự tẩy trừ tà kiến, tri giác về vị thầy tâm linh và bản thân ta trong cái nhìn linh thánh trong khi thọ nhận các giáo lý. Thiện hạnh vào lúc bắt đầu liên quan tới việc chế ngự tâm thức ta khiến ta được thư thản và cởi mở trước các giáo lý. Bản thân các giáo lý là thiện hạnh vào lúc giữa và cho phép ta đi tới một kết luận dứt khoát mà trong trường hợp này sẽ có nghĩa là hoàn toàn thấu hiểu sáu bardo. Cuối cùng, thiện hạnh vào lúc kết thúc bao gồm các thực hành giúp phân biệt rõ ràng giữa luân hồi sinh tử và niết bàn, bằng cách ấy, nó chuẩn bị cho chúng ta đối với sự chuyển tiếp từ đời này sang đời sau.

Việc tiếp cận cái chết của ta thì giống như bắt gặp khuôn mặt chính mình trong một tấm gương. Chúng ta là ai, đó là cái được phản chiếu ở đấy vào lúc đó. Những gì chúng ta sẽ mang theo ta là công đức chúng ta đã tích tập và điều này sẽ tùy thuộc ở các giáo lý ta đã từng thọ nhận và thực hành trong suốt đời ta. Sự quý báu của việc nhận lãnh các giáo lý như thế không bao giờ có thể bị đánh giá thấp. Chúng tuyệt đối cần thiết trong việc chuẩn bị sự chuyển tiếp từ đời này sang đời sau. Nếu các bạn đã nhận lãnh các sự truyền Pháp đúng đắn và đã thực hành chúng trong đời các bạn, thì các bạn sẽ được chuẩn bị để đi vào bardo, trạng thái trung gian. Các bạn sẽ không tái sinh trong các cõi thấp mà sẽ có thể hướng tâm thức các bạn tới các trạng thái tái sinh cao hơn như các cõi người và trời. Nếu các bạn tái sinh cao hơn, các bạn vẫn còn bị mắc kẹt trong vòng sinh tử và vì thế thật lý tưởng là các bạn cần nỗ lực để đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Các giáo lý về sáu bardo mô tả chính xác điều gì xảy ra trong mỗi giai đoạn mà chúng ta trải qua và làm thế nào để chuẩn bị cho các sự chuyển tiếp này.

Các giáo lý về sáu bardo là những cách đối trị hữu hiệu cho những ai bị ám ảnh bởi sự sân hận tham muốn và si mê ghê gớm, là ba độc. Đối với những người bị ba độc thiêu đốt đó, những giáo lý này là những đối trị hữu hiệu. Chúng cũng là những đối trị mạnh mẽ cho những ai khinh xuất đối với các cam kết và hứa nguyện mà họ đã thực hiện, cho những người có tính tự-quy và chỉ quan tâm tới những hoàn cảnh của riêng họ, chỉ nghĩ tới hạnh phúc cá nhân trong khi làm hại những người khác. Những giáo lý này là các đối trị hữu hiệu đối với các chướng ngại trên con đường tâm linh.

Các giáo lý về sáu bardo đã được truyền xuống qua một dòng truyền thừa không đứt đoạn của sự truyền dạy tâm linh cho tới ngay giây phút này và đã chịu đựng thử nghiệm của thời gian. Những giáo lý này cung cấp các phương pháp chuẩn bị cho những đời sau của các bạn, cũng như cho giai đoạn chuyển tiếp giữa đời này và đời sau. Chúng là các giáo huấn trực chỉ tinh túy.

Một cách lý tưởng, các giáo lý về sáu bardo cần được ban cho trong một khung cảnh nơi vị thầy và các đệ tử gặp gỡ mỗi sáng vào lúc tám giờ, tạm ngưng khoảng giữa trưa tới hai giờ, rồi lại tiếp tục lúc hai giờ và kéo dài tới khoảng sáu giờ, liên tục theo cách này mỗi ngày trong khoảng một trăm ngày. Đó là cách tôi dạy giáo lý này ở Tây Tạng vì đề tài rộng lớn và đòi hỏi sự soạn thảo thật công phu. Trong quá khứ, dân Tây Tạng đã đeo túi đựng nhiều đồ dự trữ cột chặt vào ngực và vượt qua những quãng đường thật xa để nghe Pháp. Họ có thể du hành nhiều tuần hay nhiều tháng để tìm một vị đạo sư có phẩm chất mà từ ngài họ có thể nhận lãnh các giáo lý thuộc loại này. Giáo Pháp rất khó được thọ nhận. Chúng cực kỳ quý giá và thật hi hữu mới gặp được một vị thầy nắm giữ những dòng truyền thừa này và đang ước muốn truyền dạy giáo lý.

Các bạn thật may mắn được tiếp đón nhiều đại lama. Các ngài đã đến đây bởi các ngài muốn giảng dạy Pháp và giúp đỡ các bạn. Các ngài đã đi thẳng vào cửa chính của các bạn. Đó là một tình huống duy nhất. Ở Tây Tạng thì không bao giờ như thế. Có đến mười ngàn người có thể tham dự các buổi giảng Pháp ở Tây Tạng. Ở Mỹ, rất ít người đến nghe Pháp. Điều này dường như rất lạ lùng vì ai nấy đều phải chết và tuy vậy rất ít người quan tâm tới việc chuẩn bị cho thời điểm thực sự là giây phút quan trọng nhất trong đời họ. Ở đây có vẻ không có một mối quan tâm mạnh mẽ với Pháp. Người ta quan tâm chút ít và có thể muốn học hỏi nhưng Pháp không thực sự đi vào trái tim họ. Mặc dù Pháp là cái gì chân chính và quý giá như vàng, nhưng nó đã không được nhận biết như thế. Các bạn có may mắn to lớn được nghe Giáo Pháp, tuy nhiên tâm thức các bạn không hoàn toàn thấu hiểu tầm quan trọng của nó. Trong đời các bạn, không có gì quý báu hay quan trọng hơn việc học Pháp, thực hành Pháp và nhận thức rõ rằng vị thầy có khả năng ban cho các bạn món quà to lớn nhất mà các bạn sẽ thọ nhận mãi mãi. Các bạn nên hiểu rằng Pháp là một chất cam lồ quý giá và khi có được một cơ hội để nghe Pháp, các bạn nên thấu hiểu rằng một cơ hội như thế thì hiếm hoi thế nào. Tôi để ý rằng những người phương Tây hạn chế thời gian thực hành và học Pháp chỉ trong ít giờ mỗi tuần. Như thế, thời gian còn lại để làm cái gì? Cũng vẫn chuyện cũ như vậy. Mọi người nói chung bị lôi cuốn trong sự vô minh luẩn quẩn và việc thâu hoạch vật chất.

Chỉ riêng các giáo lý bardo đã chiếm gần năm trăm trang và vì thế tôi không có thời gian để dạy rộng rãi như tôi mong muốn, nhưng tôi muốn tất cả các bạn hiểu rằng thật quan trọng phải tránh tái sinh trong các cõi thấp. Điều tối quan trọng mà các bạn có thể làm trong đời này là thực hành Pháp để các bạn có thể đạt được giải thoát khi các bạn giã từ cuộc đời này. Đó là con đường mà tôi muốn chỉ cho các bạn.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bây giờ, chúng ta vẫn còn vấn đề thuộc đức hạnh lúc ban đầu hay các sự chuẩn bị tiên quyết. Các chuẩn bị này cần phải xem xét lại trước bất kỳ thực hành nào bởi chúng giúp điều phục tâm thức chúng ta. Bốn suy niệm, hay các sự chuẩn bị tiên quyết, thì chung nhất đối với tất cả các thừa của Phật Pháp. Chúng chung nhất đối với kinh, luận, luật, con đường Bồ tát, các phái Mật thừa gồm kriya, upa và yoga, và các nội phái gồm maha, anu và ati nói theo thứ tự. Nói chung, tất cả các thực hành bắt đầu với bốn suy niệm xoay chuyển tâm ta hướng về Pháp. Suy niệm thứ nhất là về sự tái sinh làm người quý báu thì khó đạt được, một sự tái sinh với tám sự tự do và mười đặc ân cho phép ta thực hành Pháp và đạt được giải thoát trong một đời. Suy niệm thứ hai là về sự vô thường của cuộc đời. Suy niệm thứ ba là về chân lý không thể sai lạc của luật nhân quả, ám chỉ chung về nghiệp. Suy niệm thứ tư là về nỗi khổ của sinh tử.

Ta không thể thực hiện một thực hành Phật giáo mà không có các sự chuẩn bị tiên quyết bởi lẽ con đường Phật giáo có nền tảng là một tâm thức từ bỏ sinh tử. Không có sự từ bỏ thì không thể tiến bộ trên con đường. Một hành giả phải thấu hiểu rõ ràng rằng bản chất của sinh tử là đau khổ và nó không là gì khác hơn sự đau khổ này.

Ta phải hiểu rõ tại sao sự tái sinh làm người này thật quý báu và khó đạt được. Suy niệm thứ hai là về sự vô thường. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và đến không lời cảnh báo. Từ lúc thụ thai, sự có thể xảy ra của cái chết đã xuất hiện. Sự sinh ra trong sinh tử chỉ dẫn tới cái chết. Đây là một sự thật, chứ không phải một cố gắng để được bệnh hoạn. Một trẻ sơ sinh có thể chết trong thai hay lúc sinh ra. Một đứa trẻ hay thanh niên trẻ trung cũng có thể chết. Chúng ta thường nghĩ mình sẽ sống tới bảy mươi hay tám mươi, nhưng không có gì bảo đảm cho điều đó. Không ai biết được đời mình sẽ kéo dài bao lâu. Giây phút cái chết của chúng ta và những tình huống chung quanh điều đó thì không chắc chắn. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể sẽ chết sau tuổi năm mươi. Sự suy niệm về lẽ vô thường của cuộc đời thì ích lợi trong việc có được một nhận thức sâu sắc về sự phải chết của các bạn, thay vì tin tưởng một cách thơ ngây rằng các bạn sống mãi.

Suy niệm thứ ba là về định luật nghiệp báo. Đây là một định luật đơn giản được Đức Phật giảng dạy. Một nguyên nhân đạo đức sinh ra một kết quả đạo đức : sự tái sinh như một vị trời hay người. Một nguyên nhân vô đạo đức sinh ra một kết quả vô đạo đức : đó là sự tái sinh trong ba cõi thấp. Nếu ta tích tập đức hạnh thì không thể không được hạnh phúc như một kết quả. Nghiệp thì bất biến. Các hạt giống các bạn đã gieo sẽ kết thành quả. Điều này không thay đổi. Bản tánh của lửa là nóng. Bản tánh của nước là ướt và lạnh. Phẩm tính của một yếu tố (đại) không biến đổi. Sự tích tập đức hạnh sẽ không bao giờ sinh ra đau khổ vì bản tánh của đức hạnh là đem lại hạnh phúc. Sự tích tập ác hạnh sẽ không bao giờ đem lại hạnh phúc vì bản chất của ác hạnh là đau khổ. Các hành động tiêu cực sinh ra đau khổ. Các hành động tích cực sinh ra hỉ lạc. Đây là một định luật căn bản. Học giả vĩ đại Shantideva đã nói : “Bởi mắc phạm các hành động xấu ác, mặc dù tôi có thể ước muốn hạnh phúc, bất kỳ tôi đến nơi đâu tôi sẽ hoàn toàn bị đánh bại bởi những vũ khí của đau khổ gây nên bởi cuộc đời xấu xa của tôi.”

Suy niệm thứ tư là về nỗi đau khổ của vòng sinh tử. Khi nghĩ tưởng về vòng sinh tử các bạn cần thấu hiểu rằng nó trải rộng toàn bộ từ những đỉnh cao của đời sống xuống tới các địa ngục thấp nhất và bao gồm mọi sự trong đó. Con người ở trong dục giới và cần những thứ nào đó để sống còn. Chúng ta cần thực phẩm và y phục. Chúng ta không thể chịu đựng sự bị lạnh lẽo hay đói khát. Chúng ta cần trải nghiệm hạnh phúc vì chúng ta không thể chịu đựng đau khổ. Chúng ta là những tạo vật của dục giới. Trong cõi giới của chúng ta và trong toàn bộ vòng sinh tử, bản chất nền tảng là sự đau khổ. Vào lúc chấm dứt, kết quả sau cùng của sự hiện hữu này sẽ là chịu đau khổ. Có ba loại đau khổ : nỗi đau khổ vì sự biến đổi, đau khổ vì đau khổ và nỗi đau khổ đa hợp.

Có hai suy niệm được thêm vào. Suy niệm thứ năm suy tưởng về các lợi lạc của sự giải thoát. Sự giải thoát trên con đường của Phật giáo có thể xảy ra nhờ sự thực hành các phương pháp có liên hệ với bất kỳ cái nào trong chín thừa. Tất cả các Thanh Văn, Phật Độc Giác và Bồ Tát sẽ thành tựu sự giải thoát vào thời điểm thích hợp. Mọi con đường được Đức Phật giảng dạy cuối cùng đều dẫn tới trạng thái giải thoát. Trạng thái giải thoát, Phật tánh, thì thoát khỏi đau khổ. Nó là một trạng thái an bình và hạnh phúc.

Để đạt được giải thoát các bạn cần có một bậc thầy hay người dẫn dắt tâm linh. Đây là suy niệm thứ sáu. Không có một vị thầy tâm linh, các bạn không thể biết được con đường và cũng không thể chuẩn bị cho đời sau. Các bạn sẽ không thể hiểu được bất kỳ điều gì về Pháp, ngay cả một chữ. Các bạn được hướng dẫn vào con đường đưa tới giải thoát nhờ ân huệ của vị thầy tâm linh của các bạn. Nhờ việc lắng nghe các giáo lý, suy niệm và thiền định về chúng, các bạn có thể đi lên các cấp bậc của sự phát triển và đạt tới giải thoát, sau cùng có khả năng để dẫn dắt tất cả chúng sinh tới cùng một trạng thái rốt ráo đó. Có được một vị thầy tâm linh có phẩm tính thì giống như có một phi công cực kỳ thiện xảo để lái máy bay hay một bác sĩ khám phá ra một cách kỳ diệu cách chữa trị mọi bệnh tật. Một bậc thầy tâm linh chân thật biết đích xác điều gì cần dạy để các bạn sẽ thấu hiểu cách thức tích tập đức hạnh dẫn tới giải thoát và xa lìa đau khổ. Một bậc thầy tâm linh chân thật có khả năng đưa đệ tử đến một hạnh phúc tạm thời trong đời này và đến một hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt đối khi họ từ giã cuộc đời. Khi các bạn tìm được vàng các bạn cho rằng mình đã tìm được cái gì quý báu. Việc tìm ra được một bậc thầy tâm linh là vật quý báu nhất mà các bạn sẽ luôn luôn bắt gặp. Các bạn cần nương tựa vào các vị dẫn dắt tâm linh chân thực và sử dụng tốt đẹp cơ hội để học hỏi với các ngài. Kết quả sẽ là hạnh phúc đích thực.

Các thực hành chuẩn bị thiết yếu thì cần thiết để điều phục tâm thức chúng ta. Trong vô số cuộc đời, tâm thức các bạn đã không thực sự xoay chuyển về Pháp và bởi điều này mà các bạn tìm thấy chính mình trong tình huống hiện tại của các bạn, không hiểu rõ phải làm cách nào để tự giải thoát mình khỏi nỗi đau khổ. Các bạn đã thực sự không thành tựu điều các bạn muốn trong con đường này. Tâm thức các bạn thì giống như một cánh đồng đầy đá sỏi và mặc dù các bạn thích gieo trồng một vụ mùa và gặt hái một kỳ thu hoạch thích đáng, đem lại các phẩm tính giác ngộ của các bạn, nhưng mặt đất đã không được vun trồng một cách đúng đắn. Có quá nhiều sỏi đá và những vật chướng ngại cần được loại bỏ. Đây là những gì các thực hành chuẩn bị tiên quyết làm việc với. Chúng điều phục tâm thức các bạn để các bạn có thể quay về con đường tâm linh một lần và mãi mãi, nó lần lượt chuẩn bị cho các bạn đối với các thực hành và giáo lý thực sự. Vào lúc đó, cánh đồng đã sẵn sàng. Khi cánh đồng đã được chuẩn bị đúng đắn thì các hạt giống được gieo trồng sẽ gặt hái một mùa thu hoạch. Khi cánh đồng tâm thức của ta đã được thuần hóa, khi động lực của ta trong sạch, khi các ác hạnh to lớn đã bị tẩy trừ, thì chúng ta sẵn sàng để nhận lãnh giáo lý.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

CHƯƠNG 2
CÁC SỰ CHUẨN BỊ THIẾT YẾU


Ba bardo thứ nhất mà chúng ta sẽ thảo luận là ba bardo mà chúng ta có thể làm việc với trong đời này. Cái đầu tiên được gọi là Bardo Đời Này, nó tương tự như một con chim sẻ đi vào tổ của nó. Thứ hai là Bardo Thiền định tương tự với một đứa trẻ lạc loài lần đầu tiên được gặp cha hay mẹ nó. Thứ ba là Bardo Trạng thái Mộng tương tự như việc thắp một ngọn nến hay đèn bơ trong một căn phòng tối. Nếu các bạn có thể chứng ngộ trạng thái tỉnh giác nội tại trong mỗi một của những bardo này trong đời các bạn, thì các bạn sẽ được chuẩn bị cho các trạng thái trung gian theo sau. Điều quan trọng là ghi nhớ trong tâm rằng thật khó gặp được Pháp ở đây và cho dù các bạn có thể tiếp xúc với nó, các bạn có thể không sẵn sàng đối với việc đó. Điều này giống như một em bé chưa từng nghe nói các vấn đề cao siêu cần phải được giáo dục từ từ.

Một trong các kỹ thuật mà tôi sẽ đưa ra trong các buổi thảo luận tiếp theo là phowa, sự chuyển di tâm thức vào lúc chết. Đây là một thực hành quan trọng cho những ai không có cơ hội thực hành nhiều trong đời họ. Pháp phowa chuẩn bị cho các bạn đối với lúc chết. Có nói rằng chỉ nhờ nghe danh hiệu Đức Phật A Di Đà, suối nguồn của dòng truyền thừa phowa, mà lợi lạc to lớn được thọ nhận. Ngay cả một người với ác nghiệp to lớn cũng có thể đạt được giải thoát nhờ phowa. Đây là một kỹ thuật mà tôi muốn dạy các bạn. Nếu các bạn thành công trong thực hành phowa của các bạn, nó sẽ giảm bớt sự có thể phải tái sinh trong các cõi thấp.

Ở Tây Tạng, là nơi hầu hết dân chúng là các hành giả Phật giáo, khi có người chết, các vị sư và lama được mời đến để cử hành các buổi lễ nhân danh người qua đời trong bốn mươi chín ngày. Thời kỳ chuyển tiếp giữa cái chết và đời sau thường được tin là kéo dài trong khoảng thời gian đó. Các buổi lễ được cử hành trong thời gian đó và nhiều sự cúng dường được thực hiện nhân danh người chết. Mười ngàn ngọn đèn bơ có thể được dâng cúng hoặc một ngàn lá cờ cầu nguyện và v.v... Nhiều thực hành được tiến hành vào lúc chết để giúp cho việc dẫn dắt người chết qua giai đoạn chuyển tiếp. Nếu người chết đã nhận các giáo lý bardo là sự giải thoát nhờ sự nghe trong đời họ, thì các đạo sư sẽ tụng đọc các giáo lý đó trong thời kỳ chuyển tiếp bốn mươi chín ngày. Việc này trợ giúp để giải thoát những người chết vì các tập quán của đời trước của họ đã chín mùi trong tâm thức họ. Cực kỳ quan trọng phải chuẩn bị cho lúc chết trong khi các bạn còn sống và có thể làm điều đó. Nếu các bạn quen thuộc với phowa và thành tựu nó trong đời này thì vào lúc chết, nó có thể được sử dụng để thành tựu sự giải thoát.

Khi các bạn đi ngủ vào ban đêm, các bạn có thể có nhiều giấc mơ đôi khi có thể khiếp hãi và có lúc thì vui sướng. Vào lúc chết, sẽ không như thế. Nếu các bạn không chuẩn bị thì nó sẽ là một kinh nghiệm chẳng vui thú chút nào. Nếu các bạn đã tích tập ác hạnh trong các đời quá khứ cũng như trong đời này, thì chắc chắn các bạn sắp có khó khăn to lớn và sắp kinh nghiệm nỗi đau khổ ghê gớm. Nếu các bạn không từng nhận lãnh các Giáo Pháp và không thực hành chúng, thì đơn giản là các bạn sẽ không biết phải làm gì. Sau khi nhận các giáo huấn về phowa, các bạn cần phải thực hành. Điều này bao gồm các sự trì tụng và thiền định. Các bài trì tụng này có thể được thực hiện bằng Anh ngữ. Các bạn phải chuẩn bị tâm các bạn vì sẽ không vui thú đâu. Tôi mong ước nó sẽ vui vẻ. Bản thân tôi không muốn sợ Thần Chết nhưng tôi thực hành bởi vì có một đời sau, và vào lúc chết tâm không bốc hơi như nước hoàn toàn biến mất một cách đột ngột. Tâm không như một ngọn lửa có thể bị dập tắt. Tâm hay ý thức là một tiếp nối tương tục. Nếu ta không được chuẩn bị cho cái chết của mình thì tâm ta sẽ tiếp diễn trong bardo, ở đó nó sẽ bắt gặp những kinh nghiệm khó khăn và không vui thú. Nếu các bạn đã thực hành Pháp, các bạn sẽ trải qua trạng thái chuyển tiếp này trong một cách thế tương đối an bình, tái sinh trong một cõi giới cao. Nếu các bạn thực sự thành tựu Pháp các bạn sẽ được giải thoát, chứng ngộ trạng thái Dewachen, Cõi Cực Lạc. Điều đó thật khó. Các bạn sẽ phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc ấy. Nếu các bạn không từng thực hành Pháp, các bạn sẽ trải qua nỗi đau khổ ghê gớm và có thể tái sinh trong các cõi thấp. Để né tránh điều đó, các bạn cần thọ nhận các giáo lý, thực hành và tự chuẩn bị. Nếu các bạn đã được chuẩn bị thì không thể tái sinh trong các cõi thấp. Các bạn sẽ không rơi trở lại vào cõi sinh tử một cách dễ dàng. Đây là điều cho ta thấy sự thực hành thì hữu hiệu ra sao. Nó giống như đi trên một máy bay phóng thẳng tới đích mà không quay trở lại, một cú bay trực tiếp. Các bạn sẽ không bao giờ trở lại ba cõi thấp nữa.

Suối nguồn của dòng truyền thừa phowa là Đức Phật Pháp Thân A Di Đà, đấng xuất hiện trong hiển lộ Báo Thân là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), và đấng đến thế giới này trong hiển lộ Hóa Thân là Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh). Đức Padmasambhava truyền các giáo lý này cho một trong hai mươi lăm đệ tử của ngài là dịch giả Lu’i Gyaltsen, là vị sau đó hóa thân là Karma Lingpa. Karma Lingpa truyền chúng cho con trai ngài, và chúng lần lượt được truyền cho cháu ngài. Những giáo lý về các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ được phân chia thành giai đoạn phát triển và giai đoạn thành tựu. Giai đoạn phát triển bao gồm nhiều sadhana trong khi giai đoạn thành tựu chủ yếu chú tâm tới sáu bardo.

Như tôi đã đề cập đêm trước, ngài Karma Lingpa sinh ở Khongpo, Tây Tạng, khoảng năm trăm năm trước. Ngài đã khám phá terma này trước mặt nhiều nhân chứng. Đây là một terma đất và liên quan tới các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ bắt nguồn từ Đức Phật nguyên thủy Samantabhadra (Phổ Hiền) và năm bộ Phật. Chính trong các giáo lý bardo này, Đức Vajrasattva là bậc thầy và bổn tôn chính nhưng điều đó cần được hiểu là ngài tượng trưng cho tinh túy của tất cả các bổn tôn hòa bình và phẫn nộ, năm bộ Phật và Đức Phổ Hiền. Đức Vajra-sattva là một hiển lộ Báo Thân. Ngài màu trắng và được tô điểm với mười ba đồ trang sức và y phục của một bổn tôn Báo Thân. Ngài là hiện thân của sự hỉ lạc hay viên mãn. Ngài cầm một cái chày kim cương trong bàn tay phải ở ngang trái tim và một cái chuông trong bàn tay trái ở ngang hông. Có nói rằng chỉ bằng cách nghe danh hiệu Đức Vajrasattva cũng đem lại những ân phước lớn lao, ngay cả những người bị thúc đẩy bởi sân hận có những khuynh hướng tái sinh trong cõi địa ngục cũng sẽ được giải thoát khỏi các thiên hướng về nghiệp của họ. Nếu họ có đức tin, họ sẽ được giải thoát trong cõi thuần tịnh của Đức Phật Vajrasattva, Cõi Hỉ Lạc Hiển lộ.

Tôi đã được thỉnh cầu dạy bardo trong sáu ngày. Thông thường, nếu như các giáo lý này được truyền dạy trong hình thức cô đọng nhất của chúng, sẽ phải mất bốn mươi chín ngày tương ứng với giai đoạn bốn mươi chín ngày sau khi chết, trong thời gian này tâm thức ta thường du hành trong trạng thái trung ấm. Trạng thái đó là gì? Đó là trạng thái sau khi chết khi tâm thức tách khỏi xác và lang thang, tìm kiếm một thân xác, có vô số kinh nghiệm tương tự một người lang thang kinh nghiệm trong trạng thái mộng mỗi đêm. Lang thang là một từ tuyệt vời cho loại kinh nghiệm này vì nó là một cảm thức khá vô định, đi đó đi đây, không thực sự có bất kỳ mục đích nào. Tâm thức bị thúc đẩy bởi các gió nghiệp và đối với hầu hết chúng sinh điều đó đem lại đau khổ.

Ở Tây Tạng, khi người nào đó đang hấp hối, một lama được mời đến bên giường người ấy để cử hành pháp phowa. Sẽ lợi ích khi mời một lama có mối liên hệ thân thiết với người hấp hối, được người ấy tin cậy. Đôi khi hai vị lama được mời đến. Và trong những trường hợp mà một gia đình có thể làm được điều đó, nhiều lama và các nhà sư được thỉnh đến để cử hành các buổi lễ vào lúc chết và suốt thời gian bốn mươi chín ngày sau đó. Các buổi lễ rất quan trọng được cử hành liên quan tới giai đoạn chuyển tiếp này, tất cả chúng được lấy ra từ sự khám phá terma về sự giải thoát nhờ sự nghe này. Các lama có trách nhiệm đối với việc xử lý tử thi. Ở Tây Tạng không có tục lệ hỏa thiêu tử thi. Thay vào đó, nó được đem đến một nơi riêng biệt, sự thực hành Chošd được tiến hành, và các con chim kên kên được mời đến dự tiệc trên các thi hài. Đây là một quang cảnh ngoạn mục để nhìn ngắm. Tất cả các nghi lễ được cử hành nhân danh người chết là các khía cạnh bên ngoài của sự giải thoát nhờ sự nghe.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khía cạnh bên trong của sự giải thoát nhờ sự nghe là việc thực hành thực sự mà người chết đã thành tựu trong đời họ. Hơn nữa, điều cực kỳ quan trọng là phải thực hành các giáo lý này bởi vì không có việc tu tập này, các bạn không có ý niệm về nơi các bạn đang đến khi bạn chết. Các bạn rất có thể đi vào các cõi thấp nhưng các bạn không có khả năng để biết điều này. Một ít người sẽ đi đến Cõi Cực Lạc mà không có sự chuẩn bị nào. Một số sẽ đi thẳng xuống các cõi địa ngục. Vì không có sự bảo đảm nên dường như hoàn toàn hợp lý khi chuẩn bị cho giây phút đó trong khi các bạn còn có cơ hội.

Mỗi đêm chúng ta đi ngủ và trước khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, các giấc mơ xảy ra, nó là một kinh nghiệm tạm thời. Đây là một sự tương đồng hảo hạng đối với kinh nghiệm bardo khi chúng ta giã từ đời này, cho tới lúc tâm thức thành công trong việc gặp được thân kế tiếp của nó và chúng ta có một tái sinh mới, đó là trạng thái trung ấm trong đó tâm thức phải lang thang vơ vẩn. Kinh nghiệm này có thể rất khủng khiếp. Trừ phi chúng ta chuẩn bị cho trạng thái trung ấm này, còn không sẽ là nỗi đau khổ to lớn. Các bạn sẽ không bao giờ tìm thấy bất kỳ điều gì quan trọng để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp ấy trong đời này hơn là Pháp. Khi tôi nhìn xung quanh và thấy tất cả các bạn nỗ lực chờ đợi để nhận các giáo lý về sáu bardo, điều ấy thực sự đáng kinh ngạc. Tất cả các bạn hết sức may mắn có được cơ hội nhận lãnh các giáo lý này và thật cởi mở khi nghe và thực hành chúng. Tôi cảm thấy thực sự chắc chắn là không ai trong các bạn sẽ phải tái sinh trong các cõi thấp. Điều ấy khiến tôi rất sung sướng nhưng tôi muốn khuyến khích các bạn cần có lòng sùng mộ mãnh liệt, giữ samaya trong sạch, và ghi nhớ rằng mặc dù có những việc nào đó mà các bạn phải thực hiện trong đời này chẳng hạn như tạo nên một đời sống tươm tất và sống một cách thoải mái, điều quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị cho lúc chết.

Cho dù có thể các bạn không tin tưởng tôi và sẽ không thực sự tin tôi cho tới khi giây phút ấy đến với các bạn, có đó một bardo và có một Thần Chết, Shinje Chokyi Gyalpo, ông ta đến viếng các bạn vào lúc các bạn chết. Thần Chết sẽ ở đó để giúp các bạn đánh giá các tích tập về nghiệp của các bạn và vào lúc đó các bạn sẽ hiểu rõ ràng các bạn là ai và tình trạng nguy nan của các bạn ra sao. Khi nói điều này tôi có cảm tưởng là các bạn có thể không hoàn toàn tin tưởng tôi. Hãy tin tôi, có một Thần Chết sẽ đến thăm các bạn, nghiệp của các bạn sẽ được cân đo, có một bardo, và có các cõi thấp. Những điều này thì thật như kinh nghiệm về việc đang có mặt ở đây tối hôm nay. Nó cực kỳ khủng khiếp và ghê sợ, và cho tới khi giây phút ấy đến, các bạn vẫn sẽ không tin nó. Nhưng khi lúc ấy tới, các bạn sẽ cảm thấy hối tiếc ghê gớm vì cho dù các bạn không ưa thích Pháp trong đời mình, các bạn phải cần đến nó vào lúc các bạn chết. Vì thế, tại sao bây giờ không ưa thích nó và thực hành nó một khi các bạn có cơ hội để làm điều đó. Vào giờ chết của các bạn, các bạn sẽ bị tràn ngập bởi sự ân hận và những giọt nước mắt sẽ tuôn ra trong đôi mắt các bạn. Thậm chí các bạn có thể ngất đi vì sợ hãi và hối tiếc. Hẳn là khôn ngoan khi làm điều nào đó về Pháp ngay bây giờ và hãy tin tôi là không có điều gì tốt đẹp hơn mà các bạn có thể làm cho chính các bạn.

Bây giờ chúng ta bắt đầu với các giáo huấn chuẩn bị cho sáu bardo. Có hai phần : điều phục tâm và tịnh hóa dòng tâm thức của ta. Các bạn cần hiểu rằng bản tánh của sinh tử là đau khổ. Nếu các bạn không hoàn toàn thấu hiểu nỗi khổ của sinh tử, thì tâm các bạn sẽ không từ bỏ sự tham luyến với sinh tử và sẽ tiếp tục tái sinh trong vòng sinh tử. Sẽ có một khuynh hướng muốn quay đầu lại. Phương pháp để phong tỏa lối vào sinh tử là hiểu rõ bản chất của nó, các cạm bẫy và đau khổ của nó, và đối mặt trực tiếp với thực tại đó.

Một phương pháp để làm việc với điều này là thực hành ở một nơi hoàn toàn khó chịu. Trong bản văn có nói, ta nên đi tới một nơi không có các tiện nghi. Có lẽ các bạn có thể đi tới một túp lều cũ đổ nát chẳng hấp dẫn tí nào, không có chút tiện nghi hay bất kỳ vẻ lôi cuốn nào. Một nơi bị bỏ mặc không chăm sóc và cỏ mọc tràn lan. Ở một nơi như thế các bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn cô độc một cách tự nhiên. Loại nơi chốn này thật lý tưởng để cử hành thời khóa đầu tiên của thực hành này được thực hiện như một cuộc nhập thất. Cách khác có thể làm là thực hành trong một nghĩa địa là nơi có những thứ thường xuyên nhắc nhở về cái chết và sự vô thường, hay một nơi có các tử thi nằm lộ thiên mặc dù điều đó có thể hơi khó thực hiện ở xứ này. Nếu các bạn có thể nhìn thấy các tử thi thối rữa hay các thú vật hoang dã, đe dọa, đó sẽ là một kinh nghiệm khủng khiếp. Thịt da rữa nát của một xác chết và các quang cảnh khiếp hãi khác sẽ dùng như một điều nhắc nhở về lẽ vô thường và cái chết cũng như về các lợi lạc của Pháp. Theo cách này, ta sẽ phát triển một ước muốn mãnh liệt thực hành Pháp. Các bạn nên đi một mình tới một nơi như thế và hãy thực hành. Yogi vĩ đại Milarepa là một kiểu mẫu cổ điển của những người đã từ bỏ và thực hành ở những nơi chốn khủng khiếp.

Các bạn có thể hỏi : “Nỗi đau khổ mà chúng ta có ý định biết tới là gì?” Các bạn nên biết rằng bản chất của sinh tử là nỗi đau khổ toàn khắp ở đó chúng sinh kinh nghiệm sự đau đớn và hỗn loạn vĩ đại. Khi các bạn suy xét về sự nguy khốn của chúng sinh là những người muốn được hạnh phúc nhưng tuy thế phải tiếp tục chịu đau khổ trong sáu cõi, các bạn sẽ không cảm thấy điều gì ngoài lòng bi mẫn đối với họ. Nỗi khổ của chúng sinh này thì tương tự nỗi khổ mà các bạn sẽ kinh nghiệm một khi bị giam cầm trong một hầm lửa hay bị mắc kẹt vô hy vọng trong một cái chuồng với những con rắn độc. Có nhiều sự giống nhau trong bản văn gốc về những hoàn cảnh đau khổ khủng khiếp trong đó chúng sinh nhận ra thân phận chính mình bao lâu mà họ còn ở trong các cõi sinh tử. Đây là một nơi chốn của sự đau đớn và khốn khổ không thể chịu đựng nổi.

Các bạn cần suy tưởng về những cõi sinh tử khác nhau và nỗi khổ được kinh nghiệm trong những cõi đó. Và đặc biệt là các bạn nên tập trung vào nỗi khổ của ba cõi thấp là nơi không bao giờ có một giây phút hạnh phúc. Chỉ là đau khổ thôi. Thật ra, không bao giờ có chút hạnh phúc vĩnh cửu nào trong sinh tử. Hạnh phúc được kinh nghiệm ở đây thì nhất thời và ngắn ngủi. Chính trong đại dương đau khổ này mà tất cả chúng sinh trong sáu cõi tồn tại vào lúc này. Khi các bạn suy nghĩ về điều này, các bạn cần hiểu rằng nó hoàn toàn không thể chịu đựng nổi và hiểu rằng có điều gì đó phải được thực hiện.


Một khi các bạn đã củng cố sự xác tín này, các bạn bắt đầu sự thực hành thực sự bằng cách quán tưởng vị thầy gốc của các bạn trong không gian bên trên các bạn như một hiển lộ huyễn hóa với một sự biểu lộ hơi phẫn nộ, đeo sáu loại trang sức bằng xương, tay phải ngài cầm một cái móc bằng ánh sáng. Từ cái móc bằng ánh sáng này một tia sáng cầu vồng như-một sợi thừng đi vào tim các bạn. Vào lúc đó, cùng với đạo sư, các bạn được kéo lên Dewachen, Cõi Cực Lạc. Sau đó, các bạn lập tức xuất hiện như vị đạo sư với một cái móc bằng ánh sáng trong bàn tay phải của bạn và từ đó phát ra các tia sáng như-cầu vồng, tóm lấy trái tim của tất cả chúng sinh và làm cho họ hợp nhất với các bạn và đạo sư gốc ở Dewachen. Sau khi thiền định theo cách này một thời gian, sự thực hành thời khóa đầu tiên này hoàn tất.

Thời khóa thứ hai bao gồm sự suy niệm về bốn tư tưởng xoay chuyển tâm. Đó là sự tái sinh làm người quý báu, sự vô thường, nghiệp và các lỗi lầm của sinh tử. Như thế trước tiên, các bạn suy niệm sự tái sinh làm người quý báu này, nó khó mà có được như thế nào và các sự tự do cùng các đặc ân được liên kết với một sự sinh ra như thế ra sao. Khi các bạn nghĩ tưởng về sự sinh ra làm người quý báu này các bạn nên hiểu rằng đó là cái gì các bạn đã có được trong đời này và không có gì đảm bảo là các bạn sẽ lại gặp được những hoàn cảnh đó. Có ba khía cạnh để suy niệm về sự sinh ra làm người quý báu này. Nó được suy niệm qua những nguyên nhân, các ví dụ và các sự tính đếm. Những nguyên nhân chính để có được một sự sinh ra làm người quý báu là từ bỏ các sự tích tập ác hạnh, giữ giới hạnh trong sạch và bằng các sự cầu nguyện thiết tha.

Ta thường được nghe nói là việc được sự sinh ra làm người quý báu thì còn khó khăn hơn những may mắn của một con rùa bơi dưới đại dương và chỉ trồi lên một lần duy nhất trong một trăm năm, chui đầu vào một cái vòng vàng bị dập dình trên sóng và bị gió xô dạt. Việc này cực kỳ hi hữu và một sự sinh ra làm người quý báu thì còn khó có được hơn nữa. Ví dụ khác là việc có được sự sinh làm người thì hi hữu như thể ta ném các hạt đậu khô vào một bức tường và có một hạt được đứng thẳng lên. Điều ấy khó có thể xảy ra. Ví dụ khác là sự sinh ra đó thì khó có được như việc hạt mù tạt được ném vào một cây kim và chui vào lỗ kim. Việc này lại càng khó có thể được hơn. Có nói rằng việc có được một sự sinh ra làm người còn khó khăn và hi hữu hơn các ví dụ này.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Và sau đó chúng ta có sự tính đếm số chúng sinh. Đức Phật dạy rằng số chúng sinh trong các cõi địa ngục thì ngang bằng số hạt nguyên tử trong thiên hà này; chúng sinh trong cõi ngạ quỷ thì bằng số cát trên các bờ sông Hằng; chúng sinh trong cõi súc sinh thì bằng số lá cỏ trong thế giới; chúng sinh trong cõi trời ganh tị thì bằng số bông tuyết trong một trận bão tuyết. Khi các bạn nghĩ tưởng về số chúng sinh trong nhân loại là những người đã có được một sự sinh ra làm người quý báu có đủ tám sự tự do và mười đặc ân, thì quả thực số đó rất ít. Vì vậy các bạn phải nhận thức sâu sắc sự kiện là các bạn đã có được sự sinh ra làm người quý báu này, nó thì khó đạt được, và các bạn phải hiểu rằng nó thì vô thường. Thân xác này đã sinh ra và nó sẽ tan rã. Nó là cái mà các bạn phải từ bỏ. Mọi sự tụ hội phải tan rã. Mọi sự được lập nên phải sụp đổ. Sự sinh ra này với tám sự tự do và mười đặc ân là một cơ hội mà các bạn có thể không gặp lại được một lần nữa. Nó vô thường mà giây phút chết thì sắp xảy ra và sẽ đến không báo trước. Có được sự xác tín về điều này, hãy quán tưởng vị thầy gốc của các bạn trong không gian trước mặt các bạn. Ngài nói với các bạn : “Chao ôi! Sự tái sinh làm người quý báu này mà các con đã có được chỉ chắc chắn vào giây phút này. Nó vô thường và chóng vánh, khi nó mất đi, các con sẽ tái sinh trong các cõi thấp. Nếu các con không sử dụng cơ hội này để thành tựu Pháp thì không có gì chắc chắn là các con sẽ lại có được một cơ hội như thế. Nếu các con hỏi rằng cơ hội này có hi hữu không, hãy nhìn vào con số chúng sinh trong các cõi khác không có được một tái sinh như thế.” Đây là cột chống nhờ nó mà Phật quả được thành tựu.

Điều duy nhất có ý nghĩa để làm đối với các bạn là sử dụng đời các bạn để thực hành và thành tựu Pháp khiến các bạn có thể đạt được sự an bình và hạnh phúc vĩnh cửu. Lý tưởng nhất là các bạn nên thành tựu Pháp trong đời này và đạt được giải thoát. Còn nếu không, các bạn cần có sự xác tín rằng các bạn có thể được giải thoát khi các bạn từ giã đời này đi qua đời sau. Sự suy niệm này thì không khó như thế. Chỉ cần nhìn xung quanh, tự mình quan sát vô số chúng sinh trong cõi người và xét xem có bao nhiêu chúng sinh trong các cõi khác. Điều này cần gây hứng khởi cho các bạn để thực hành Pháp. Các bạn đã có may mắn tốt lành gặp được các bậc thầy và những vị hướng dẫn tâm linh bi mẫn có thể giúp đỡ các bạn trên con đường. Các bạn cần duy trì sự xác tín này cho tới khi tâm các bạn từ bỏ sự tham luyến sinh tử một cách thành công. Các giáo lý bardo nói vắn tắt về sáu sự chuẩn bị là các suy niệm cần đi trước các giáo lý thực sự và như tôi đã nói, chúng là các phương pháp để điều phục tâm. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy ngài Xá Lợi Phất và các đệ tử thân cận khác về sự tái sinh làm người này thì thật hi hữu và quý báu thế nào và đã dẫn ra những tính đếm về số chúng sinh từ cõi địa ngục cho tới những trạng thái hiện hữu cao nhất. Các bạn phải thiền định về những vấn đề này cho tới khi tâm xoay chuyển từ sinh tử hướng về Pháp.

Những thực hành chuẩn bị tiên quyết điều phục tâm này là các khám phá của Karma Lingpa. Chúng được ghi chép bởi Guru Mila Ozer và đã được niêm phong với dấu ấn của một sự khám phá kho tàng : “Sarva Mangalam! Cầu mong tất cả đều tốt lành!”

Trước khi đi tiếp đến các giáo lý thực sự và các thực hành của sáu bardo, các bạn cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc điều phục tâm. Các sự chuẩn bị gồm có các suy niệm thông thường bên ngoài đã được thảo luận và một khóa duy nhất về ngondro (quy y, Bồ đề tâm, Vajrasattva, sự tịnh hóa và guru yoga bao gồm sự nhận bốn quán đảnh). Sau khi nhận bốn quán đảnh, ta an trụ trong một trạng thái quân bình thiền định về bản tánh tỉnh giác nội tại của tâm, sau đó ta cầu nguyện với vị guru để sẽ không bao giờ xa lìa ngài. Vào lúc đó, theo truyền thống ta sẽ tụng những câu kệ chính về sáu bardo, chúng là các trì tụng ngắn dẫn vào từng bardo, tập trung trên sự thành tựu đặc biệt của từng bardo. Cả ngài Jamyang Khyentse Wangpo và ngài Karma Lingpa đều đã nhấn mạnh tới sự quan trọng của việc đặt các thực hành chuẩn bị và thời khóa ngondro duy nhất trước các thiền định được tìm thấy trong các giáo lý về sáu bardo.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

CHƯƠNG 3

BARDO ĐỜI NÀY VÀ BARDO THIỀN ĐỊNH


aaaaBardo đầu tiên được gọi là Bardo Đời Này. Bardo này bắt đầu khi hạt giống của cha và trứng của mẹ hợp nhất và qua sự hợp nhất đó tâm thức được đi vào. Đây là lúc thụ thai và chính trong giây phút đó mà đời sống bắt đầu. Tâm thức phát triển trong tử cung khoảng chín tháng mười ngày cho tới lúc sinh ra. Chúng ta ở trong Bardo Đời Này từ lúc sinh ra cho tới bardo kế tiếp của tiến trình chết.

Khi ở trong Bardo Đời Này, hai bardo khác xuất hiện. Chúng là Bardo Thiền định và Bardo Trạng thái Mộng. Bardo Trạng thái Mộng bắt đầu khi chúng ta rơi vào giấc ngủ và ta ở trong bardo này cho tới khi thức dậy. Bardo Thiền định tương ứng với thời kỳ trong đó chúng ta đang thực hành Mahamudra (Đại Ấn), Madyamika (Trung Quán) hay Dzogchen (Đại Viên Mãn). Trong khi thiền định, các bạn đang cố gắng hòa tâm bạn với tâm đạo sư và kinh nghiệm đó được nối kết với Bardo Thiền định. Thông thường, ta ngồi xuống để thực hành, dùng một khoảng thời gian nhất định để làm việc đó, hồi hướng công đức, và sau đó đứng lên và bắt tay vào các hoạt động khác của ta.

Sự thực hành theo lối này là một sự hiểu biết bên ngoài về Bardo Thiền định. Sự hiểu biết bên trong của bardo đặc biệt này siêu vượt mọi biên giới hay giới hạn của sự việc đó. Nó liên quan tới kinh nghiệm về các vọng tưởng và mối liên hệ đối với chúng của ta. Trong thực hành thiền định, ta có thể nhận ra khoảnh khắc giữa các niệm tưởng. Từ lúc niệm tưởng sau cùng chấm dứt, ngay trước khi bắt đầu của niệm kế tiếp, có một khoảng hở trong đó ta có thể kinh nghiệm bản tánh tỉnh giác nội tại của ta. Kinh nghiệm đó là ý nghĩa bên trong của sự ở trong Bardo Thiền định.

Điều quan trọng là phải chú ý tới khoảng hở giữa các niệm tưởng đó bởi vì trong khi các bạn an trụ trong kinh nghiệm tỉnh giác nội tại bẩm sinh này, thoát khỏi các tư tưởng hay ý niệm, thì các bạn ở trong Bardo Thiền định. Kinh nghiệm này thoát khỏi sự mê lầm và được kể đến như Bardo Thiền định tuyệt đối hay tối hậu. Nó là không gian hay khoảng hở giữa các tư tưởng hay các ý niệm. Trong ba bardo mà chúng ta sẽ thảo luận tối nay, cái quan trọng nhất là Bardo Thiền định. Nếu các bạn có thể thực hành thành công thiền định trong đời này, thì các bạn đang chuẩn bị cho chính mình sự giải thoát trong bất kỳ trạng thái bardo nào khác. Như thể là các bạn đã phải mãi mãi sống trong bóng tối và bất ngờ ánh sáng xuất hiện. Nếu các bạn tu tập tâm thức các bạn qua sự thiền định và có thể an trụ trong sự tỉnh giác nội tại, thì bản tánh tịnh quang của tâm bạn sẽ tỏa chiếu một cách tự do và càng lúc càng mạnh mẽ hơn khi các bạn thực hành. Nó là bản tánh căn bản của các bạn. Ban đầu, khi các bạn làm việc với sự thiền định này, có thể ở trong một cách thức hơi thông thường hay hơi thấp, rồi cuối cùng sẽ đến gần một mức độ trung bình, và sau rốt mức độ sẽ trở nên rất lớn lao. Theo cách này, Bardo Thiền định được thành tựu.

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng các thực hành thiền định này – và có nhiều thực hành liên quan tới sự chứng nghiệm Bardo Thiền định – phải được đi trước bởi các thực hành chuẩn bị tiên quyết. Ngay cả các bạn đang tu tập một thực hành Dzogchen rất sâu xa như Yeshe Lama, các bạn luôn luôn phải bắt đầu với các sự chuẩn bị tiên quyết. Nếu cái bình bất tịnh và đồ chứa tồi tệ thì chất liệu được đổ vào đó trong sạch như thế nào sẽ chẳng ăn nhằm gì. Cách thức khác của việc sử dụng nó là : thực hành chuẩn bị giống như tim đèn và các bạn không thể có một ngọn đèn bơ mà không có tim đèn. Cùng cách đó, các bạn không thể có một thực hành thiền định thực sự mà không có sự bắt đầu là các chuẩn bị tiên quyết. Guru Yoga là thực hành chuẩn bị tiên quyết thực sự đem xuống những sự ban phước. Rất quan trọng phải nhận bốn quán đảnh và bắt đầu sự thực hành của các bạn trong một trạng thái được ban phước bởi tâm đạo sư. Trong trường hợp đặc biệt này, sau khi đã nhận các ban phước của đạo sư, các bạn sẽ bắt đầu các thực hành được nối kết với sáu bardo.

Bardo Đời Này được nối kết với sự tự-giải thoát của nền tảng toàn khắp, nó cắt đứt những sợ hãi bên ngoài và bên trong giống như một con chim sẻ đi vào tổ của nó một cách không sợ hãi. Bardo Trạng thái Mộng được nối kết với sự tự-giải thoát khỏi vô minh giống như một ngọn nến được đốt lên trong bóng tối. Bardo Thiền định được nối kết với sự tự-giải thoát của giác tánh nội tại giống như một đứa con lạc loài tìm thấy mẹ nó. Bardo Vào lúc Chết được nối kết với “sự tự-giải thoát qua chuyển di tâm thức”, làm tỏ sáng điều tối tăm giống như di chúc sau cùng của một nhà vua. Bardo Pháp tánh có liên quan tới sự tự-giải thoát ngay trên cái thấy, và giống như một đứa con nằm trong lòng mẹ – đó là – có sự xác tín vào chính những tri giác của mình. Và, Bardo Trở thành được nối kết với “sự tự-giải thoát của hiện hữu hiện tượng” và giống như một đường hầm dẫn tới mục đích. Theo truyền thống, sáu bardo này được dạy theo thứ tự đó.

Tất cả chúng sinh trong sáu cõi được bao gồm trong Bardo Đời Này nó trải rộng tới ba mươi ba cõi trời. Pháp đã được truyền bá trong ba cõi này, và ngay cả các vị trời vĩ đại như Brahma, Indra, Vishnu v.v... đã là những đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đã có mặt khi bánh xe Pháp được quay. Tuy nhiên, nói chung Pháp không nở rộ trong những cõi đó. Cũng thế, trong cảnh giới của loài rồng, tất cả tám vị lãnh đạo rồng vĩ đại đã có cơ hội diện kiến Đức Phật, giữ samaya và đem giáo pháp tới cõi của họ, và tuy thế, nói chung các giáo lý không hưng thịnh ở đó. Trong thế giới này của chúng ta có khoảng năm tỉ người và rất ít người trong số đó là Phật tử mặc dù Pháp đã được truyền bá ở đây.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
aaaaTất cả chúng sinh được sinh trong Bardo Đời Này phải được sinh ra bằng một trong bốn loại tái sinh (từ một bào thai, một trứng, từ hơi ấm và sự ẩm ướt hay sinh ra lập tức). Căn bản phổ quát đối với một sự tái sinh như thế là sự vô minh. Chính trạng thái vô minh đó phải được tự-giải thoát. Bản chất là sự vô minh, sự biểu lộ của nó là các khuynh hướng quen thuộc và vì thế ta cần trau dồi hai loại prajna (sự thấu suốt tính vô ngã của cá nhân và của các hiện tượng). Nhờ đó ta bắt gặp cái thấy Dzogchen, tẩy sạch căn bản vô minh và sự biểu lộ của nó. Căn bản là sự vô minh và sự biểu lộ của sự vô minh đó là các khuynh hướng quen thuộc. Bởi những thứ đó, ta hoàn toàn mê lầm trên con đường bardo dẫn đến bốn loại tái sinh. Bằng sự hiểu biết các giáo lý kinh điển và tantra, sự tự-giải thoát khỏi vô minh hoàn toàn có thể được – và thực ra không có sự hiểu biết này thì đó sẽ là điều bất khả đối với chúng sinh – với căn bản vô minh như một tập quán, ta biết cách làm thế nào đóng kín khuynh hướng quen thuộc tái sinh qua bốn lối vào. Khi ta cắt đứt các ý niệm cảm xúc, thì một cách tự động, ta đến được bản tánh nội tại của mình và vì vậy không có hoài nghi nào nữa. Ta chặt đứt hoài nghi và các lề thói quen thuộc tận hang ổ của chúng và sau đó không còn hoài nghi điều gì nữa, vì thế cần thiết phải phát triển ba cấp độ của prajna : sự nghe (văn), suy niệm (tư), và thiền định (tu).

Sự tương tự được đưa ra ở đây đối với Bardo Đời Này là hình ảnh một con chim rời tổ để bay đến những miền khí hậu ấm áp vào mùa đông, nhưng khi mùa xuân đến, nó sẽ trở về tổ cũ của nó, thoát khỏi nỗi hoài nghi hay sợ hãi. Hơn nữa, con chim có sự tin tưởng hoàn toàn nơi cái tổ nó đã xây cất và xếp đặt một cách khéo léo khiến nó để những chú chim con ở lại một mình mà không chút e ngại, và vì thế khi trở về cùng lương thực, nó bay thẳng về tổ với niềm vui và sự tin tưởng. Không có gì để hoài nghi. Cũng thế, một khi ba cấp độ của prajna đã được phát triển, dây buộc của mọi hoài nghi hoàn toàn bị cắt đứt.

Như các bài kệ gốc chỉ dạy, chớ phí phạm đời người quý báu này, ta phải sử dụng bình chứa (pháp khí) này để thể nhập trạng thái của ba thân (kaya). Bằng cách tiến lên một cách kiên định trên con đường và phát triển ba cấp độ của prajna, các hình tướng xuất hiện được nhận ra như sự phô diễn của tâm. Bản tánh của tâm được nhận ra là tánh Không và bản tánh của tánh Không được nhận ra là Pháp Thân. Các hình tướng xuất hiện trở thành con đường. Con đường trở thành Pháp Thân và ba thân được hiện hành.

Sự tái sinh làm người đặc biệt này chỉ có được một lần này. Ví dụ như sau khi tái sinh một trăm lần làm một con chim, vẫn không có gì chắc chắn là sẽ có được sự tái sinh làm người. Thậm chí sau khi tái sinh một triệu lần làm một chúng sinh trong địa ngục hay một ngạ quỷ, vẫn khó có thể có được một sự tái sinh làm người. Vì thế, các bạn thấy đấy, điều này cực kỳ hi hữu và quý báu.

Việc đạt được sự tự-giải thoát thì giống như đi tới một hòn đảo bằng vàng nơi đó mọi thứ đều cùng một chất thể quý báu, và không có gì là tầm thường, vì mọi sự đều là bản tánh trống không vĩ đại của Pháp giới và ta giải phóng khỏi thiền định, quán tưởng hay bất kỳ cố gắng nào để thành tựu bất cứ điều gì. Sẽ không có thêm kinh nghiệm bardo nào nữa bởi ta sẽ giác ngộ như một vị Phật.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

CHƯƠNG 4

BARDO TRẠNG THÁI MỘNG


aaaaTối nay, chúng ta sẽ thảo luận về Bardo Trạng thái Mộng, sự tự-giải thoát khỏi sự mê lầm, nó tương tự như việc thắp sáng một ngọn nến hay đèn bơ trong bóng tối. Bởi vô minh, sự không thể nhận ra được Phật tánh của mình mà chúng sinh đã tái sinh trong vòng sinh tử từ vô lượng kiếp. Pháp đã không đi vào dòng tâm thức của họ. Tuy nhiên, trong đời này, ngay chính lúc này, các bạn đang gặp được con đường sâu xa của Dzog-chen và nhận lãnh các giáo huấn trực chỉ cốt tủy. Điều này tương tự như việc thắp sáng một căn phòng tối. Bất thình lình các bạn có các phương pháp để thành tựu sự giải thoát trong một đời. Điều này đặt các bạn trên con đường công đức.

Có ba khía cạnh của sự tu tập trong bardo này. Trước tiên là sự tu tập trong việc nhận ra trạng thái mộng. Nó liên quan tới khả năng để nắm giữ một giấc mộng, ở đó trong giấc mộng, và không mất sự tỉnh táo của ta. Thứ hai là, sau khi đã nắm chắc giấc mộng, ta nhận biết nó. Thứ ba là tẩy trừ sự mê lầm, chuyển hóa ảo tưởng. Như thế, trước tiên ta nhìn thấy nó, rồi thâm nhập bản tánh của nó, việc ấy được gọi theo nghĩa đen là “sự hiểu rõ diện mạo”, và cuối cùng thì ta chuyển hóa sự mê lầm hay ảo tưởng.

Để chứng ngộ bản tánh huyễn hóa của các sắc tướng hiển hiện của thực tại lúc thức, các bạn phải có thể phân biệt thân huyễn hóa bất tịnh với thân huyễn hóa thanh tịnh. Điều này tương tự sự thực hành của giai đoạn phát triển trong đó nhờ năng lực của sự quán tưởng ta đang chuyển hóa sắc tướng bất tịnh thành giác tánh của hiện thân trí huệ nguyên thủy huyễn hóa. Trong thực hành Dzogchen, hiện thân này được nói đến như thân bổn tôn của giác tánh trống không.

Sự thực hành chuyển hóa thân huyễn hóa bất tịnh đòi hỏi phải đi tới một nơi cô tịch thoát khỏi những xao lãng. Các bạn bắt đầu bằng việc khơi dậy Bồ đề tâm để củng cố động lực của các bạn. Việc này được thực hiện bằng cách suy xét rằng tất cả chúng sanh vào lúc này hay lúc khác đã từng là cha mẹ các bạn và để đưa mỗi một và tất cả những chúng sinh đó đến trạng thái Toàn giác, các bạn phải thực hành với động lực này. Trong thực hành này các bạn làm việc với các sắc tướng huyễn hóa bất tịnh của thực tại lúc thức để nhận ra rằng chúng không có bất kỳ sự hiện hữu bẩm sinh nào. Các bạn phải có sự xác tín rằng nhờ sự thực hành của các bạn, các bạn thực sự có thể làm lợi lạc tất cả chúng sinh. Một khi các bạn đã củng cố sự xác tín đó, khi đó các bạn khẩn cầu sự hiện diện của đạo sư. Chỉ nhờ các ban phước của ngài mà các bạn có khả năng để chứng ngộ bản tánh huyễn hóa của các hiện tượng hiển hiện. Với lòng sùng mộ chân thành, hãy dâng những lời cầu nguyện lên bậc đạo sư xin ngài ban phước cho dòng tâm thức của các bạn, để các bạn có thể thành tựu thực hành này vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Bước kế tiếp là suy niệm về bản tánh vô thường và huyễn hóa của mọi sự hình tướng xuất hiện. Tất cả các pháp trong sinh tử thì giống như ánh trăng trong nước. Chúng có vẻ hiện hữu nhưng thực ra chúng chỉ là các phô diễn nhất thời của tánh Không trong vô số sắc màu và hình tướng. Tất cả chúng sinh, tất cả các hiện tượng bao gồm hoa lá, nhà cửa, các khuôn mặt người, sáu tri giác giác quan v.v... xuất hiện thường trực và có thật nhưng thực ra chúng chỉ đơn thuần là một phô diễn của tri giác mê lầm và không có bất kỳ sự hiện hữu bẩm sinh nào. Bằng cách suy tưởng theo lối này, các bạn thường xuyên nhắc nhở mình rằng bất cứ cái gì hội tụ sẽ phải chia ly. Tất cả những hiện tượng hợp lại phải tan rã : chúng vô thường, không thật và trống không. Với sự nhận thức đó, các bạn bắt đầu thấu hiểu sâu sắc bản tánh huyễn hóa của mọi sự xuất hiện. Sau đó các bạn phải áp dụng sự tỉnh giác về bản tánh huyễn mộng của mọi sự xuất hiện này vào bản thân các bạn.


Khi đã suy niệm theo cách này, sau đó các bạn bắt đầu sự thực hành chính. Trước tiên các bạn nên tự trang điểm cho mình với các vật trang sức, chúng giúp cho các bạn càng vui thích và dễ chịu thì càng tốt. Rồi hãy đặt một chiếc gương trước mặt các bạn. Tấm gương nên rộng khoảng hai feet 0,60m và được đặt khiến các bạn có thể thấy rõ sự phản chiếu của các bạn trong đó. Rồi nhìn kỹ vào sự phản chiếu và quan sát phản ứng của các bạn đối với nó. Hãy lưu ý điều các bạn đang cảm nhận. Các bạn có dễ chịu không ? Các bạn có cảm thấy sung sướng vì các bạn nghĩ rằng trông mình thật đẹp đẽ, phong độ hay quyến rũ ? Phản ứng của các bạn là gì ? Các bạn nên thực sự khen ngợi mình để các bạn có một phản ứng tích cực. Hãy tiếp tục tự khen ngợi, hãy nói bất kỳ điều gì sẽ khiến các bạn cảm thấy tốt đẹp. Dựa trên phản ứng này, các bạn đang kinh nghiệm niềm vui hay hạnh phúc trong bản thân mình mà các bạn phải nhìn một cách rõ ràng như một ảo tưởng huyễn hóa. Nó là một sự phản chiếu. Nó không thật. Các bạn cần tỉnh giác rằng các bạn đang tập trung vào một sự phản chiếu trong tấm gương và nó là sự phản chiếu đem lại cho các bạn cảm xúc vui thích này. Hãy thiền định theo cách này trong một thời gian dài. Hãy thực hiện lập đi lập lại tiến trình này. Rồi xoay từ sự khen ngợi sang trách mắng. Bắt đầu trách mắng chính mình, hạ mình xuống thấp, tự làm mất uy tín để tạo ra một phản ứng tiêu cực. Các bạn bắt đầu cảm thấy không vui và buồn phiền về sự xuất hiện của các bạn, nó không còn dễ chịu như các bạn đã nghĩ nữa. Hình tướng xuất hiện của các bạn có thiếu sót. Khi các bạn quan sát phản ứng của mình trong gương, hãy tiếp tục tự trách mắng, chú ý tới phản ứng mà các bạn đang có và cố gắng nhận ra rằng phản ứng của các bạn được đặt trên một phản chiếu huyễn hóa. Đây là thời khóa đầu tiên của sự thực hành. Các bạn cần cố gắng làm vững chắc sự thực hành để các bạn có thể hoán đổi sự khen ngợi và trách mắng ngang nhau. Hãy kinh nghiệm luân phiên sự vui thích và khó chịu cho tới khi các bạn có được một ít nhận thức sâu sắc rằng điều mà các bạn đang phản ứng lại thì không gì khác hơn là một phản chiếu.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Khi thực hành các kỹ thuật của giai đoạn phát sinh, các bạn quán tưởng mình như một thân huyễn hóa. Khi thực hành các kỹ thuật của giai đoạn thành tựu như tsa-lung, các bạn hợp nhất các sinh lực huyễn hóa với các tinh chất. Khi thực hành các phương pháp Dzogchen, các bạn làm việc với giác tánh nội tại trống không. Ngay cả khi các bạn đang thực hành các kỹ thuật mantra trên ba cấp độ ngoài, trong và bí mật, các bạn đang luôn luôn cố gắng có được một nhận thức sâu sắc về bản tánh huyễn hóa của mọi hình tướng xuất hiện. Điều này rất quan trọng khi tu tập trong Bardo Đời Này. Sự tham luyến thân xác sẽ gây nên đau khổ lớn lao trong bardo sau cái chết bởi tâm thức tách khỏi thân xác và lang thang trong trạng thái trung ấm. Nếu như trong khi các bạn đang ở trong thân xác này, các bạn có một tham luyến mạnh mẽ với thân tướng của mình như cái gì thực có, thì kiểu thức quen thuộc đó sẽ có ở đó khi các bạn ở trong trạng thái trung ấm sau khi chết. Khi tâm thức tách khỏi thân xác, kết quả sẽ là nỗi đau khổ ghê gớm. Thực hành này tập luyện tâm thức để chuẩn bị cho sự chuyển tiếp khó khăn đó.

Tôi muốn trở lại các chuẩn bị tiên quyết một lát. Quan trọng nhất là các thực hành tịnh hóa Vajrasattva và guru yoga. Những thực hành này được các suy niệm đi trước để xoay chuyển tâm thức ta cùng sự quy y và Bồ đề tâm. Khi các bạn thực hành Vajrasattva như một sự chuẩn bị tiên quyết cho bất kỳ kỹ thuật bardo nào, các bạn luôn luôn nghĩ tưởng mình trong thân tướng bình thường. Các bạn quán tưởng sự hiện diện của Đức Vajrasattva trên đỉnh đầu mình. Bản tánh của ngài là bản tánh của vị thầy gốc của các bạn và ngài xuất hiện như Vajrasattva có màu trắng. Đức Vajrasattva ở trong sự hợp nhất với vị phối ngẫu và trong tim ngài là chủng tự HUNG được vây quanh bởi các chữ mantra. Khi các bạn bắt đầu tụng đọc mantra, từ chữ HUNG và các chữ mantra, chất amrita (cam lồ bất tử) chảy nhanh xuống qua thân các ngài đi vào đỉnh đầu các bạn, tịnh hóa tất cả các tích tập thuộc nghiệp tiêu cực, các ô nhiễm, bệnh tật và tất cả các thế lực và hoàn cảnh chướng ngại. Sự tịnh hóa này xảy ra đối với các bạn cũng như tất cả chúng sinh. Mỗi khi các bạn thực hiện một thời khóa, hãy tụng đọc thần chú trăm âm ít nhất bảy, hai mươi mốt hay một trăm lẻ tám lần. Sau đó, khi đã thực hiện sự tịnh hóa trong khả năng tốt nhất của các bạn, vẫn quán tưởng Đức Vajrasattva trong sự hợp nhất với vị phối ngẫu trên đỉnh đầu các bạn, rồi quán tưởng một chữ OM màu trắng ở trong trán ngài, một chữ AH màu đỏ trong trung tâm cổ họng ngài và một chữ HUNG xanh dương trong trung tâm tim của ngài. Hãy quán tưởng rằng từ chữ OM trắng trong trán ngài, những tia sáng trắng phát ra và đi vào trán các bạn. Những tia sáng trắng này thấm đẫm thân thể các bạn và mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập thuộc về vật lý (thân) được tịnh hóa và các bạn nhận lãnh các sự ban phước về thân giác ngộ, chứng ngộ thân kim cương của Đức Vajrasattva. Từ chữ AH đỏ trong trung tâm cổ họng của Đức Vajrasattva, hãy quán tưởng rằng các tia sáng đỏ phát ra và tan vào cổ họng các bạn, tịnh hóa mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập qua ngữ của các bạn và ban cho các bạn ân phước về ngữ giác ngộ. Từ chữ HUNG xanh dương trong trái tim Đức Vajrasattva, các tia sáng xanh dương chiếu rọi vào tim các bạn, tịnh hóa mọi nghiệp tiêu cực mà các bạn đã tích tập qua hoạt động thuộc tâm và ban cho các bạn sự quán đảnh tâm trí huệ nguyên thủy.

Theo cách này, các bạn nhận các quán đảnh. Từ chữ OM các bạn nhận quán đảnh cái bình thuộc về thân; từ chữ AH các bạn nhận quán đảnh bí mật; và từ chữ HUNG các bạn nhận quán đảnh trí huệ. Sau đó, các tia sáng vàng và xanh lá cây phát chiếu đồng thời từ ba trung tâm của Đức Vajrasattva cũng như từ rốn và các trung tâm bí mật của ngài, tịnh hóa mọi sự ô nhiễm và bất tịnh còn sót lại, ban cho các bạn những sự ban phước của thân, ngữ, tâm giác ngộ, các phẩm tính cao quý, hoạt động giác ngộ và mọi sự thành tựu không trừ điều gì của Đức Vajrasattva. Sự thực hành này tịnh hóa các sự tiêu cực thô và tế của các bạn. Cuối cùng, Đức Vajrasattva và vị phối ngẫu tan ra thành ánh sáng và hòa tan vào các bạn, trở nên không hai như sữa được đổ vào nước. Đây là một phương pháp rất hữu hiệu, một kỹ thuật guru yoga. Đối với bất kỳ thực hành Dzogchen nhập thất nào, thực hành guru yoga là một điều kiện tất yếu. Đó là bởi các bạn nhận bốn quán đảnh, tịnh hóa mọi ô nhiễm của ba cửa và trở thành một bình chứa chín chắn. Khi đó các bạn có thể thể nhập giác tánh bất-nhị của tâm đạo sư và bản tính của bổn tâm các bạn. Ngay cả khi đang làm một thực hành yidam (bổn tôn) chẳng hạn như Vajra-kilaya, lý tưởng nhất là các bạn nên bắt đầu với một thời khóa ngondro nó bao gồm cả guru yoga. Hãy phát sinh động lực trong sạch, phát triển đức tin, khẩn cầu, nhận lãnh bốn quán đảnh và cuối cùng, tâm các bạn và tâm đạo sư được chứng ngộ như không-hai. Các bạn nên an trụ trong trạng thái giác tánh không-hai đó trong lúc thiền định chính thức và sau thiền định. Nhờ thực hành điều này, các bạn có được một cảm nhận sâu sắc về đạo sư, vì không có ngài các bạn sẽ chẳng biết được ngay cả danh hiệu của Đức Phật, các bạn sẽ không biết phải tụng OM MANI PADME HUNG thế nào. Đạo sư là Đức Vajradhara vinh quang bằng xương bằng thịt và đem đến cho chúng ta các ban phước về thân, ngữ và tâm của Đức Vajra-dhara. Ngài chỉ cho chúng ta con đường đến giải thoát. Đạo sư là một kho tàng Pháp trong thân con người mà lòng tốt của ngài thì không thể nghĩ bàn. Tất cả các bạn cần thực hiện sự thực hành guru yoga thêm nữa.

Như thế bây giờ chúng ta sẽ trở lại thảo luận của ta về Bardo Giấc Mộng và làm thế nào ta có thể chuyển hóa sắc tướng bất tịnh huyễn hóa. Sắc tướng bất tịnh huyễn hóa là tập hợp của các uẩn, một tập hợp có thể hư hoại của ác hạnh gồm có thịt, xương và máu. Nó là một sản phẩm nhất thời của các tích tập thuộc nghiệp tiêu cực. Mọi người đều có tập hợp các uẩn tiêu cực này mà họ gọi là thân thể của họ. Các thú vật, côn trùng và tất cả chúng sinh trong sáu cõi cũng đều như vậy. Họ kinh nghiệm một sắc tướng bất tịnh huyễn hóa mà không có bất kỳ nhận thức nào rằng thực ra nó thì huyễn hóa. Bản chất thì bất tịnh vì nó là kết quả của các hành vi tiêu cực được tích tập mà chúng đã hiển lộ. Và mặc dù các bạn không thể nhìn thấy các cõi khác, các bạn có thể thấy một cách rõ ràng các cảnh giới của người và thú. Các bạn có thể thấy rằng tập họp các uẩn này là kết quả của tâm thức. Nhờ các kiểu thức quen thuộc của mình, tâm thức đã phát triển kinh nghiệm nhất thời huyễn hóa này, nó có thể hư hoại, có thể bị hủy diệt và trong một ý nghĩa, nó tự-hủy diệt.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Hình minh họa, v/h sưu tầm :

Bản tánh của ngài là bản tánh của vị thầy gốc của các bạn và ngài xuất hiện như Vajrasattva có màu trắng.

VajrasattvaA4.jpg
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
vajrasattva_with_his_consort_ghantapani_zj64.jpg
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
hãy tụng đọc thần chú trăm âm ít nhất bảy, hai mươi mốt hay một trăm lẻ tám lần.

Vajrasattva%20M.png
(Phạn bản)

oṃ va jra sa ttva sa ma yam a nu pā la ya va jra sa ttva tve no pa ti ṣṭha dṛ ḍho me bha va su to ṣyo me bha va su po ṣyo me bha va a nu ra kto me bha va sa rva si ddhiṃ me pra ya ccha sa rva ka rma su ca me ci ttaṃ śre yaḥ ku ru hūṃ ha ha ha ha hoḥ bha ga van sa rva ta thā ga ta va jra mā me mu ñca va jrī bha va ma hā sa ma ya āḥ sa ttva aḥ hūṃ phaṭ
(Phạn âm)

100MV.jpg
(Tạng ngữ)

Om BAJRA SATVA SA MA YA / MA Nu Pa LA YA / BAJRA SATVA TVE NO PA TIshthA/ Dri dHO ME BHa BA / SU TO shYO ME BHa BA / SU PO shYO ME BHa BA / A Nu RAKTO ME BHa BA / SARBA SID DHI MME PRA YA TSTSHA / SARBA KARMa SU TSA ME / TSITTAm SHRi: YAm KU RU Hum / HA HA HA HA HO: BHA GA VA NA / SARBA TA THa GA TA / BAJRA Ma ME MUNYTSA / BAJRi BHa BA / MAHa SA MA YA SATVA a: Hum PHAt
(Tạng âm)

ОМ ВАДЖРА САТТВА САМАЯ / МАНУПАЛАЯ / ВАДЖРА САТТВА ТВЕНОПА ТИШТХА / ДРИДХО ME БХАВА / СУТОШЬЁ ME БХАВА / СУПОШЬЁ ME БХАВА / АНУРАКТО ME БХАВА / САРВА СИДДХИ МME ПРАЯЧЧХА / САРВА КАРМА СУЧА ME / ЧИТТАМ ШРИ ЯМ КУРУ ХУМ / ХА ХА ХА ХА ХО БХАГАВАН / САРВА ТАТХАГАТА / ВАДЖРА MA ME МУНЧА / ВАДЖРИ БХАВА / МАХА САМАЯ САТТВА А ХУМ ПХАТ
(Tiếng Nga _Liên xô)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
f1200_vajrasattva.jpg

OM VAJRASATTVA SAMAYA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalling His name and samaya.
MANUPALAYA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease let me not forget my pure nature.
VAJRASATTVA TVENOPATISTA aaaaaaaaaaaaaaaaaalease bestow on me Buddhahood.
DRITHO ME BHAVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease make my Sunyata nature firm.
SUTOKEYU ME BHAVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease help me with yogic enjoyment.
SUPOKEYU ME BHAVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease may I not depart from my Sunyata nature.
ANURAKTO ME BHAVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease may I not be without the nature of pleasure.
SARVA SIDDHI ME DRAYATA aaaaaaaaaaaaaaaaaaalease bestow full achievement on me.
SARVA KARMA SUCA ME aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease give me the freedom of every good karma.
CITTAM SREYAH KURU HUM aaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease give me great boldness of mind.
HA HA HA HA HOH aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease lead me to get the five wisdoms and their functions.
BHAGAVAN SARVA TATHAGATA VAJRAMA ME MUNCA Tathagatas and Vajarasattvas, do not leave me.
VAJRA BHAVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalet me depart from your nature of Vajra.
MAHA SAMAYASATVA aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalet me abide in the great Samaya of Vajrasattva.
AH HUM PHAT aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaalease subdue my sorrows.
(Hundred-Syllable Mantra of Vajrasattva
Pronunciation according to Guru C. M. Chen)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên