Phương pháp DỊỆT TRÁNH
Sinh mạng của Phật giáo chính là giới luật, còn yếu tính của Tăng già là thanh tịnh và hoà hợp. Do vậy một khi Tăng chúng có sự tranh chấp đưa đến bất hoà thì Tăng phải vận dụng 7 phương pháp DIỆT TRÁNH để xử lý, hầu duy trì một đời sống thanh tịnh và thánh thiện trong nội bộ Tăng đoàn.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TRANH CÃI:
Trong hành ngũ những người xuất gia đôi khi phát sinh những xung đột đưa đến bất hoà thường là do cá nhân tranh chấp với cá nhân, cá nhân tranh chấp với tập thể, tập thể tranh chấp với tập thể. Căn nguyên của mọi sự tranh chấp là do tố giác về vấn đề phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Nguyên nhân của các sự rắc rối tuy rất phức tạp, nhưng tựu trung có thể bao gồm 4 nguyên nhân chính sau đây:1/ Ngôn tránh;2/Mích tránh;3/ Phạm tránh;4/ Sự tránh1/ Ngôn tránh: Khi Tỳ kheo tranh luận với Tỳ kheo về 18 vấn đề như: việc đó đúng pháp hay phi pháp; đúng luật hay phi luật; .v.v rồi gây nên xung đột bất hoà giữa hai bên, gọi đó là Ngôn tránh
2/Mích tránh: Nếu Tỳ kheo này cử tội Tỳ kheo khác về 3 phương diện phá giới, phá kiến, phá oai nghi; dựa trên 3 yếu tố thấy, nghe, nghi rồi gây ra sự tranh cãi thì gọi là Mích tránh
3/ Phạm tránh: Sự tranh cãi về vấn đề phạm tội. Tội ở đây chỉ cho sự vi phạm các học xứ liên quan đến 5 thiên 7 tụ
/ Sự tránh: Sự tranh cãi xảy ra từ những việc làm hàng ngày của chúng Tăng như Thọ giới, Tụng giới, An Cư, Tự tứ,.v.v Trongnhững việc làm này nếu Tăng thực hiện không đúng pháp thì sẽ gây ra tranh cãi. Đó gọi là Sự tránh
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP DẬP TẮT TRANH CÃI
Mỗi khi trong Tăng chúng có sự xích mích gây ra tình trạng bất hoà giữa người này với người khác hay giữa chúng Tăng với chúng Tăng, thì Tăng sẽ áp dụng một trong các phương pháp sau đây để giải quýêt:1. Hiện tiền Tỳ ni
2. Ức niệm tỳ ni
3. Bất si tỳ ni
4. Tự ngôn trị tỳ ni
5. Tội xứ sở Tỳ ni
6. Đa nhân ngữ Tỳ ni
7. Như thảo phủ địa Tỳ ni
(Còn tiếp)
(Trích MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIỚI LUẬT, tác giả HT Thượng PHƯỚC Hạ SƠN)