C

Quán Thế Âm Bồ Tát!

cuncon

Registered
Phật tử
Tham gia
8/11/06
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Nam mô Quán Thế âm Bồ Tát !
kính thưa các bậc Hiền giả!
Ngày 19 tháng 9 âl là ngày Vía Đức Quán Thế Âm. Vậy con xin có đôi dòng nghi vấn mong các bậc hiền giả chỉ dạy cho con.
Tại sao Ngài Quán Thế Âm lại thị hiện là người nữ, con được nghe nói Ngài là dấng trượng phu, sao Ngài không thi hiện là nam?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

dct87

Registered
Phật tử
Tham gia
11/8/06
Bài viết
189
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
Di�m Ph� ??
Chào cuncon.
Cho dct được trả lời một phần câu hỏi của cuncon nha, tuy rất thiếu sót nhưng cũng hoan hỷ góp ý.

Trượng phu không phải nghĩa là nam hay nữ. Như một trong 10 danh hiệu của đức phật có danh hiệu “Điều Ngự Trượng Phu”.
dct được biết rằng danh hiệu Điều Ngự Trượng Phu nghĩa là một người như “Võ sĩ anh dũng cầm gươm vào chỗ ác nghiệt để cứu nguy” Gươm tượng trưng cho trí huệ, chỗ ác nghiệt tượng trưng cho chúng sanh cang cường, còn mê, hay cõi Ta Bà.

Đó mới thật là đấng “điều ngự trượng phu”.

Trong kinh Pháp Hoa, Ngài Vô Tận Ý hỏi Phật rằng :"Quán Thế Âm bồ tát dạo đi nơi cõi Ta Bà như thế nào? Sức phương tiện việc ấy như thế nào?" Phật dạy Vô Tận Ý nếu có người muốn dùng thân gì để được độ, thì Quán Thế Âm bồ tát liền thị hiện thân ấy vì người đó mà nói pháp”.
Trong một phẩm Phổ Môn đức Thích Ca cũng nói với Ngài Vô Tận Ý bồ tát rằng: “Thị Quán Thế Âm bồ tát thành tựu như thị công đức dĩ chủng chủng hình du chư quốc độ, độ thoát chúng sanh”. (Vị Quán Thế Âm bồ tát này thành tựu các công đức như thế, dùng các thân hình dạo đi nơi các cõi để độ thoát chúng sanh). Trong đoạn ấy phật nói sơ ra thì Ngài Quán Thế Âm có 32 thân thị hiện cùng thân bồ tát là 33 thân, nhưng thật ra thì Ngài thị hiện "tất cả" thân hình để độ chúng sanh. Mỗi mỗi chúng sanh đều có căn tánh khác nhau, nên Ngài tuỳ thuận theo chúng sanh mà thị hiện thân để cứu độ. Ngài thị hiện từ thân Phật Cho đến thân Nhân và Phi Nhân. Mỗi mỗi chúng sanh trong tâm dù ác đến đâu đi nữa, nhưng đến một lúc nào đó thì cái từ bi cũng sẽ thị hiện trong tâm tánh chúng sanh đó. Ngay chính lúc cái từ bi đó khởi lên thì chính là cái "Quán Thế Âm" trong chúng sanh đó xuất hiện xóa tan màn đêm u ám. Ngài Quán Thế Âm như ánh sáng mặt trời, khi ánh sáng ấy xuất hiện trong tâm kẻ ác, thì các "la sát" (tượng trưng cho tâm ác) đen tối trong tâm chúng sanh đó lập tức phải biến mất. Vì chính Ngài tượng trưng cho sự "từ bi".

Thường thì ta thấy vị bồ tát ấy thị hiện thân nữ như các bức tượng, các hình vẽ, nhưng nước Nhật Bản thì Quán Thế Âm lại thị hiện thân người nam, Phật giáo tây tạng thì Ngài lại thị hiện thân "thiên thủ thiên nhãn", hoặc 4 tay, hoặc 6 tay v.v... Ngài tuỳ theo căn tánh chúng sanh mà thị hiện để hóa độ.

Ta khi bị bệnh trọng, khổ cực thì thường niệm chú "Bạch Y". Khi niệm chú ấy đến cảm ứng đạo giao thì Ngài Quán Thế Âm liền thị hiện thân Người cầm tịnh bình, dương thuỷ với bộ "áo màu trắng". Đa phần người nhìn thấy vị bồ tát ấy với thân người nữ. Ta hãy xem một phần rất quan trọng trong kinh Phổ Môn.

"Nếu người nữ giả sử muốn cầu con trai, lễ lại cúng dường Quán Thế Âm bồ tát liền sanh con trai, phước đức "Trí Huệ", giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp trước đã trồng gốc "phước đức, mọi người đều kính mến"".

Đoạn này ta không nên hiểu trên "văn tự".
Nó có nghĩa như sau (dct được nghe giảng)

Con trai : Trí Huệ
Con gái: Từ Bi, phước đức

Vậy ta bị khổ nạn bức bách thì trong lúc ấy thân tâm quy mạng vào lòng từ bi của Ngài Quán Thế Âm, chính là như đoạn đã nói "ánh sáng từ bi xoá tan sự u minh". Chính ngay lúc nghiệp ác đến thì ta liền thành tâm khấn niệm danh hiệu Ngài. Và sự linh ứng của Ngài được đức Thích Ca nêu rất rõ trong kinh Pháp Hoa và kinh Địa Tạng. Cái ta khẩn cầu ấy chính là cái từ bi và phươc đức, nó chính là cái "con gái có tướng xinh đẹp trước đã trồng gốc phước đức mọi người đều kính mến".

Ta xem trong lịch sử, Ngài thị hiện thân nữ rất nhiều như "Quán Âm Diệu Thiện", "Quán Âm Thị Kính". Nhưng trong lịch sử Ngài cũng là một vương tử của vua Vô Trách Niệm. Thuở đức Phật Bảo Tạng, Ngài là thái tử con vua Vô Trách Niệm. Ngài theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng Tăng chúng về cung cúng dường. Do công đức ấy, được Phật thọ ký sau này làm Bồ- tát hiệu là Quán Thế Âm, phụ tá đức Phật A Di Đà giáo hóa chúng sanh và sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương (kinh Bi Hoa quyển ba, phẩm Chư Bồ-tát bổn thọ ký).
“Tại sao Bồ-tát Quán Thế Âm lại là người nữ? Theo kinh A Di Đà nói: người sanh về cõi Cực-lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Kinh A-hàm nói: người nữ có năm chướng không thể thành Phật... Thế mà, Bồ-tát Quán Thế Âm lại hiện thân người nữ?
- Bồ-tát Quán Thế Âm hiện thân của đức Từ Bi. Muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất trong con người, không tình thương nào qua tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình thương chân thành thâm thúy bao la, khó lấy cái gì có thể hình dung được. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì, một khi nghe tiếng con kêu khóc, mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sanh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, gọi Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm. Người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa diệu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan. “

Vậy qua đoạn trên dct hy vọng rằng cuncon cũng hiểu được tại sao Ngài Quán Thế Âm thị hiện thân như thế, Quán Thế Âm bồ tát thị hiện tuỳ theo căn tánh của chúng sanh. Nếu cuncon muốn có thân "đồng nam" hay "đồng nữ" thì Ngài cũng sẽ thị hiện thân "đồng nam hay đồng nữ" cho cuncon, để độ cuncon.

Đối dct thì được rất nhiều ân sủng từ Ngài, từ cái hoạn nạn cho đến cái mong ước, hễ thành tâm thì Ngài cứu độ.



Phổ Đà Lạc Già thường nhập định
Tuỳ duyên thú cảm mị bất châu
Tầm thinh cứu khổ độ quần mê
Thị tắc danh vi Quán Tự Tại


Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nam Mô A Di Đà Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên