Quan niệm về "SANH và TỬ" - Tổ Sư Minh
SANH và TỬ
1.– Vấn: Cái gì là chúng sanh?
Đáp: Cái biết là chúng sanh.
2.– V: Cái gì sống chết?
Đ: Cái biết sống chết.
3.– V: Cái gì sanh biết?
Đ: Đất nước lửa gió do nhơn duyên tập mà biết lần, từ chưa biết đến thành hình biết.
4.– V: Hình dạng của cái biết mỗi lúc ra sao?
Đ: Lúc mới tượng là thọ cảm, ví như một làn khói. Khi thành tư tưởng, tức làn khói ấy kết đặc thành hình. Kịp có hành vi thì hình khói ấy lộ ra rõ rệt. Đến thức trí, hình bóng ấy lại lâu tan. Được giác chơn, thì thân hình ấy đời đời bất hoại, lại màu sắc vàng ròng, kêu gọi là thân của biết, giác thân hay Phật thân.
5.–V: Cái hình thể của biết ấy, ta có thể thấy được chăng?
Đ: Có thể thấy được, nếu định tâm yên lặng lại, nhìn xem sự sống đang cử động tác dụng, của mỗi chúng sanh thì ta sẽ thấy rõ rệt. Cho đến nó cũng có nói chuyện nữa, trí ta vắng lặng sẽ nghe rõ ràng từ tiếng nói của trùng dế cỏ cây Phật, Trời, Người, quỉ (ở tận phương xa) cũng nghe thấy.
6.–V: Tại sao cái biết đó linh diệu?
Đ: Cái biết linh diệu là nhờ vắng lặng; khi nó đứng ngừng thì cái điển của nó thâu rút được các pháp khắp nơi. Càng yên lặng một chỗ thì càng vung tỏa ra rộng lớn cũng như ánh sáng ngọn đèn, như lò máy điện. Cái biết mà được thong thả khỏe khoắn, thanh nhàn, khoái lạc yên tịnh thì có được đủ sức mạnh thần thông.
7.–V: Tại sao cái biết có nhiều tên gọi như thọ, tưởng, hành, thức, giác?
Đ: Chính cái giác mới là đúng tên của biết, là sự biết hoàn toàn sáng suốt không mê lầm. Còn thọ tưởng hành thức là cái biết mới tượng sanh, mới tập nảy cũng như cái hột còn lép còn non, mới cứng mới già cũng tạm kêu là hột vậy.
Cái biết mới kêu là thọ cảm, cũng gọi là tình.
Cái biết khá hơn kêu là tư tưởng, cũng gọi là ý.
Cái biết lớn rộng nữa kêu là hành vi, cũng gọi là thân.
Cái biết cứng chắc hơn kêu là thức trí, cũng gọi là khẩu.
Cái biết già kêu là giác, cũng gọi là tánh, hay tâm chơn.
Tình thọ và ý tưởng, cũng gọi là tâm vọng.
Thân hành và khẩu thức, cũng gọi là trí phàm. Tâm vọng nói đây là cái tim sống hay là ngòi sống phát sanh từ nơi tứ đại, trước nhứt là cỏ cây thú. Tâm vọng sanh trí phàm là sự khổ sở điên đảo, do đó mới có pháp thánh chơn, để nuôi tánh giác là Phật.
8.–V: Cái biết ấy có sống chết chăng?
Đ: Nếu nuôi mãi thì nó sống hoài, còn giết hại thì nó phải chết mất, theo hồi giết hại.
9.–V: Cái gì nuôi nó sống? cái gì giết nó chết?
Đ: Thiện vui là nuôi nó, ác khổ là hại nó.
10.–V: Cái sống của biết là sao? Cái chết của biết là sao?
Đ: Cái biết sống là tỉnh táo, định yên, cứng chắc mạnh mẽ, trong sạch, vui mừng, tìm xét sáng suốt, không loạn vọng, không xao động. Cái biết chết là điên cuồng, rối trí, tán loạn, mê sảng, đến mất cái biết, tiêu tan cái biết không còn biết gì nữa. Vả chăng cái biết là sự kết hợp tập lần của các pháp, mà nơi đây sự điên đảo tán loạn mê sa làm cho hư rã tan hoại.
(Còn tiếp)
SANH và TỬ
1.– Vấn: Cái gì là chúng sanh?
Đáp: Cái biết là chúng sanh.
2.– V: Cái gì sống chết?
Đ: Cái biết sống chết.
3.– V: Cái gì sanh biết?
Đ: Đất nước lửa gió do nhơn duyên tập mà biết lần, từ chưa biết đến thành hình biết.
4.– V: Hình dạng của cái biết mỗi lúc ra sao?
Đ: Lúc mới tượng là thọ cảm, ví như một làn khói. Khi thành tư tưởng, tức làn khói ấy kết đặc thành hình. Kịp có hành vi thì hình khói ấy lộ ra rõ rệt. Đến thức trí, hình bóng ấy lại lâu tan. Được giác chơn, thì thân hình ấy đời đời bất hoại, lại màu sắc vàng ròng, kêu gọi là thân của biết, giác thân hay Phật thân.
5.–V: Cái hình thể của biết ấy, ta có thể thấy được chăng?
Đ: Có thể thấy được, nếu định tâm yên lặng lại, nhìn xem sự sống đang cử động tác dụng, của mỗi chúng sanh thì ta sẽ thấy rõ rệt. Cho đến nó cũng có nói chuyện nữa, trí ta vắng lặng sẽ nghe rõ ràng từ tiếng nói của trùng dế cỏ cây Phật, Trời, Người, quỉ (ở tận phương xa) cũng nghe thấy.
6.–V: Tại sao cái biết đó linh diệu?
Đ: Cái biết linh diệu là nhờ vắng lặng; khi nó đứng ngừng thì cái điển của nó thâu rút được các pháp khắp nơi. Càng yên lặng một chỗ thì càng vung tỏa ra rộng lớn cũng như ánh sáng ngọn đèn, như lò máy điện. Cái biết mà được thong thả khỏe khoắn, thanh nhàn, khoái lạc yên tịnh thì có được đủ sức mạnh thần thông.
7.–V: Tại sao cái biết có nhiều tên gọi như thọ, tưởng, hành, thức, giác?
Đ: Chính cái giác mới là đúng tên của biết, là sự biết hoàn toàn sáng suốt không mê lầm. Còn thọ tưởng hành thức là cái biết mới tượng sanh, mới tập nảy cũng như cái hột còn lép còn non, mới cứng mới già cũng tạm kêu là hột vậy.
Cái biết mới kêu là thọ cảm, cũng gọi là tình.
Cái biết khá hơn kêu là tư tưởng, cũng gọi là ý.
Cái biết lớn rộng nữa kêu là hành vi, cũng gọi là thân.
Cái biết cứng chắc hơn kêu là thức trí, cũng gọi là khẩu.
Cái biết già kêu là giác, cũng gọi là tánh, hay tâm chơn.
Tình thọ và ý tưởng, cũng gọi là tâm vọng.
Thân hành và khẩu thức, cũng gọi là trí phàm. Tâm vọng nói đây là cái tim sống hay là ngòi sống phát sanh từ nơi tứ đại, trước nhứt là cỏ cây thú. Tâm vọng sanh trí phàm là sự khổ sở điên đảo, do đó mới có pháp thánh chơn, để nuôi tánh giác là Phật.
8.–V: Cái biết ấy có sống chết chăng?
Đ: Nếu nuôi mãi thì nó sống hoài, còn giết hại thì nó phải chết mất, theo hồi giết hại.
9.–V: Cái gì nuôi nó sống? cái gì giết nó chết?
Đ: Thiện vui là nuôi nó, ác khổ là hại nó.
10.–V: Cái sống của biết là sao? Cái chết của biết là sao?
Đ: Cái biết sống là tỉnh táo, định yên, cứng chắc mạnh mẽ, trong sạch, vui mừng, tìm xét sáng suốt, không loạn vọng, không xao động. Cái biết chết là điên cuồng, rối trí, tán loạn, mê sảng, đến mất cái biết, tiêu tan cái biết không còn biết gì nữa. Vả chăng cái biết là sự kết hợp tập lần của các pháp, mà nơi đây sự điên đảo tán loạn mê sa làm cho hư rã tan hoại.
(Còn tiếp)