Quân tử tánh như thuỷ.

tranglinh

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
24 Thg 3 2015
Bài viết
230
Điểm tương tác
76
Điểm
28
CÁC PHÁP VỐN LÀ PHẬT PHÁP.

....... Trò có 1 người bạn thích danh, bạn ấy lúc nào cũng "bắt" trò khen, có đại thừa, có tu cao. Hể người khác nói tướng bạn ấy lấy sự đốn lại, người ta nói sự thì bạn nói lý. Và bạn ấy lầm tưởng rằng như vậy mới thuộc hàng đẳng cấp của thiền.

....... Đã trên 3 lần trò khuyên bạn ấy: Thiền là ứng dụng của tâm. Để chúng ta liễu ngộ được vô thường tìm đến chơn thường. Bạn trò không đồng ý. Cuối cùng trò nói, nếu bạn ấy cứ như thế thì bạn sẽ không còn bạn thân nữa là nói tới thiền.

....... Thiền vốn không có vật. Chính chỗ yên lặng mới bao trùm hư không, vạn vật. Nên có cũng là pháp, không cũng là pháp. Mà không có cũng không không...

....... Người tu thiền là để ứng dụng trong cuộc sống. Khi gặp thuận cảnh không mê chấp, nghịch cảnh không đau khổ. Như vậy nghịch duyên hay thuận duyên cũng là pháp môn qua cách nhìn của người có trí tuệ thiền định. Khi đã khởi niệm chứng minh chúng ta cao siêu là sai với pháp môn rồi. Mặc khác chúng ta vì bản ngã mà không lắng nghe để học hỏi. Thuận duyên thì mê, nghịch duyên sẽ khổ.

....... Sùng Tín lúc xưa ngồi bán bánh ở cổng chùa. Hằng ngày đem vài cái bánh bao cúng dường cho thầy Ngộ Đạo. Đến giữa bửa thì thầy đem cho 1 cái bảo
- Ta chừa phần ngươi đó.
Sùng Tín ngạc nhiên.
- Con đem cúng dường, sao Ngài cho lại con?
- Vậy ta cho lại ngươi là có lỗi ư?
Sùng Tín biết đó là lời khai thị, nên xin vào xuất gia.
- Ngươi sùng bái đạo ta đặt là Sùng, tin tưởng ta nên đặt là Tín.
Hầu thầy đã lâu, chưa được thầy chỉ tâm yếu Phật Pháp, Sùng Tín thưa.
- Con vào đã lâu, không thấy thầy chỉ dạy chỗ nào?
- Ngươi dâng trà ta, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi bưng cơm đến ta, ta vì ngươi mà nhận. Ngươi xá lui, ta vì ngươi mà gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?
Sùng Tín cúi đầu im lặng giây lâu. thầy bảo.
- Thấy thì nhân đó liền thấy, suy nghĩ là sai.
Nhân câu đó Sùng Tín đã ngộ. Để cho chắc sư hỏi thêm
- Làm sao gìn giử?
- Mặc tánh tiếu dạo. tuỳ duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải thoát.​
....... Chúng ta thấy ý của thầy Ngộ Đạo nói về tâm yếu, không xa với sinh hoạt hằng ngày. Khi đệ tử dâng trà, thì thầy tâm trùm khắp, nhưng vẫn hằng biết được từ vi trần, nên "ta vì ngươi mà uống". Với người đã đạt trí tuệ bát nhã: Chỗ nào chẳng chi dạy tâm yếu?

....... Nên tất cả pháp môn đều không ngoài tâm yếu của Phật Pháp. Chúng ta đừng cố ra vẻ vì "thấy nhân đó liền thấy, suy nghĩ là sai". Huống chi ta tìm cách hạ đối phương xuống, để cầu cái "bất thường' người như vậy chỉ đứng ngoài tâm yếu. Xin hãy buông xả cho tâm thanh tịnh khi ấy dù chưa đạt đến chơn thường cũng gặp được bạn THIỆN TRÍ THỨC đồng hành đáo bỉ ngạn.

( tác giả: Tham Trang )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tham Trang

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 6 2015
Bài viết
221
Điểm tương tác
160
Điểm
43
QUÂN TỬ TÁNH NHƯ THUỶ.

Thời nhà CHU quân tử là cụm từ chỉ cho vua chúa. Đến thời XUÂN THU thì nó được dùng để gọi các đại phu. Vì thế các quan cũng được gọi là quân tử.

Thời nay cụm từ này được nhân rộng ra ngoài xã hội, không phân biệt gia cấp mà chỉ nói đến những người vì nghĩa, bảo vệ luân lí hay nói cách khác đó là giá trị đạo đức. Quân tử đối với tiểu nhân. Xã hội về giai cấp có rất nhiều, nhưng về nội tâm chỉ có 2 con người tiêu biểu, đó là tiểu nhân và quân tử. Vậy trò "nâng cấp" cụm từ quân tử thành siêu hạng thì chính là chơn tâm. Quý Vị đồng ý không ạ?

Là chính nhân quân tử, tưởng, nói, nhìn và hành động trước nhất là vì người. Đã vì tất cả chúng sanh thì phải "tâm thường chơn như bất động", không tham sân...Trái lại phải hiền hoà mát mẻ, như nước cam lộ ban rải đến đâu mát dịu mọi người đến đó. Nên trò gọi quân tử tánh như thuỷ.

Còn nhỏ trò đã đọc được câu truyện, nhưng không nhớ rõ lắm chỉ nhớ nội dung như thế này.

Có 1 thiền Sư, chắc là hảo tướng lắm và 1 phụ nữ mang bầu oan. Thời điểm đó trai gái lở yêu nhau, rồi vượt lễ giáo là 1 việc rất xấu mặt. Nên cô gái đã "chọn mặt gửi vàng'. Cô đem đứa con yêu của mình đến giao cho Thiền Sư, giữa tứ chúng, cô gái rằng:
- Đây là con của anh.
- Vậy à? Sao câu hỏi tu từ, là nụ cười đón nhận đứa bé.

5 năm sau, người đàn ông ở với người phụ nữ kia, đã chấp nhận cô và bảo cô đến Chùa nơi Thiền Sư tá túc bắt lại con. Cô gái đứng trước Thiền Sư bạch rằng
- Thưa Ngài, nay cha đứa bé đã chấp nhận con và bảo con đến đây để nhận đứa bé. Xin Ngài hoan hỷ cho gia đình con được đoàn tựu.
- Vậy à?

Lần này không nhận con mà Ngài trao con lại cho người phụ nữ, cũng với nụ cười hết sức hoan hỷ.
Chính nhân quân tử đấy. Gặp chúng ta thì sao? Cải lại liền, rằng xét nghiệm ADN đi...Và khi đã nhận nuôi dưỡng 5 năm với bao oan tình đã thương mến lại bị chia lìa. Nếu là chúng ta thì: Đừng tưởng tôi dễ bắt nạt nhé! Đúng không ạ? Ít ra chúng ta cũng đối đáp, phản công lại cho họ biết mình không nhu nhược. Như vậy có như thuỷ không thưa Quý Vị.

Chỉ 2 từ Vậy à, Thiền Sư đã cho ta thấy tâm Ngài thật viên mãn, không có dù chỉ 1 chút vô thường làm Ngài phải động tâm. Chúng ta hãy đón nhận tất cả các pháp tướng với tâm vô tướng, để khi mất đi ta cũng dùng 2 từ "vậy à" như Thiền Sư mất đứa bé mà tâm vẫn mát, vẫn ban rải trùm khắp cả hư không.


sw7l39_th.jpg


(Chơi giữa vô thường, giữa pháp thân.)
 

nguoidienhocphat

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
175
Điểm tương tác
117
Điểm
43
Cung kính đãnh lễ Thiện Tri Thức

QUÂN TỬ TÁNH NHƯ THUỶ.

Thời nhà CHU quân tử là cụm từ chỉ cho vua chúa. Đến thời XUÂN THU thì nó được dùng để gọi các đại phu. Vì thế các quan cũng được gọi là quân tử.

Thời nay cụm từ này được nhân rộng ra ngoài xã hội, không phân biệt gia cấp mà chỉ nói đến những người vì nghĩa, bảo vệ luân lí hay nói cách khác đó là giá trị đạo đức. Quân tử đối với tiểu nhân. Xã hội về giai cấp có rất nhiều, nhưng về nội tâm chỉ có 2 con người tiêu biểu, đó là tiểu nhân và quân tử. Vậy trò "nâng cấp" cụm từ quân tử thành siêu hạng thì chính là chơn tâm. Quý Vị đồng ý không ạ?

Là chính nhân quân tử, tưởng, nói, nhìn và hành động trước nhất là vì người. Đã vì tất cả chúng sanh thì phải "tâm thường chơn như bất động", không tham sân...Trái lại phải hiền hoà mát mẻ, như nước cam lộ ban rải đến đâu mát dịu mọi người đến đó. Nên trò gọi quân tử tánh như thuỷ.

Còn nhỏ trò đã đọc được câu truyện, nhưng không nhớ rõ lắm chỉ nhớ nội dung như thế này.

Có 1 thiền Sư, chắc là hảo tướng lắm và 1 phụ nữ mang bầu oan. Thời điểm đó trai gái lở yêu nhau, rồi vượt lễ giáo là 1 việc rất xấu mặt. Nên cô gái đã "chọn mặt gửi vàng'. Cô đem đứa con yêu của mình đến giao cho Thiền Sư, giữa tứ chúng, cô gái rằng:
- Đây là con của anh.
- Vậy à? Sao câu hỏi tu từ, là nụ cười đón nhận đứa bé.

5 năm sau, người đàn ông ở với người phụ nữ kia, đã chấp nhận cô và bảo cô đến Chùa nơi Thiền Sư tá túc bắt lại con. Cô gái đứng trước Thiền Sư bạch rằng
- Thưa Ngài, nay cha đứa bé đã chấp nhận con và bảo con đến đây để nhận đứa bé. Xin Ngài hoan hỷ cho gia đình con được đoàn tựu.
- Vậy à?

Lần này không nhận con mà Ngài trao con lại cho người phụ nữ, cũng với nụ cười hết sức hoan hỷ.
Chính nhân quân tử đấy. Gặp chúng ta thì sao? Cải lại liền, rằng xét nghiệm ADN đi...Và khi đã nhận nuôi dưỡng 5 năm với bao oan tình đã thương mến lại bị chia lìa. Nếu là chúng ta thì: Đừng tưởng tôi dễ bắt nạt nhé! Đúng không ạ? Ít ra chúng ta cũng đối đáp, phản công lại cho họ biết mình không nhu nhược. Như vậy có như thuỷ không thưa Quý Vị.

Chỉ 2 từ Vậy à, Thiền Sư đã cho ta thấy tâm Ngài thật viên mãn, không có dù chỉ 1 chút vô thường làm Ngài phải động tâm. Chúng ta hãy đón nhận tất cả các pháp tướng với tâm vô tướng, để khi mất đi ta cũng dùng 2 từ "vậy à" như Thiền Sư mất đứa bé mà tâm vẫn mát, vẫn ban rải trùm khắp cả hư không.


sw7l39_th.jpg


(Chơi giữa vô thường, giữa pháp thân.)

A di đà Phật! Sau cơn mưa trời lại sáng. Rất là hoan hỷ khi diendanPhatphap có 1 Thiện Tri Thức như đạo hữu cùng nhau chia sẻ Phật pháp. Cầu mong tất cả các thành viên trong diễn đàn này ai cũng có tấm lòngnhẫn nhịn và từ bi như Quán Âm Thị Kính. Người điên này xin cúi đầu đảnh lễ những bài pháp quý mà đạo hữu chia sẻ. Chúc đạo hữu thân tâm an lạc. Người điên cầu mong những gì bạn chia sẻ là cái thực trải nghiệm, thực tu, thực chứng nghĩa là bạn hành cũng giống như bạn chia sẻ. Vì mình thấy rất nhiều màn kịch ở nhiều diễn đàn họ nói pháp một đàng nhưng hành thì lại trớt quớt, thời mạt pháp người người nói pháp nhưng chỉ một vài người thật tu.
Cầu cho mười phương chư Phật chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng, long thần hộ pháp luôn gia hộ cho đạo hữu thân tâm an lạc, pháp thể khinh an, trí huệ như biển để người điên này ngõ hầu cung kính, kề cận học hỏi những bài pháp quý. A di đà Phật!
Người điên cung kính đãnh lễ Thiện Tri Thức!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên