Niệm Phật tam-muội bảo vương luận

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phần Chánh văn

Lời Cuối Sách

Cổ Đức thường nói : 'Thân người khó dược, thành thị khó sanh, Phật Pháp khó nghe, Tịnh Độ khó tin, sanh tử khó thoát'. Chúng ta hôm nay đã được thân người, ở nơi nước văn minh thành thị là một điều may mắn rất to lớn. Nếu chúng ta không cầu nghe Phật, không tin pháp môn Tịnh độ thì việc muốn thoát sinh tử là một việc rất khó, vì sanh tử là một việc lớn, cơn vô thường mau chóng, một khi để mất thân người thì muôn đời khó gặp lại. Phật pháp thì rộng sâu như bể cả, hạng bạt địa phàm phu không ai có thể hiểu cùng tận, huống chi chúng sinh thời mạt pháp, nghiệp nặng chướng dày, phước mỏng huệ ít, thiện tri thức thì khó gặp mà tà ma ngoại đạo thì ra sức tung hoành. Vì thế, người muốn nghe Phật pháp, tự lực tu trì, tự mình đoạn hoặc nghiệp, chứng chơn thường, để thoát khỏi sinh tử thực vô cùng khó khăn, ít người có thể làm nỗi. May thay, Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn rộng khai tám muôn bốn ngàn pháp môn tự lực đã đặc biệt khai pháp môn Tịnh độ chuyên y cứ vào sức Phật nguyện. Hành giả không luận là đoạn bao nhiêu hoặc nghiệp, chứng bao nhiêu chơn thường, chỉ cần tin sâu, nguyện thiết dù những người tạo ác nghiệp sắp đọa địa ngục nếu đủ lòng tin nguyện chỉ cần mười niệm, nhờ nguyện lực của Phật mà thoát khỏi sinh tử xa hẳn luân hồi.

Pháp môn niệm Phật chỉ cần 10 niệm khi lâm chung là có thể vãng sanh, nhưng khi người sắp lâm chung, thân tứ đại tan rã, đau nhức như lột da xé thịt, trong lúc đau nhức cùng cực như thế muốn được 10 niệm nhất tâm thực vô cùng khó. Lại nữa, khi mạng chung có 10 chướng nạn làm hành giả không niệm Phật được:

1. Không gặp thiện tri thức, không ai khuyên niệm Phật.

2. Nghiệp khổ trói thân, không rảnh niệm Phật.

3. Trúng phong á khẩu, không thể xưng hiệu Phật.

4. Cuồng loạn mất tâm, chú tưởng khó thành.

5. Hoặc gặp nước lửa, không kịp chí thành.

6. Gặp cọp beo chụp, khong kịp nhớ Phật.

7. Gặp kẻ ác niệm, phá hoại lòng tin.

8. Ăn no quá độ, hôn mê đến chết.

9. Chiến đấu quân trận, hoảng hốt mà qua đời.

10. Té xuống vực sâu, chẳng toàn tánh mạng

Vì vậy, người muốn chắc được vãng sanh, bình thường cần phải niệm Phật cho được nhất tâm hoặc chứng Tam Muội thì khỏi 10 nạn. Dù hoàn cảnh thế nào lâm chung Phật và Thánh chúng cũng đến rước vãng sanh. Niệm Phật nhất tâm chúng tôi đã nói rõ trong Luận Trì Danh Tư Tưởng. Còn Niệm Phật Tam Muội thì chỉ có Luận Bảo Vương Tam Muội là dạy bảo rõ ràng hơn cả. Chúng tôi chân thành gởi đến quý liên hữu quyển luận vô giá, ít có, khó gặp nầy để chúng ta đồng học. đồng tu, đồng chứng Tam Muội, đồng được vãng sanh, đồng thành Phật Đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Phụ lục

Mười Điều Tâm Niệm

Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh.

Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu xa nổi dậy.

Thứ ba, cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.

Thứ tư, xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Thứ năm, việc làm đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng khinh thường, kiêu ngạo.

Thứ sáu, giao tiếp đừng cầu lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.

Thứ bảy, với người thì đừng mong tất cả đều thuận theo ý mình, vì được thuận theo ý mình thì lòng tất kiêu căng.

Thứ tám, thi ân thì đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân mà có ý mưu đồ.

Thứ chín, thấy lợi thì đừng nhúng vào, vì nhúng vào thì si mê phải động.

Thứ mười, oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.

Bởi vậy:
- Phật dạy lấy bịnh khổ làm thuốc thần,
- Lấy hoạn nạn làm giải thoát
- Lấy khúc mắc làm thú vị
- Lấy ma quân làm bạn đạo
- Lấy khó khăn làm thích thú
- Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
- Lấy người chống đối làm nơi giao du,
- Coi thi ân như đôi dép bỏ,
- Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
- Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh.

Nên chấp nhận trở ngại thì lại thông suốt, mà cầu mong thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Thế tôn thực hiện tuệ giác bồ đề ngay trong mọi sự trở ngại. Ương quật hành hung, Đề bà quấy phá, mà Ngài giáo hóa cho thành đạo cả.

Như vậy há không phải chính sự chống đối lại làm sự thuận lợi, và sự phá hoại lại làm sự tác thành, hay sao?

Ngày nay, những người học đạo, trước hết không dấn mình vào trong mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại ập đến thì không thể ứng phó. Chánh pháp chí thượng vì vậy mất hết, đáng tiếc đáng hận biết ngần nào?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên