Như thị ngã văn ( evam mayāśrutam ).

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
Ở đây chúng ta nói về Evaṃ mayāśrutaṃ,

<img src="http://www.upsieutoc.com/images/2016/09/24/syo-nyozegamon.jpg" alt="syo-nyozegamon.jpg" border="0">​

Tạng ngữ gọi là: འདི་སྐད་བ
དག་གིས་ཐོས
་པ་དུས་གཅིག་ན།


trong Pāli chúng ta có từ Evaṃ me sutaṃ. Các bản Hán đa phần đều dịch Evaṃ mayāśrutaṃ là: “Như Thị Ngã Văn 如是我聞” (Tôi nghe như vậy). Bài viết này tạm dùng Kinh Kim Cương Phạn ngữ, để làm ví dụ dẫn chứng cho việc phân tích từ này.

1. Evaṃ एवं (Như vậy)

Phạn ngữ và Pāli: एवं evaṃ; Bất biến từ Sanskrit. Có nghĩa là: như vậy, như thế…

Tạng ngữ Kim cang viết là འདི་སྐད 'di skad: dịch Anh ngữ là thus, these [words], in these words, speaking these words, accordingly, these…

Edward Conze, trong The Diamond Sutra dịch là: “thus”; La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: Như Thị 如 是.

Ngài Long Thọ giải thích: “Như vậy” (Evaṃ): “Phật pháp như biển cả, có tin thì vào được, có trí thì qua được. Nghĩa của Như vậy (Evaṃ) tức là tin (…) không có tin thì nói: "việc ấy không như vậy (tan naivaṃ)"; ấy là sự tướng của bất tin; có tin thì nói "việc ấy như vậy (evaṃ etat)"[1].

2. Mayā मया ( Tôi )

Phạn ngữ là mayā मया (Pāli. मे me), được thiết lập từ aham; Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, Biến cách thứ ba Instrumental (dụng cụ cách).

Tạng ngữ Kim cang viết: བདག་གིས bdag gis dịch anh ngữ là: I, by me v.v..

Edward Conze dịch là: “I”, La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: ngã 我.

3. Śrutam श्रुतम (Nghe)

Phạn ngữ: श्रुतम śrutam, được thành lập từ động từ căn śru: nghe (căn śru-5); phân từ quá khứ, số ít, trung tính.

Tạng ngữ Kim cang viết: ཐོས་པ Thos pa dịch anh ngữ là: understand; study, be told, to hear; heard; learning; listening; hear v.v..

Thí dụ:

Dpag tu med

Dịch Anh ngữ là immeasurable hearing: nghe vô lượng…

Edward Conze dịch là: “heard”; La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: văn 聞.

Từ “Như 如” trong Như Thị Ngã Văn 如 是 我 聞, không phải là chân như, như thật, thực tại, nên không thể dịch là: “Đúng như thực tôi được nghe v.v...”. Cho đến thời hiện đại, rất nhiều vị luận sư, học giả Trung hoa vẫn không ngờ đến ba chữ evam, yathā và tathā trong tiếng Sanskrit mà Hán văn chỉ có võn vẹn một chữ Như 如.

Nhiều vị chỉ căn cứ trên chữ Như thị, không cần để ý và biết đến nguyên ngữ của nó là "evam" hay "tathā", chúng ta có thể minh chứng bằng việc dẫn một đoạn giải thích của Thái Hư đại sư, một bậc thạc học Phật giáo Trung Hoa thời hiện đại: "Hai chữ này tổng quát tông chỉ của toàn kinh. Nói về tông chỉ toàn kinh, đấy tức là nói về thật tướng của vạn pháp; tức nói về Kim cang bát nhã, tức nói về cứu cánh vô thượng bồ đề. Do đó gọi là Như thị."[2]

Đoạn văn vừa dẫn đủ ta thấy được ngay như thị trong Như Thị Ngã Văn 如 是 我 聞 được hiểu như là Như Thật, Chân Như hay Nhất Như. Tuy evam và tathā đều có nghĩa là “Như vậy”; nhưng phải phân biệt rằng:

Evaṃ : “như vậy”, biểu lộ cho lòng xác tín về điều mà người ta chưa thấy;

Còn Tathā cũng được dịch là như vậy nhưng với nghĩa là: như thực thực tại hay chân như, chỉ cho sự tương ứng giữa trí tuệ và thực tại.

Đại Trí Độ luận [3] giải thích hai từ này như sau:

Như vậy (Evaṃ): “Phật pháp như biển cả, có tin thì vào được, có trí thì qua được. Nghĩa của Như vậy (Evaṃ) tức là tin (…) không có tin thì nói: "việc ấy không như vậy (tan naivaṃ)"; ấy là sự tướng của bất tin; có tin thì nói "việc ấy như vậy (evaṃ etat)" [4]. Eutienne Lamotte nói rằng: Tín thường được so sánh như một chiếc thuyền: Saddhāya taratirgham; ông trích các kinh Pāli: Suttanipāta, Samyutta và một số kinh điển Sanskrit [5].

Còn tathā hay Tathātā: Như Thật, Chân Như, Thực Tại hay Nhất Như, cũng được giải thích trong Đại Trí độ luận: “như pháp tướng mà hiểu, như pháp tướng mà giảng thuyết, như con đường an ổn của chư Phật mà đi đến. Phật cũng như vậy mà đến…” [6].

Chúng ta nói tiếp đến chữ yathā: mà Hán cũng dịch như 如. Trong việc dịch thuật, bớt những rườm rà là điều có thể chấp nhận, giống như việc Ngài La-thập đã làm trong công trình phiên dịch của Ngài; nhưng nếu thêm thắt bất cứ nơi nào dịch giả muốn thì quả tình khó chấp nhận. Đối với kinh Pháp hoa, rất có ảnh hưởng tại Trung Hoa, nó bị hiểu lầm quá nhiều. Nhất là đoạn Thập Như: Như thị tánh, Như thị tướng… Trong lối thêm như vậy, độc giả sẽ phải hiểu chữ Như ở đây đồng nghĩa với Như lai; thực sự trong nguyên bản, nó không phải là Tathā, mà là yathā: (...) ye ca yathā ca yā drsāsca yallaksanāsca yatsvabhāvsca te dharmā iti. Yathā diễn tả cái ý tưởng về tình trạng "giống như…" chứ không phải "Như vậy là như vậy", của Tathā.

Cho nên, Evaṃ mayāśrutaṃ,

Tạng ngữ tương đương འདི་སྐད་
བདག་གིས་ཐོ
ས་པ་དུས་གཅིག་ན།.


Có śrutaṃ: Quá khứ phân từ, thể cách, còn công năng của ngã mayā nó làm cụ cách; dịch sát theo Phạn ngữ phải là: “Tôi được nghe (là) như vậy”; Ta cũng có thể dịch sát câu này từ Phạn sang Hán văn như sau: “Bị ngã sở văn giả (thị) như thị 被我 所聞者(是)如是” . Động từ “là” (Thị是, as) được tĩnh lược. Hay chúng ta cũng có thể sử dụng cách dịch phổ thông hiện này là: Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy, tôi nghe như thế v.v.. dịch như vậy mới khả dĩ chính xác và chấp nhận được.

Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.

Phân tích nặng về ngôn ngữ như vậy, có lẽ không thể tránh khỏi sự “đụng chạm” và “sự phiền trách”: ngôn ngữ chỉ dùng để diễn tả các ấn tượng; một ấn tượng mà có nhiều chữ thì có gì đáng phải đính chính, phải thắc mắc?

Nhưng thực sự chúng ta nên biết “mồm, mỏm hay miệng” thì cũng chỉ cho một thứ, nhưng không thể thay thế nhau trong bất cứ trường hợp nào cả. Ví dụ như: không thể gọi miệng của một người phải kính trọng là "mồm hay mỏm của Ngài" được [7].

Hiểu được thể cách diễn đạt của ngôn ngữ như vậy, chúng ta mới dễ dàng vượt qua và thông hiểu những vấn đề “phiền toái” này.


Phước Nguyên.
Link: http://thuvienhoasen.org/a23277/dinh-chinh-ve-chu-eva-may-ruta-nhu-thi-nga-van

[1] Đại Trí Độ, T25n1509, tr. 63a1. Cf. Bản việt, Tuệ sỹ, thảo bản 10 quyển.

[2] Kim Cang giảng lục. Toàn Thư 11, tr. 25

[3] T25n1509, tr. 63a1.Cf. Bản việt, Tuệ sỹ, thảo bản 10 quyển.

[4] Ibid, tr. 63a1.

[5] Le traité de la Grande Vertu de Sagesse, Louvain, 1644, tr, 56, n. 2. Cf. Tuệ Sỹ Văn Tuyển II : Triết học, Hương Tích ấn hành.

[6] Ibid, tr. 63a1.

[7] Le traité de la Grande Vertu de Sagesse, Louvain, 1644, tr, 56, n. 2. Cf.Tuệ Sỹ Văn Tuyển II : Triết học, Hương Tích ấn hành
.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
TAM PHÁP ẤN.

Hỏi: Những gì là Phật pháp ấn?

Đáp: Phật pháp ấn có ba:

1. Hết thảy pháp hữu vi niệm niệm sanh diệt, đều vô thường.

2. Hết thảy pháp vô ngã.

3. Tịch diệt Niết-bàn.

Hành giả biết ba cõi đều là pháp hữu vi tạo tác sanh diệt, trước có nay không, nay có sau không, niệm niệm sanh diệt, tương tục tương tợ sanh ra, có thể thấy biết được. Như dòng nước, ngọn đèn, luồng gió dài, vì tương tợ tương tục nên người ta cho là một, chúng sanh đối với pháp vô thường, vì điên đảo chấp thường, nên cho đi là thường trú; ấy gọi là hết thảy pháp hữu vi vô thường ấn.

Hết thảy vô ngã là các pháp bên trong vô chủ, không người làm, không người biết, người thấy, người sanh, không người tạo tác, các pháp đều thuộc nhân duyên, thuộc nhân duyên nên không tự tại, không tự tại nên không ta, vì tướng ta không thể có được. Như trong phẩm Phá ngã nói rõ, ấy gọi là vô ngã ấn.

