Phát Hiện Nỗi Khổ Đau Khi Vừa Phát Sinh

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Bài tập 8: Phát Hiện Nỗi Khổ Đau Khi Nỗi Khổ Ấy Vừa Phát Sinh<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
Khi bạn biết rằng chu kỳ kinh nguyệt của mình sắp đến, trước khi cảm nhận những dấu hiệu đầu tiên của những gì thường được gọi là sự căng thẳng thời kỳ tiền kinh nguyệt, sự trỗi dậy của khối khổ đau sâu dày tập thể, bạn hãy hết sức tỉnh táo và an trú trong thân thể mình càng nhiều càng tốt. Khi những dấu hiệu căng thẳng đầu tiên xuất hiện, bạn cần phải đủ tỉnh táo để “nắm bắt” lấy những căng thẳng đó thay vì bị nó chi phối. Ví dụ, dấu hiệu đầu tiên có thể là bỗng dưng trong bạn phát sinh một cảm giác rất cáu kỉnh, bực bội,… hay có một ánh chớp của một cơn giận dữ rất mạnh, hay có thể là bạn chỉ cảm thấy một triệu chứng căng thẳng gì đó hoàn toàn thuộc về cơ thể. Dù đó là bất cứ một dấu hiệu gì, bạn hãy phát hiện và nắm bắt lấy nó ngay, trước khi nó chiếm hữu lấy bạn một cách toàn diện và biểu hiện sự chiếm hữu đó qua những suy nghĩ hay hành vi rất tiêu cực của bạn. Để làm được điều này, bạn chỉ cần im lặng thở và hướng ánh sáng của sự chú tâm của bạn vào những căng thẳng, hay những cảm xúc đó khi nó vừa xuất hiện. Nếu đó là một cảm xúc, bạn hãy cảm nhận đơn thuần năng lượng mạnh mẽ tích tụ đằng sau cảm xúc đó. Hãy ý thức và chấp nhận rằng đây chỉ là một khối khổ đau sâu dày cũ ở trong mình. Đồng thời bạn hãy là cái biết sáng tỏ đó, tức là, bạn ý thức được sự hiện diện của mình và cảm nhận năng lực của sự có mặt đó. Bất cứ một cảm xúc tiêu cực nào mà khi bạn đưa sự có mặt sáng tỏ của mình soi chiếu vào, cảm xúc tiêu cực đó cũng sẽ nhanh chóng được lắng dịu xuống và được chuyển hóa. Nếu đó chỉ là một triệu chứng đau nhức hay căng thẳng gì đó trong cơ thể bạn một cách thuần túy thì sự chú tâm của bạn hướng vào chỗ đó sẽ không cho phép triệu chứng đó trở thành một suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực. Sau đó bạn cứ tiếp tục tỉnh táo và chờ đợi một dấu hiệu biểu hiện kế tiếp của khối khổ đau sau dày này. Một khi dấu hiệu kế tiếp xuất hiện, bạn lại nắm bắt nó cũng cùng một cách thực tập như bạn đã làm ở trên.<O:p></O:p>
Sau đó, khi khối khổ đau sâu dày cũ ở trong bạn đã hoàn toàn thức dậy khỏi trạng thái ngủ yên trước đây, bạn có thể sẽ cảm thấy có rất nhiều cảm xúc xáo trộn ở trong lòng trong một khoảng thời gian, có thể đến vài ngày. Dù sự xáo trộn ấy có xảy ra dưới hình thức gì đi nữa, bạn hãy giữ vững ý thức sáng tỏ ở trong mình. Hãy chú tâm hoàn toàn vào những cảm xúc đó. Hãy quan sát sự xáo trộn ở bên trong bạn một cách yên lặng và trầm tĩnh. Hãy biết rằng những xáo trộn đó đang có ở đó. Nắm bắt lấy cái biết đó và hãy là cái biết đó. Bạn hãy nhớ: đừng để cho khối khổ đau sâu dày cũ này chiếm hữu lấy ý thức và tâm trí của bạn, chi phối những suy nghĩ của bạn. Hãy quan sát những cơn lốc tình cảm đó. Cảm nhận năng lượng của nó một cách trực tiếp, ở bên trong cơ thể của mình. Bạn biết đấy, chú tâm hoàn toàn tức là chấp nhận hoàn toàn.<O:p></O:p>
Qua sự chú tâm được duy trì đó ở trong bạn có nghĩa là qua sự chấp nhận của bạn, bạn sẽ có sự chuyển hóa. Khối khổ đau sâu dày cũ ở trong bạn đã được chuyển hóa thành nhận thức sáng chói, giống như một mảnh gỗ, khi đặt gần ngọn lửa, tự nó sẽ biến thành lửa. Lúc ấy chu kỳ kinh nguyệt của bạn không những trở thành một biểu lộ đầy vui tươi và thỏa mãn của nữ giới của bạn, mà còn là thời điểm thiêng liêng cho sự chuyển hóa khi bạn cho ra đời một tâm thức mới. Bản chất chân thực của bạn sẽ chiếu sáng, cả trong khía cạnh nữ tính của nó như là vị nữ Thượng Đế và cả trong bản chất siêu nhiên của chính bạn, vượt lên trên hai đối cực: nam, nữ.<O:p></O:p>
Nếu một người đàn ông trong một quan hệ luyến ái mà có ý thức sáng tỏ, anh ta có thể giúp người phụ nữ thực hành như tôi đã mô tả ở trên bằng cách nắm giữ tần số hiện diện của anh ấy một cách mạnh mẽ, đặc biệt là vào thời điểm này. Nếu anh ta vẫn tiếp tục giữ được sự có mặt với ý thức sáng tỏ của mình, bất kỳ khi nào bạn bị đánh mất nhận thức, sai lầm khi đồng nhất bạn với khối khổ đau sâu dày của quá khứ ở trong bạn, điều này sẽ và rất có thể xảy ra ở giai đoạn đầu của việc thực tập của hai người, lúc đó bạn có thể nhanh chóng trở về với trạng thái có mặt đang hiện diện trong người bạn trai. Điều này có nghĩa là lúc nào mà khối khổ đau sâu dày của bạn tạm thời chi phối bạn, trong thời kỳ kinh nguyệt hay vào những lúc khác, thì người bạn trai của bạn sẽ không nhầm lẫn cách cư xử thiếu sót tạm thời đó của bạn với con người chân thực của bạn. Thậm chí cả khi nỗi đau thể xác cũ của bạn công kích anh ta, anh ta sẽ không phản ứng như thể “cách cư xử thiếu tự chủ đó” của bạn chính là bạn – anh ta trở nên thu mình hay thủ thế với bạn. Anh ta sẽ duy trì không gian của sự có mặt mạnh mẽ và chỉ cần hai người làm được như thế là đủ để có sự chuyển hóa. Ngược lại, vào những lúc khác, khi thấy người bạn trai của bạn đang bị đồng nhất với những suy nghĩ của anh ta, bạn cũng có thể làm giống như vậy để giúp anh ta thu hồi nhận thức ra khỏi lý trí bằng cách hướng sự chú ý của anh ta vào những gì xảy ra ngay bây giờ và ở đây.<O:p></O:p>
Khi thực tập như thế, có một trường năng lượng thường trực, có tần số cao và thuần khiết được tạo ra ở chung quanh bạn. Không còn ảo tưởng, không còn đau đớn, xung đột, không còn gì ngoài chính bạn, và không còn gì không phải là yêu thương có thể tồn tại trong trường năng lượng tích cực này. Điều này tiêu biểu cho sự thành tựu của mục đích thiêng liêng trong quan hệ cá nhân. Nó sẽ trở thành một vũng xoáy của tâm thức hấp dẫn những người khác vào.<O:p></O:p>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
CHẤM DỨT QUAN HỆ VỚI CHÍNH MÌNH<?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>
<O:p> </O:p>
Khi người ta đã hoàn toàn tỉnh thức, người đó có còn cần đến một quan hệ không? Một người đàn ông có bị cuốn hút bởi một người đàn bà không? Một người đàn bà có thấy thiếu, chưa toàn vẹn nếu không có một người đàn ông bên cạnh?<O:p></O:p>
Giác ngộ hay không thì bạn vẫn là một người đàn ông hoặc đàn bà, vì vậy trên bình diện hình tướng bạn vẫn chưa hoàn thiện. Bạn chỉ là một nửa của cái hoàn thiện. Sự thiếu hoàn thiện này sẽ được cảm nhận như là sức hút giữa nam và nữ, sự lôi kéo về phía đối cực ở bên kia, dầu trình độ nhận thức của bạn thế nào đi nữa. Nhưng khi bạn ở trong trạng thái kết nối được với nội tâm thì bạn sẽ cảm thấy sức hút này chỉ xảy ra ở trên bề mặt hay ở ngoại vi của đời sống của bạn thôi. Hầu như bất kỳ cái gì xảy đến cho bạn ở trong trạng thái liên hệ mật thiết với nội tại đó cũng đều có vẻ giống như thế. Toàn bộ thế giới chung quanh có vẻ như những gợn sóng trên bề mặt của đại dương bao la, sâu thẳm. Bạn vừa là đại dương và dĩ nhiên cũng là những gợn sóng đó, nhưng là một gợn sóng đã nhận thức được bản chất đích thực của mình là đại dương,với vẻ bao la, sâu thẳm như thế thì thế giới của những đợt sóng và của những gợn sóng không còn quan trọng đối với bạn nữa.<O:p></O:p>
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không còn quan hệ sâu sắc với những người khác hay với người bạn gối chăn của mình. Thật ra, bạn chỉ liên hệ một cách sâu sắc với người khác khi bạn đã ý thức được trạng thái ung dung tự tại của mình. Xuất phát từ Bản Chất Chân Thực của mình, bạn mới có thể tập trung vào quan hệ của bạn với một người khác phái, vượt lên trên lớp vỏ hình tướng ở bên ngoài. An trú trong Bản Chất Chân Thực của bạn, nam với nữ là một. Hình tướng của bạn có thể vẫn còn có những nhu yếu nào đó, nhưng Bản Chất Chân Thực của bạn thì không. Vì Bản Chất đó đã toàn thể và trọn vẹn. Nếu những nhu cầu đó được đáp ứng thì cũng tốt, nhưng cho dù nó có được đáp ứng hay không cũng không ảnh hưởng gì đến trạng thái yên bình sâu xa ở bên trong của bạn. Vì thế, nếu nhu cầu nam nữ của bạn không được đáp ứng thì một người đã giác ngộ hoàn toàn vẫn có thể có cảm giác thiếu hụt, hay chưa trọn vẹn về phương diện bên ngoài đó của mình, nhưng đồng thời người đó lại vừa cảm thấy hoàn toàn, thỏa mãn, và an bình ở bên trong.<O:p></O:p>
Trong con đường đi đến giác ngộ, đối với một người đồng tính, điều này có tác dụng hỗ trợ hay cản trở người đó đạt đến giác ngộ không, hay chẳng có liên quan gì?<O:p></O:p>
Đối với một người đồng tính, khi đến tuổi trưởng thành, sự thiếu chắc chắn về bản năng giới tính ở trong người đó khi nhận ra rằng mình rất “khác” với những người cùng phái có thể buộc người đó cảm thấy cách biệt khỏi những mô thức suy nghĩ và cách hành xử do xã hội định đặt. Điều này tự nhiên sẽ nâng mức độ nhận thức của người đó vượt lên trên nhận thức thông thường của đa số quần chúng còn đang thiếu hiểu biết, những thành viên của số đông đó không chút băn khoăn khi nhận lãnh tất cả những mô thức họ được thừa hưởng từ xã hội. Về khía cạnh này, một người đồng tính có thể có tác dụng tốt. Trong một chừng mực nào đó, người ấy chỉ làm một kẻ bàng quan, làm một người không hài hòa với những người khác, hay bị đa số phản bác vì bất kỳ một lý do gì, sẽ làm cho cuộc sống của người đó có khó khăn hơn, nhưng xét về mặt giác ngộ thì người đó sẽ có lợi thế hơn. Khó khăn đó hầu như buộc người ta phải thoát ra khỏi sự vô minh.<O:p></O:p>
Mặt khác, nếu trên cơ sở đồng tính mà người đó lại tạo cho mình một nhân cách thì người đó đang cố thoát ra khỏi cái bẫy này chỉ để rơi vào một cái bẫy khác. Người đó sẽ đóng vai, chơi trò này, trò nọ dưới sự sai sử từ những hình ảnh của một người đồng tính mà người đó có về chính mình ở trong đầu. Người đó sẽ dần trở nên mất nhận thức. Trở nên thiếu thực tiễn. Bên dưới tấm mặt nạ bản ngã, người đó có thể rất khổ sở. Nếu điều này xảy ra cho người đó, thì đồng tính sẽ trở thành một chướng ngại cản trở người đó đạt đến tỉnh thức. Nhưng người đó luôn có một cơ hội khác. Nỗi bất hạnh sâu sắc nào cũng có thể là tác nhân đưa đến sự thức tỉnh lớn.<O:p></O:p>
-----<O:p></O:p>
<O:p> </O:p>
Chẳng phải là ta cần có quan hệ tốt với chính mình và yêu chính mình trước khi có quan hệ mỹ mãn với người khác ư?<O:p></O:p>
Nếu bạn không thoải mái với chính mình khi đang ở một mình, bạn sẽ tìm kiếm một quan hệ để che giấu nỗi bất an. Nhưng chắc chắn rằng nỗi bất an đó sẽ biểu hiện ra dưới một hình thức khác trong quan hệ đó, và lúc đó không khéo, bạn có thể quy trách nhiệm cho người bạn gối chăn của mình về nỗi bất an này.<O:p></O:p>
Những gì bạn cần làm là hoàn toàn chấp nhận giây phút này. Lúc đó bạn sẽ có sự thư thái bây giờ và ở đây, và có sự an lành với chính mình.<O:p></O:p>
Nhưng bạn có thực cần phải có một quan hệ với chính mình không? Tại sao bạn không thể chính bạn? Khi bạn có một quan hệ với chính bản thân mình, bạn tách mình ra làm hai: “bạn” và “bản thân bạn”, tức là có hai phần: chủ thể và khách thể. Sự phân biệt của trí năng này là nguyên nhân gốc rễ của mọi phức tạp không cần thiết, mọi vấn đề và mâu thuẫn trong đời sống của bạn. Khi đạt được giác ngộ, ta chính “là” bản thân ta – “ta” và “bản thân ta” hòa làm một. Bạn không thể phán xét chính mình, không thể thấy tiếc cho bản thân mình, không tự hào về bản thân mình, không yêu chính mình, ghét chính mình, v.v… Sự ngăn cách gây ra bởi nhận-thức-tự-phản-ảnh chính nó đã được chữa lành, lời nguyền đã bị phá bỏ. Chẳng có “bản ngã” nào để phải bảo vệ, che chở, hay nuôi nấng nữa. Khi đã giác ngộ, có một quan hệ ở trong bạn không còn nữa, đó là quan hệ với chính mình. Khi đã dứt bỏ điều đó, tất cả quan hệ khác của bạn sẽ là quan hệ yêu thương.
-----

<LINK rel=File-List href="file:///C:\DOCUME~1\user\LOCALS~1\Temp\msohtml1\01\clip_filelist.xml"><STYLE type=text/css><!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1073750139 0 0 159 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin-top:0mm; margin-right:0mm; margin-bottom:10.0pt; margin-left:0mm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}p.ListParagraph, li.ListParagraph, div.ListParagraph {mso-style-name:"List Paragraph"; margin-top:0mm; margin-right:0mm; margin-bottom:10.0pt; margin-left:36.0pt; mso-add-space:auto; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}p.ListParagraphCxSpFirst, li.ListParagraphCxSpFirst, div.ListParagraphCxSpFirst {mso-style-name:"List ParagraphCxSpFirst"; mso-style-type:export-only; margin-top:0mm; margin-right:0mm; margin-bottom:0mm; margin-left:36.0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-add-space:auto; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}p.ListParagraphCxSpMiddle, li.ListParagraphCxSpMiddle, div.ListParagraphCxSpMiddle {mso-style-name:"List ParagraphCxSpMiddle"; mso-style-type:export-only; margin-top:0mm; margin-right:0mm; margin-bottom:0mm; margin-left:36.0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-add-space:auto; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}p.ListParagraphCxSpLast, li.ListParagraphCxSpLast, div.ListParagraphCxSpLast {mso-style-name:"List ParagraphCxSpLast"; mso-style-type:export-only; margin-top:0mm; margin-right:0mm; margin-bottom:10.0pt; margin-left:36.0pt; mso-add-space:auto; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";}@page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;}div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:735933297; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-105185896 -1658520804 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715;}@list l0:level1 {mso-level-tab-stop:none; mso-level-number-position:left; margin-left:72.0pt; text-indent:-18.0pt;}ol {margin-bottom:0mm;}ul {margin-bottom:0mm;}--></STYLE>Chú thích <O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->1. <!--[endif]-->Khi tôi có được cái này hay không vướng bận bởi cái kia, thì tôi sẽ được thong dong: Là niềm tin sai lạc rằng hạnh phúc của ta không thể có trong những gì ta đang có trong phút giây hiện tại, mà chỉ có ở tương lai.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->2. <!--[endif]-->Đi vào Phút Giây Hiện Tại từ chỗ bạn “đang cô đơn vì không có người kết bạn”: Trong tình trạng này, bạn đi vào phút giây hiện tại bằng cách tiếp xúc với nỗi cô đơn ở trong mình. Nếu trong mình đang có những thứ tình cảm khác như thèm khát, thì đây là một cơ hội quý cho bạn nhận diện và chuyển hóa những năng lượng đó ở trong mình.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->3. <!--[endif]-->Đi vào phút giây hiện tại từ chỗ bạn “đang ở trong một quan hệ luyến ái”: Nếu bạn đang có những bế tắc trong quan hệ luyến ái của mình, thì đây là cơ hội cho bạn đối diện và chuyển hóa những vấn đề đó.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->4. <!--[endif]-->Bạo hành về thể xác và tình cảm: Những bạo hành về thể xác thì rất dễ cho chúng ta nhận ra như sự hành hạ, đánh đập trên thân thể. Nhưng những loại bạo hành khác như về mặt tinh thần, tình cảm,… thì khó nhận ra hơn. Những khi ta dùng lời lẽ nặng nề, hay những mánh lới, thủ đoạn như đe dọa sẽ không đáp ứng chuyện sắc dục, tiền bạc,… cho người kia để uy hiếp người kia thì đó là một sự bạo hành về tinh thần hoặc tình cảm.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->5. <!--[endif]-->Thích gây hấn, phê bình, phán xét, đổ lỗi cho người khác, đả kích, giận dữ, báo thù một cách thiếu hiểu biết vì những khổ đau của cha mẹ mình đã gây ra cho mình trong quá khứ, hoặc thịnh nộ và đi đến khuynh hướng bạo hành về thể xác: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta thường mang theo rất nhiều hành trang của quá khứ, trong đó có những hành trang từ cha, mẹ, tổ tiên, ông bà trao truyền cho ta. Hành trang ấy gồm những hạnh phúc, những đức tính tốt, nhưng cũng gồm những khổ đau và những thói quen xấu. Do đó, những hành trang này ảnh hưởng đến cách chúng ta cư xử với người bạn gối chăn của mình. Những khó khăn trong quan hệ luyến ái này có thể có gốc rễ từ những khổ đau mà cha mẹ ta trao truyền.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->6. <!--[endif]-->Để cho sự có mặt sâu sắc của mình tiếp xúc với nỗi cô đơn ở trong mình: Nhiều khi chúng ta đi tìm một quan hệ luyến ái để chạy trốn nỗi cô đơn ở trong mình, không biết rằng khi đã có quan hệ rồi, ta vẫn thấy cô đơn, vì cô đơn là một cảm xúc ở trong mình, chỉ có mình mới có thể giúp cho mình chuyển hóa được nỗi cô đơn ở trong lòng. Khi có một cảm giác cô đơn xuất hiện, ta chỉ cần có mặt sâu sắc với cảm giác cô đơn đó, không tránh né, phê phán,… thì tự khắc cảm giác cô đơn sẽ được xoa dịu và chuyển hóa.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->7. <!--[endif]-->Những kiểu suy nghĩ lặp đi lặp lại ở trong đầu mình: Chúng ta để cho tâm mình đi vào những thói quen suy nghĩ lặp đi, lặp lại. Đó có thể là những hối tiếc về một chuyện gì đã qua, hay âu lo về một điều gì sắp xảy ra, dù biết chắc là chuyện ấy sẽ xảy ra. Có khi đó là một ý tưởng phán xét, chê trách về bản thân mình, ví dụ: “Tại sao tôi có thể ngu ngốc đến như thế!”.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->8. <!--[endif]-->Những vai tuồng, nhân vật mà chúng ta đóng: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta thường không dám sống thật với chính mình, do đó không dám sống thật với mọi người chung quanh. Do đó chúng ta đóng những vai, những nhân vật “người chồng gương mẫu, người vợ hiền” ngay trong quan hệ luyến ái của mình và với mọi người chung quanh. Mỗi lời nói, mỗi cử chỉ đều được tính toán, dò chừng. Có khi, ta đóng vai một người phụ nữ yếu đuối để được hoàng tử mặc áo choàng đỏ, phi ngựa trắng đến cứu giúp. Hoặc ta đóng vai hiệp sĩ mang áo giáp sáng loáng, làm người kỵ mã anh hùng ra tay nghĩa hiệp cứu một người con gái thế cô.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->9. <!--[endif]-->Một “cái tôi”: Đó chính là những nhân vật, những vai tuồng mà chúng ta đóng: một vị quan tòa khắt khe, một nạn nhân của cuộc đời.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->10. <!--[endif]-->Những lối hành xử cưỡng bách: Khi đã lỡ đóng một vai, một nhân vật của một bi kịch mà chúng ta vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn,… chúng ta bị buộc phải cư xử, hành động theo đúng vai trò mà chúng ta chọn lựa cho mình.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->11. <!--[endif]-->Nhu yếu phán xét người khác: Sự phán xét vẫn là phê phán, dù nói ra thành lời hay không, và chúng ta rất thích phê phán người khác, không biết rằng khi chúng ta phán xét người khác tức là chúng ta đang phán xét chính mình. Vì trong khi thiếu hiểu biết, ta đang nói rằng “Nếu tôi mà như anh, và tôi mà hành xử như thế là tôi xấu, tôi sai, tôi sẽ khinh chính tôi”. Nhưng trí năng lật ngược, đi phóng chiếu đối tượng bị khinh rẻ kia thành một người ở bên ngoài ta. Do đó ta đi chê trách kẻ khác, không biết rằng sự thực là ta đang chê trách chính ta.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->12. <!--[endif]-->Những tấn tuồng: Đó là những bi kịch mà chúng ta tự tạo ra trong quan hệ luyến ái của mình. Có khi là để thưởng thức thú đau thương, cung cấp thức ăn cho khối khổ đau sâu dày cũ ở trong ta.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->13. <!--[endif]-->Chứng ngộ về Nhất Thể: Kinh nghiệm hợp nhất với mọi thứ, mọi vật chung quanh mình. Cảm nhận mọi người, mọi vật chung quanh mình thân thiết như tế bào trên cùng một thân thể.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->14. <!--[endif]-->Dùng quan hệ luyến ái như một thực tập tâm linh: Trong một quan hệ luyến ái, chúng ta có rất nhiều khó khăn trong cách nói năng, cư xử với nhau… Nhưng chúng ta không muốn đối diện và chuyển hóa những khó khăn, khổ đau này. Thay vào đó, chúng ta muốn đi tìm những đề tài tâm linh bí hiểm, những công án Thiền,… xa rời thực tế và những khổ đau đang có mặt ở trong đời sống vợ chồng của mình. Cho nên, người thông minh là một người biết sử dụng những vấn đề khó khăn mà chúng ta đang gặp phải trong quan hệ luyến ái như là một thực tập tâm linh, để nhìn sâu và chuyển hóa những khó khăn và khổ đau đó thành niềm vui và sự an lạc.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->15. <!--[endif]-->Đồng nhất mình với lý trí: Xem mình là một với những suy tư, lo sợ vẩn vơ ở trong mình.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->16. <!--[endif]-->Không muốn lặp lại những tấn tuồng qua những quan hệ luyến ái: Đối với những người đã đi qua nhiều quan hệ vợ chồng, nhiều khi những khó khăn cũ của quá khứ cứ lặp đi lặp lại như một bi kịch cũ đã xảy ra trong những quan hệ trước đây.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->17. <!--[endif]-->Nghiện ngập những cảm xúc mạnh mẽ gây ra bởi những tấn tuồng cảm xúc và khổ đau: Lắm khi chúng ta nghiện những cảm xúc này như nghiện thú đau thương, như những kẻ vì tê cứng, nên thích nghiện những cảm xúc khổ đau mãnh liệt để có thể cảm thấy được mình vẫn đang còn sống.<O:p></O:p>
<!--[if !supportLists]-->18. <!--[endif]-->Phóng đại những khuôn mẫu phản ứng đầy tính lý trí: Đời sống của mỗi con người bao gồm nhiều thói quen như ăn uống, nghỉ ngơi, nói năng, hành xử v.v… Ngay cả suy tư, phản ứng của chúng ta cũng trở thành những thói quen. Trong một quan hệ luyến ái, những thói quen phản ứng trong lời nói, hành động này sẽ được phóng đại lên nhiều lần làm chúng ta vừa muốn biết về chính mình

http://trungtamhotong.org/thuvien/index.php?module=mucluc&function=detail&id=158
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên