nguyenvanhoc2006

Nhật ký Dharamsala

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Nhật ký Dharamsala


Phần 1: Về tu viện Sera Mey

--o-O-o--​

Lời tác giả:

Đây là một cuốn nhật ký, ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn độ để học đạo.
Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các
Phật tích tại Ấn, đã tháp tùng theo, nhưng không phải để theo phái đoàn đi
hành hương mà là để đi về Dharamsala, nơi trú ngụ của đức Đạt Lai Lạt Ma
hiện giờ để tu học.
Nhật ký không những ghi chép lại cuộc hành trình mà còn ghi lại những cảm
tưởng của tác giả, những điều mắt thấy tai nghe trên đường đi…
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn…”
Vì là một Nhật ký, mà muốn viết một Nhật ký cho hay thì khá khó, bởi vì đã
là Nhật ký thì phải là: "Có sao nói vậy....và thấy sao chép lại y như vậy...".
Kể chuyện thực... cho nên khó có tình tiết ly kỳ, đọc dễ thấy.... nhàm chán.
Nhưng mà ghi lại để "ôn cố tri tân", cuộc đời, đôi khi có những ngã rẽ bất
ngờ, hai mươi năm sau, nhìn lại, thấy tất cả như một giấc mơ.... chỉ còn cái
tình…, thí dụ như tình thày trò.
Và nhất là phải ghi ngay lại khi trí óc còn mới, còn sống động trong sự việc...
để lâu ngày thì e rằng sẽ như bài hát ”Phôi pha” của Trịnh Công Sơn.
Âu cũng là nhân duyên và nghiệp quả...của tác giả.
Bài viết Nhật ký, khó mà tránh khỏi sự trình bày những cảm nghĩ riêng tư
của tác giả, vậy cho nên xin các độc giả châm chước cho những điều sai lệch
trong bài.
Trân trọng,
Không Quán.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
1. Cảm nghĩ trước khi đi

Thực tình mà nói, tôi đã cố tình đi tìm về chuyến đi học đạo này. Bởi vì tôi
đã cảm thấy một sự chín mùi trong tâm thức nhàm chán đời sống thế
gian, nhàm chán những chuyện thế sự thăng trầm.
Tôi vẫn thường đọc thầm trong đầu bài thơ Ngán đời của Cao Bá Quát, và
trong lòng chỉ muốn rút lui ra khỏi chuyện thế sự ta bà.

Ngán đời

Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu(1)
Vắt tay nằm nghĩ chuyện đâu đâu
Ðem mộng sự đọ với chân thân thì cũng hệt
Duy giang thượng chi thanh phong,
dữ sơn gian chi minh nguyệt (2)
Kho trời chung, mà vô tận của mình riêng
Cuộc vuông tròn phó mặc khuôn thiêng
Kẻ thành thị kẻ vui miền lâm tẩu (3)
Gõ nhịp lấy, đọc câu "Tương Tiến Tửu" (4)
"Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai,
bôn lưu đáo hải bất phục hồi" (5)
Làm chi cho mệt một đời !


Cao Bá Quát

_______

Chú thích :
(1) Hai câu thơ chữ Hán này nghĩa là: Việc đời thăng trầm, bạn đừng
hỏi làm gì. Hãy nhìn ra ngoài khơi khói sóng xa thẳm kia, chỉ thấy
chiếc thuyền ngư phủ.
(2) Hai câu này trích từ bài phú Tiền Xích Bích của Tô Ðông Pha, nghĩa
là: chỉ còn có gió mát ở trên sông, cùng trăng sáng trong động núi.
(3) Lâm tẩu: rừng và nội cỏ.
(4) Nhan đề của một bài ca của Lý Bạch, nghĩa là Mời Uống Rượu.
(5) Bạn có thấy nước sông Hoàng Hà, từ trên trời chảy tuôn xuống
biển không hề quay trở lại. Ý nói đời người, thời gian qua đi thì không
trở lại. Đó là câu đầu của bài Tương tiến tửu.

--o-O-o--​

aaaaĐã từ mấy năm nay, tôi chủ trương sống cuộc đời ẩn dật, rút lui khỏi chuyện
thế sự. Đối với bao nhiêu bạn bè, tôi đều từ chối tham gia những buổi họp
mặt vui chơi. Chỉ trừ khi bạn bè yêu cầu tham dự các buổi trình diễn giúp vui
cho cộng đồng, hoặc những hoạt động từ thiện tôi mới tham dự.
Một lần, một ông bạn già trong nhóm tam ca mà tôi là thành viên tha thiết
mời tôi tham dự đám cưới của con trai ông ta, tôi từ chối và không đi. Ông
bạn nói: để mai mốt con gái anh làm đám cưới chúng tôi còn đi chung vui
với anh. Tôi cười nói: nếu cháu có làm đám cưới thì tôi cũng chẳng biết là sẽ
có được phép mời các bạn bè không. Hay là chúng nó chỉ ra Tòa thị sảnh ký
tên và đi hưởng tuần trăng mật riêng của hai đứa là xong, chẳng chắc là
chính tôi có sẽ được mời đi ăn cưới hay không nữa. Cho nên xin anh đừng
buồn và chấp làm gì. Ông bạn tôi không còn ý kiến gì nổi.
Một lần, một người bạn khác bảo tôi: Tôi thành thật khuyên anh đừng sống
quá lập dị và không giống ai. Tôi chỉ cười.
Trong thâm tâm, tôi chán ngán những buổi xã giao và tiệc tùng, nhất là đám
cưới, đôi khi ngồi tại một bàn ăn chẳng quen thân gì những người cùng bàn,
phải cười nói vỗ tay, tôi cảm thấy quá mất thì giờ và ngán ngẩm. Tôi thích
trầm lặng ngồi viết vài ba câu thơ hay là một đoản văn, hoặc vào phòng thờ
tụng kinh, tọa thiền hơn rất nhiều những xã giao bon chen trong sự giao tiếp
của đời sống. Phải ngồi chịu trận nghe những lời khoe khoang kín đáo về gia
đình con cái hay thương mại thành đạt.... Ngày xưa, khi tôi còn tham dự
những buổi tiệc ấy, thường là chấm dứt rất khuya, mỗi lần đi là mỗi lần tôi
về nhà dằn vặt mình với câu hỏi: ta đã làm gì cho đời ta, đánh mất chính
mình trong những ta bà thị phi của thế sự ? Cho đến khi tôi phải nói một lời
xin lỗi với các bạn bè, xin đừng mời tôi tham dự vì không thấy thích hợp.
Lâu dần bạn bè không còn thấy lạ và để tôi yên trong những trầm tư riêng
của mình về cuộc đời. Từ đó, tôi xa lánh dần chuyện thế sự.
Dĩ nhiên là tôi cảm thấy sung sướng trong cuộc sống rút lui ấy. Thì giờ, tôi
để hết vào việc hành trì và viết sách Phật hoặc dịch kinh Phật, cũng như làm
thơ đạo. Tôi chủ trương thuần túy là văn dĩ tải đạo. Và nếu tôi không được
học đạo thì có lẽ tôi chẳng sáng tác được gì. Vì tất cả các nguồn cảm hứng
của tôi đều đến từ những suy tư và thiền quán về đạo.
Nhưng vào cuối năm 2007, chùa nơi tôi đến hành trì tổ chức một chuyến đi
hành hương các thánh tích của Phật giáo. Tôi chưa được đi đến những nơi đó
bao giờ và đương nhiên là tôi rất thích đi. Nhưng khi chương trình đi hành
hương được in ra thì tôi hỡi ôi cảm thấy thất vọng: vì lý do là giá của chuyến
đi hành hương quá cao với tôi. Ước lượng sơ khởi của chuyến đi là 5000$
chưa kể vé máy bay từ Bắc Mỹ về Ấn độ. Ngày đó, khi đọc tờ chương trình
và ước định giá, tôi thầm nghĩ, giá như số tiền này dành để cúng dường Đức
Đạt Lai Lạt Ma, để ngài dùng trong việc đào tạo chư tăng, hoặc là cúng
dường chư tăng để dùng trong việc kiết hạ[1] mỗi năm tại Bồ Đề Đạo Tràng.
Rồi sau mấy ngày suy tư mà không quyết định được gì cả, tôi bèn liên lạc với
vị bổn sư và thưa với ngài về nỗi băn khoăn của tôi. Ngài cười ha hả trong
điện thọai vào bảo tôi rằng: "được, con hãy theo ta về cúng dường chư tăng
tại Dharamsala trong kỳ thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhân tiện ở
lại Dharamsala học đạo luôn trong một tháng". Và nhất là khi ngài nói thêm:
"kỳ này ta sẽ dẫn con về Dharamsala như là một tăng sĩ". Bởi vì tôi mang
trong người một chứng bệnh trầm kha là bệnh vảy nến[2], bệnh di truyền từ
cha tôi, người cũng đã từng mắc bệnh này khi còn trẻ. Bệnh của tôi nặng
lắm và không có thuốc gì chữa được. Nhà thương phải gửi tôi vào một trung
tâm Nghiên cứu chữa bệnh bằng tia cực tím[3], cho nên tôi đã phải cạo đầu từ
4 tháng nay để chiếu tia cực tím trên toàn châu thân chữa bệnh, và vì vậy,
thày bổn sư đã thấy tôi giống như là một tăng sĩ.


