- Tham gia
- 23/8/10
- Bài viết
- 3,862
- Điểm tương tác
- 770
- Điểm
- 113
Những điều này có đề cập trong kinh Đại Tập Hội, link: phatphapungdung.com
1. Sơ lược Kinh Đại Tập Hội: Gần một nửa nội dung của Kinh này Phật khôn giảng giải phước đức, công đức nghe, đọc, tụng, tu tập, khuyến tin và cảnh cáo người nghe tuyệt đối không được phỉ báng. Vì đối với pháp sâu xa này, hễ tin thì lợi ích vô cùng to lớn, nhất định thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Còn nếu như phỉ báng thì phải đọa địa ngục. Do đó, bạn nào không tin nhận được thì cũng đừng nen dèm pha này nọ mà tự đoạn mất phước đức của mình rồi sa đọa địa ngục. Người nào phỉ báng kinh này thì tức là đoạn hết căn lành của mình, còn người nào tin nhận và thọ trì thì căn lành tăng trưởng, sẽ bước vào pháp vô lậu giải thoát của chư Như Lai mười phương.
Phần còn lại của kinh, Đức Phật giảng giải về việc thân mạng. Trong đó, có dạy về "người sanh lâu" và "người mới sanh".
> Về người sanh lâu, không khó hiểu lắm, có hai hạng người mới sanh:
Thứ nhất, là người hiện đang chịu luân hồi sanh tử trong sáu nẻo luân hồi mà vẫn chưa thoát được. Do nghiệp nhân tạo tác mà sanh thân tiếp theo.
Thứ hai, là Thánh chúng có tín tâm sâu rộng nơi Như Lai, đã thâm nhập pháp thâm sâu, tinh tấn không nghừng nghỉ đối với pháp của Như Lai. Họ thường lưu trú nơi các cõi Tịnh Độ trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật mười phương, hóa sanh ra từ cây, như từ cây sen ở Cực Lạc vậy.
> Về người mới sanh, cũng có hai:
Hạng thứ nhất, là người vừa mới chấm dứt luân hồi sanh tử, đối với giáo pháp của Như Lai chưa có dự định gì để làm, để nói. Những người này khi thân cận Như Lai, tin rằng chỗ chỗ mình chứng được chưa phải là rốt ráo, đều có thể thọ nhận đại pháp của Như Lai mà đi tiếp.
Hạng thứ hai, là người mới sanh ở cõi ta bà hay các thế gian nói chung, họ chưa có biết rõ các pháp thế gian, cũng chưa có ý niệm sở hữu pháp thế gian. Họ không phải do nghiệp sanh mà từ cây sanh ra.
2. Nội dung thảo luận: Người từ cây của thế gian sanh ra.
Người này, không phải do nghiệp sanh nhưng cũng đủ lục căn, chưa biết phải làm gì, cũng không có bất kì kinh nghiệm gì về các pháp. Đó là chúng sanh lần đầu tiên được bước vào hữu tình pháp giới.
Từ lâu, rất nhiều người học Phật cho rằng mỗi con người vốn luôn nằm trong 6 nẻo luân hồi từ vô thủy đến nay, không có kiếp đầu tiên của luân hồi. Nhưng với sự việc người mới sanh này, đã cho chúng ta thấy rằng, luân hồi của mỗi cá nhân là có khởi điểm, khi là cá nhân là người mới sanh đó.
Vậy người mới sanh này từ đâu sanh? Trong KInh, đức Như Lai Nguyệt Thượng Cảnh Giới đáp rằng: họ từ cây trong thế gian sanh ra. Điểm này làm cho nhiều người cực kì khó hiểu, người làm sao lại từ cây sanh? Nhưng đó là sự thật, vì trước khi giảng lời này, các Đức Phật đều bảo "như thật mà nói rõ". Chỗ này đã khẳng định, cây cối thể thể tiến hóa thành loài hữu tình. Sự thật là như thế, dù bạn không tin! Chính vì thế, mà một nửa nội dung Kinh khuyên răn bảo bạn phải tin, không được phỉ báng!
Chính vì chưa hiểu rõ việc này nên trong Kinh, người nghi vấn cứ hỏi dồn dập, rốt cuộc là họ từ đâu sanh?
Câu hỏi đầu tiên, Đức Phật đã trả lời chỗ gần nhất hóa sanh ra những người mới sanh đó, là từ cây cối sanh ra. Nhưng với câu hỏi dồn dập về nguồn gốc thì câu hỏi đã khác, tức là cây hỏi truy tận nguồn gốc. Lúc này, Đức Phật bảo: họ cũng sanh ra như Như Lai thôi. Tức là chẳng có chỗ sanh vậy. Vì đó Lý Tánh tột cùng, tột cũng mọi lẽ thì chỉ có cái bất sanh bất diệt và cái sanh diệt là bất nhị, nhất như.
Các bạn thân mến, trong diễn đàn này, tôi đã từng nói "Cục đá cũng sẽ thành Phật" thì bạn thấy đó, hoàn toàn hợp lí.
3. Cốt yếu của Kinh này là gì?
Đó là Lý nhân duyên hội đủ thì nhảy vọt, cái nhảy vọt này sẽ siêu vượt đồng loại trước đó của nó. Cái nhảy vọt cuối cùng là Phật Quả, chấm dứt sự tiến hóa! Một cá nhân sẽ tiến hóa, lần lượt trãi qua các trạng thái như sau: Đêm tối vô minh là vô tình, Vô tình tiến hóa thành hữu tình, hữu tình tiến hóa thành A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát; A La Hán, Duyên giác, Bồ tát tiến hóa thành Như lai Thế Tôn rốt ráo như bản tánh vốn có. Các hình trạng của một cá nhân là pháp hữu vi hư vọng, nhất định sẽ tiêu tan theo quy luật tích trữ thiện căn, tín căn rồi nhảy vọt đó.
Theo đó, chúng sanh hữu tình, muốn nhảy vọt lên siêu vượt đồng loại của mình tức là ra khỏi ba cõi sanh tử luân hồi thì thứ nhất phải tin nhận con đường nơi các bậc đã nhảy vọt đi trước chỉ ra, thứ hai phải trưởng thiện căn thì mới có thể nhảy vọt lên được. Hai điều đó không thể thiếu một. Với ác căn thì sẽ mãi dậm chân tại chỗ, luân hồi 6 nẻo, không có kỳ hạn.
1. Sơ lược Kinh Đại Tập Hội: Gần một nửa nội dung của Kinh này Phật khôn giảng giải phước đức, công đức nghe, đọc, tụng, tu tập, khuyến tin và cảnh cáo người nghe tuyệt đối không được phỉ báng. Vì đối với pháp sâu xa này, hễ tin thì lợi ích vô cùng to lớn, nhất định thành tựu Vô Thượng Bồ Đề. Còn nếu như phỉ báng thì phải đọa địa ngục. Do đó, bạn nào không tin nhận được thì cũng đừng nen dèm pha này nọ mà tự đoạn mất phước đức của mình rồi sa đọa địa ngục. Người nào phỉ báng kinh này thì tức là đoạn hết căn lành của mình, còn người nào tin nhận và thọ trì thì căn lành tăng trưởng, sẽ bước vào pháp vô lậu giải thoát của chư Như Lai mười phương.
Phần còn lại của kinh, Đức Phật giảng giải về việc thân mạng. Trong đó, có dạy về "người sanh lâu" và "người mới sanh".
> Về người sanh lâu, không khó hiểu lắm, có hai hạng người mới sanh:
Thứ nhất, là người hiện đang chịu luân hồi sanh tử trong sáu nẻo luân hồi mà vẫn chưa thoát được. Do nghiệp nhân tạo tác mà sanh thân tiếp theo.
Thứ hai, là Thánh chúng có tín tâm sâu rộng nơi Như Lai, đã thâm nhập pháp thâm sâu, tinh tấn không nghừng nghỉ đối với pháp của Như Lai. Họ thường lưu trú nơi các cõi Tịnh Độ trang nghiêm thanh tịnh của chư Phật mười phương, hóa sanh ra từ cây, như từ cây sen ở Cực Lạc vậy.
> Về người mới sanh, cũng có hai:
Hạng thứ nhất, là người vừa mới chấm dứt luân hồi sanh tử, đối với giáo pháp của Như Lai chưa có dự định gì để làm, để nói. Những người này khi thân cận Như Lai, tin rằng chỗ chỗ mình chứng được chưa phải là rốt ráo, đều có thể thọ nhận đại pháp của Như Lai mà đi tiếp.
Hạng thứ hai, là người mới sanh ở cõi ta bà hay các thế gian nói chung, họ chưa có biết rõ các pháp thế gian, cũng chưa có ý niệm sở hữu pháp thế gian. Họ không phải do nghiệp sanh mà từ cây sanh ra.
2. Nội dung thảo luận: Người từ cây của thế gian sanh ra.
Người này, không phải do nghiệp sanh nhưng cũng đủ lục căn, chưa biết phải làm gì, cũng không có bất kì kinh nghiệm gì về các pháp. Đó là chúng sanh lần đầu tiên được bước vào hữu tình pháp giới.
Từ lâu, rất nhiều người học Phật cho rằng mỗi con người vốn luôn nằm trong 6 nẻo luân hồi từ vô thủy đến nay, không có kiếp đầu tiên của luân hồi. Nhưng với sự việc người mới sanh này, đã cho chúng ta thấy rằng, luân hồi của mỗi cá nhân là có khởi điểm, khi là cá nhân là người mới sanh đó.
Vậy người mới sanh này từ đâu sanh? Trong KInh, đức Như Lai Nguyệt Thượng Cảnh Giới đáp rằng: họ từ cây trong thế gian sanh ra. Điểm này làm cho nhiều người cực kì khó hiểu, người làm sao lại từ cây sanh? Nhưng đó là sự thật, vì trước khi giảng lời này, các Đức Phật đều bảo "như thật mà nói rõ". Chỗ này đã khẳng định, cây cối thể thể tiến hóa thành loài hữu tình. Sự thật là như thế, dù bạn không tin! Chính vì thế, mà một nửa nội dung Kinh khuyên răn bảo bạn phải tin, không được phỉ báng!
Chính vì chưa hiểu rõ việc này nên trong Kinh, người nghi vấn cứ hỏi dồn dập, rốt cuộc là họ từ đâu sanh?
Câu hỏi đầu tiên, Đức Phật đã trả lời chỗ gần nhất hóa sanh ra những người mới sanh đó, là từ cây cối sanh ra. Nhưng với câu hỏi dồn dập về nguồn gốc thì câu hỏi đã khác, tức là cây hỏi truy tận nguồn gốc. Lúc này, Đức Phật bảo: họ cũng sanh ra như Như Lai thôi. Tức là chẳng có chỗ sanh vậy. Vì đó Lý Tánh tột cùng, tột cũng mọi lẽ thì chỉ có cái bất sanh bất diệt và cái sanh diệt là bất nhị, nhất như.
Các bạn thân mến, trong diễn đàn này, tôi đã từng nói "Cục đá cũng sẽ thành Phật" thì bạn thấy đó, hoàn toàn hợp lí.
3. Cốt yếu của Kinh này là gì?
Đó là Lý nhân duyên hội đủ thì nhảy vọt, cái nhảy vọt này sẽ siêu vượt đồng loại trước đó của nó. Cái nhảy vọt cuối cùng là Phật Quả, chấm dứt sự tiến hóa! Một cá nhân sẽ tiến hóa, lần lượt trãi qua các trạng thái như sau: Đêm tối vô minh là vô tình, Vô tình tiến hóa thành hữu tình, hữu tình tiến hóa thành A La Hán, Duyên Giác, Bồ Tát; A La Hán, Duyên giác, Bồ tát tiến hóa thành Như lai Thế Tôn rốt ráo như bản tánh vốn có. Các hình trạng của một cá nhân là pháp hữu vi hư vọng, nhất định sẽ tiêu tan theo quy luật tích trữ thiện căn, tín căn rồi nhảy vọt đó.
Theo đó, chúng sanh hữu tình, muốn nhảy vọt lên siêu vượt đồng loại của mình tức là ra khỏi ba cõi sanh tử luân hồi thì thứ nhất phải tin nhận con đường nơi các bậc đã nhảy vọt đi trước chỉ ra, thứ hai phải trưởng thiện căn thì mới có thể nhảy vọt lên được. Hai điều đó không thể thiếu một. Với ác căn thì sẽ mãi dậm chân tại chỗ, luân hồi 6 nẻo, không có kỳ hạn.
Last edited: