nguyenvanhoc2006

Sáu Yogas của Naropa

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Six Yogas of Naropa
&
Teachings on Mahamudra


Garma C. C. Chang.
Snow Lion 1986

Readings on
the Six Yogas of Naropa


Glenn H. Mullin.
Snow Lion 1997

Sáu Yogas của Naropa

Nguyễn An Cư và Trùng Hưng dịch
Thiện Tri thức, 2003


--------------------------------------------------------------------------------


n-01.jpg






--------------------------------------------------------------------------------

Nội Dung

Vào đề *

Phần I.

Giáo Lý Đại ấn * Bài Ca Đại ấn

Lời Nguyện Đại ấn *

Những Cơ Bản Thực Hành Đại ấn

Phần II.

Tóm Lược Dẫn Nhập
Sáu Yogas của Naropa

Tóm Lược Dẫn Nhập
Con đường Thậm Thâm
Sáu Yogas của Naropa *

Phần III.

Những Bản Văn
Sáu Yogas của Naropa

Giáo Huấn Khẩu Truyền
Sáu Yogas của Naropa

Những Câu Kệ Kim Cương
Truyền Thống Thì Thầm Nơi Tai *


Bản Chép Tay Con đường Thậm Thâm
Sáu Yogas của Naropa :
Nguồn Tài Liệu
Của Mọi Chứng Ngộ *
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Vào đề

Nếu huyền học được định nghĩa với nghĩa rộng như : “Giáo Thuyết nói hiểu biết trực tiếp về Thượng đế hay thực tại tâm linh . Có thể đạt được qua trực giác tức thời ” . Mật giáo Tây tạng cũng được xem là một hình thức huyền học . Vấn đề ở đây là : Dĩ nhiên, những từ : “ Hiểu biết ” , “ Thượng đế ” , “ Thực tại tâm linh ”, và “ Trực giác ” phải được hiểu theo nghĩa nào .

Một phân tích cẩn trọng về sự sử dụng những từ này . Ngay tức khắc liền mở ra những quan niệm phức tạp và khác biệt . Nhưng thường thì không có sự hiểu thống nhất tức thời . Dù bề ngoài có rất nhiều hình thức tương tự như huyền học và giữa chúng có những sự khác biệt lớn lao .

Nhưng muốn chỉ ra những khác biệt trong chi tiết . Sự hiểu biết triệt để mọi hệ thống và sự trãi ngiệm nghiệm cá nhân về mỗi hệ thống như nhiều nhà huyền học đã chứng nghiệm thật rất cần thiết . Những đòi hỏi này quả thật rất khó khăn . Nếu không nói là không thể đối với tầm mức cá nhân ngày nay .

Thế nên , mục tiêu của tác giả không phải là : Làm một nghiên cứu hay bình phẩm về Mật thừa Tây tạng đối lại với những hình thức huyền học khác . Đây chỉ là giới thiệu với độc giả bình thường vài bản văn quan trọng cho đến ngày nay chưa có trong những bản Anh ngữ . Vì vậy một vài lời về học thuyết căn bản của Mật thừa Tây tạng và nguyên lý nền tảng dưới sự thực hành có lẽ là hữu ích .

Có thể tóm tắt như sau :

“ Phật tánh thiêng liêng tuy toàn khắp ,
Nhưng cách nhanh nhất để thấu hiểu sự thực này là :
Khám phá từ trong hợp thể thân tâm của mình ” .

Nhờ những thực tập tâm linh và sự áp dụng những kỹ thuật Mật thừa – như Sáu Yogas . Người ta có thể sớm thấu hiểu : Thân , tâm và “ thế giới khách quan bên ngoài ” , đều là những biểu lộ của Phật tánh thiêng liêng . Sinh tử là Niết bàn - Con người là “ Chư thiên ” . Những loại phiền não “ bất tịnh ” chính là những diễn đạt của Năm Vị Phật Bổn Nguyên .

Năm Vị Phật Bổn Nguyên :

1-
Tỳ Lô Giá Na .

2-
A Súc .

3-
Bảo Sanh

4-
A Di đà .

5-
Bất Không Thành Tựu .

Các vị tượng trưng sự thăng hoa của : Si ( Vô minh ) , sân , kiêu mạn , tham và đố kỵ . Khi Năm Vị Phật này xuất hiện trong năm hướng của Mandalala . Chính Mandala này tượng trưng cho Phật tánh vốn sẵn nơi chính mình .

Giác ngộ hay giải thoát không thể đạt được bằng cách : Nhổ sạch gốc những phiền não của con người ; mà là đồng hóa chúng với Trí Huệ Siêu Việt . Như vậy , học thuyết căn bản của Mật thừa Tây tạng . Có thể được gọi là : Học thuyết nhìn thấy hợp thể thân tâm của con người tương ứng hay đồng nhất với thân tâm của Phật . Tinh thần và cách thức thực hành của tất cả Yoga Mật thừa đều hướng đến sự hiển lộ nguyên lý căn bản này .

Bây giờ ,
Chúng ta hãy lấy hai cột trụ của thực hành Mật thừa :

1-
Yoga của giai đoạn Phát Sinh .

2-
Yogas của giai đoạn Thành Tựu .

Để có thể sáng tỏ học thuyết căn bản này .

Về thực hành giai đoạn
Phát Sinh .

Thiền giả được dạy mô phỏng và nhận thức thế giới bên ngoài như những Mandala . Thân là : Thân của Phật Bổn Tôn . Hệ thống thần kinh là : Hệ thống năng lựợng ba Kinh Mạch , các Luân xa và những hạt Bindu . Nguyện vọng và năng lượng của nó là : Khí-Trí Huệ và “Ánh sáng ” . . .
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Về thực hành giai đoạn
Thành Tựu .

Trước hết được dạy hòa tan tất cả : Tư Tưởng - Năng Lượng hay Tâm Khí ( TT. Rlu Sems ) vào Ánh Sáng Bổn Nguyên . Khí ( Prana ) là : Năng lượng hành động và tâm - Sự biết , thức . Tâm và Khí là hai mặt của một thực thể . (Không lìa và tùy thuộc nhau ) . Pháp thân , từ trước tới giờ bị dấu kín trong Trung Tâm ( Luân Xa ) Tim và từ Ánh Sáng Bổn Nguyên sẽ phóng xuất Sắc Thân ( Rupakaya ) làm hoạt hóa vô số hành động của Phật quả .

Nền tảng lý thuyết quan trọng trong thực hành Yoga Tây tạng được gọi là : “ Sự đồng Nhất của Khí và Tâm ” cũng cần được đề cập ở đây . Mật thừa xem thấy thế giới gồm những yếu tố và những sự tương quan , tương phản hay đối kháng với : Bản thể và hiện tượng , tiềm năng và biểu lộ , nhân và quả . Niết bàn và Sinh tử , Khí ( Prana ) và Tâm . Từng cặp nhị nguyên này , bên ngoài có vẻ tương phản . Nhưng thật ra đều là một - Nhất thể không thể phân chia .

Nếu có thể hiểu trọn vẹn sự đối kháng và làm chủ một cái . Tự động sẽ hiểu và làm chủ cái kia . Như vậy , người thấu hiểu tinh túy của tâm như Trí Huệ Siêu Việt . Đồng thời thấu hiểu tinh túy của khí như là sức sống và hành động của Phật quả . Vì thế , không cần giải thích mọi mặt về học thuyết này . Nhưng điều rất quan trọng là : Cần chú ý về : “ Tính chất hỗ tương giữa tâm và khí ” . Có nghĩa : Khi đã có một loại tâm nào đó . Chắc hẳn sẽ có một “ khí ” tương ứng đi kèm ; cho dù siêu việt hay thế tục .

Chẳng hạn tính khí , cảm nhận hay tư tưởng . Lúc nào cũng kèm theo tính chất và nhịp điệu “ khí ” tương ứng phản ánh trong hơi thở . Như vậy , sân giận không chỉ sinh ra cảm thức tư tưởng bừng cháy và kèm theo hơi thở “ gồ ghề ” , thô cứng . Ngược lại , khi tập trung yên tĩnh vào một vấn đề trí thức . Tư tưởng và hơi thở sẽ biểu lộ sự yên tĩnh . Khi tập trung sâu như : Khi nỗ lực giải quyết một vấn đề tinh tế , hơi thở bị giữ lại trong vô thức . Khi trong tâm thái giận dữ , kiêu căng , ghen tị , hỗ thẹn , thương yêu , tham dục . . . “ Khí ” hay Prana đặc thù có thể được trực tiếp cảm nhận ngay tức khắc .

Trong Đại định , không có tư tưởng sanh khởi nên không có hơi thở có thể tri giác . Vào lúc mới ngộ ban đầu , khi thức bình thường được chuyển hóa . “ Khí ” cũng biến đổi . Như vậy mỗi tâm thái , tư tưởng và cảm nhận . Cho dù đơn giản , vi tế hay phức tạp ; đều có một khí tương ứng đi kèm . Vào giai đoạn thiền định cao cấp , sự lưu thông của máu chậm lại gần như dừng . Hơi thở cũng dừng và thiền giả trãi nghiệm mức độ sáng tỏ trong một trạng thái không có tư tưởng của tâm . Bấy giờ không chỉ biến đổi của thức cũng biến đổi cả sự vận hành sinh lý của thân .

Đặt nền trên nguyên lý này , Mật thừa Tây tạng cho chúng ta hai con đường hay hai loại Yoga . Cả hai cùng dẫn đến một mục đích siêu thế gian . Một cái được gọi là : Con đường của Giải Thoát hay “ Yoga Tâm ” và cái kia : Con đường của Phương Tiện Thiện Xảo hay “ Yoga Năng Lực ” . Cái trước giống Thiền ( Zen ) trong nhiều mặt bởi vì nó nhấn mạnh vào sự quan sát và trau dồi Tâm Bổn Nguyên . Chỉ đòi hỏi những chuẩn bị nghi thức và Yoga tối thiểu .

Cái sau là một loạt những thực hành Yoga phức tạp và nghiêm ngặt . Được biết với tên Yoga giai đoạn Phát Sinh và Yoga giai đoạn Thành Tựu . Ba phần trích riêng về Đại ấn ( Mahamudra ) trong phần đầu quyển sách này thuộc nhóm trước . Độc giả sẽ sớm khám phá sự tương tự lạ lùng với Thiền Phật giáo thời sơ kỳ . Sáu Yoga của Naropa thuộc nhóm sau - Sự tổng hợp của hai Yoga giai đoạn Phát Sinh và Thành Tựu ; được nhấn mạnh đặc biệt vào cái sau .

Theo quan điểm Yoga trong nhóm Sáu Yoga . Yoga Nội Nhiệt và Thân Huyễn là những căn bản ban đầu . Bốn cái sau Giấc Mộng , ánh Sáng , Trung ấm và Chuyển Di là phân nhánh của hai cái đầu . Tuy nhiên , đối với những người thích nghiên cứu những trạng thái “ Vô thức ” và “ Siêu thức ” . Yoga Giấc Mộng và Yoga ánh Sáng có thể rất quan trọng . Chúng sẽ cung cấp thông tin căn bản về chủ đề . Để cung cấp cho độc giả nền tảng tổng quát về Sáu Yoga . Tóm lược dẫn nhập của Lama Drashi Namjhal , bản văn giản dị mà rõ ràng được để hướng dẫn .

Vì vào thời gian này , dịch giả chưa đi vào nguyên bản Tây Tạng . Ba bản văn Đại ấn và Sáu Yoga của Drashi Namjhal được dịch từ những bản dịch Trung hoa mới hoàn thành từ nguồn tư liệu Phật giáo ở Hồng Kông và đài Loan ( Bản dịch tiếng Hoa Sáu Yoga của Drashi Namjhal của Mang Kung : Bài Ca đại ấn của Fa Tsun ; Lời Nguyện đại ấn của Garma C.C. Chang ; và Những Cốt yếu Của Đại Ấn của vị thầy của Chang, tức là Lama Kong Ka ) .

Dịch giả từ chối mọi trách nhiệm đối với những độc giả thí nghiệm hấp tấp và ẩu tả Sáu Yoga . Vì chỉ đọc bản văn không thể thay thế cho vị Thầy sống . Chính từ ngài người tìm cầu giác ngộ đứng đắn cần trước hết nhận quán đảnh và hướng dẫn trước khi bắt đầu thực hành . Đối với người nghiêm túc , quyển sách này có thể phục vụ như một nguồn tham khảo , quy chiếu hay một dấu hướng dẫn cho con đường . Dịch giả , sợ rằng những giáo lý quan trọng này bị mất ở đất mẹ . Nên đã phá lệ với truyền thống từ trước là “ giữ bí mật ” . Nên phát lộ và chuyển dịch Anh ngữ , với hy vọng chúng sẽ có ích cho những người tìm chân lý .


Garma C.C. Chang
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Phần 1

Giáo Lý Đại Ấn

Bài Ca Đại Ấn

của Tilopa

Đại ấn ;
Vượt khỏi mọi lời nói và biểu tượng .
Nhưng với con ;
Nhiệt tâm và trung thành .
Nên Naropa ,
Điều này phải được nói ra .

Tánh Không không cần có chỗ trụ ,
Nên.;

Đại ấn nằm yên nơi không có gì cả .
Không cần khởi bất cứ nỗ lực nào ,
Cứ buông lỏng và tự nhiên .
Tất nhiên có thể phá tan ách xiềng ,
Và trực nhận ngay giải thoát .


Nếu nhận thấy không có gì cả khi nhìn vào không gian ,
Ngay bấy giờ biết quan sát tâm .
Chắc chắn sẽ phá tiêu những phân biệt chia cách ,
Tức khắc Phật quả tự viên thành .

Như những đám mây lang thang qua bầu trời ,
Không gốc rễ ;
Cũng không nhà trú .
Cũng thế ;
Những tư tưởng phân biệt trôi nổi qua tâm .
Nhưng khi thấy được tự Tâm ,
Những phân biệt bèn tự ngừng dứt .


Trong không gian ;
Đầy rẫy hững hình dạng và màu sắc ,
Nhưng không gian không nhuốm màu đen , trắng .
Từ Tự Tâm mọi cái đều khởi lên ,
Nhưng tâm không nhiễm ô bởi tốt hay xấu .

Bóng tối bao đời ;
Không thể che tối mặt trời .
Những kiếp dằng dặc triền miên của sinh tử ;
Không thể che dấu ánh Sáng rạng rỡ của Tâm .

Dù lời nói được nói ra để giải thích tánh Không ,
Tánh Không vẫn như vậy không thể nào diễn tả .
Dù chúng ta nói :
“ Tâm là ánh sáng chói ngời ” ,
Vượt khỏi mọi ngôn từ và biểu tượng .
Dù tâm vốn là không trong bản chất ,
Bao trùm và chứa đựng mọi sự.

Nhưng chớ làm gì cả với thân ;
Và chỉ buông xả ,
Đóng kín miệng và giữ im lặng .
Tâm trống không và không nên nghĩ gì cả .
Như thân một cây tre rỗng ;

Cứ để thân nghỉ ngơi thoải mái .
Không lấy cũng không bỏ cứ để tâm ở yên .
Vì Đại ấn là tâm không bám trụ ,
Biết thực hành như vậy ,
Sẽ đến lúc con sẽ đạt đến Phật quả .


Thực hành Thần chú và Ba la mật ,
Giáo huấn trong Kinh cộng Giới Luật .
Giáo lý từ những Trường phái ;
Và Luận điển không thể mang lại ,
Sự chứng ngộ Chân Lý Vốn Sẵn .
Vì nếu tâm còn ham muốn ,
Sự tìm kiếm mục đích sẽ khuất che ánh sáng .

Người nào giữ giới Mật thừa nhưng còn phân biệt ,
Đồng nghĩa phản bội tinh thần Samaya .

Hãy ngừng mọi hoạt động và từ bỏ mọi ham muốn .
Cứ để những tư tưởng tự khởi và tự diệt .
Như những làn sóng trong đại dương ,
Thế nên ;
Người không làm chướng ngại Vô Trụ ,
Và nguyên lý Vô phân biệt là giữ đúng giới Mật thừa .

Người từ bỏ khao khát và không bám níu cái này cái nọ ,
Sẽ tri giác được thật nghĩa trong Kinh điển .


Trong Đại ấn tất cả tội lỗi nhiễm ô cháy sạch ;
Trong Đại ấn được giải thoát khỏi ngục tù của thế gian .
Đây là ngọn đuốc tối thượng của Pháp ,
Những người không tin .
Vì Vô minh và mãi mãi chìm sâu ,
Trong khốn khổ và muộn phiền trong cuộc sống .

Nỗ lực cho giải thoát ,
Cần nương tựa vào một vị Thầy .
Khi tâm nhận được những ban phước của ngài ,
Giải thoát hiện rõ ngay bên cạnh .

Than ôi ,
Mọi sự trong thế gian là vô nghĩa ;
Chúng chỉ là những hạt giống của muộn phiền .
Những giáo lý nhỏ đưa đến những hành vi ,
Thế chỉ nên theo những giáo lý Lớn .

Siêu vượt nhị nguyên ;
Là cái Thấy Tối Cao ( Vua các Pháp ) .
Chiến thắng những phóng dật là :
Sự thực hành Vương Giả .
Con đường không gì để làm là :
Con đường Chư Phật ;
Ai giẫm bước lên chắc chắn sẽ đạt đến Phật quả .

Thoáng chốc trong thế gian như :
Những bóng ma hay những giấc mộng .
Thực sự có bản chất nào đâu ;
Thế nên ;
Hãy buông bỏ và từ bỏ những gì thân thích ,
Cắt đứt những buộc ràng của tham lam và thù hận .

Thiền định trong rừng rậm núi non ,
Tuy không chút cố gắng nào nhưng vẫn thảnh thơi .
Có nghĩa con an trụ trong “ Trạng thái tự nhiên ” ;
Chắc chắn Đại ấn sẽ sớm hiện tiền và chứng Vô Sở đắc .

Cắt đứt rễ của cây _ lá sẽ héo tàn ;
Hãy cắt đứt rễ của tâm _ sinh tử tự rơi rụng.
Ánh sáng của bất kỳ ngọn đèn nào ,
Sẽ xóa tan bóng tối dằng dặc chỉ trong chốc lát .
Ánh sáng mạnh mẽ của tâm ,
Trong một tia chớp sẽ đốt cháy ,
Tấm màn vô minh xưa cũ từ bao nhiêu kiếp .


Người nào bám níu vào tâm ;
Không thể thấy sự thật vượt khỏi tâm .

Người nào quá nỗ lực thực hành Pháp ,
Không thể tìm ra sự thật vượt khỏi thực hành .
Muốn biết cái gì vượt khỏi tâm và thực hành ,
Chỉ cần cắt sạch gốc rễ của tâm .
Mở to mắt trần trụi ;
Xa lìa mọi phân biệt và an trụ thảnh thơi .

Người ta không lấy hay bỏ cứ ở yên trong trạng thái tự nhiên ;
Vì Đại ấn hoàn toàn vượt khỏi mọi chấp nhận và từ chối .

Vì thức A Lại Da không sinh ,
Nên không ai có thể ngăn lấp hay làm ô nhiễm .

Trong “ cảnh giới ” không sinh ,
Mọi hình tướng xuất hiện tự tan vào Pháp tánh ;
Mọi chấp ngã và kiêu mạn tự tan biến vào tính không .

Sự Hiểu Ngộ tối thượng siêu vượt đây kia này nọ ,
Hành động tối thượng ;
Bao trùm phương tiện thiện xảo vĩ đại không bám luyến .
Sự Thành Tựu tối thượng là ;
Chứng ngộ cái vốn sẵn không mong cầu .

Ban đầu thiền giả cảm thấy ,
Tâm thức đổ ào ào như thác nước ;
Vào chặng giữa nó chảy từ từ êm ả như sông Hằng .

Cuối cùng trở thành đại dương bao la ,
Nơi ánh sáng Con và Mẹ hòa thành một
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

Lời Nguyện Đại Ấn

Karmapa Rangjung Dorje III

(1)

Trong Mandala ;
Con thấy Guru , Bổn tôn và các Thánh .
Trong mọi lúc mọi phương ;
Con thấy chư Phật và chư Bồ Tát .
Với thành tâm sâu xa con cầu nguyện tất cả các ngài ;
Ban phước cho con những ước nguyện .

(2)

Những nghiệp thiện của thân tâm ,
Và những công đức của tất cả chúng sinh ;
Là những dòng suối sạch trong từ Núi Tuyết .
Nguyện chúng tự do đổ về biển cả ,
Của Bốn Thân của Phật quả bao la .

(3)

Qua mọi đời tương lai của con ,
Nguyện con không nghe những từ ngữ :
“ Khổ đau ” và “ Tội lỗi ” .
Nguyện con luôn chia xẻ niềm vui và sự tốt đẹp ;
Trong đại dương Pháp bao la .

(4)

Nguyện con luôn rảnh rang ;
Xác tín , chuyên cần và trí huệ .
Gặp những Guru ;
Và nhận những giáo huấn cốt lõi của các ngài.
Trong thực hành ;
Nguyện con không bao giờ gặp những trở ngại ,
Và luôn hưởng thụ Pháp trong những đời tương lai .

(5)

Nguyện Tính Giác phân biện và thiêng liêng ,
Giải thoát cho con khỏi vô minh .
Nguyện những Giáo Huấn cốt lõi ;
Phá tan mọi nghi ngờ bóng tối.
Qua ánh sáng thiền định nguyện ;
Con nhận thấy Chân Lý lộ bày ,
Và đốt lên ánh sáng của Ba Trí Huệ .

(6)

Nền Tảng là Hai Chân Lý ( nhị đế )
Vượt khỏi những kiến chấp có không .
Con đường là sự chuẩn bị tâm linh xa lìa tăng giảm ;
Quả là Hai Lợi Lạc :
Tự giác giác tha siêu vượt khỏi Sinh tử và Niết bàn.
Nguyện con luôn gặp được ;
Những giáo pháp chân chánh suốt những đời vị lai .

(7)

Tinh túy Tâm rỗng rang và sáng chói ;
Cội nguồn đích thực hai trong một .
Đại ấn kim cương cắt đứt thường tịnh hóa ,
Vô minh và nhiễm ô ,
Chỉ là những mê lầm thoáng chốc .

Nguyện con đạt đến Pháp thân vô cấu ,
Quả của sự tịnh hóa thường hiển lộ .

(8)

Cái Thấy của Đại ấn ;
Không thêm chút gì vào bản tánh của Tâm .
Chánh niệm với cái Thấy không xao lãng là Thiền định ,
Thường trực trong đó là Hạnh tối thượng .
Nguyện con xác quyết an trụ ;
Trong cái Thấy , Thiền định và Hạnh tối thượng .

(9)

Mọi hình tướng là những biểu hiện của tự tâm ,
Tâm vốn vô tâm và trống không trong bản chất .
Dù trống không nhưng không đoạn diệt và biểu lộ tất cả
.
Nguyện con luôn luôn quán sát được chân lý ,
Và đạt được cái Thấy xác quyết .

(10)

Vì mê muội ,
Nên những gì tự biểu lộ vốn trống không ;
Lại lầm lẫn cho là đối tượng có thực ở bên ngoài .

Chúng ta chấp lấy tánh tự giác cho là ngã ,
Do hai sự chấp ( Ngã và Pháp ) ;
Nên mãi lang thang trong sinh tử .
Ôi ,
Nguyện con cắt đứt sự mù tối căn để này .

(11)

“ Không có gì thực sự có ! ” ,
Vì ngay cả Phật cũng không thể thấy .
“ Nhưng tất cả cũng chẳng phải không ! ” ,
Vì Niết bàn và sinh tử vẫn hiện hữu .

Trung đạo kỳ diệu của hai trong một ,
Vốn không thuận cũng không nghịch .
Ôi nguyện con chứng ngộ tự tâm ,
Thoát khỏi mọi phân biệt .

(12)

Không ai có thể diễn tả bằng cách nói :
“ Nó là cái này hay cái khác ” .
Không ai có thể bác bỏ bằng cách nói:
“ Nó không phải là cái này hay cái khác ” .
Cái Không của thật Pháp
Siêu vượt khỏi lãnh vực của thức với sự xác tín sâu xa .

(13)

Vì mê mờ nên mãi lang thang trong sinh tử ;
Nếu nhận thấy được ;
Không có giác ngộ nào khác .
Trong chân lý rốt ráo không có đây và kia .
Nguyện con chứng ngộ Pháp tánh ;
Nghĩa và nguồn của tất cả hiện hữu .

(14)

Hình tướng biểu lộ là tâm ;
Tánh không cũng là tâm .
Giác ngộ là tâm ,
Mê mờ cũng là tâm .
Khởi diệt của các pháp cũng chỉ có trong tâm ;
Nguyện con hiểu mọi sự duy chỉ là tâm .

(15)

Không nhiễm ô bởi ý định thực hành hay nỗ lực ,
Xa lìa khỏi ảnh hưởng thế gian và những phóng dật .
Nguyện :
Con an trụ thong dong trong trạng thái tự nhiên của tâm
Và khéo học điểm vi diệu của tu tâm .

(16)

Mạnh và yếu , tỏ và mờ ,
Những sóng tư tưởng chìm lặng mất .
Dòng tâm nhẹ nhàng chảy không hề bị quấy động ,
Xa lìa cấu nhiễm của hôn trầm phóng dật .
Nguyện :
Con đi vào đại dương chánh định thường trụ bất động .

(17)

Thường quán sát cái Tâm không thể quán ,
Thấy rõ ràng Chân lý không thể thấy .
Nguyện
Đoạn trừ những nghi ngờ thấy có và không .
Nguyện :
Con nhìn thấy và xác quyết Bản lai diện mục .

(18)

Khi quán sát ngoại vật ,
Con chỉ tìm thấy tâm mình .
Khi quán sát tâm ,
Con chỉ tìm thấy tánh Không .
Khi quán sát cả tâm và vật ,
Con thoát khỏi hai chấp ngã và pháp .
Nguyện :
Con chứng ngộ tự tánh của tâm tỏa sáng .

(19)

Vì cái ấy siêu việt tâm thức,
Nên được gọi là Đại ấn .
Vì cái ấy thoát khỏi những cực đoan ,
Nên được gọi là Trung đạo vĩ đại .
Vì cái ấy bao trùm tất cả ,
Nên được gọi là Đại Toàn Thiện .
Nguyện con luôn hiểu :
Biết một là biết tất cả .

(20)

Khi không tham luyến ,
Đại Lạc tương tục sanh khởi .
Khi thoát khỏi bám chấp ,
Ánh Sáng thành rạng rỡ .
Thấu thoát những ngăn ngại và bóng mờ .
Nguyện :
Con hành không ngừng sự thực hành không cố gắng .
Nó là tự do và tự duy trì ,
Không dính gì đến tư tưởng .

(21)

Tham cầu kinh nghiệm ;
Thiền định sẽ tự tan biến về phần nó .
Vọng niệm và ác niệm tự tịnh hóa trong Pháp Giới ;
Tâm bình thường không có lấy , bỏ , được , mất .
Nguyện :
Con chứng ngộ Pháp tánh vốn xa lìa mọi hý luận hay tạo dựng .

(22)

Không biết tự tánh của mình là một với tánh của Phật ,
Chúng sinh không ngừng lang thang trong sinh tử .
Đối với tất cả chúng sanh trói buộc trong khổ đau phiền não ,
Nguyện con luôn luôn xót thương chân thật ,
Trong lòng đại bi không kể xiết .

(23)

Khi lòng bi tự sinh khởi ,
Tánh không vĩ đại sáng rỡ tự hiện bày .
Con đường tối thượng sáng tỏ hai trong một ,
Nguyện con ngày đêm không lìa bỏ .

(24)

Nguyện :
Con sử dụng nhãn và những thông tỏ ,
Có được từ thiền định để thành tựu chúng sinh ;
Và phụng sự tất cả chư Phật và cõi của các ngài .
Nguyện :
Con làm tròn đại nguyện của các bậc Giác Ngộ .
Và nhanh chóng đạt đến Phật quả tối thượng và toàn hảo .

(25)

Vĩ đại thay năng lực của mọi công đức trong vũ trụ ,
Vĩ đại thay năng lực của lòng bi của chư Phật và Bồ tát .
Với sự nâng đỡ của thần lực vĩ đại ,
Và được ánh sáng của Pháp hướng dẫn
Nguyện :
Mọi nguyện lành của con và chúng sinh được thành tựu dễ dàng .
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113


Phần II


Tóm lược dẫn nhập vào
Con đường Thậm Thâm
Sáu Yoga của Naropa


Viết bởi Drashi Namjhal

--o-O-o--

Đảnh lễ Guru Dorje Chang –
Kim Cương Trì .


Nhất thể của bản thể và hiện tượng là :
Thực tại của Pháp .
Sự đồng nhất của Phương tiện và Trí Huệ là :
Con đường của “ Lạc ” và Tánh Không .
Tính nhất như của “ Sắc và Không ” là :
Quả của Ba Thân.
Trước Phật Kim Cương Trì ,
Người chỉ bày con đường
Con xin đảnh lễ .

Tịnh hóa thân , khẩu và tâm ;
Ngài làm chủ ba Yoga ;
Đã tìm được sự Thành Tựu Tối Thượng .
Trước Gampopa (1) ;
Guru vô song .
Con xin chân thành đảnh lễ .

Tánh Không phúc lạc của Nhiệt Tum-Mo bí mật là :
Tinh túy của những tuồng huyễn thuật .
Những Yoga Thân Huyễn và Giấc Mộng là :
Tinh túy của ánh Sáng .
Trong cõi Trung ấm đạt được Ba Thân ,
Giúp cho sự sinh về các cõi Phật .
Trước những Guru trong Dòng Phái ,
Đã chủ trì mọi Yoga này ,
Con xin chân thành đảnh lễ .

Những Yếu Chỉ của Sáu Yoga được giới thiệu ;
Chỉ mong được giúp những người có khả năng .
Hỡi đấng của những Bí Mật và của những Dakini ,
Con cầu xin ngài hướng dẫn với sự ban phước .


Giáo lý này được ban cho những người đã từ bỏ thế gian ; và tha thiết đạt đến Phật quả chỉ trong đời này . Chỉ mong giúp những người thành tâm và có khả năng về hai Yoga (2) . Nhanh chóng đạt đến Ba Thân của Phật tánh . Thế nên , sự giảng giải về giáo lý tinh yếu của Con đường thậm thâm được viết ra . Trước hết , ôn lại ngắn gọn những nguyên lý nền tảng của sự thực hành ( về Sáu Yoga ) . Sau đó bàn luận những kỹ thuật thực hành từng chi tiết . Cuối cùng sẽ bình luận về kết quả hay sự Thành Tựu .
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2/12/06
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
Những Nguyên Lý Căn Bản
Về Thực Hành Tantra

Những nguyên lý căn bản của thực hành ( Tantra ) . Nằm trong rõ biết về sự tương quan giữa thân người và Thân của Phật quả . Thế nên , cần phải thấu hiểu bản chất của : Năng lực khí ( Prana ), kinh mạch ( Nadi ) và hạt ( Bindu) , và toàn bộ hoạt động của thân thể vật lý . Tổng quát , thiền giả cần biết sự cấu tạo của Thân Kim Cương từ sáu đại ( Địa, thủy , hỏa , phong , không , thức ) là sự tạo sinh , hiện hữu và hoại diệt .

Đặc biệt , phải biết kinh mạch , khí và hạt hoạt động như thế nào . Nên thấu triệt bản tánh của tâm và những hình thức khác có thể biến hiện . Cũng cần biết mọi sự đều do A Lại Da thức phóng chiếu thành những biểu lộ thô , vi tế và cùng cực vi tế .

1-
Biểu lộ thô :
Bao gồm toàn bộ Bảy Thức .

2-
Biểu lộ vi tế chỉ :
Tám mươi loại tư tưởng vọng động .

3-
Biểu lộ vùng cực vi tế chỉ :
Những giai đoạn :
“ xuất hiện ” ,
“ Tăng trưởng” và “ đạt đến ” (3) .

Chúng ta cần quen thuộc với lý thuyết : Làm thế nào và tại sao ba hiện tượng xảy ra và biến mất . Thêm nữa , làm quen với những nguyên lý căn bản về : Nền Tảng , Con đường và Quả của Mật thừa như : Những tình thức phải được chuyển hóa . Con đường phải theo và đại trí huệ phải đạt được . Tất cả những điểm này cần được nghiên cứu cẩn thận trong những kinh điển khác nhau và được trầm tư sâu sắc .


Thực Hành Sáu Yoga

Vài sơ bộ cần thiết trước khi đi vào thực hành chính về Sáu Yoga . Đó là những thiền định căn bản về sự vô thường của cuộc đời như :

- Về những khổ đau của sinh tử .

- Về sự khó tái sinh thuận lợi để thực hành Pháp .

- Về sự cương quyết từ bỏ cuộc đời này .

- Về lòng tốt và bi mẫn với toàn thể chúng sinh ,
Và Bồ đề Tâm vô lượng - Cái Thấy Lớn và Nguyện Lớn .
Hầu mang tất cả chúng sinh đến trạng thái Phật tánh .

Chỉ qua những thực hành này ; nền tảng của Pháp mới được xây dựng . Sau đó ; hành giả tiếp tục thực hành những sơ bộ Mật thừa như sau :

Để tịnh hóa những chấp thủ và đặt nền móng vững chắc cho sự thực hành cao cấp về sáu Yoga . Trước cần bốn Quán đảnh về Demchog (4) ; và thực hành Yoga Phát Sinh cho đến khi đạt đến một mức độ thực sự vững chắc . Để chiến thắng sự trì trệ và lười biếng , phải tham thiền thêm về cái chết và vượt qua những chướng ngại như :

- Cần cầu nguyện chư Phật và phát Bồ đề tâm ;
để chuẩn bị đủ lương thực cho Con đường Pháp .

- Cần thực hành bố thí và dâng cúng Mandala ;
để tự tịnh hóa khỏi tội lỗi và không vi phạm .

- Cần sám hối và trì tụng Thần Chú Vajrasattva ;
để được những ân phước và phải thực hành Guru Yoga .

Mỗi sự thực hành sơ bộ có thể được tiến hành trong năm đến bảy ngày liên tiếp . Những lời chỉ dạy và những nghi thức . Chúng ta có thể tìm được ở các nguồn khác .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

TOP 5 Tài Thí

Bên trên