Quan niệm về "CÓ và KHÔNG" - Tổ Sư Minh
CÓ và KHÔNG
VÕ TRỤ tức Vô minh, lắm kẻ gọi là không, không gian là võ trụ. Trong võ trụ có:
1) VẠN VẬT là tứ đại,
2) CHÚNG SANH là thức,
3) CÁC PHÁP của chúng sanh đối với vạn vật.
Các pháp là gồm cả sự làm, lời nói, ý tưởng, tình thọ, trí hóa, các sự thay đổi, cử động, tác dụng, giáo lý v.v… Vạn vật, chúng sanh và các pháp, là cái có ở trong cái không.
Vạn vật là xác thân, chúng sanh là sự sống và các pháp là thức cần dùng để nuôi vạn vật và chúng sanh (tức xác thân và sự sống). Pháp có lý có sự, sự để nuôi thân, lý để nuôi trí. Lý có ác có thiện, sự cũng có thiện có ác.
Từ khi có bậc Phật toàn giác, vì sự khổ của chúng sanh bởi có không, thiện ác, lý sự, Phật mới chỉ ra thêm pháp giải thoát kêu là đạo. Và đối với chúng sanh, mỗi tên gọi cùng sắc hình của vạn vật, đức Phật nói ra nhiều phương tiện của trí huệ, để giác ngộ, nên cũng gọi là Pháp.
Pháp là phương pháp, lý lẽ, cách thế.
Pháp của thân là việc làm.
Pháp của trí là lời nói.
Pháp của tâm là sự thọ tưởng.
Việc làm sanh sự nghiệp của cải. Lời nói sanh trí huệ đạo lý. Thọ tưởng sanh thần thông quả linh.
Pháp có thể, có tướng, có dụng, có lý. Thể của pháp là cái có hình dạng. Tướng của pháp là sự khác nhau của hình dạng. Dụng của pháp là tác dụng, cử động, sanh sống ích lợi của thể tướng. Lý của pháp là sự hư nên, còn mất, có không, tốt xấu, sạch dơ, thấp cao, đen trắng.
Pháp vốn là không có, bởi có chúng sanh xúc đối với vạn vật, vì tríu mê, vì khổ sở, mới có pháp, nên gọi là pháp tánh vốn không, hay gọi là bổn pháp vốn không tự tánh. Bởi chúng sanh tríu mê lăn nhào trong vạn vật, sanh pháp ác trược để phải khổ sầu; nên chư Phật mới bày ra pháp thanh thiện giải thoát khổ sầu ấy. Vẫn hay chúng sanh từ nơi vạn vật sanh ra, nhưng nếu ở giữ mãi trong vạn vật, có khác nào ở mãi trong địa ngục thai bào, tránh sao khỏi khổ đau. Nên pháp của Phật dạy là giải thoát khổ, tiến hóa, bỏ sự vật vượt lên cao, trên không, của lý trí; gọi là bỏ vật chất đến tinh thần, lìa thân sống bằng trí; nghĩa là coi xác thân như không có, như chết rồi, hay là chết rồi thì không trở lại, bằng có trở lại, là vì sự ích lợi cho chúng sanh, chớ đừng tham mến xác thân, mà phải ác trược gian tà, khổ lo rầu sợ. Mà thật vậy, sống ác tà, khổ sở, nặng nề, thấp thỏi như trẻ con, thì sự sống có quý ích gì? Còn sống thiện chánh, yên vui, cao nhẹ, ích lợi như người lớn, ông già, thì ai lại chẳng mong cầu được sống? Đó là giá trị của con người, giá trị ấy tức là pháp, pháp bảo trừ pháp hại, pháp quý trừ pháp độc. Đành rằng: nếu không vật chất trước ắt chẳng có tinh thần sau, không thân nào có trí? Không xác thân có đâu cái sống? Nhưng xét lại kỷ thì sau khi chết xác thân vật chất mất rồi, lúc ấy ta chỉ còn có trí, có tinh thần, có cái sống, đã già mà thôi. Kìa cây lá hoa quả un đúc cho cái hột; cây, lá, hoa, quả hết, chớ hột hãy còn. Thì xác thân vật chất của ta cũng vậy, các cái ấy có ra để nuôi tâm, tâm còn, tâm có, tâm sống, tâm là hột giống của loài người; lẽ thì ta phải lo nuôi nó hơn xác thân vật chất tạm. Tiếc vạn vật mà chi cho phải khổ, chẳng là vô ích lắm ru?
Vạn vật có sức làm cho chúng ta phải tham lam độc ác, khổ phạt lấy mình.
Chúng sanh năng làm cho chúng ta phải sân giận độc ác, khổ phạt lấy mình.
Các pháp hay làm cho chúng ta phải say mê độc ác, khổ phạt lấy mình.
Vạn vật là thân phàm, chúng sanh là tâm phàm, các pháp ác là trí phàm. Ví bằng ta còn muốn giữ ba cái ấy, thì cũng nên đổi nó ra thành món tốt đẹp hơn, rồi sẽ thương yêu gìn giữ.
