Người Phật Tử nhìn lại việc cần làm chưa làm, cần làm sẽ làm

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3300"]
Người Phật Tử nhìn lại việc cần làm chưa làm, cần làm sẽ làm[/NEN]​
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3300"]
[/NEN]
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3300"]
Admin


Thông thường, đa phần người đến với đạo Phật là do hoàn cảnh, truyền thống gia đình, xu hướng xã hội . . .với những mong cầu: thoát khỏi cái hiện có, duy trì cái đang có, được nhiều hơn cái hiện có.
Phổ biến là mong cầu được hạnh phúc, sức khỏe, tình cảm, vật chất, địa vị, danh tiếng, học vấn... cho chính mình hay cho người thân; mong kết quả đến ngay trong đời nầy hay trong đời sau.
Niềm tin và sự thực hành tôn giáo với những động cơ trên là hoạt động tôn giáo phổ thông, thuộc thường pháp, sẽ rất tốt đẹp nếu giữ đúng các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, niềm tin vào luật nhân quả.
Bên cạnh đó, có những người đến với đạo Phật do cảm nhận tính vô thường, đau khổ, nhàm chán nơi thế gian. Họ cảm thấy nơi họ luôn tồn tại nổi sợ hãi và sự ám ảnh của dục vọng mù quáng không thể kiểm soát. Họ nhận thấy chỉ có đạo Phật mới giúp họ “ tự mình ” nâng cao phẩm giá, được tự do và an lạc, để từ đó giúp người khác được tự do và an lạc như mình.
Này các Anuruddha, trong khi các Ông với tuổi trẻ tốt đẹp, trong tuổi thanh xuân, với tóc đen nhánh, lại xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Này các Anuruddha, các Ông không vì mệnh lệnh của vua mà xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Các Ông không vì mệnh lệnh của kẻ ăn trộm [lòng tham] mà xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
Các Ông không vì nợ nần... không vì sợ hãi...
Các Ông không vì mất nghề sinh sống mà xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nhưng có phải với tư tưởng như sau: Ta bị sinh, già, chết, sầu, bi, khổ, não áp bức, bị khổ áp bưc, bị khổ chi phối.
Tuy vậy ta mong có thể thấy được sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn này mà các Ông, này Anuruddha, vì lòng tin, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình?

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn. “ (Kinh Nalakapana)
Để thực hiện lý tưởng vừa rất nhân bản, lại vừa rất siêu việt trên, chỉ có sự nương tựa vào Phật pháp thực hành đời sống Phạm hạnh, mới giúp người Phật tử hoàn thành lý tưởng tự giác giác tha.
Người gia trưởng hay con trai người gia trưởng, hay một người sinh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe pháp, người ấy sinh lòng tín ngưỡng Như Lai.
Khi có lòng tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc.
Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ, hay bỏ tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ, hay bỏ bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.”
(Kinh Kandaraka)

Với lòng tịnh tín vững chắc, kiên cố, người Phật tử thực hành những điều đã được Đức Phật giảng dạy, để đạt đến sự chấm dứt toàn bộ khổ uẩn cho mình và cho người,
Nội dung tu tập, thực hành đã được Thế Tôn dạy rất rỏ ràng, rất chi tiết trong hầu hết các bộ kinh.
Tùy theo từng trường hợp, từng đối tượng, số pháp môn tu tập được thuyết giảng có thể tăng hay giảm, tất cả đều thuộc về con đường hay pháp môn chung nhất là lộ trình thuộc giới, định, tuệ, thuộc Bát Thánh đạo áp dụng cho tất cả tứ chúng, xuất gia và tại gia:

- Thành tựu giới hạnh; thành tựu tàm quý; thân, khẩu, ý hành thanh tịnh; sinh mạng thanh tịnh; không vì các thành tựu mà khen mình chê người
- Hộ trì các căn
- Biết tiết độ trong ăn uống với chính tư duy
- Chú tâm cảnh giác, chính niệm tỉnh giác
- Kham nhẫn sự xúc chạm bất lợi từ môi trường, từ lời nói; kham nhẫn với những cảm thọ đau đớn về thân
- Đoạn trừ năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi)
- Hành và chứng các thiền
- Chứng Tam minh
- Hoàn toàn giải thoát khổ đau
Đời sống người Phật tử là một quá trình tu tập trong toàn bộ hoạt động dù trong thuận hay nghịch cảnh. Từ học tập đến làm việc, từ sinh hoạt đến ăn uống ngủ nghỉ, đi đứng nằm ngồi, thậm chí đại tiện tiểu tiện đều là cơ hội để tu tập.
Nếp sống tri túc thiểu dục, đầy đủ các tiêu chuẩn đạo đức đời thường mà vẫn thấm đượm trí tuệ siêu thoát, thanh cao nhưng gần gủi, oai nghi đoan chính mà giản dị khiêm nhường. Những phẫm hạnh này đi liền với danh hiệu và y phục.
Danh hiệu và y phục là sự nhắc nhở của giới luật, là sự hộ trì của chính pháp và là niềm vinh dự, tự hào của người con Phật.
(Thật buồn thay, thật đáng tiếc khi có những vị tuy đã quy y Tam bảo, nhưng không dám tự nhận mình là người con Phật, có thể vị ấy nhận thấy mình không xứng đáng với phẩm hạnh lẽ ra phải có, hay vì một lý do nào khác – xin xem bài “Tỷ lệ người theo đạo Phật tại Việt Nam hiện nay” trong wwwphattuvietnam.net)

Trong bài kinh Đại Kinh Xóm Ngựa, Thế Tôn khuyên dạy các đệ tử:

Sa-môn! Sa-môn! Này các Tỷ-kheo, dân chúng biết các ông là vậy. Và nếu các Ông được hỏi: “Các Ông là ai?” Các Ông phải tự nhận: “Chúng tôi là Sa-môn.”
Này các Tỷ-kheo, các Ông đã được danh xưng như vậy, đã tự nhận là như vậy, thì này, các Tỷ-kheo, các Ông phải tự tu tập như sau: “chúng ta sẽ thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, những pháp tác thành Bà-la-môn.

Như vậy, danh xưng này của chúng ta mới chân chính và sự tự nhận này của chúng ta mới như thật.
Và những đồ cúng dường mà chúng ta thọ hưởng như y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh mới được kết quả lớn, lợi ích lớn cho chúng ta. Và chúng ta xuất gia không thành vô dụng, có kết quả, có thành tích
Trong bài kinh Tiểu Kinh Xóm Ngựa, Thế Tôn dạy thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn:
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn?
Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ . . .thù hận . . giả dối, . . não hại, . . tật đố, . . xan lẫn, . . man trá, . . . xảo trá, . . có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt.

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đọan diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lổi lầm cho Sa môn, những đọa sinh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.
Vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ . . . bi . . . hỷ . . . xã quảng đại, vô biên, không hận, không sân.Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.”
Danh hiệu, y phục, hay danh hiệu và y bát (do hiện nay, các vị xuất gia không còn đi khất thực nữa, thật đáng tiếc !) luôn gắn liền đời sống của người Phật tử.
Vị ấy sống biết đủ, bằng lòng với tấm y để che thân, với đồ ăn khất thực để nuôi bụng, đi tại chổ nào cũng mang theo y và bình bát. Như con chim bay đến chỗ nào cũng mang theo hai cánh.
(Kinh Kandaraka)

Tuy danh hiệu, y bát luôn gắn liền với người Phật tử, phản ảnh đời sống với phẩm hạnh cao thượng của vị đại diện cho Tăng già, là nguồn cảm hứng cho những ai tìm đến Phật pháp. Nhưng có khi danh hiệu và y bát không đi liền với người Phật tử.
Vào thời Đức Phật, tuy hầu hết các đệ tử là các bậc thiện căn, như vẫn có những trường hợp vi phạm giới luật, được Thế Tôn khuyên dạy:
Này các Tỷ-kheo, bởi vì Ta thấy có người mang đại y nhưng vẫn có tâm tham dục, có tâm sân hận. . phẫn nộ . . giả dối . . não hại. . . tật đố. . xan lẩn. . . man trá . . có tâm ái dục, có tâm tà kiến, nên Ta không nói rằng, Sa-môn hạnh của người có tham dục chỉ tùy thuộc vào hạnh mang đại y của vị ấy.”
(Tiểu Kinh Xóm Ngựa)


Có trường hợp, những vị là bậc có danh xưng, được nhiều người trọng vọng; là bậc được nhiều thí chủ cúng dường với rất nhiều tài vật; là bậc có học vị cao cấp; là bậc thường được mời thuyết pháp; là bậc trì luật; là bậc sống hạnh đầu đà . . . nhưng vẫn được Thế Tôn cảnh tỉnh, chỉ dạy sự khác biệt giữa người phi Chân nhân và Chân nhân.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có người phi Chân nhân là người thuyết pháp. Người ấy suy nghĩ như sau: Ta là người thuyết pháp, còn các Tỷ-kheo này không phải là người thuyết pháp.
Vì tự mình là người thuyết pháp, nên người ấy khen mình chê người. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là phi Chân nhân pháp.
Và này các Tỷ-kheo, người Chân nhân suy nghĩ như sau: Không phải vì tự mình là bậc thuyết pháp mà các tham pháp đi đến đoạn trừ, hay các sân pháp đi đến đoạn trừ, hay các si pháp đi đến đoạn trừ.
Nếu một người không phải là người thuyết pháp nhưng hành trì đúng pháp và thuận pháp, hành trì chân chính, thời ở đây, người ấy được kính trọng, ở đây, người ấy được tán thán.
Người ấy sau khi lấy đạo lộ làm chính yếu, không khen mình chê người vì tự mình là bậc thuyết pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Chân nhân pháp.
(Kinh Chân Nhân)

Theo kinh sách ghi lại, thì chúng ta đang ở giai đoạn mà thời kỳ Tượng pháp đã qua, sự tiến bộ về tinh thần không hẳn đã đồng hành với sự tăng trưởng về vật chất, thậm chí theo hướng ngược lại.

Do đó các Học giới cần được nghiên cứu bổ sung bằng các nội quy, quy định mới, không những để đáp ứng với những thay đổi quá nhanh về mọi mặt của đời sống, mà còn để ứng phó với sự nghịch chuyển về hướng đi của tinh thần trong thời kỳ mạt pháp hiện nay.
Những điều bổ sung phải đúng Chính pháp, đúng phẩm chất của người Phật tử. Có khi do quá chú trọng về mặt tùy duyên, tùy thuận, phương tiện để giáo hóa chúng sinh, nên có khi bị tác động trở lại từ chúng sinh để dần có cùng phẩm chất với họ, trở thành những nhà hoạt động xẫ hội, nghiên cứu hay giảng dạy thuần túy.
(Có nhiều vấn đề cần suy nghĩ: Không tính đến tỷ lệ cải đạo, bỏ đạo, thì tỷ lệ tín đồ mới theo các tôn giáo khác tại nước ta và các nước Phật giáo Phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản trong thời gian gần đây lớn hơn nhiều so với tín đồ Phật giáo mới; số lượng Phật tử đến chùa trong ngày lễ Phật Đản vừa qua suy giảm nhiều; tỏa khói chùa một cõi thanh tu sẽ ít được thấy nữa, có quá nhiều hương khói, lễ vật phàm tục, có quá nhiều tiền ở khắp nơi, thậm chí trên các tượng thờ, nơi chính điện linh thiêng; có chùa tổ chức các tăng sinh xếp hàng đón rước đám cưới thế tục; có những vị vận y xếp hàng chấp tay đứng chào nghệ sỹ biểu diển; có ý kiến đề nghị tổ chức hội chợ trong chùa; lại có nơi công kích, đả thương nhau để tranh nơi tu hành; có nơi kinh doanh, xem bói toán, phong thủy…)
Trên cầu đạo bồ đề, dưới hóa độ chúng sinh là lý tưởng cao quý của tất cả Phật tử, việc cầu đạo và hóa độ được thực hiện song hành, tu tập đồng thời với hướng dẩn người khác tu tập theo mình, theo những điều đã được mình chứng nghiệm, mà trước hết là những kinh nghiệm trong việc hành trì giới luật.
Có thể hiện nay việc thực hiện lý tưởng Bồ tát đạo quá thiên nặng về vế thứ hai là hóa độ chúng sinh, mà xem nhẹ không quan tâm nhiều đến vế thứ nhất là cầu đạo Bồ đề. Nhưng điều kiện đầu tiên để có được “sở nhập vô ngại, sở hành vô chướng, thuyết giảng tất cả pháp vô ngại” là cần phải thực hành các pháp “Trì tịnh-giới”, cần tu tập “Nhẫn-pháp” cho đến thực hành tu tập “Thập hạnh”...
Có thể khái quát việc cầu đạo Bồ đề, theo các pháp môn tu tập:
- Lục độ Ba La Mật: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, trí tuệ
- Thập hạnh : Hoan hỷ hạnh, Nhiêu ích hạnh,Vô vi hạnh, Vô khuất nhiễu hạnh, Vô si loạn hạnh, Thiện hiện hạnh, Vô trước hạnh, Nan đắc hạnh, Thiện pháp hạnh, Chân thiệt hạnh
- Mười pháp Phạm hạnh: Thân, thân nghiệp, ngữ, ngữ nghiệp, ý, ý nghiệp, Phật, Pháp, Tăng, Giới.
- Mười pháp tu tập: Mười thứ thanh tịnh, Mười trí quảng đại, Mười thứ phổ nhập, Mười tâm thắng diệu, Mười thứ Phật pháp thiện xảo trí.
- Mười hạnh nguyện: Kính lễ các Đức Phật, Khen ngợi Đức Như lai, Rộng sắm đồ cúng dường, Sám hối các nghiệp chướng, Tùy hỉ các công đức, Thỉnh Đức Phật thuyết pháp, Thỉnh Đức Phật ở lại đời, Thường học tập theo Phật, Hằng thuận lợi chúng sinh, Hồi hướng khắp tất cả.
- Trụ nơi Thập trụ: Sơ phát tâm trụ, Trị địa trụ, Tu hành trụ, Sinh quý trụ, Cụ túc phương tiện trụ, Chính tâm trụ, Bất thối trụ, Đồng chơn trụ, Pháp vương tử trụ, Quán đảnh trụ.
- Và nhiều pháp môn khác . . . tùy vào mỗi Tông phái.
Ngộ, hay đạt các cấp độ tâm thức, hay các giai vị giải thoát:
- Thể nhập Không tính; giác ngộ Tự tính thanh tịnh, Chân như, Chân tâm, Phật tính, Bản lai diện mục; Lý sự vô ngại, Viên thành thật, Đại viên cảnh trí . . .
- Đắc quả vị thập địa: Hoan hỉ địa, Li cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa, Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ địa, Pháp vân địa.
Việc tu tập các hạnh Bồ tát không phải là việc rất khó, mà là vô cùng khó, tùy thuộc vào căn cơ, tùy vào nguyện lực, tùy vào trí lực, và nhất là phải kiên trì chuyên cần tu tập với thường tinh tấn, thắng tinh tấn, thượng tinh tấn, thù thắng tinh tấn để thâm nhập, thể nhập, và chứng đạt pháp, ngộ pháp.
Có vị, do nghĩ mình có Phật tính bên trong rồi, có Bồ đề tâm rồi, không nỗ lực tinh tấn thực hành tu tập Phạm hạnh, nên không thể là tấm gương, dạy dổ người khác hiệu quả được.
Này Cunda, con người tự mình rơi vào bùn lầy có thể kéo một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy không thể xảy ra. Này Cunda, con người tự mình không rơi vào bùn lầy có thể kéo một người bị rơi vào bùn lầy, sự tình ấy có thể xảy ra.
Này Cunda, con người tự mình không được nhiếp phục, không được huấn luyện, không được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy không xảy ra.
Một người được nhiếp phục, được huấn luyện, được hoàn toàn giải thoát, tự mình có thể nhiếp phục, huấn luyện và hoàn toàn giải thoát người khác, sự tình ấy xảy ra.
(Kinh Đoạn Giảm)

Hay vì nghĩ rằng mình đã đoạn diệt tham ái nên có thể trụ vô ngại xứ, trụ vô ngại phương, hành đạo tự tại vô ngại. Nên khi tiếp xúc với môi trường vật chất thế tục không chú tâm phòng hộ sáu xúc xứ, tâm các vị ấy bị tham dục nhiễu loạn.
Có một số người suy nghĩ như sau: Mũi tên tham ái đã được ta đoạn diệt; thuốc độc vô minh đã được ta trừ khử; ta thiên nặng về chính Niết-bàn.
Vị ấy có thể tự hào với mục đích hiện tại. Vị ấy có thể truy cầu những gì không thích hợp với khuynh hướng chính Niết bàn, mắt vị ấy có thể truy cầu sắc không thích hợp, tai có thể có thể truy cầu tiếng không thích hợp, mũi có thể truy cầu hương không thích hợp, lưỡi có thể truy cầu vị không thích hợp, thân có thể truy cầu xúc không thích hợp, ý có thể truy cầu pháp không thích hợp.
Khi mắt truy cầu sắc không thích hợp, tai truy cầu tiếng không thích hợp, mũi truy cầu hương không thích hợp, lưỡi truy cầu vị không thích hợp, ý truy cầu pháp không thích hợp, thời tham dục nhiễu loạn tâm vị ấy. Vị ấy do bị tham dục nhiễu loạn đi đến chết hay đi đến khổ gần như chết
(Kinh Thiện Tinh)

Được các Bà-la-môn, gia chủ, cả thị dân và quốc dân bao quanh, vị ấy khởi lên nhiễm tâm, rơi vào dục vọng, khởi lên tham ái, trở lui lại đời sống sung túc. Như vậy, này Ananda, được gọi là sự phiền lụy của đệ tử, các ác bất thiện pháp, tạp nhiễm, dẫn đến tái sinh, đáng sợ hãi, đưa đến khổ quả, dẫn đến sinh, già, chết trong tương lai; các pháp ấy tấn công vị ấy
(Kinh Đại Không)


Đời sống thụ hưởng các tiện nghi vật chất đầy đủ luôn tạo nhân để các Niệm, Tưởng liên hệ với tham, sân, si tùy miên sinh khởi và tăng trưởng, thô hay tế, dể nhận biết hay khó nhận biết.

Này Ananda, Ta không quán thấy một sắc pháp nào trong ấy có hoan hỷ, trong ấy có hoan lạc, chịu sự biến dịch, chịu sự đổi khác mà không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não
Thật sự, này các Tỷ-kheo, người ta có thể thọ dụng các Dục ngoài các Dục, ngoài các Dục tưởng, ngoài các Dục tầm, sự kiện này không xảy ra.”
(Kinh Ví Dụ con rắn)

Hay khi được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng, do không thường tinh tấn tu tập, nên khen mình, chê người, một thời gian sau trở thành tham đắm, phóng dật, bị đau khổ.
Do được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy hoan hỷ, mãn nguyện. Do lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, vị ấy khen mình chê người: Ta được lợi dưỡng như vậy, được danh vọng như vậy.
Còn các Tỷ-kheo khác ít được biết đến, ít có uy quyền. Vị ấy, vì lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng này, trở thành mê say, tham đắm, phóng dật. Do sống phóng dật, vị ấy bị đau khổ
(Đại kinh Thí Dụ Lõi cây)

Bên cạnh các vị chưa tinh tấn trong tu tập, phần lớn các vị Tỷ-kheo hiện nay, dù là vị đang khởi đầu, đang ở giữa, hay đang ở cuối con đường điều phục tham sân si, do khéo tu tập nên được mọi người cung kính, đỉnh lễ, cúng dường và được các tôn giáo khác tôn trọng.

Này các gia chủ, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi các Ông như sau: Hạng Sa-môn, Bà-la-môn nào đáng tôn trọng, cung kính, đỉnh lễ, cúng dường?
Khi được hỏi như vậy này các Gia chủ, các Ông cần phải trả lời cho các du sĩ ấy như sau:
Những Sa-môn, Bà-la-môn nào, đối với các sắc do mắt nhận thức. . . thinh . . . hương . . . vị . . . xúc . . . pháp do ý nhận thức ly tham, ly sân, ly si, nội tâm tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp được thăng bằng.

Những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng đươc cung kính, tôn trọng, đỉnh lễ, cúng dường.
Vì sao vậy ? Chúng tôi đối với các pháp do ý nhận thức, không ly tham, không ly sân, không ly si, nội tâm không tịch tĩnh, sở hành thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp khi thăng bằng, khi không thăng bằng; nhưng chúng tôi có thấy các vị ấy hơn sở hành thăng bằng của chúng tôi.
Do vậy những Sa-môn, Bà-la-môn ấy đáng được tôn trọng, cung kính, đỉnh lễ, cúng dường
(Kinh Nói Cho Dân chúng Nagaravinda)

Các vị ấy chân chính phòng hộ sáu xúc xứ, thành tựu chính kiến nên không còn chấp thủ những cảm thọ khổ, lạc thế gian, đi đến đoạn diệt nhân tái sinh, đi đến giải thoát.
Vị ấy biết rõ rằng: Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chính kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không có xảy ra. Và vị ấy biết rõ rằng: sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có xảy ra.”
(Kinh Đa Giới)

Tỷ-kheo ấy chắc chắn phòng hộ sáu xúc xứ. Sinh y là căn bản đau khổ, sau khi biết vậy, vị ấy trở thành vô sinh y, giải thoát nhờ đoạn diệt sinh y. Còn chú thân của vị ấy trên sinh y, hay để tâm đến sinh y, sự tình như vậy không xảy ra
(Kinh Thiện Tinh)

Khi một vị thành tựu sự tu tập theo chính pháp không những mang lại lợi ích cho mình, cho mọi người, mà cho cả một làng xã hay cả một quốc gia. Điều này đã được Đức Phật dạy trong các kinh: Tiều và Đại Kinh Rừng Sừng Bò.

a/ Một vị Tỷ kheo sống biết đủ, thiểu dục, không nhiểm thế tục, thành tựu giới hạnh, thành tựu thiền định, điều phục được tâm, nội tâm tịnh chỉ, thuyết pháp cho bốn hội chúng, vị ấy không những có hào quang chói sáng cả một vùng trời, cả một khu rừng, mà còn chứng được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng, sống thoải mái, an lạc cao thượng;
b/ Gia đình, bà con quyến thuộc của vị ấy, khi nghĩ đến vị ấy với tâm niệm hoan hỷ họ sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
c/ Làng, xã, ấp nào, thành phố hay quốc gia nào cùng cư dân trong đó, hay thế giới chư Thiên, Ác ma, và Phạm thiên nào khi nhớ đến vị ấy với tâm niệm hoan hỷ, thì sẽ được an lạc, hạnh phúc lâu dài.
Vị Tỷ-kheo như thế là vị hoàn thành lý tưởng trên cầu đạo bồ đề dưới hóa độ chúng sinh, là vị sống vì hạnh phúc của chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.
Hết phần 1

[/NEN]

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên