Những bệnh bị ảnh hưởng bởi thời tiết

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
[NEN="http://trungtamtutam.com/diendantuthien/picture.php?albumid=21&pictureid=3291"]
Những bệnh bị ảnh hưởng bởi thời tiết

Những mối liên hệ giữa bệnh tật và các kiểu thời tiết luôn rất đáng chú ý vì hiểu rõ sẽ giúp bạn chuẩn bị hoặc phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Thời tiết không chỉ ảnh hưởng tới tâm trạng mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người

Bão
Hen suyễn, đau đầu, đau nửa đầu, dị ứng, tính khí
Tỷ lệ bệnh hen suyễn có thể tăng nghiêm trọng chỉ trong vòng 60 phút khi có bão. Nghiên cứu tại trường Imperial College vào những ảnh hưởng của 1 cơn bão ở London chỉ rõ: “Dịch hen suyễn nhanh và lan rộng đã xảy ra chỉ trong vòng khoảng 1 tiếng, ảnh hưởng tới hàng ngàn bệnh nhân”.
Hầu hết những người này đều có kháng thể với phấn hoa cỏ nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể kết luận chính xác ngay trong nghiên cứu đầu tiên về việc cơ bão đã gây gia tăng tình trạng hen suyễn như thế nào. Nhưng nghiên cứu thứ 2 cho thấy các hạt phấn hoa đã bị phá hủy trong cơn dông bão và một lượng lớn chất gây dị ứng đã bị giải phóng.

Độ ẩm
Nhức đầu, đau nửa đầu, tai sáp, thiếu máu hồng cầu liềm, mất ngủ, bệnh gút, vi-rút đường hô hấp, viêm khớp dạng thấp
Hơn một nửa số trường hợp đau đầu là do thời tiết, các nhà nghiên cứu ở bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) cho biết.
Trong nghiên cứu của họ, cứ 3 người đau đầu, có 1 người bị đau đầu do sự thay đổi độ ẩm và nhiệt độ, trong khi 13% là do sự thay đổi áp suất không khí.
Một nghiên cứu tại ĐH Kingston (Mỹ) cho thấy các biểu hiện tế bào hồng cầu hình liềm bị tổn thương tăng lên khi độ ẩm giảm và sức gió tăng cao (thời tiết mát mẻ).
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nahdha Oman cho thấy rằng những người sống ở các khu vực có độ ẩm cao sẽ có vấn đề về ráy tai cao gấp 2 lần.
Một nghiên cứu khác tại Boston cho thấy bệnh gout sẽ thấn công thường xuyên hơn vào những ngày có độ ẩm cao.
Một nghiên cứu tại ĐH New York cho thấy vi rút đường hô hấp hoạt động mạnh nhất khi độ ẩm tăng cao.

Áp suất không khí
Viêm khớp, đau đầu, sinh đẻ, đau nhức, trí nhớ, bạo lực, sức khỏe tâm thần, rối loạn hành vi
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng áp suất thấp thường xuyên dù ở mức nhẹ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh, gây ra các thay đổi từ mức độ chú ý tới trí nhớ.
Từ lâu, viêm xương khớp cũng được cho là liên quan chặt chẽ với thời tiết xấu và nghiên cứu của ĐH Tufts (Mỹ) cho thấy nó liên quan với cả áp suất và nhiệt độ.
Và một nghiên cứu ở DDH Y Tokyo chỉ ra rằng các ca chuyển dạ tăng lên khi áp suất giảm, có lẽ là kết quả của tình trạng màng ối bị phá vỡ.
Nghiên cứu của ĐH Y Louisville (Pháp) chỉ ra rằng các hoạt động tội ác và tâm thần cũng nhiều hơn khi áp suất không khí thay đổi trong khi bệnh nhân viêm thấp khớp ở Ý thấy bệnh trở nặng hơn khi áp suất và nhiệt độ giảm thấp.
Các nhà khoa học Nga thì nhận thấy áp suất thấp có thể khiến các hoạt động của thần kinh chậm lại.

Mặt trời
Ung thư, rối loạn cảm xúc theo mùa, đau nhức, khả năng sinh sản, đái tháo đường, bệnh tim, huyết áp cao, đa xơ cứng, bệnh vẩy nến
Tiếp xúc với ánh nắng có thể làm tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu của ĐH King (Anh) cho thấy những phụ nữ phát hiện ung thư vú vào mùa hè có cơ hội sống cao hơn 14% so với những phụ nữ phát hiện bệnh vào mùa đông. Trong khi cả nam và nữ giới phát hiện ung thư phổi vào mùa hè sẽ giảm được 5% nguy cơ tử vong so với những người phát hiện bệnh vào mùa đông.
Các nhà khoa học tại TT Nghiên cứu Y tế Hải quân (Mỹ) nhận thấy cơ thể đủ vitamin D sẽ giúp giảm 50% nguy cơ ung thư ruột và các bác sĩ ở ĐH Milan thì phát hiện ra rằng bệnh nhân điều trị trầm cảm sẽ ít phải nằm viện hơn so với thông thường là 3,67 ngày nếu được tiếp xúc với nắng nhiều.

Mưa
Tính khí, dịch hạch, nhiễm khuẩn qua đường nước, đau đầu, các bệnh hô hấp
mua-111110.jpg


Nghiên cứu tại ĐH New Mexico cho thấy rằng bệnh dịch hạch xảy ra thường xuyên hơn vào những năm lượng mưa tăng 13% so với mức bình thường. Họ kết luận rằng môi trường ẩm ước đồng nghĩa với vịêc mầm bệnh là bọ chét có cơ hội sinh sôi và sống sót.
Một nghiên cứu tại ĐH Trinity (Dublin) cho thấy lượng mưa có ảnh hưởng đến tâm trạng và cả quyết định mua cổ phiếu, trái phiếu. Trong khi các nhà nghiên cứu tại ĐH Guelph Canada nhận thấy khả năng nhiễm khuẩn qua nguồn nước tăng sau những cơn mưa lớn. Mức độ ẩm ướt cao liên quan với đau đầu và các vấn đề hô hấp trong khi mức độ ion âm trong không khí sau cơn bão lại ảnh hưởng đến tâm trạng.

Lạnh
Bệnh tim, bệnh Raynaud, trầm cảm, đột quỵ, thiếu cân, đau đầu gối
Báo cáo từ một số trung tâm, bao gồm ĐH Boston, đã chỉ ra sự liên quan giữa thời tiết lạnh và nguy cơ bệnh tim mạch tăng. Một trong những luận điểm cho rằng máu di chuyển chậm hơn khi lạnh và vì thế sẽ dễ hình thành các cục máu đông, khiến mạch máu, đặc biệt là động mạch sẽ dễ bị thu hẹp.
Một nghiên cứu tại ĐH Uppsala, Thụy Điển, cho thấy: lạnh trong những ngày hè có ảnh hưởng tới sức khỏe, cụ thể là lượng thuốc chống trầm cảm tăng lên trong những ngày lạnh của mùa hè.
Một báo cáo từ Viện Sức khỏe Mỹ cho thấy trẻ sinh vào mùa hè có xu hướng nhẹ cân hơn, có lẽ là do ảnh hưởng của thời tiết lạnh trong những tháng đầu mang thai.

Nóng
Tử vong, khử nước, tội phạm, các rối loạn hô hấp
Cũng giống như quá lạnh, quá nóng cũng có thể khiến tỉ lệ tử vong do sinh non tăng lên.
Một nghiên cứu ở ĐH Fudan (Trung Quốc), cho thấy cứ tăng 1oC so với nhịêt độ trung bình trong vòng 3 ngày trở lên sẽ dẫn tới gia tăng 37% tỉ lệ tử vong. Kết luận này rút ra sau đợt nắng nóng kéo dài trên khắp châu Âu năm 2003.
Viện Sức khỏe Ý cũng nhận thấy tỉ lệ tử vong tăng 15%, trong khi ở Anh, ước tính có 619 trường hợp tử vong trong giai đoạn nóng kéo dài 31 ngày.
Ngoài ra, cũng có sự gia tăng của những hành vi xấu và bạo luận liên quan với nhiệt độ tăng cao. Theo báo cáo của ĐH Manchester (Anh), nhiệt độ 27, 29, và 34 độ là “nhiệt độ nổi loạn”.

Gió
Tâm trạng, đau đầu, trầm cảm, cảm cúm, nóng bừng, thiếu máu (thiếu hồng cầu hình liềm), mất ngủ
d3dgio-11110.jpg


Các nghiên cứu Áo nhận thấy sức gió mạnh làm tăng 20% trường hợp tự tử.
Cứ 3 người thì có hơn 1 người bị ảnh hưởng sức khỏe bởi gió trong khảo sát của Viện Allensbach (Đức). Một giả thuyết cho rằng những thay đổi về sức khỏe này là do kết quả của không khí tích điện. Không khí tích điện âm sẽ giúp cải thiện tâm trạng, trong khi gió ấm lại tích điện dương.

Bầu trời trong xanh
Có thể ảnh hưởng lớn đến tâm trạng
"Khi bầu trời xanh trong, sự tự tin sẽ tăng lên và con người có xu hướng mạo hiểm, táo bạo hơn”, Geoffrey Beattie, Trưởng Khoa Tâm lý học tại Đại học Manchester (Anh) cho biết.

Sương mù
Hen suyễn
Sương mù dù ở mức độ nào cũng làm tăng tỉ lệ hen suyễn, theo một nghiên cứu tại TT Nhi khoa Kanaya (Nhật Bản). Theo đó, các nhà khoa học nhận thấy rằng sương mù đã gây ra 70,7% các đợt lên cơn hen.

Mây
Tâm trạng và cơ hội vào các trường đại học.
Theo nghiên cứu, những người quyết định đầu vào của trường đại học bị ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự thay đổi mức che phủ của mây có thể làm tăng mức độ nhập viện lên 11,9%.

Các viện sĩ cũng nhận thấy đặc nặng thành tích học tập vào những ngày nhiều mây và đặt nặng các thành tích trong hoạt động xã hội vào những ngày nắng, theo một báo cáo đăng tải trên tạp chí Bebavioural Decision Making.

Phấn hoa
Trầm cảm theo mùa, bệnh hô hấp
phan-hoa-111110.jpg


Số lượng phấn hoa tăng cao vào mùa xuân có thể gây ra chứng trầm cảm theo mùa, theo một nghiên cứu tại ĐH Maryland. Các nhà nghiên cứu cho biết phấn hoa gây viêm nhiễm hệ hô hấp và kích thích chứng trầm cảm ở những người dễ tổn thương.
Nhân Hà
(Theo dantri)

Củ cải - Nhân sâm mùa đông

Củ cải trắng là món ăn không thể thiếu của rất nhiều gia đình trong mùa đông, ngoài nấu canh, xào với thịt, kho thịt…củ cải còn có rất nhiều cách ăn mới và có hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
Củ cải càng “cay”, phòng ung thư càng tốt
b11cu-cai-241110.jpg


Củ cải là thực phẩm tốt nhất trong các loại rau, thành phần dinh dưỡng phong phú, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C nhiều gấp 10 lần so với quả Lê. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư.

1. Trong củ cải hàm chứa nhiều chất xơ có thể kích thích dạ dày, đường ruột nhu động, giảm bớt thời gian lưu lại của “chất thải” ở trong đường ruột, phòng chống ung thư kết
tràng và ung thư trực tràng.

2. Acid ribose kép trong củ cải có tính chịu đựng khá cao đối với chất xúc tác ở trong
khoang miệng. Khi nuốt vào không dễ bị thoái biến, không có tác dụng phụ.

3. Trong củ cài hàm chứa dầu cải và glycoside, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều
loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải
càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.
Cách sử dụng củ cải để phòng chống bệnh tật
cu-cai-251110a.jpg


1. Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày
Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày. Canh củ cải nấu với cải bắp kèm đậu phụ không những đem lại mùi vị rất ngon mà còn có thể gia tăng tiêu hóa, dưỡng dạ dày và giữ ấm cho cơ thể.

2. Kẹo củ cải - giảm nhẹ đau họng
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Điều này làm cho củ cải có một vị cay tự nhiên. Ngoài ra, bản thân củ cải còn có chức năng trợ giúp tiêu hóa, đối với những người mùa đông hay bị tắc mũi, đau họng do cảm mang đến, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.
Băm nhỏ củ cải trắng ép thành nước, chuẩn bị một miếng vải mỏng hoặc lấy một miếng bông tăm nhúng vào nước củ cải. Sau đó cắm vào trong lỗ mũi. Làm từ 2-3 lần, mỗi lần
khoảng 5 phút, triệu chứng tắc mũi sẽ tự nhiên mất đi.
Người bị đau họng có thể tự chế cho mình một ít “ kẹo củ cải”. Lấy củ cải chia thành những miếng nhỏ, trộn vào một lượng mật ong thích hợp và muối, chờ cho củ cải nổi lên trên mật ong thì vớt ra, mỗi lần bị đau họng ăn một chút, bệnh tình sẽ dần dần giảm nhẹ.

3. Uống trà lá củ cải trắng - đẹp da
Ăn lá củ cải đẹp da, có thể bạn chưa được biết đến điều này hoặc cảm thấy ăn nhiều củ cái như thế mới có tác dụng làm đẹp? Thực ra chúng ta không cần ăn nhiều củ cải, tự mình làm một ít trà lá củ cải, như thế không những có thể hưởng thụ các giá trị dinh dưỡng của củ cải mà cũng không cần phải ăn nhiều củ cải.
Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng Vitamin C nhiều hơn 4 lần so với củ. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Ngoài ra, vitamin A và C đều có tác dụng chống oxy hóa, khống chế các bệnh ung thư, cũng có thể phòng chống lão hóa và xơ cứng động mạch vv.
Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá càng phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc vv.
Khi chúng ta làm trà là củ cải, đầu tiên rửa sạch lá củ cải, phơi khô 3-4 ngày, sau khi phơi khô, lấy 30g lá cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước, sau khi sổi chỉnh lửa nhỏ vừa, nấu thêm vài phút nữa, sau đó lọc nước ra uống. Nếu bạn cảm thấy mùi vị không ngon thì có thể thêm vào một ít đường thì sẽ dễ uống hơn.

4. Ăn củ cải sống - nhuận phổi
Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Ăn củ cải sống vừa bổ sung nước cho cơ thể, có thể lợi tiểu, có ích cho sức khỏe.
Hiệu quả giảm đau của củ cải rất tốt. Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau. Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.
Củ cải làm món ăn không bị nóng, mùa đông lạnh chúng ta thường ăn nhiều thịt, ăn thịt sẽ sinh đờm, dễ bị nóng. Khi ăn thịt chúng ta nên kết hợp với một ít củ cải hoặc làm một số món ăn củ cải, như thế không dễ bị nóng và càng có tác dụng bổi bổ dinh dưỡng rất tốt.
Dương Hằng
(Theo health.sohu)


[/NEN]

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên