PHẬT PHÁP CĂN BẢN
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO PHẬT
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO PHẬT
A MỞ ĐỀ:
Theo quan niệm thông thường: Đạo nào cũng tốt, nên theo đạo nào cũng được. Thật ra không đúng hẳn Đạo nào cũng tốt là phải, nhưng theo đạo nào cũng được là không đúng . Đạo là điểm tựa tin thầncho ta nương theo, nếu không chọn lựa kỹ cho thích hợp với mình, thì không sao tránh khỏi đi vào con đường lầm lạc
Thật ra, về mục đích thì đạo nào cũng có giá trị của nó, chỉ khác nhau ở từng bậc cao thấp mà thôi. Đó là quan niệm của xã hội Ấn Độ truớc khi Đức Phật ra đời.
Đức Phật xuất hiện trong hoàn cảnh xã hội Ấn đang bị đám mây đen các đạo giáo thần quyền bao phủ; Với ý nguyện đưa chúng sanh thóat khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi đạo Phật đã xuất hiện
B- CHÁNH ĐỀ:
I - ĐỊNH NGHĨA:
Đạo là con đường đi đến chỗ giác ngộ, không còn mê lầm, Giác ngộ chính là Phật. Muốn thực hiện trọn vẹn con đường giác ngộ này phải trải qua ba con đường: Tự giác, Giác tha, và Giác hạnh viên mãn
Tóm lại, đạo Phật là con đường đi đến giác ngộ gồm cả tự lợi, lợi tha; tự giác, giác tha và có công hạnh độ mình, độ nguời được thành tựu rốt ráo cao tột
II- SỰ XUẤT HIỆN CỦA ĐẠO PHẬT
Nếu đứng về bản thể thì có từ VÔ THỈ, có chúng sanh là có đạo Phật. Còn về lịch sử thì đạo Phật đã có từ trước Tây lịch 544 năm, gắn liền với cuộc đời lịch sử của đức Phật Thích Ca Mâu Ni
III- GIÁO LÝ ĐẠO PHẬT
Gồm 3 tạng là KINH, LUẬT, LUẬN
KINH là lời dạy của Đức Phật, cho chúng sanh hiểu mà tu
LUẬT là những giới luật mà Đức Phật chế ra để các đệ tử nương vào đó mà đoạt trừ điều ác, điều bất thiện, phát triển hạnh lành.
LUẬT là những luận bàn của Chư Tổ, Chư Thánh hiền Tăng để luận giải những nghĩa lý sâu xa trong Kinh Luật, phân rõ lẽ chánh tà để người Phật tử khỏi lầm lạc...
IV LỢI ÍCH
Đạo Phật luôn đem đến cho chúng sanh những lợi ích thiết thực nhất:
- Ở trong cõi đời vô thường, được mất, buồn vui, sanh tử,.v.v Vì đạo Phật chỉ dẫn cho con người cách thức nhận diện và sống chung hòa hợp với các yếu tố ấy nên đời sống người theo Phật không bị sự vô thường chi phối theo chiều hướng tiêu cực, bi quan, chán nản...
- Ở trong cõi đời đầy khổ đau,v.v. đạo Phật đem lại cho người tu tập một sự an vui tòan vẹn (vì đạo Phật hướng dẫn cho con người cái nhìn chánh kiến về sự vui, buồn, sướng, khổ ,... của nhân sinh qua giáo lý nâhn, quả, nghiệp báo,v.v.)
- Ở trong cảnh đời chứơng ngại đầy nghịch cành câu thúc đạo Phật đem lại cho người tu tạp sự tự tại, ung dung hòa mình vào chướng ngại để lấy đó làm môi trường tiến tu trên đường giải thoát (Dù khó nhọc gian truân bao độ, Tạo duyên lành bồi bổ tâm can)
- Ở môi trường xã hội đầy ô trược, đạo Phật đem lại cho người tu tập một sức sống mãnh liệt, từ ô trược vươn lên làm đóa hoa sen tinh khiết giữa cuộc đời.
C -KẾT
- Tóm lại:
Với từ bi đạo Phật giúp chúng sanh thương yêu nhau hơn
Với trí tuệ đạo Phật giúp chúng sanh bớt si mê lầm lạc, phân biệt chánh tà rõ ràng
Với dõng mãnh, đạo Phật giúp chúng sanh đủ sức đủ lực hoán chuyển Ta Bà đau khổ thành Tịnh độ an vui
- Chúng sanh muốn tiếp cận trọn vẹn Đạo Phật phải trải qua 3 giai đoạn:
1. Học THUỘC LỜI PHẬT DẠY, để chuyển đổi dần kho tàng thức đầy ô nhiễm của mình
2. Học HIỂU LỜI PHẬT NÓI, để hiểu được thâm ý của Phật dạy chúng ta những gì, mà có hướng thực hành theo cho đúng chân lý
3. Học BIẾT HẠNH PHẬT LÀM,để tùy trình độ căn cơ, khả năng hòan cảnh của mình mà vững chắc noi theo hứơng đi của Phật đã chỉ bày, tiến thẳng về bờ giác.
( Theo Phật học phổ thông của HT Thích Thiện Hoa - HT Minh Nhật soạn giảng cho Phật tử và lớp CBPH)