(Còn tiếp)
CÓ và KHÔNG
VÕ TRỤ tức Vô minh, lắm kẻ gọi là không, không gian là võ trụ. Trong võ trụ có:
1) VẠN VẬT là tứ đại,
2) CHÚNG SANH là thức,
3) CÁC PHÁP của chúng sanh đối với vạn vật.
Các pháp là gồm cả sự làm, lời nói, ý tưởng, tình thọ, trí hóa, các sự thay đổi, cử động, tác dụng, giáo lý v.v… Vạn vật, chúng sanh và các pháp, là cái có ở trong cái không.
Vạn vật là xác thân, chúng sanh là sự sống và các pháp là thức cần dùng để nuôi vạn vật và chúng sanh (tức xác thân và sự sống). Pháp có lý có sự, sự để nuôi thân, lý để nuôi trí. Lý có ác có thiện, sự cũng có thiện có ác.
Từ khi có bậc Phật toàn giác, vì sự khổ của chúng sanh bởi có không, thiện ác, lý sự, Phật mới chỉ ra thêm pháp giải thoát kêu là đạo. Và đối với chúng sanh, mỗi tên gọi cùng sắc hình của vạn vật, đức Phật nói ra nhiều phương tiện của trí huệ, để giác ngộ, nên cũng gọi là Pháp.
Pháp là phương pháp, lý lẽ, cách thế.
Pháp của thân là việc làm.
Pháp của trí là lời nói.
Pháp của tâm là sự thọ tưởng.
Việc làm sanh sự nghiệp của cải. Lời nói sanh trí huệ đạo lý. Thọ tưởng sanh thần thông quả linh.
Pháp có thể, có tướng, có dụng, có lý. Thể của pháp là cái có hình dạng. Tướng của pháp là sự khác nhau của hình dạng. Dụng của pháp là tác dụng, cử động, sanh sống ích lợi của thể tướng. Lý của pháp là sự hư nên, còn mất, có không, tốt xấu, sạch dơ, thấp cao, đen trắng.
Pháp vốn là không có, bởi có chúng sanh xúc đối với vạn vật, vì tríu mê, vì khổ sở, mới có pháp, nên gọi là pháp tánh vốn không, hay gọi là bổn pháp vốn không tự tánh. Bởi chúng sanh tríu mê lăn nhào trong vạn vật, sanh pháp ác trược để phải khổ sầu; nên chư Phật mới bày ra pháp thanh thiện giải thoát khổ sầu ấy. Vẫn hay chúng sanh từ nơi vạn vật sanh ra, nhưng nếu ở giữ mãi trong vạn vật, có khác nào ở mãi trong địa ngục thai bào, tránh sao khỏi khổ đau. Nên pháp của Phật dạy là giải thoát khổ, tiến hóa, bỏ sự vật vượt lên cao, trên không, của lý trí; gọi là bỏ vật chất đến tinh thần, lìa thân sống bằng trí; nghĩa là coi xác thân như không có, như chết rồi, hay là chết rồi thì không trở lại, bằng có trở lại, là vì sự ích lợi cho chúng sanh, chớ đừng tham mến xác thân, mà phải ác trược gian tà, khổ lo rầu sợ. Mà thật vậy, sống ác tà, khổ sở, nặng nề, thấp thỏi như trẻ con, thì sự sống có quý ích gì? Còn sống thiện chánh, yên vui, cao nhẹ, ích lợi như người lớn, ông già, thì ai lại chẳng mong cầu được sống? Đó là giá trị của con người, giá trị ấy tức là pháp, pháp bảo trừ pháp hại, pháp quý trừ pháp độc. Đành rằng: nếu không vật chất trước ắt chẳng có tinh thần sau, không thân nào có trí? Không xác thân có đâu cái sống? Nhưng xét lại kỷ thì sau khi chết xác thân vật chất mất rồi, lúc ấy ta chỉ còn có trí, có tinh thần, có cái sống, đã già mà thôi. Kìa cây lá hoa quả un đúc cho cái hột; cây, lá, hoa, quả hết, chớ hột hãy còn. Thì xác thân vật chất của ta cũng vậy, các cái ấy có ra để nuôi tâm, tâm còn, tâm có, tâm sống, tâm là hột giống của loài người; lẽ thì ta phải lo nuôi nó hơn xác thân vật chất tạm. Tiếc vạn vật mà chi cho phải khổ, chẳng là vô ích lắm ru?
Vạn vật có sức làm cho chúng ta phải tham lam độc ác, khổ phạt lấy mình.
Chúng sanh năng làm cho chúng ta phải sân giận độc ác, khổ phạt lấy mình.
Các pháp hay làm cho chúng ta phải say mê độc ác, khổ phạt lấy mình.
Vạn vật là thân phàm, chúng sanh là tâm phàm, các pháp ác là trí phàm. Ví bằng ta còn muốn giữ ba cái ấy, thì cũng nên đổi nó ra thành món tốt đẹp hơn, rồi sẽ thương yêu gìn giữ.
(Còn tiếp)