Hỏi: Cớ sao chỉ có pháp tạo tác là vô thường và hết thảy pháp là vô ngã?

Đáp: Pháp không tạo tác thì không nhân không duyên nên không sanh không diệt, không sanh không diệt nên không gọi là vô thường. Lại nữa, đối với pháp không tạo tác, không sanh tâm điên đảo chấp trước, do vậy không nói nó vô thường, chỉ có thể nói nó là vô ngã. Có người nói thần ngã là tướng biết, thường hằng biến khắp, do vậy nên nói hết thảy pháp vô ngã ấn.

Tịch diệt tức là Niết-bàn. Lửa ba độc, ba suy (già, bệnh, chết – N.D) bị diệt tắt nên gọi là tịch diệt ấn.

Hỏi: Sao trong tịch diệt ấn chỉ có một pháp chứ không nói nhiều pháp?

Đáp: Trong ấn đầu nói về năm uẩn vô thường, trong ấn hai nói hết thảy pháp đều vô ngã, trong ấn thứ ba nói về quả của hai ấn trên, ấy gọi là tịch diệt ấn.

Nói hết thảy pháp tạo tác là vô thường, thời phá ngã sở năm dục bên ngoài, nếu nói vô ngã thời phá ngã pháp bên trong, ngã và ngã sở đều phá, ấy gọi là tịch diệt Niết-bàn.

Hành giả quán pháp tạo tác vô thường, liền sanh tâm nhàm chán sự khổ ở đời.

Đã biết chán khổ nhưng lại ưa đắm chủ thể quán, cho có một chủ thể quán vô thường, nên lại có pháp vô ngã ấn thứ hai, biết hết thảy vô ngã, đối với năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới, mười hai nhân duyên, trong ngoài phân biệt tìm kiếm chủ thể quán không thể có được, vì không thể có được nên hết thảy pháp vô ngã.

Biết được như vậy, không khởi lên hý luận, không nương tựa vào đâu, chỉ quy về tịch diệt, thế nên nói là tịch diệt Niết-bàn ấn.

Hỏi: Trong Đại thừa nói các pháp không sanh không diệt, chỉ nhất tướng tức là vô tướng, sao trong đây nói hết thảy pháp hữu vi tạo tác vô thường gọi là pháp ấn? Làm sao hai pháp ấy không trái nhau?

Đáp: Quán vô thường tức là nhân duyên để quán không, như quán sắc niệm niệm vô thường tức biết sắc là không, sắc quá khứ đã diệt hoại không thể thấy nên không tướng sắc; sắc vị lai không sanh, không tác không dụng, không thể thấy nên không tướng sắc; sắc hiện tại cũng không ngưng trụ, không thể thấy không thể phân biệt biết, nên không tướng sắc. Không tướng sắc tức là không, không tức là không sanh không diệt, không sanh không diệt với sanh diệt, nó thật là một, mà khi nói rộng khi nói lược.

( Trích Luận Đại Trí Độ - Quyển 22; Ht. Thiện Siêu dịch Hán - Việt. ).


Các bài liên quan Tam Pháp Ấn:


1. http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2927/Tam_phap_an_dau_hieu_nhan_biet_kinh_Phat

2. http://traitimtubi.com/index.php/vi/news/Phat-Giao/TAM-PHAP-AN-144/#.V-ZsCyh95dh

3. http://thuvienhoasen.org/a2255/ba-phap-an
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,716
Điểm tương tác
784
Điểm
113
TU ĐỐI TRỊ.

Kệ Tụng:

Sự tu tập Bồ Tát,
Do sở duyên, tác ý;
Mà chứng đắc thù thắng,
Sai biệt với Nhị thừa.

Luận:

1. Thanh Văn, Độc giác lấy sự tương tục nơi: thân, thọ, tâm và pháp của mình; làm cảnh để tu đối trị.

Bồ Tát lấy sự tương tục thân, thọ, tâm, pháp của mình và người làm cảnh để tu đối trị.

2. Thanh Văn, Độc giác đối với cảnh là thân, thọ, tâm, pháp lấy sự tư duy các hành tướng vô thường, khổ, không, vô ngã; để tu đối trị.

Bồ Tát đối với cảnh là thân, thọ, tâm, pháp lấy sự tư duy hành tướng vô sở đắc để tu đối trị.

3. Thanh Văn, Độc giác tu bốn niệm trú, quán chiếu thân, thọ, tâm, pháp chỉ để mau chứng đắc ly hệ (rời xa sự trói buộc).

Bồ Tát tu bốn niệm trú, quán chiếu thân, thọ, tâm, pháp...không vì mau chứng đắc ly hệ, mà chỉ vì chứng đắc vô trú Niết Bàn.

Sự tu đối trị của Bồ Tát và hàng Nhị thừa, qua ba sắc thái này mà nói có sự sai biệt !

(Trích Luận Biện Trung Biên - Bồ Tát Di Lặc thuyết kệ, Ngài Thế Thân luận giải, tr.156, Việt dịch Quang Minh.)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên