NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

NGÃ và những cái hiểu về NGÃ .- Lệch với Đạo Phật và kinh điển Phật

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 42%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
321
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Trong Đại kinh Dụ Dấu Chân Voi (Mahàhatthipadopama Sutta), Trung Bộ kinh, bài kinh số 28, đức Phật nhấn mạnh: “Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi".
Ai thấy được lý duyên khởi tức là Kiến Tánh KHÔNG duyên khởi.
Bát Nhã Tâm Kinh căn bản từ Lý Duyên Khởi mà diễn giải .

Tánh KHÔNG duyên khởi
H.T Thích Thanh Từ.

Lâu nay nhiều người thắc mắc hai điều này, nhất là giới học giả.
Vì sao nhà Phật nói sắc tức không, không tức sắc, nghe khó hiểu, khó nhận định được?

Tại sao gọi Tánh KHÔNG duyên khởi?
Nhà Phật nói tất cả pháp Tánh KHÔNG, do duyên hợp thành các pháp.

Sự vật, con người v.v… có mặt trong một thời gian ngắn tạm bợ thì không thể nói nó THẬT được.

Nói Tánh KHÔNG duyên khởi thì biết các pháp đều hư dối, không thật.

Đi thẳng vào con người:
"chúng ta có phải từ TRỐNG KHÔNG, RỖNG KHÔNG duyên hợp thành CÓ chăng?"
Ai cũng bằng lòng như thế,
NHƯNG bây giờ ai nói mình GIẢ, quí vị chịu không?
Không chịu? Nổi nóng lên liền.
Phật gọi đó là si mê. Từ si mê sanh ra tham lam, từ tham lam sanh ra nóng giận.

Người học Phật phải có trí tuệ, phải giác ngộ mới thấy đúng như thật.
Khi biết thân mình duyên hợp hư dối, chúng ta sẽ có cái nhìn thế nào với cuộc đời?

Thân này là giả, nếu ai khen đẹp mình cũng cười, ai chê xấu hoặc khinh miệt mình cũng cười. Biết nó là đồ giả có gì quan trọng để vui hay buồn.
Do đó nghe khen không mừng, chê không giận.
Rõ ràng tu giỏi là từ trí tuệ thấy đúng như thật mà ra.
Không si nên không tham, không tham nên không sân.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 42%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
321
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Khi thấy tất cả sự vật bên ngoài và thân mình đều là GIẢ.
Tâm quí vị có rối loạn, có tham sân si không?
Không tham sân si, như vậy gần Thánh chưa?
Không tham sân si thì thành Thánh rồi.

Thánh với phàm cách nhau bao xa?
Chỉ ĐỔI một cái NHÌN.
(Người giác ngộ là người thay đổi NHẬN THỨC về chính mình.)

Thấy thân này THẬT, CHẤP đuổi theo nên có tham sân si.
Thấy thân này GIẢ thì hết si, hết tham, hết sân.
Ai cũng sợ tham, sân, si mà cứ nuôi si hoài làm sao hết tham, hết sân được.

Đức Phật nhắm thẳng cái GỐC chính là chúng ta chỉ cho chúng ta tu.
Người thấy đúng LẼ THẬT sẽ thấy Phật.

Như vậy Phật ở gần hay xa? Hết sức gần.
Vậy mà bao nhiêu năm chúng ta đi tìm kiếm, không ngờ Phật ở BÊN CẠNH mình mà lại BỎ QUÊN.
HT. Thích Thanh Từ

VĨNH GIA CHỨNG ĐẠO CA
BẤT KIẾN NHẤT PHÁP tức Như Lai


Ngày nay chúng ta học Phật, học giáo lý chân thật thì phải soi thấy năm uẩn đều KHÔNG.
Năm uẩn là Sắc uẩn tức thân tứ đại, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Thọ là cảm giác, tưởng là suy tưởng, hành là suy tư, thức là tâm phân biệt.

Những thứ đó SANH DIỆT, KHÔNG THẬT mà chúng ta ngỡ nó THẬT.

Từ CHẤP thân THẬT nên giành nhau vật chất, CHẤP TÂM suy nghĩ của mình THẬT nên chống đối, giành phần ĐÚNG về mình.
Do đó mà thế gian đau khổ tràn trề.
Bây giờ biết THÂN KHÔNG THẬT, TÂM suy nghĩ cũng KHÔNG THẬT thì qua hết khổ nạn.
 
Sửa lần cuối:

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,106
Điểm tương tác
1,061
Điểm
113
Dòng chảy...2/. Giáo Lý Không Tánh.

"Nguyên lý Sanh khởi" của vạn Pháp là: Chư Pháp Duyên Sanh. Nghĩa là Tất cả các Pháp đều Duyên Sanh.- Nếu có thể tư duy sâu, thì chúng ta thấy rằng: Cái nguyên nhân để "sanh" ra các Pháp cũng là Duyên sanh, nghĩa là cũng nương gá vào cái khác để thấy có sanh khởi. Truy cùng đuổi tận cái nguyên nhân đầu tiên để sanh Pháp là KHÔNG CÓ, (Tận cùng Nhân Duyên là Không có Nhân Duyên)

+ Kinh Hoa Nghiêm gọi tính chất này là Trùng Trùng Duyên Khởi (Nhân đà la võng cảnh giới môn).

Có thể khái quát Bản Thể (bản chất- Thực chất) của các Pháp là KHÔNG.

+ Trung Quán Luận. Tổ Long Thọ dạy:

...........Nhân duyên sở sanh pháp

Ngã thuyết tức thị không


Nghĩa là:

...........Nhân duyên sanh các pháp

Ta nói tức là không

(Trung quán Luận)

+ Không thể tìm ra "cái nguyên nhân đầu tiên" để sanh ra các Pháp.

Đại Trí Độ Luận, Lời tựa rằng:

Muôn sự muôn vật đều do sanh sanh mà được hình thành. Thế nhưng cội gốc của sanh sanh lại là vô sanh. Từ vô thi đến nay và mãi mãi về sau, tánh vô sanh ấy vẫn thường bất động. Do duyên khởi biến hóa mà giả danh có các sự các vật. Thật ra, tất cả các sự các vật đều là hư vọng, là không thật có, là vô tự tánh. Phàm phu do chìm đắm trong mê muội, mà khởi vọng chấp cho rằng các sự vật là thật có.
(hết trích)

+ Bản thể các Pháp là KHÔNG, nên biết KHÔNG thì vô sanh (Vì KHÔNG thì không cái gì sanh nó được. Không Diệt, vì không cái gì diệt được KHÔNG được).-

+ Với sự Thật TÁNH KHÔNG của các Pháp.- Bát Nhã Tâm Kinh viết "Xá lợi tử! Thị chư pháp không tướng. bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thân hương vị xúc pháp. Vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới."

Nghĩa là: Tất cả pháp Thật Tướng là KHÔNG TƯỚNG. - đều tồn tại ý nghĩa “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.”.
Giống như không trung. Không trung không có sắc, thọ, tưởng, hành, thức.v.v... cho chí đến không có các giới tuyến , như ý thức giới. v.v..." (hết trích)

Lời giải:

"Thị chư pháp không tướng": tất cả các pháp - sự vật, hiện tượng, sinh vật... - trong cõi đời này tuy là có tướng nhưng thực chỉ là tướng không, mới nhìn có vẻ như có tướng mà nhìn kỹ, nhìn thấu đáo thì hóa ra "không" (rỗng) tướng vì nó không tự thân có, nó do duyên sinh, duyên hợp, tương tác mà thành như "ngũ uẩn" kia vẫn vốn là "không", vậy mà vẫn có ta, có cơ thể này, có đi đứng, có nói năng, buồn vui, sướng khổ. Có tất cả, mà là "rỗng", "rỗng" mà "lại có".

Thật tế Không Tướng, Cũng Không Tánh.- Đó là Tánh của các Pháp.- Đây là Giáo Lý Tánh Không.

Tóm lại: TÁNH KHÔNG.- Là các pháp không có tự Tánh, chỉ là duyên hòa hợp sanh, nhưng không Thật có Duyên để sanh.- Chỉ là rổng không.(Chứ không phải có cái Tánh gọi là Không !)

Đây là Lý Kinh Bát Nhã Không Tông.

NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Bzet_n12

Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: TẬN CÙNG CHÂN LÝ.- NGÃ PHÁP ĐỀU KHÔNG.

Ngã Không tức là Vô Ngã đó.- Suy Ra Không Tánh là Vô Ngã Tánh.
 
Sửa lần cuối:

Tự Độ

Registered

Phật tử
Reputation: 42%
Tham gia
23/8/24
Bài viết
321
Điểm tương tác
72
Điểm
28
Chữ Tướng KHÔNG trong Bát-nhã là THẬT TƯỚNG.
THẬT TƯỚNG thì không sanh không diệt.
Còn Tánh không là chỉ cho cái không sẵn, do duyên hợp tạm có muôn vật.
HT. Thích Thanh Từ

chú thích:
Thân của chúng ta do duyên hợp tạm có là GIẢ. Nhưng THẬT TƯỚNG thân chúng ta là THẬT.
Thấy THẬT TƯỚNG chính mình tức Như Lai HIỆN TIỀN.
Thấy THẬT TƯỚNG chính mình tức Như Lai không Đến, không Đi.

Động Sơn khi đi ngang qua một con sông, nhìn thấy bóng mình phản chiếu dưới nước, ngài đại ngộ.
Ngài đọc bài kệ:

Đừng tìm kiếm bên ngoài,
Xa lạ với chính mình.

Ta nay đi một mình,
Nơi nơi đều gặp nó.(Pháp, chân lý, tất cả Pháp đều là Phật Pháp)
Nó giờ chính là ta,
Ta giờ không phải nó.
Thấu hiểu được việc đó,
Mới khế hợp chân như. (cái thấy NHẤT NGUYÊN)
 

vienquang2

Administrator

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,106
Điểm tương tác
1,061
Điểm
113
Dòng chảy...3/. Giáo Lý Huyễn Tánh.

Huyễn Tánh là Tánh Huyễn Hư của các pháp.

Các Pháp có thể chia làm 2 loại: 1. Hữu Vi 2. Vô Vi

Thế nào là "Pháp Hữu Vi" ?

- Pháp hữu vi là pháp do nhân duyên hòa hợp vọng sanh, do nhân duyên sanh nên do nhân duyên diệt. Pháp do nhân duyên mới có nên là vô ngã, vì vô ngã nên vô thường, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên bất tịnh (không ưng ý)

- Pháp Hữu Vi là những pháp do các duyên giả hợp mà có ra. Như cái nhà, chiếc xe, cây cối, con người, cầm thú v.v....

- Tất cả Pháp Hữu Vi đều do duyên hợp mà sanh nên chúng không thể độc lập mà trụ, sẽ theo duyên mà dị và hết duyên thì diệt.

- Hữu vi tiếng (有爲) Phạm: Saôskfta. Pàli:Saíkhata. Cũng gọi Hữu vi pháp. Pháp do tạo tác mà có. Chỉ chung cho các hiện tượng do nhân duyên hòa hợp mà được tạo ra. Cũng tức là tất cả hiện tượng trong quan hệ hỗ tương, sinh diệt biến hóa, lấy 4 tướng hữu vi sinh, trụ, dị, diệt làm đặc trưng. Ngược lại, pháp nào vĩnh viễn bất biến và tồn tại tuyệt đối thì gọi là Vô vi pháp.

- Pháp Hữu Vi theo duyên mà sanh, trụ, dị, diệt (thành, trụ, hoại, không), nên gọi là KHÔNG CÓ TỰ TÁNH. Chúng vô thường, biến ão không bền chắc.

Kinh Kim Cang Bát nhã dạy:

“Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.”

Dịch nghĩa:

Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế.
(hết trích)

- Theo Câu xá luận quang kí quyển 5, thì nhân duyên tạo tác gọi là Vi , còn các pháp sắc, tâm từ nhân duyên, có sự tạo tác của nhân duyên, cho nên gọi là Hữu vi, do đó, Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.


Theo Tự điển Phật học online:

* Pháp hữu vi có thể chia ra 3 loại gọi là Tam hữu vi, đó là: Sắc pháp (vật chất), Tâm pháp (tâm) và Phi sắc phi tâm pháp (pháp bất tương ứng).

* Pháp hữu vi là pháp vô thường, chuyển biến, đổi dời trong từng sát na, vì thế cũng gọi là Hữu vi chuyển biến. Sinh, trụ, dị, diệt (Tứ tướng hữu vi) là đặc trưng căn bản của các pháp hữu vi, cũng có thuyết hợp 2 tướng trụ, dị làm một mà lập Tam tướng hữu vi.

* Tất cả các pháp hữu vi cuối cùng sẽ bị lìa bỏ mà đến Niết bàn, cho nên gọi là Hữu li. 4. Hữu sự: Sự là nhân, nghĩa là các pháp hữu vi đều từ nhân mà sinh ra, cho nên gọi là Hữu sự. Lại nữa, pháp hữu vi phải nhờ quan hệ nhân quả mới thành lập được, như vậy, phàm là pháp hữu vi thì nhất định sẽ sinh ra quả, cho nên Hữu vi cũng được gọi là Hữu quả. Ngoài ra, Hữu vi còn có tên khác là Hữu sát na vì nó có tính chất sinh diệt đổi dời trong từng sát na. (hết trích)

Pháp Hữu Vi là Như Huyễn.- Nhưng không phải là Không có, mà là Huyễn Có.

Đây là ý nghĩa HUYỄN TÁNH.

Tóm lại: Hữu Vi Pháp là Pháp do nhân duyên sanh, là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).

+ Hữu vi cũng là tên khác của pháp duyên khởi.

+ Chúng sanh trú chấp Hữu Vi Pháp, sống bằng Hữu Vi Pháp, bị Hữu Vi Pháp chi phối.- Nên phải chịu sanh tử luận hồi ưu bi khổ não.

+ Tất cả các pháp hữu vi là Huyễn Pháp.

* Thế còn Vô Vi Pháp ?
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật dạy:

Tánh hữu vi vốn không,.
Duyên sanh nên như huyễn.
Vô vi không sanh diệt,.
Chẳng thật như hoa đốm,
(hết trích)

+ Như vậy. Đức Phật dạy: Pháp Vô Vi cũng là Không Thật. Nghĩa là cũng Huyễn Pháp mà thôi !

Huyễn Tánh là giáo Lý Phật dạy ở các kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa...

NGÃ- VÔ NGÃ- CHƠN NGÃ- TRUNG ẤM Qa11110


TẤT CẢ PHÁP NHƯ HUYỄN.- ĐÓ LÀ HUYỄN TÁNH. HUYỄN LÀ VÔ NGÃ.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm
Top