Bài 6.- Sự suy đồi trong PG trước thời Cổ Sơn Môn (Cổ truyền)- Hệ lụy về " PG là lối sống của con người Duy Trí Thức".
Phong trào tu học Đạo Phật, khi thăng, khi trầm. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam ra đời vào năm 1969 (Kỷ Dậu) là hậu thân sau cùng trong tổ chức Phật giáo Lục Hòa Tăng Việt Nam, một tổ chức Phật giáo có truyền thống yêu nước.
Hòa thượng Thích Mật Thể trong công trình Việt Nam Phật giáo sử lược đã viết: “Đến nỗi gần 15 năm lại đây, hiện tượng suy đồi ấy lại biểu diễn đến chỗ đồi bại, phần đông tăng già chỉ nghĩ đền danh vọng, chức tước, xin bằng Tăng cang, Trú trì, Sắc tứ… Ôi tinh thần Phật giáo đến đây hầu đã tuyệt diệt!”.
Cư sĩ Khánh Vân với bài viết Phật giáo chúng ta vì đâu chịu cái hiện tượng suy đồi?, chỉ ra rằng: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì, sóc vọng, cũng sám hối như ai, nhưng lại thủ dị cầu kì, học thêm bùa ngãi, luyện roi thần,… gọi là cứu nhân độ thế, nhưng thực ra là lợi dụng lòng mê muội của thiện nam tín nữ, mở rộng túi tham quơ quét cho sạch sành sanh…! Hiện trạng như thế sao bảo chẳng suy đồi”.
Cũng từ thực trạng đó, cư sĩ Thanh Quang trong bài “Hiện trạng Phật giáo xứ ta” đăng trên báo Đuốc Tuệ, đã nói lên tâm trạng của mình: “Đau đớn thay xứ ta, những hạng người xuất gia vào chùa phần nhiều chỉ học đặng vài bộ kinh, lo luyện hơi cho hay, tập nhịp tán cho già, nay lĩnh đám này, mai lĩnh đám khác, cũng tràng hạt cũng cà sa, thử lật mặt trái của họ mà xem thì có khác nào người trần tục”.
phatgiaoquangnam.com
(nói thêm về thực trạng) Ở VN có những lúc chùa chiền bỏ phế không ai tu. Vì muốn giữ gìn niềm tín ngưỡng, bà con địa phương tổ chức "cưới vợ cho sư" (cho có người thắp nhang nơi thờ tự !). Riết rồi thành "rong đóng đầu cầu , nhìn quen thấy đẹp !". có một số địa phương ở chùa Sư có vợ, có con sống chung, sư vẫn làm ruộng rẩy, và bao nghề nghiệp để sinh sống (không cần sự cúng dường) như người thế gian.
Trong hoàn cảnh ấy TL Thích Thông Lạc có thân thế đặc biệt: (trích lịch sử TL Thông Lạc)
"Thầy Viện Chủ được may mắn sanh trong một gia đình có truyền thống tu hành Phật Giáo. Thầy sanh ngày 17-9-1927, mẹ Thầy đã có hai người con rồi tái giá mà Thầy là người con đầu của người chồng sau, Thầy có tất cả 7 anh chị em. Từ ngày ông Cố Nội lập ra Long An Tự, rồi kế truyền ông Nội, rồi bà Nội, ông Bác và ông Thân Sinh đều tu theo Tịnh Độ Tông; riêng ông Thân Sinh đã vào Núi Bà Đen tu thêm Mật Tông bùa chú rất linh hiển của một Ông Lục.- Thầy Viện Chủ ngay từ lúc 8 tuổi đã được xuất gia vào chùa tu học dưới sự dạy dỗ của ông Bác và ông Thân Sinh." (hết trích)
Thực trạng ấy. Đâu chỉ riêng nước ta, như câu chuyện sau:
Gần đây có một số Phật tử Việt Nam theo học Ðạo với các Thầy Lạt Ma Tây Tạng. Những Phật tử này thường vẫn còn khái niệm Thầy tu không được có vợ. Vì thế nên có một cô Phật tử ở Canada đến nói với tôi rằng: "Con theo học với vị Lạt Ma này được hai tháng nhưng sau khi biết ông ta có vợ thì thôi, không theo học nữa".
http://phatgiaonamdinh.vn/dien-dan/nhip-cau-doc-gia/thay-tu-co-vo.html#:~:text=Chữ Sư có nghĩa là,thầy dạy võ) v.v...
(theo HT. TS Th Trí Siêu)
Giá trị đạo đức của một ông Thầy không nên được đánh giá trên việc ông ta có vợ hay không có vợ. Ở Nhật Bản các vị Tăng đa số đều có vợ. Có nhiều chùa, sau khi vị trụ trì mất thì con của họ lên thay thế làm trụ trì. Có hai vị thiền sư Nhật nổi tiếng là Shunryu Suzuki (1905-1971) tác giả quyển "Thiền tâm, Sơ tâm" (Zen mind, Beginner"s mind) và Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966) tác giả bộ "Thiền Luận". Khi nói về hai vị này, nhiều người gọi họ là Ðại Sư. Tôi tự hỏi không biết những người này có biết là hai Ðại Sư của họ có vợ chăng? Nếu biết thì có còn gọi là Ðại Sư nữa không?
Riêng theo truyền thống Tây Tạng thì có hai loại Lạt Ma. Lạt Ma Tăng không có vợ và Lạt Ma cư sĩ có vợ con.
Trong bốn phái lớn vừa kể, ba phái đầu được gọi là Hồng Mạo phái (phái mũ đỏ), phái chót là Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Phái này rất tôn trọng giới luật nên đa số Lạt Ma đều là Tăng. Kể sơ các dòng phái của Tây Tạng để bạn đọc và người nào muốn theo học với Phật Giáo Tây Tạng khỏi bị bỡ ngỡ trước vấn đề "Lạt Ma có vợ".
Với dân Tây Tạng, một vị Lạt Ma có vợ hay không, việc đó không thành vấn đề. Hơn thế nữa, trong giáo lý Mật Tông Tây Tạng (Tantrayana) có những pháp môn mà trong đó hành giả cần phải có vợ hay một người nữ cùng tu để tập chuyển hóa những năng lực tính dục (énergie sexuelle) hầu sớm mau đắc đạo. Ðây là một điều mà Phật tử Việt Nam không thể nào hiểu nổi, nhiều khi còn cho đó là bàng môn tả đạo. Và đây cũng là một lý do mà tôi không muốn truyền bá Phật Giáo Tây Tạng sau sáu năm học Ðạo với các Lạt Ma.
Tạm bỏ qua chuyện Sư Nhật hay Lạt Ma Tây Tạng có vợ, bây giờ nói đến chuyện các vị Sư hoàn tục để cưới vợ. Theo truyền thống Phật Giáo ở các nước Nam Tông như Thái Lan, Miến Ðiện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, các vị Sư tu hành lâu năm hoàn tục vẫn được Phật tử kính nể vì họ quan niệm rằng vị Sư đó dù đã hoàn tục nhưng kiến thức và phẩm chất đạo đức của ông vẫn không mất. Ngược lại trong giới Phật tử Việt Nam thì lại quan niệm việc hoàn tục là một sự thất bại, có nghĩa là vị Sư đó tu hành không đến nơi đến chốn, không có nghị lực để bị sa ngã, v.v... Vì đa số Phật tử quan niệm như thế nên các vị Sư hoàn tục thường có mặc cảm, rồi đoạn tuyệt hẳn với Ðạo Phật, không còn bén mảng tới chùa nữa. Như vậy không những chùa mất đi một vị Tăng mà còn mất luôn một người Phật tử nữa. Ðây là một điều đáng tiếc và quan niệm này hãy còn thiếu nhiều thương yêu hiểu biết.
"Chiếc áo không làm nên Thầy tu" kia mà! Sao chúng ta cứ mãi vô minh cố chấp vào hình thức? Tu là phải như thế này, phải như thế kia!
Từ lúc vào chùa đi tu đến nay, tôi đã chứng kiến nhiều huynh đệ hoàn tục. Ban đầu tôi cũng bất mãn, thầm trách Thầy tôi sao không khuyên răn ngăn cản họ. Nhưng rồi với thời gian, tôi hiểu và thông cảm, thấy rằng họ còn những bài học cần phải học, cần phải hiểu để tiến hóa. Ðạo không nhất thiết phải học ở trong chùa hay trong kinh sách mà Ðạo ở khắp mọi nơi.
Có nhiều Phật tử phê phán: "Tội nghiệp Thầy đó nghiệp nặng, hoặc Sư Cô đó còn nặng nợ trần gian". Họ làm như mình không còn nặng nợ nữa vậy. Có biết đâu mình cũng nặng nợ như ai nhưng trốn nợ hoặc chưa tới lúc phải trả đó thôi! ( trích HT. TS Th Trí Siêu)
Kính lạy Thiền Sư Thích Trí Siêu . Vị Đại hùng, đại lực, Đại Từ bi....
Kính lạy chư vị Tổ phụ của TL Th Thông Lạc, người đã hạ sanh ra đấng thầy siêu xuất Th Thông Lạc...