________

1 Tạng ngữ gọi là Monlam Chen Mo.
2 Psoriasis.
3 UVB treatment.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Trời đất, tôi thầm nghĩ, được theo vị bổn sư đi về nơi đất thánh Dharamsala,
nơi thiết lập của chính phủ ly hương Tây tạng, nơi trú ngụ của Đức Đạt Lai
Lạt Ma và được học đạo, và nhất là sẽ theo thày về như là một tăng sĩ, còn
ước nguyện nào bằng. Tôi hoan hỷ đi mua vé máy bay sửa soạn theo ngài về
vùng đất thánh Dharamsala.
Ngày lên máy bay, tôi cảm thấy nao nao trong dạ. Tôi ôm ấp trong tâm một
cái cảm giác của một thiếu nữ từ giã gia đình, xuất giá tòng phu lên xe hoa
về nhà chồng, hay đúng hơn tôi mang cái cảm giác của một người sắp sửa
xuất gia, xuống tóc để vào trong chùa làm tỳ kheo. Cái cảm giác nao nao
trong dạ, mà cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ rất rõ.
Để tránh phiền nhiễu ở nơi đất lạ, chương trình của tôi là đi theo phái đoàn
hành hương về tu viện Sera Mey, nơi vị bổn sư của tôi làm viện trưởng và từ
đó sẽ theo ngài để đi về Dharamsala học đạo, chứ không đi theo phái đoàn
đi hành hương. Tiền tiết kiệm được nhờ không đi hành hương, tôi sẽ nhờ vị
bổn sư mang về cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma, hoặc là cúng dường chư
tăng an cư kiết hạ tại Dharamsala.
Máy bay hạ cánh tại phi trường Bangalore lúc 1.50 rạng ngày 12 tháng 2,
2008. Khi lấy được hành lý và chờ tất cả mọi người đến đầy đủ thì đã gần 3
giờ sáng và phái đoàn đi về khách sạn nghỉ ngơi tại Bangalore để đến chiều
hôm đó, thuê xe buýt đi về tu viện Sera Mey.
Tại Bangalore, hai thày geshe Chopel và Phuntsok dẫn chúng tôi đi đổi tiền.
Khi đi ngang các đường phố chính của Bangalore, cũng như đi ngang khách
sạn và quán ăn quen thuộc trong lần ghé về tu viện Sera Mey năm 2002 để
dự lễ khánh thành Đại Hùng Bảo Điện mới, và được thày đương kim viện
trưởng[4] Lobsang Jamyang dẫn đi chơi tại Bangalore, tim tôi cảm thấy thật là
bồi hồi và nghe tim thắt lại. Mới đây mà đã 6 năm qua đi. Tôi bây giờ đã
thay đổi hình dạng rất nhiều so với 6 năm trước vì mắc bệnh “Tự thể miễn
dịch tính” (auto-immune disease). Nhưng đường xá và khách sạn tôi đến ở
lần trước chung với thày viện trưởng còn y nguyên, lòng cảm khái dâng trào
trong tâm vì cảm nhận sự chóng vánh vô thường của đời người. Điều thật lạ
lùng là lần năm 2002 đó, tôi đã mắc bệnh nan y này rất nặng mà không
biết, nhưng trong suốt thời gian đi thăm tu viện Sera Mey, tu viện Ganden
va Dreypung, bệnh hoàn toàn không hề phát tác. Cho đến ngày tôi bước
chân xuống may bay về đến nhà, và hôm sau thì bệnh phát tác ngay lập tức,
làm tôi ngã quỵ trên chuyến xe buýt trên đường đi làm và phải đưa cấp tốc
vào nhà thương chữa trị. Thế mới biết là thần lực hộ trì của Tam Bảo không
phải là chuyện nhỏ.
Chuyến xe buýt khởi hành sau bữa ăn trưa và mãi đến 7 giờ tối mới đến
thành phố gần tu viện Sera gọi là Kushinagar. Vì luật của tu viện không cho
phép phụ nữ trú ngụ lại ban đêm cho nên phái đoàn thuê khách sạn cho các
vị phụ nữ tại Kushinagar, và sau đó cùng nhau vào tu viện thăm thày viện
trưởng. Ba người đàn ông trong phái đoàn trong đó có tôi sẽ được phép ngủ
lại tu viện trong các phòng của khu nhà Chungpa.
Thày viện trưởng tiếp đãi chúng tôi thật là nồng hậu. Sau phần trao khăn
trắng (khata) ban phép lành, chúng tôi được dùng bữa cơm tối thật ngon
miệng với ngài. Thày dặn dò chúng tôi đủ mọi điều, và sau đó phái nam
được cho phòng nghỉ ngơi, còn các phụ nữ thì phải quay trở lại khách sạn tại
Kushinagar để ngủ qua đêm.

2. Ngày 13 tháng 2, 2008

Sau một đêm ngủ và nghỉ ngơi thật thoải mái, hôm sau, tôi thiền tọa vào
sáng sớm và cảm nhận thật rõ ràng sự gia hộ của giòng chư tổ truyền thống
Giới đức[5]. Ngồi thiền tại Sera Mey thật là an lạc trong sự hộ trì, được cảm
nhận từ tầng lớp sâu thẳm của tâm thức: niềm hỷ lạc thật là sâu đậm và
nhẹ nhàng, tâm thức an bình trong thiền duyệt[6], lìa xa thế sự, thị phi của
cuộc đời. Thời tiết thật dễ chịu, tuy hơi lành lạnh vào sáng sớm, nhưng vẫn
còn khá ấm áp.

_________


4 Chữ đương kim viện trưởng Tạng ngữ là Khen Rinpoche.
5 Gelugpa – Hoàng mạo phái, do Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo.
6 Là niềm vui sướng của thiền định.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
sera17.jpg


sera16.jpg


sera9.jpg


sera7.jpg



Đại Hùng Bảo Điện Sera Mey (New Prayer Hall) mới được khánh thành năm 2002.

Tu viện Sera được chia làm hai phần: Sera Mey khoảng 2000 tăng và Sera
Je khoảng 2500 tăng. Điều huyền diệu nhất là chu vi tu viện Sera (Mey và
Je) bao gồm khoảng vài ba cây số vuông. Trong đó có tổng cộng 4500 nam
tăng sĩ ở rải rác trong các căn nhà[7] lớn nhỏ. Khi ra đường những ngày lễ lớn,
chúng ta sẽ thấy 4500 vị tăng sĩ tụ hợp về chánh điện để làm lễ. Toàn một
màu áo tu đỏ tràn ngập đường xá mà không hề có một bóng dáng một ông
cảnh sát đeo dùi cui, súng ống nào cả. Cảnh tượng những con đường tràn
ngập áo tu màu đỏ đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Không hề
có chuyện tranh chấp đánh nhau hay cãi nhau. Chư tăng sống rất an hòa và
dễ thương, hiếu khách. Nhưng chưa kịp xả cữ thiền tọa buổi sáng thì chư vị
phái nữ trong phái đoàn đã quay trở lại tu viện và cười nói vui vẻ ồn ào.
Chúng tôi dùng bữa ăn sáng xong là đi đến Đại Hùng Bảo Điện ngay vào lúc
8 giờ sáng để dâng lễ trường thọ cho thày cựu viện trưởng Ngawang
Thetchok. Ngài là thày của thày đương kim viện trưởng. Trong buồi lễ, chư
tăng và chúng tôi cầu nguyện Lễ cúng dường đức Bổn Sư[8]. Buổi lễ thật là
cảm động và sau đó chúng tôi lên dâng khăn và cúng dường thày cựu viện
trưởng. Ngài nhận ra phái đoàn chúng tôi và rất là hoan hỷ.


_______

7. Nhà lớn tiếng Tạng ngữ gọi là Khangtsen, nhà nhỏ gọi là Labrang.
8. Guru Puja (bản dịch của người viết Nhật ký dưới pháp danh là Chân Giác và Diệu Hạnh Giao Trinh).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
SeraMeyMonasteryKensurGyalrongNgawa.jpg

Sera Mey Monastery Kensur Gyalrong Ngawang Thekchok Rinpoche


Thày cựu viện trưởng Ngawang Thetchok là một vị cao tăng hiếm có. Ngài là
một tăng sĩ nghiêm túc, và với tôi, ngài là một thần tăng. Người Đài Loan
biết rất nhiều câu chuyện kể lại về những thần thông của ngài. Ngài có ảnh
hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đối với người Đài Loan, trong khi thày đương kim
viện trưởng lại có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ đối với cộng đồng người
Việt tại Bắc Mỹ, kể cả Canada, và nhất là vùng Orange County và San Jose
tại California.

Tôi ngồi nhớ lại câu chuyện kỳ lạ sau:

Năm 2003, tôi có qua Wesminter,
vùng Orange County sửa chữa và xây cất cho thày đương kim viện trưởng
ngôi chùa tên là Geden Shoeling[9]. Chùa hoàn tất theo ý thày hai tháng sau
đó. Nhờ thế, tôi quen nhiều bạn đạo ở tại đó và thường liên lạc với nhau khi
có tin tức gì, hay là giúp họ dịch kinh sách v.v…Một hôm, tôi nhận được điện
thư của một vị bạn đạo kể chuyện lạ. Chuyện này cũng xảy ra mới đây vào
tháng 11 năm 2007 thôi. Lá thư như sau:

Sáng nay em đi nghe Khen Rinpoche[10] thuyết pháp về Bát Nhã Tâm Kinh.


HEKhenRinpoche.jpg


Thày giảng rất hay và rất kỹ. Vẫn theo thường lệ, sau buổi giảng
thì mọi người lên dâng khăn, cúng dường và thọ phép lành của thày.
Em cũng nối đuôi để lên dâng khăn. Đến lượt một chị Phật tử kia, (chị

này, thỉnh thoảng em cũng thấy chị tham dự buổi thính pháp một vài
lần, trông cũng khá lớn tuổi, mắt, mũi sửa chữa tùm lum nên trông
không được tự nhiên cho lắm). Khi chị lên dâng khăn và thày ôm lấy
đầu chị để ban phép lành hộ trì thì chị bật khóc. Người run lên bần bật,
chị loạng choạng bước né qua một bên để nhường cho người khác lên
dâng khăn. Nhưng chị vẫn khóc, gần như là đi không muốn nổi nữa.
Mọi người phải dìu chị đi xuống cuối phòng. Mọi người cứ nghe chị nói
lảm nhảm cái gì khong rõ và cứ khóc mãi. Sau khi người cuối cùng lên
dâng khăn, cúng dường, thì thày ra lệnh (trông lúc đó mặt thày
nghiêm làm em sợ lắm). Thày bảo đem cái chị kia lên đây. Chị đó run
tới qụy cả chân, phải 2 người dìu hai bên chị mới đi nổi, vừa đi, vừa
khóc, vừa lảm nhảm eo éo nói gì đó mà không ai nghe rõ. Lên chỗ
thày, chị không còn quỳ được nữa mà ngồi phệt xuống đất, người cứ
run lên bần bật, ré lên khóc rõ to. Thày Khen Rinpoche và thày Norbu
bắt dầu tụng kinh gì đó mà em không biết. Tụng rất to, em có cảm
tưởng từng câu tụng là từng cơn bão có lực rất mạnh hất vào người
chị...Tụng khoảng 5 phút thì cả hai thày đều vỗ hai bàn tay vào nhau
mấy cái. Chị kia hét lên một tiếng rồi ngã ngửa lên sàn. Hai tay chị dơ
lên khỏi đầu. Chị hổn hển nói "Nam mô A Di Đà Phật" rồi khóc rức lên.
Lần này em nghe tiếng nói của chị khác với cái tiếng nói trước khi chị
bị ngã. Xong thày Khen Rinpoche tụng thêm một ít nữa rồi đứng lên
lấy tấm áo choàng mầu vàng của mình quất lên người chị kia mấy cái
và nói lớn "NO TALK!!" "STOP!".
Tất cả mọi người trong chánh điện đều vẫn tiếp tục niệm câu bát nhã
tâm kinh: "Tayatha, Gate, Gate..." trong khi Khen Rinpoche bước ra
khỏi chánh điện.
Đây là lần đầu tiên em thấy thày trừ ma. Trông thày nghiêm lắm. Sau
đó, em có vào phòng chào thày, Lisa (là người thông dịch ra tiếng
Việt) vào sau, hỏi thày, chị kia bị sao thế thày? Chị ấy có ok không ?
Thày bình tĩnh như không có gì, và bảo, bà ta không sao cả, mọi sự
xong rồi. Don't worry. Lisa tò mò hỏi tiếp, có phải bà ta bị ma nhập
không ? Thày trả lời: Thì đại khái là như vậy, nhưng bây giờ thì không
sao cả.
Em nghe xong cũng hú hồn!

(Trước khi viết về câu chuyện này, tôi cũng khá đắn đo suy nghĩ nên hay
không nên viết ra... Vì bản thân của tôi vốn không thích mê tín. Nhưng vì dù
tôi có thích hay không, thì đó cũng là một sự thật đến từ chư vị cao tăng, và
viết ra trong ý hướng tỏ lòng kính trọng đến chư vị, một đời hoằng hóa cứu
độ chúng sinh, và mình không thể không cảm nhận thấy chư vị làm mọi thứ
giúp đời hoằng hóa độ sinh mà không hề có mảy may suy nghĩ, hay cho là
mình có gì đặc biệt hơn người, chư vị làm những kỳ tích xong là xả bỏ ra
khỏi tâm, không hề dính mắc).


________

9. Chùa này dịch tên nghĩa là Vùng Đất Tịnh Lạc – tên do Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt cho.
10. Là thầy đương kim viện trưởng.
 
B

bangtam

Guest
Kinh bac VAN-HOC

Kinh thua bac .

Nghe bac bi benh nhu vay - BangTam khong biet noi gi - ngoai mot chu - Buon !.

Bac biet khong . - BangTam cung bi hai chung benh ngac ngheo - do la : xuong co e.o qua ben trai tu nam 1995 den gio .

Va lung xuong song bi cong " do nguoi ta co tinh lam hai do . " - Ke nua - co the la benh UNG THU -" BangTam da co nhieu trieu


chung - nhu me BangTam hoi do" . Thoi - ke - chiu dung tiep tuc .

Vai loi tam su voi bac - Bay gio BangTam xin dung - de di pha CAPHE uong cho no FE~ -hi - hi .

Kinh

BangTam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Bác Băng Tâm lại nhầm v/h là bác Không Quán chăng ?

_ v/h đâu có phước nhiều như vậy !


khoc15.jpg


Dù sao chúng ta hãy an-ủi nhau rằng :
"Bởi vậy Phật đà thiết lập Chính pháp, lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công , lấy gai-góc làm Giải thoát...." (Luận Bảo Vương Tam-Muội)
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
A
A

sera11.jpg
sera12.jpg
sera13.jpg

a
a

sera10.jpg
sera1.jpg
sera4.jpg

a
a

sera2.jpg
sera3.jpg
sera6.jpg


Đời sống chư tăng trong tu viện khá nghiêm ngặt và chặt chẽ. Trừ những
ngày lễ chư tăng được nghỉ ngơi như là Tết Tây tạng (Losar), chư tăng được
theo học một chương trình huấn luyện kỹ lưỡng. Sáng thường thức dậy vào
lúc 5 giờ và làm vệ sinh cá nhân xong là nghe tiếng kèn lớn, tiếng rất trầm,
(Tạng ngữ gọi là Radong) báo hiệu là lúc phải vân tập tại Chánh điện để
hành lễ và cầu nguyện (kinh nào thì tùy theo hôm). Sau đó 7 giờ sáng thì
dùng điểm tâm cho đến 9 giờ thì chư tăng sẽ tụ hợp để luận đạo (debate),
đây là lúc mỗi vị sẽ phải mang hết sở trường học đạo của mình để tranh luận
và đào sâu đề tài đã học. Cách luận đạo như vậy giúp cho chư tăng nhuần
nhuyễn sở học của mình. Sau đó là ăn trưa và nghỉ ngơi đến 2 giờ chiều. Sau
đó, chư tăng theo học các lớp học chung hoặc là theo học lớp riêng với vị
bổn sư của mình. Sau đó là bữa cơm tối, và từ 9 giờ tối trở đi, chư tăng sẽ
tiếp tục họp nhau luận đạo đến 11 giờ tối mới đi ngủ, để sáng hôm sau thức
dậy từ 5 giờ sáng tiếp tục một ngày mới trong tu viện. Ngày tôi đến tu viện
thì chư tăng vẫn còn trong dịp nghỉ Tết Tây tạng. Nhưng tôi vẫn cố gắng
theo thời khóa biểu mà chư tăng thường theo, mong là mình gieo duyên để
đời sau được tu học trong dòng truyền thừa. Các bộ môn nằm trong chương
trình tu học là luận đạo bao gồm Ngũ Đại Luận[11]:
1. Lượng học: môn học về Biện chứng pháp của Phật giáo và Nhận
thức luận, bao gồm cả các luận thuyết ngoại đạo.
2. Bát nhã ba la mật: bao gồm các bộ Đại Bát Nhã Luận và các hành
trì của Bồ tát đạo (như Lục độ ba la mật).
3. Trung quán luận và Tánh không.
4. A tỳ đàm Câu xá luận: là bộ luận lớn bao gồm vũ trụ quan, siêu
hình học và hiện tượng luận.
5. Luật: là những giới luật và kỷ luật trong tu viện.
Trong lần này, phái đoàn người Đài Loan về tham dự khá đông. Trong buổi
ăn trưa chung, tôi nhận thấy mỗi người nâng niu cầm trên tay một cuốn
sách, họ có vẻ rất là quý cuốn sách. Tôi bập bẹ vài câu tiếng phổ thông và
hỏi họ về cuốn sách mới biết ra là họ vừa mới xuất bản cuốn này, viết tiểu
sử và cuộc đời của thầy cựu viện trưởng Ngawang Thetchok.


________

11. Ngũ đại luận:
aaaa1. Lượng học: Pramana, the Buddhist logic and epistemology (valid cognition) including the studies of many non-Buddhist thoughts.
aaaa2. Bát nhã ba la mật: Prajnaparmitas which include voluminous texts of Bodhisattva practices such as the study of six perfections.
aaaa3. Trung quán luận và Tánh không: Madhyamika, the study of Buddhist middle views, Sunyatavada. .
aaaa4. A tỳ đàm Câu xá luận: Abhidharmakosa, the Buddhist metaphysics. Từ ngữ metaphysics (tiếng Hy lạp, meta=siêu, physics=hình học) bao gồm các phần: 1. vũ trụ luận (cosmology) và 2. Hiện tượng luận (ontology).
aaaa5. Luật: Vinaya, monastic rules and disciplines.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

NAM-MÔ DƯỢC SƯ LƯU-LY-QUANG NHƯ-LAI

Tôi cũng xin họ một cuốn, mặc dù sách viết bằng Tạng ngữ và tôi không hiểu, nhưng
vì lòng kính trọng thầy cựu viện trưởng, tôi vẫn xin một cuốn mang về để trên bàn thờ.
Buổi tối sau thời cơm chung, chúng tôi lại chia tay giã từ các vị phụ nữ đi về
khách sạn. Còn tôi quay về phòng hành trì thời công phu Tối thượng Du già
thiền quán và sau đó đi vào trong giấc ngủ an bình trong sự gia hộ của chư Thiên nữ.

3. Ngày 14 tháng 2, 2008

Sáng sớm hôm sau, tôi vẫn theo thường lệ thức dậy từ 6 giờ sáng hành trì.
Trong kỳ thiền tọa này, tôi cảm nhận rõ ràng hơn sự gia hộ của giòng Giới
đức, đặc biệt là cảm nhận sự gia hộ của chư bổn sư trong tu viện Sera. Tôi
thiền quán trong niềm an lạc và ấm áp gần gũi với chư vị bổn sư của tu viện,
cảm nhận sự che chở độ trì đến từ chư vị thẳng vào tim mình, làm cho tôi
sung sướng trong sự hành trì, yên lòng tinh tấn thiền định và biết chắc chắn
là tôi sẽ đi về đâu trong sự hành trì ấy. Xả thiền xong, tôi đi kiếm ly cà phê
ngồi nhâm nhi trong buổi sáng tinh sương, chờ các vị trong phái đoàn trở lại
ăn sáng. Nhưng ngay lúc trong buổi sáng sớm ấy, tôi nhìn thấy thày phụ tá
viện trưởng Geshe Rabga đi ra ngoài phòng, ngang chỗ tôi ngồi, tôi vội vàng
qùy xuống đảnh lễ ngài. Ở tu viện Sera, ngài nổi tiềng là vị tăng sĩ hiền từ
nhân hậu, quỳ bên ngài, tôi cảm nhận sự từ bi toát ra từ ngài. Ngài không
biết tiếng anh, nên không nói gì, chỉ vỗ vỗ vào đầu và vuốt má tôi. Và sau
đó khi ngài quay trở về phòng, tôi vội vã chạy về phòng mình lấy tiền bỏ vào
phong bì để cúng dường ngài.
Khi bước ra ngoài thì các vị trong phái đoàn đã đến, chúng tôi sửa soạn ăn
sáng. Thày geshe trưởng phái đoàn thông báo là hôm nay phái đoàn sẽ đi
tham quan hai tu viện Sera Mey và Je. Vì tôi đã đi thăm cả hai tu viện rất kỹ
năm 2002, nên tôi thưa với thày xin được nghỉ ngơi một hôm, nhưng cốt là
để có thì giờ đến phòng thày phụ tá viện trưởng cúng dường và sau đó đến
vấn an thày viện trưởng.
Trong chuyến đi này, tôi có mang theo một bức họa thangka vẽ hình Phật
Dược Sư mà một anh trong phái đoàn khi còn ở Montreal đã tặng cho tôi
năm ngoái. Anh kể lại là trong chuyến đi chơi Thượng Hải, anh đã gặp một
người Trung hoa ở tại đó bám lấy anh và dụ anh mua bức họa này. Anh
không cầm lòng được và đã mua mang về tặng cho tôi bởi vì anh nói là tôi
xứng đáng giữ bức đó. Lý do, anh nói, là vì tôi đã bỏ một năm trời ra dịch
cuốn kinh Lễ cúng dường Phật Dược Sư trong Mật tông. Hồi đó, khi tôi cầm
bức họa ấy mang về nhà xem thì tôi bỗng giật mình: bức họa trông rất cổ
kính và còn mang các vết khâu kim vì người bán đã cắt ra khỏi bức thangka
bằng gấm chung quanh. Có vẻ như là người Trung hoa đã ăn cắp bức họa cổ
này từ một tu viện Tây tạng, đằng sau bức họa bằng vải ấy còn mang dấu
son đỏ chói của một bàn tay, có lẽ là bàn tay của vị nghệ sĩ đã họa bức ấy
và đóng dấu của mình lên trên. Tôi hơi ngại, bèn mang về tu viện Sera nhờ
thày viện trưởng thẩm định giá trị của bức họa. Nếu là bức họa cổ thực sự,
có lẽ sẽ phải nhờ thầy dâng cho đức Dalai Lama để trao trả lại cho dân tộc
Tây tạng. Còn không thì cũng nhờ thày cho khâu lại các bờ chung quanh
bằng gấm, làm thành một bức thangka nguyên thủy để treo trên chùa.
Sáng hôm đó tôi trình bức họa lên ngài viện trưởng và thày bảo với tôi đó chỉ
là một bức vẽ nhái lại, tuy cổ, nhưng không phải là bức nguyên thủy cho nên
ngài sẽ nhờ chư tăng khâu lại bằng gấm chung quanh để mang về Montreal.
Tôi cũng mừng là không phải đồ ăn cắp của Tam Bảo.
(còn tìếp phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala)

Không Quán
14 march 2008.
 
B

bangtam

Guest
Kinh bac VAN-HOC.

Kinh bac VAN-HOC.

Choi ! oi ! . Con can co~ - con xin lay bac -con khong muon an GA^.y- va con khong dam xiu - tai vi con phai chay tron - khong
thoi muon mat .

Nam mo dat chi da................................

Xin tam biet hic ! hic ! ( tieng khoc cua mot con ga buoi chieu .)

Kinh

BangTam
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
415410287_6deb534303_o.jpg


NAM-MÔ DƯỢC-SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ-LAI

(Ghi chú của v/h :
_ Trước Phật _ hai bên tả hữu là : Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ-tát.
_ Kế đó là 12 vị Dược Xoa Thần Tướng (không có vẻ hào-quang).
_ Gần Phật là 8 vị Đại Bồ-tát)
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8/8/08
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Cần Xác Định Rõ

ĐH NguyênvanHoc 2006 đã viết rằng :

" Bác Băng Tâm lại nhầm V/ h là Bác Không Quán chăng ?

V/h đâu có phước nhiều như vậy. "

Như vậy , Nhật Ký Dharamsala không phải là Nhật Ký của NguyenvanHoc và không do

đạo hữu NguyênvanHoc viết, và KHÔNG QUÁN không phải là một bút danh của ĐH V/h

có phải không ạ, xin ĐH xác định lại rõ cho để mọi người trong DĐ được nắm rõ. Xin cảm

ơn ĐH .
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Re: Cần Xác Định Rõ

Phithụydu đã viết:
ĐH NguyênvanHoc 2006 đã viết rằng :

" Bác Băng Tâm lại nhầm V/ h là Bác Không Quán chăng ?

V/h đâu có phước nhiều như vậy. "

Như vậy , Nhật Ký Dharamsala không phải là Nhật Ký của NguyenvanHoc và không do

đạo hữu NguyênvanHoc viết, và KHÔNG QUÁN không phải là một bút danh của ĐH V/h

có phải không ạ, xin ĐH xác định lại rõ cho để mọi người trong DĐ được nắm rõ. Xin cảm

ơn ĐH .

Đúng vậy !
v/h chỉ là một Phật tử ÍT HỌC ở một vùng ngoại ô của Việt Nam.
Nhật ký kia v/h chép lại của bác Không Quán và có sưu tầm thêm ít hình ảnh để "minh hoạ" mà thôi !
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

ZongkarChoede.jpg
ZongkarChoede2.jpg


DzongkarChoede1.jpg


te9white20t.jpg


TaraBlanca.jpg


tara20verde.jpg


vk73.jpg
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Phần 2: Cuộc hành trình về Dharamsala

4. Ngày 15 tháng 2, 2008

Hai ngày đã qua đi tại tu viện Sera Mey. Sáng nay tôi tọa thiền và hành trì
trong sự an bình nhẹ nhàng. Niềm an vui trong đời sống tu viện và nếp sống
xa mọi thị phi trong hai ngày vừa qua đã mang lại cho tôi một sự an ổn rất
tĩnh lặng của tâm. Thực là một điều kỳ diệu khi tâm cảm thấy an ổn và được
che chở, khi trong lòng thấy rõ những pháp môn và sự hộ trì không đứt đoạn
mà chư tổ và chư bổn sư trong truyền thừa ban cho mình, liên tục từ thời
Phật Thích ca đản sanh cho đến bây giờ. Vì mình nằm trong dòng liên tục
đó, nên tâm rất an bình và sung sướng trong sự hành trì mỗi ngày. Sự quán
tưởng sùng kính không thể thiếu sót vào bốn lễ quán đảnh của đức Bổn Sư
Kim Cang Trì, đức Phật bổn sơ của dòng Kim Cang thừa làm cho buổi thiền
quán trở thành niềm thích thú say mê vì thấy rõ ràng là ngài ban cho mình
một sự hộ trì không gián đoạn…
Hôm nay, tôi tham dự với phái đoàn đi thăm tu viện Zongkar Choede, là một
tu viện nhỏ gần Sera Mey, và cũng nhân cơ hội đi thăm Hạ Mật Viện[12]
(Gyumed). Năm 2002, tôi đã có dịp đi thăm Zongkar Choede và tham quan
những pháp khí cổ của chùa như là tượng Phật Thiên thủ thiên nhãn, tượng
Phật Tara nói, tượng Phật Tara đứng, các dấu chân của đức Đạt Lai Lạt Ma
đời thứ năm... Những pháp khí này đều được giữ gìn kỹ lưỡng và chỉ mở ra
cho các phái đoàn hành hương đến tham bái.
Chuyến đi cũng khá dài. Trên đường đi, tôi nhắm mắt thiền quán. Các vị phụ
nữ trong phái đoàn trêu ghẹo tôi, hỏi là sao anh ngủ hoài thế. Tôi cười nói
rằng tôi không ngủ, và có nghe biết quý vị, nhưng tôi thường đi vào trong
một tình trạng định trong sự chú tâm, lúc đó tâm rất là an bình sung sướng,
trong lòng thấy rất là an lạc.
Những lúc nhắm mắt như thế, tôi như đi vào một vùng sâu thẳm của của
tiềm thức và rất an bình sung sướng. Tôi có thể ở trong trạng thái an lạc của
thiền định đó rất lâu. Tuy không chú tâm vào chuyện quý vị nói hay vào
những chuyện xung quanh mình nhưng tôi vẫn nghe và biết mọi sự.
Các vị đó lại càng trêu tôi, nói là thiền ngủ hả anh. Tôi cười nói: ấy, quý vị
cũng biết là một trong Sáu pháp du già của tổ Naropa là pháp môn Thùy
Miên Du Già, bất cứ ai đã từng thọ lễ quán đảnh Tối thượng Du Già đều phải
hành trì. Và để tôi kể lại hầu chuyện quý vị về chuyện của Tổ Tịch Thiên
(Shantideva) như sau :
Lúc còn ở trong tu viện Nalanda, Tổ thường bị tăng chúng chê cười là
suốt ngày chỉ ngủ, ăn và đi nhà cầu. Một hôm tăng chúng muốn mang
Tổ ra làm trò cười và mong là sau đó, Tổ vì bị chê cười mà phải tự bỏ
ra đi khỏi tu viện. Tăng chúng viện cớ mời Tổ lên tòa thuyết pháp. Tổ
nhận lời, và không hề biết là họ đã xây một pháp tòa cao khổng lồ,
nhưng không có bực thang nào để cho Tổ bước lên. Hôm đó, họ mời
một tăng đoàn đông đảo đến dự và định bụng sẽ làm một trận cười
lớn. Khi Tổ đến nơi hội trường và thấy tình cảnh như vậy, Tổ đột nhiên
vươn cánh tay, biến thành dài cho đến khi chạm vào tòa ngồi và biến
tòa trở thành kích thước nhỏ lại bình thường. Tổ lên ngồi trên đó
thuyết giảng và hỏi: quý vị muốn nghe một bài giảng bình thường,
trước đó đã có từng nghe qua, hay là muốn nghe một bài giảng phi
thường, trước đó chưa từng nghe bao giờ ? Tăng chúng trả lời là muốn
bài giảng phi thường, mong rằng Tổ sẽ bị thất bại và phải xấu hổ mà
bỏ tu viện ra đi.
Tổ bèn bắt đầu giảng về "Nhập Bồ Tát Hạnh" và khi tăng chúng nghe,
họ đều ngạc nhiên cảm thấy bài giảng thật là kỳ diệu. Khi Tổ giảng
đến chương Trí tuệ và đọc đến câu: "…những gì hiện hữu và không
hiện hữu…" thì thân của Tổ bay lên lơ lửng trong không gian, trụ giữa
đám mây, không còn thấy được. Tổ tiếp tục giảng chương 10 và
chương cuối của "Nhập Bồ Tát Hạnh". Trong trạng thái vô hình mà
người thường không thể thấy được đó, chỉ có những vị có trình độ
chứng ngộ cao mới có thể nghe được hai chương cuối và thấy được Tổ
trong đám mây…
Tôi nói tiếp, quý vị cẩn thận nhé, nhiều khi thấy vậy mà không phải vậy, cho
nên "thấy vậy mà không thấy vậy mới là thấy vậy" đó…Và mọi người đều
cười vang.

_________

12. Gyumed : từ ngữ “Gyu” nghĩa là Mật tông, còn “med” nghĩa là ở vùng đất thấp (vị trí chứ không phải là trình độ).
Đối lại với Gyuto là Thương Mật Viện vì từ ngữ “to” nghĩa là ở trên vùng đất cao.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Untitled-1.jpg

Hình 1: Đại Hùng Bảo Điện Sera Mey (New Prayer Hall) mới được khánh thành năm 2002.

Untitled-2.jpg

Hình 2: Chư tăng ra về sau buổi lễ cúng dường (tay còn cầm lộc Phật).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Untitled-3a.jpg
Untitled-4a.jpg

Hình 3 : Tượng thiên thủ thiên nhãn tại tu viện Dzongkar Choede (hình 2002).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Untitled-5a.jpg
Untitled-6a.jpg

Hình 4 : Triển lãm các pháp khí cổ xưa, rất quý của tu viện Dzongkar Choede (hình 2002).
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Sau khi thăm tu viện Dzongkar Choede, được thày viện trưởng của tu viện
cho xem những pháp khí cổ xưa quý báu của chùa, mọi người ai cũng hoan
hỷ và cúng dường thật nhiều. Chưa kể là còn được tu viện hậu đãi một bữa
ăn trưa rất ngon.
Trên đường đi trở về tu viện Sera Mey, trong khi tôi đang nhắm mắt trì chú
thì các chị đằng sau lại kêu réo và nói : "anh kể chuyện nghe nữa đi". Tôi nói : "kể
chuyện gì bây giờ ?", thì một chị hỏi là : "tại sao anh không chịu đi hành hương
với phái đoàn ?, anh có tướng khuôn mặt rất lạ, hai lông mày phượng thật dài
và cong vút, ai nhìn anh cũng phải sợ tướng mặt Quan Công của anh, nếu
chịu đi với phái đoàn thì đỡ lắm vì kẻ gian trông thấy là sợ mà không dám
đụng vào".
Tôi cười nói là : "tôi cũng đã từng nghiên cứu về tướng học trước khi bỏ theo
đạo Phật, bây giờ quý vị muốn nói về tướng mạo, thì cho phép tôi hỏi là quý
vị có bao giờ nghe tướng "thập trọc nhất thanh" và "thập thanh nhất trọc"
chưa ?" Một chị trả lời : "hình như là cái tướng trước tốt hơn cái tướng sau."
Tôi cười nói : đúng rồi ! "thập trọc nhất thanh" là quý tướng, còn "thập thanh
nhất trọc" là phá tướng. Mọi người hỏi : "tại sao vậy ?" và tôi giải thích : là vì "thập
trọc nhất thanh" nghĩa là mười phần tướng xấu mà ở trong lại ẩn một quý
tướng thì như đá ẩn ngọc quý, còn "thập thanh nhất trọc" là mười phần
tướng tốt đẹp, lại phô bên trong một cái tướng rất xấu, cho nên gọi là phá
tướng vì chỉ một tướng xấu mà phá đi mất tất cả cái tướng đẹp.
Và tôi kể chuyện là ngày xưa vua Càn Long thường hay trốn ra khỏi cung
đình, cải trang để đi xem dân tình. Một hôm nhà vua cải trang thành dân
thường đi ra ngoài thành, thấy một ông thày bói ngồi xem tướng, mọi người
bu lại đông đảo xin xem và khen hay. Vua cũng chen vào và chờ khi thày bói
rảnh một chút để hỏi là ông xem tướng tôi ra sao ? Thày tướng nhìn kỹ nhà
vua xong nói rằng, tướng ông là tướng ăn mày. Nhà vua nghe xong phá lên
cười ha hả và quay đi. Ông thày tướng gọi giật lại và bảo, thưa ngài, tôi đã
lầm, vì ban đầu xem tướng ngài thấy không có gì xuất sắc, nhưng khi ngài
cười ha hả và quay đi thì tôi mới nhận ra, ngài có bộ hàm răng của rồng,
long nha, cho nên đó là tướng " thập trọc nhất thanh " và tướng của ngài là
tướng làm vua.
Mọi người nghe xong thích thú lắm, nói anh kể nữa nghe đi và hãy coi tướng
cho chị em chúng tôi. Tôi cười, nói là đó là ngày xưa, tôi nghiên cứu tướng
số, còn bây giờ, theo đạo Phật, đâu còn coi tướng làm gì ? Đức Phật đã dạy:
muốn biết đời trước ra sao thì hãy nhìn đời nay mình chịu quả gì, còn muốn
biết đời sau ra sao, hãy nhìn mình đang tạo nhân gì đời nay. Vậy quý vị còn
đòi coi làm chi ? Thấy mọi người ỉu xìu, tôi tội nghiệp bèn nói thêm, thôi vậy
tôi đố quý vị: tướng đàn bà kỵ nhất cái gì ? Mọi người nhìn nhau, không ai
trả lời được. Tôi mới thủng thẳng nói, nữ nhân kỵ nhất là tướng "tỵ tước,
quyền cao, thanh thích nhĩ…". Thấy mọi người ngơ ngáo, tôi cười nói, tỵ tước
nghĩa là mũi mỏng như sống dao, quyền cao nghĩa là lưỡng quyền nhô cao
quá khổ, và thanh thích nhĩ nghĩa là tiếng nói cao the thé đâm vào lỗ tai. Đó
là tướng đàn bà khắc chồng khắc con…đàn ông nào đụng vào thì tiêu cuộc
đời. Mọi người nhao nhao hỏi, vậy chứ đi sửa mũi cho cao lên thì sao ? Tôi
trả lời là, mắt mũi gò má miệng và các đường rãnh trên mặt như là sông núi,
nguồn mạch, tất cả phải hoà hợp và thông suốt, nếu sửa và cắt đi thì chưa
kể hình dạng bị thay đổi, phá các hòa hợp tự nhiên mà còn làm cho các
nguồn mạch đó bị tắc nghẽn, và theo tướng số thì như vậy là phá tướng,
ngay cả các sẹo khi bị thương tích cũng phá tướng của mình. Nói đến đây,
tôi cũng phải nhắc nhở là thôi, các thày thắc mắc mình làm gì mà ồn ào quá
kìa.
(Trên xe buýt, vị trí của tôi là ngồi ở hàng ghế thứ hai, bên trong, cạnh cửa
sổ. Còn Geshe Norbu thì ngồi ghế ngoài để dễ điều khiển phái đoàn. Do đó,
mà khi các vị phụ nữ ngồi sau hỏi gì, tôi phải hơi nhổm lên để trả lời. Các
thày thấy chúng tôi ồn ào, nên cũng nhìn chúng tôi như là hỏi, chuyện gì mà
vui vẻ thế kia).
Lúc đó, xe buýt đã gần về đến chùa và sau đó thì chúng tôi thủng thẳng chia
tay nhau, đi về phòng. Hai vị geshe dặn dò mọi người là người trong phái
đoàn là phải tập họp lúc 9 giờ đêm để lên đường đi hành hương theo chương
trình. Ngay đêm đó, phái đoàn sẽ đi về Bangalore để hôm sau đi Kalkutta.
Còn tôi thì không còn đi chung với phái đoàn nữa, và sáng sớm hôm sau,
ngày 16 tháng 2 cũng sẽ rời Sera Mey để theo thày viện trưởng đi
Bangalore, và từ đó lấy xe lửa để đi về New Delhi và sau đó đi về
Dharamsala.
Tôi về phòng nghỉ ngơi sau một ngày thăm viếng, đi bộ mệt mỏi và sau đó
thiền quán như thường lệ trước khi vào giấc ngủ êm đềm trong bầu không
khí an lành của tự viện.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

5. Ngày 16 tháng 2, 2008


Sáng sớm, 5 giờ, tôi đã thức dậy tắm rửa sạch sẽ và ngồi túc trực chờ thày
viện trưởng để khởi hành đi Bangalore. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong,
trời vẫn còn tờ mờ sáng. Tôi đóng hết cả hành lý lại gọn gàng và ra ngồi
trước bàn ăn lớn bên ngoài. Trong khi chờ đợi, tôi định pha ly cà phê uống,
nhưng xem lại thì trong bình thủy chẳng còn tí nước nóng nào. Tôi đành lấy
chút nước trái cây hộp ngồi nhâm nhi. Khoảng mười phút sau, một số các vị
sư nhỏ tuổi, đệ tử của thày viện trưởng đã tề tựu đến để tiễn đưa thày đi.
Tôi cũng nhân tiện hỏi chương trình đi về Dharamsala và những ai sẽ đi. Một
vị thày trẻ nói được chút đỉnh anh ngữ bảo tôi là chuyến xe lửa sẽ vào lúc 8
giờ tối mai 17 tháng 2, và sẽ đến New Delhi vào lúc 9 giờ sáng ngày 19
tháng 2. Như thế có nghĩa là cuộc hành trình trên xe lửa sẽ kéo dài 2 đêm,
một ngày, tổng cộng khoảng 32 giờ ngồi trên xe lửa.
Tôi cần phải sửa soạn tinh thần, bởi vì chuyến đi về Dharamsala này có vẻ
không dễ dàng lắm. Dù sao, tôi cũng đã quen với các điều kiện sinh sống và
tiêu chuẩn của vùng Bắc Mỹ. Còn xe lửa ở Ấn độ này thì khác hẳn, bao gồm
nhiều toa xe kéo với nhau. Mỗi toa chia làm nhiều phòng, thông với nhau
qua một hành lang hẹp dùng để di chuyển. Tuy có máy lạnh, nhưng mỗi
phòng có tổng cộng tới 8 giường ngủ, chia làm 6 giường xếp chồng thành 3
tầng và 2 giường ngủ còn lại xếp chồng thành hai tầng dọc theo hành lang.
Dù là trên xe lửa tôi sẽ có giường ngủ, nhưng tôi sẽ phải chia chung một
phòng với 7 người xa lạ khác, không biết họ là ai. Tôi chặc lưỡi tự bảo, cũng
chẳng có gì đáng giá trong các hành lý của mình, bao gồm một cái va-li và
một cái va-li xách tay[13]. Chỉ có thuốc cá nhân và tiền thì cần phải cẩn trọng,
và tôi đã chuyển các thức tối cần thiết đó sang một cái túi ruột tượng đeo
quanh lưng, vậy là yên chí để đi du hành.
Sáu giờ sáng, thày viện trưởng đi ra ngoài và sửa soạn lên xe khởi hành. Vị
phó viện trưởng từ hòa đã đến để chúc lên đường vui vẻ và tặng khăn trắng
cho thày cũng như cho tôi. Cũng như mọi lần, thày phó viện trưởng ôm đầu
tôi, vuốt má và đọc kinh ban sự an lành. Bao giờ bên thày phó viện, tôi cũng
cảm động rưng rưng trong lòng… Nhất là trong không khí của buổi từ giã
này, mặc dù thày phó viện cũng sẽ đi đến Dharamsala sau đó.
Chiếc xe đã chuyển bánh, buổi sáng gió thổi lạnh lạnh vào xe, tôi kéo cổ áo
lên và thầm nguyện, xin giã từ Sera Mey lần thứ hai, xin nguyện cầu cho
tương lai, con sẽ có dịp quay về và nhất là có đủ duyên để thành tăng sĩ,
mau đạt giác ngộ để cứu độ mọi chúng sinh thoát khỏi khổ đau.
Thày viện trưởng bắt đầu trì tụng, ngài vẫn có thói quen trì tụng khoảng nửa
tiếng sau khi xe bắt đầu lăn bánh. Có lẽ là ngài gia hộ cho chuyến đi được an
bình. Còn tôi, tôi cũng yên lặng hành trì, sáng nay dậy quá sớm, tôi không
có đủ giờ để hành trì phần công phu sáng.
Khoảng một tiếng sau, thày viện trưởng gọi tôi, con có thấy Ấn độ không ?
Tôi thưa vâng, nghèo quá thưa thày. Xe chạy qua thị trấn lớn Mysore, mà
nguyên cả khu phố chính trông thật tồi tàn khổ sở. Hai bên đường dân chúng
đang xăn quần lên để đào mương. Cuộc sống nghèo khổ làm tôi mủi lòng và
cầu nguyện cho họ. (Tôi nhớ đến hồi cách đây 10 năm, hãng của tôi gửi tôi
về Việt nam công tác, khảo sát đường dây điện cao thế, tôi cố tình lấy
chuyến xe lửa tốc hành từ Hà nội vào Sài gòn, cũng tương tự như chuyến xe
lửa tôi sẽ phải lấy hôm nay, để tìm hiểu đời sống của dân chúng. Ngồi trên
xe lửa rời Hà nội, tôi không ngăn được nước mắt vì nhớ lại cảnh khổ của
người dân, nhất là khi nhớ lại tình cảnh của một em gái đi làm trong quán cà
phê ca hát karaoke. Trông em cỡ khoảng 17, 18 tuổi, vừa bưng cà phê, vừa
ôm con búp bê trong tay, mặt còn rất ngây thơ. Tôi hỏi, em thích búp bê lắm
sao, quê ở đâu, sao không ở nhà đi học. Em nói thích búp bê lắm, quê ở Hà
đông (cùng quê với mẹ tôi) và phải đi bưng cà phê vì cha mẹ buôn bán thua
lỗ phá sản, không có tiền sinh sống ở quê, nên phải lên Hà nội bưng cà phê.
Tôi hỏi thế em muốn đi học không. Em nói chỉ mơ ước có đủ tiền đi học ra
nghề thợ may. Và còn bao nhiêu người và bao nhiêu chuyện như thế. Trên
chuyến xe lửa về Sài gòn, tôi cứ ứa nước mắt thương cho những cảnh đời
thật buồn bã vô vọng, và tôi ngồi trì chú sám hối 100 chủng tự Phật Kim
Cang Tát Đỏa[14], hồi hướng cho em cũng như tất cả những cảnh đời khốn khó
ấy để họ được tiêu trừ nghiệp dĩ, mà có thể thoát ra để vươn lên…)
Còn ở đây, những cảnh làm tôi mủi lòng nhất không phải là những người ăn
mày. Dĩ nhiên là cũng có những người ăn mày trông rất tội. Nhưng cảnh mủi
lòng nhất là khi tôi nhìn thấy những phụ nữ Ấn độ, gầy như que củi, có lẽ là
họ rất thiếu ăn và suy dinh dưỡng. Vậy mà họ phải làm quần quật trong các
công trường xây cất, đầu đội những thúng đá hay những thúng cát thật to,
mang đổ vào những chỗ trộn hồ hay vào các móng làm nền nhà. Với tôi,
những người đó đáng thương và đáng quý, Họ không hề đi ăn xin, làm việc
cực nhọc và nhẫn nhịn các khó khăn trong đời sống, không than van. Mà đặc
biệt là họ vẫn mặc bộ quần áo quốc phục tha thướt Saree của Ấn độ, màu
sắc sặc sỡ, trong khi làm việc ở một môi trường xây cất nặng nhọc và bụi
bậm bẩn thỉu như thế. "Có cái gì tương phản mà thương xót". Đôi khi tôi
lặng nhìn họ làm việc cực khổ như vậy rất lâu. Mà lạ một điều, phụ nữ làm
khuân vác như vậy rất nhiều trong các công trường, thế mà công việc loại đó
lại thấy hiếm đàn ông đụng vào. Nhiều khi tôi không hiểu cái văn hóa của họ
như thế nào và họ nghĩ gì. Một lần, tôi đánh bạo đến gần một người phụ nữ
khuân vác đó, và cho họ ít tiền rupee, nhưng họ chỉ nhìn tôi trân trối và
không chịu lấy…
Phải nói thực tình là đi nhiều cũng học được rất nhiều điều, nhất là mở mắt
to ra để thấy những mảnh đời xót xa…Tôi quý hình ảnh những người đó, làm
việc rất cực nhọc, nhưng không đi ăn xin, viết đến đây nước mắt tôi vẫn còn
chực muốn trào ra… Tôi làm gì được cho họ ? Có chăng chỉ còn những lời cầu
nguyện chân thành hồi hướng đến họ.


_________

13. carry-on
14. Vajrasattva.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên