N

Sử 33 Vị Tổ Thiền Tông Ấn Hoa_HT Thích Thanh Từ

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
"Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật."
(Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lý, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật).
Bốn câu đó trình bầy đường lối tu hành của Thiền tông khác hẳn với các pháp tu khác trong đạo Phật.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
1.- Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp (Mahakasyapa)
Đồng thời đức Phật

Ngài dòng Bà-la-môn (Brahmana) ở nước Ma-Kiệt-Đà, cha tên Ẩm-Trạch, mẹ tên Hương-Chí. Thưở bé, Ngài dung nghi trang nhã, toàn thân màu vàng, ánh sáng chiếu rất xa. Thầy tướng xem tướng ngài nói:

─ Đứa bé nầy đời trước có phước đức thù thắng, lẽ ưng xuất gia

Cha mẹ Ngài nghe nói lo sợ,cùng nhau thầm bàn (sẽ cưới vợ đẹp để làm nhụt chí của nó). Vừa lớn lên, cha mẹ liền lo chọn người lập gia thất cho ngài, nhưng ngài một bề từ chối, sau cùng bất đắc dĩ ngài phải nói:

─ Có người con gái nào thân đồng màu sắc như con, con mới ưng cưới.

Cha mẹ ngài bèn đúc một tượng vàng, đẩy đi khắp trong nước, tìm người nữ nào giống màu sắc ấy, cưới cho ngài. Quả nhiên, gặp được một cô con gái giống hệt như ngài, thế là ngài phải lập gia đình

Bởi đời đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), sau khi Phật Niết-bàn, chúng xây tháp thờ Xá-lợi, trong tháp có an trí một pho tượng Phật phết vàng. Lâu ngày pho tượng trên mặt bị lở khuyết. Khi ấy, ngài ca-diếp là thợ đúc vàng, có cô gái nhà nghèo, vì thấy mặt Phật hư khuyết, cô còn một đồng tiền vàng đem đến nhờ Ngài ca-diếp nấu ra để phết lại tượng Phật.Thấy cô phát tâm tu bổ tượng Phật, ngài rất hoan hỷ đứng ra làm chu tất việc nầy, nhơn đó, hai người cùng nguyện đời đời sẽ làm vợ chồng, mà coi như đôi tri-kỷ, chớ không vì tình dục.

Do phước báo đó nên 91 kiếp thân thể hai vị đều toàn một màu vàng. Sau sanh cõi Phạm-thiên, hết phước cõi Phạm-thiên chết, sanh về cõi nầy trong nhà Bà-là-môn giàu có hiện tại. Tuy hiện nay hai vị làm vợ chồng, mà sống như tình tri-kỷ, không có ý dâm dục.
Đến sau, cả hai đều xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ bằng lòng,ngài liền xuất gia làm Sa-môn vào núi tu hạnh Đầu-đà (Dhuta). Một hôm,nhơn nghe trong hư không có tiếng bảo:

─ Phật đã ra đời, nên đến đó thọ giáo.

Ngài liền tìm đến tịnh-xá Trúc-Lâm, chí thành đảnh lễ Phật.

Phật bảo:

─ Lành thay Tỳ-kheo đến đây, hãy cạo bỏ râu tóc đi.

Ngài liền cạo bỏ râu tóc, thọ giới Tỳ-kheo, mặc y cà-sa. Từ đây, ngài theo Phật hiểu sâu giáo Pháp, tinh tấn tu hành không lúc nào lơi lỏng, cho đến chứng quả A-La-Hán. Có lần ngài từ xa đến ra mắt Phật. Các chúng Tỳ kheo ngồi vây quanh Phật, trông thấy ngài mặc y bằng vải rách, thân hình tiều tụy, có ý thầm khi. Phật biết, bèn bảo:

─ Ca-Diếp đến đây! Ta nhường nửa tòa cho ngồi.

Ngài vẫn không dám ngồi. Phật bảo các Tỳ-kheo:

Ta có đại từ đại bi, các thiền-định tam-muội và vô lượng công đức để tự trang nghiêm. Tỳ-kheo Ca-Diếp cũng như thế. Do đó,ta nhường nửa tòa cho Ca-Diếp ngồi. Chúng Tỳ-kheo đều dứt tâm ngạo mạn, lại thầm cung kính ngài.

Hôm nọ, Phật ở trong hội Linh-sơn, tay cầm cành hoa sen đưa lên, cả hội chúng đều ngơ-ngác. Chỉ có ngài đắc ý chúm chím cười (niêm hoa vi tiếu ). Phật bảo :

─ Ta có chánh Pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu-tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn-tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến sau sẽ truyền cho A-Nan. Thế-Tôn đến trước tháp Đa-Tử gọi Ma-Ha-Ca-Diếp đến chia nửa tòa cho ngồi, lấy y Tăng-Già-Lê quấn vào mình Ca-Diếp, rồi nói kệ phó pháp :

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.


Ngài già yếu, Phật nhiều lần khuyên:

─ Ca-Diếp tuổi đã già, nên ở một chổ nhận những thức cúng dường của thí chủ, chớ đi khất thực nhọc nhằn.

Ngài bạch Phật :

─ Con tuy già yếu, song không dám ở một chổ thọ sự cúng dường của thí chủ. Vì sợ e sau này, các Tỳ kheo đời sau sẽ nói :

─ Đệ tử lớn của Phật trước kia vẫn ở một chỗ thọ sự cúng dường, rồi họ sanh phóng túng.
Lúc Phật Niết-bàn tại thành Câu-Thi-Na trong rừng Sa-La, thì ngài đang ở trong động Tất-Bát-La (SthaviRa) trên núi Kỳ-Xà-Quật. Nghe tin Phật Niết-bàn, ngài và 500 đệ tử vội vã hướng về thành Câu-Thi-Na. Đến nơi, đã đễ Phật vào kim-quan, ngài buồn bã. Thầy trò đi nhiễu kim-quan ba vòng, rồi đảnh lễ Phật. Khi ấy, hai bàn chân Phật duỗi ra ngoài kim-quan để an ủi ngài. Ngài vuốt ve hai bàn chân Phật, lòng rất bi thảm.

Sau khi thiêu thân Phật xong,ngài tuyên bố với chúng Tỳ-kheo:

─ Xá-lợi của Phật giao cho trời, người xây tháp thờ làm ruộng phước, còn trách nhiệm Tỳ-kheo chúng ta phải lo kết tập kinh điển để lưu lại đời sau.

Ngài bèn nói kệ :
Như-Lai đệ tử
Thả mạc Niết-bàn
Đắc thần thông giả
Đương phó kiết tập
Dịch:
Đệ tử Như-Lai
Chớ vội Niết-bàn
Người được thần thông
Nên đến kiết tập .

Thế là, sau Phật Niết-bàn 7 ngày, Ngài triệu tập 500 vị đại A-La-Hán tụ hợp tại núi Kỳ-Xà-Quật, trong động Tất-Bát-La kiết tập.nChỉ có tôn giả A-Nan không được dự hội, vì chưa sạch các lậu, Tôn-giả A-Nan buồn bả, suốt đêm chuyên tâm thiền-định, đến gần sáng liền chứng ngộ, các lậu dứt sạch được quả A-La-Hán .

Sau đó,tôn giả được mời dự hội. Ngài thưa toàn chúng:

─ Tỳ-kheo A-Nan nhớ giỏi bậc nhất, thường theo hầu hạ Như-Lai, nghe pháp Phật nói ghi nhớ không sót, như nước rót vào bình không rơi ngoài một giọt, nên mời kiết-tập tạng Kinh và tạng Luận . Mời Tỳ-kheo Ưu-Ba Ly kiết tập tạng Luật. Toàn chúng đều hoan-hỷ chấp thuận.

Hội kiết-tập nầy, Ngài là chủ-tịch. Sau cuộc kiết tập đã viên mãn,nhơn duyên độ sanh đã xong xuôi, Ngài thấy tuổi đã già yếu lắm, bèn gọi tôn giả A-Nan đến bảo:

─ Khi Như-Lai sắp vào Niết-bàn có dặn ta đem chánh pháp nhãn tạng giao phó cho ông. Nay ta sắp ẩn, đúng lúc giao phó cho ông, ông phải khéo gìn giữ chớ để đoạn dứt.

Ngài nhớ lời Phật dặn giữ gìn y bát của Phật đợi đến Phật Di-Lặc ra đời sẽ trao lại, nên dự bị vào núi Kê-Túc nhập định. Liền đó, Ngài đi từ giả vua A-Xà-Thế và những người thân thuộc, rồi vào núi Kê-Túc trải tòa cỏ ngồi an nhiên nhập định
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26/10/06
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Nhật Châu đã viết:
"Bất lập văn tự,
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực chỉ nhân tâm,
Kiến tánh thành Phật."
(Chẳng lập văn tự, Truyền ngoài giáo lý, Chỉ thẳng tâm người, Thấy tánh thành Phật).
Bốn câu đó trình bầy đường lối tu hành của Thiền tông khác hẳn với các pháp tu khác trong đạo Phật.
.

Thầy giảng sai rồi. Bậc chân tu "thị hiện ", nói sai trớt quớt

Giáo ngọai biệt truyền.

nghĩa là chẳng giáo bên ngoài, mà chính là giáo tự tánh, giáo tự tâm.
Ngừoi nào hiểu giáo này chỉ giới hạn , tức là tự mình giới hạn mình.
Hiểu rằng giáo lý này truyền ngoài giáo lý Phật Đà thì lại càng mờ mịt, không biết chính mình mờ mịt, không nên nghĩ vậy.
Củng chẳng hiểu đây là giáo lý đặc biệt, vì như vậy là có sự phân biệt trên cùng một giáo lý Phật , đó chẳng phải người hoằng pháp mà là người hủy pháp, vì giáo lý chỉ có cùng một vị.

Bất lập vặn tự

Nghĩa là chẳng nương theo thế trí, thường tục trí, vì thế gian trí, thường tục trí chỉ nương vào văn tự mà giải, không biết rằng đó là tri kiến lập tri. Cho dù Thế gian trí có biết được thiên hà xa xôi, nhưng củng không giải đáp đúng được tự tánh vạn pháp. Cho nên Pháp Bất lập văn tự.

Trực chỉ nhân tâm

nghĩa là ngược lại với bất lập văn tự, Dạy cho tất cả chúng sanh xã bỏ hết tất cả những gì thủ chấp từ vô thuỷ đến nay, tức trở lại bộ mặt thật từ trước khi "sanh". Đó là trực chỉ nhân tâm.

Kiến Tánh thành Phật.

Nghĩa là, khi trở lại bô mặt thật thì biết tánh vốn xưa nay "như thị".
Phật với ta không khác.

Không phải Thiền Tông là một cách "khác người" trong hoằng Pháp, mà tất cả những cách hoằng pháp cổ hủ, không lợi ích cho tất cả Phật tử hướng về.

Dẩn dắt những chủng tánh mê vào con đường vòng vo, Khái niệm Niết bàn trở thành món hàng bán không mất vốn?

Đạo Phật_con đường Giác Ngộ_ biến thành một "tôn giáo" là đi chệch mục tiêu giác ngộ thành ngồ ngộ???
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
Chiếu Thanh tinh ý lắm, đoạn trên ko phải do thầy Thanh Từ nói mà Nhật Châu mượn đem qua từ Thư Viện Hoa Sen.
Mượn dùng tạm làm món khai vị cho những câu chuyện truyền thùă của các vị Tổ mà thôi.
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
2.- Tổ A-Nan (Ananda)
Sanh sau Phật 30 năm


Ngài con vua Hộc-Phạn, dòng Sát-đế-lợi, ở thành Ca-tỳ-la-vệ, em ruột Đề-bà-đạt-đa, em con nhà chú của Phật Thích Ca. Thuở nhỏ, ngài có nhiều tướng tốt và thông minh tuyệt vời. Đến 25 tuổi xin theo Phật xuất gia.

Một hôm, Phật cần chọn người làm thị giả, tất cả hội chúng lần lượt đứng ra xin làm thị giả, mà Phật không bằng lòng. Sau cùng, Tôn-giả Đại-Mục-Kiền-Liên nhập định biết tôn ý Phật muốn A-Nan làm thị giả.

Đại chúng cử Tôn- giả Mục-Kiền-Liên, Xá-Lợi-Phất, v, v…. đến yêu cầu Ngài làm thị giả. Ngài nhiều lần từ chối, song các Tôn-giả một bề nài nỉ buộc lòng Ngài phải xin Phật ba điều, nếu Phật ưng cho, Ngài mới dám làm thị giả.

1/ Không theo Phật thọ trai riêng, nếu thí chủ không mời ngài.

2/ Không mặc y thừa của Phật.

3/ Không đến Phật phi thời. Thế-Tôn chẳng những chấp thuận lời xin của Ngài, mà còn khen ngợi Ngài thông minh biết dự đoán trước những điều sẽ xẩy ra. Thế là, Ngài theo làm thị giả Phật ngót 25 năm.

Hôm nọ, Ngài đi khất thực về đến tịnh-xá Phật, thấy Di mẫu Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề đang đứng tựa cửa khóc. Di mẫu quần áo bụi bặm, chân dính bùn nhơ, vẻ người bi thảm. Ngài đến gần hỏi duyên cớ. Biết Bà từ xa tìm đến xin Phật xuất gia, đôi ba phen năn nỉ mà Phật quyết định không cho. Ngài cảm động, vào đảnh lễ Phật xin cho Bà được xuất gia. Phật vẫn nhiều lần từ chối, Ngài vẫn kiên chí xin kỳ được mới thôi. Thế là mở đầu cho phái nữ xuất gia, chính Ngài là người tích cực khai đường vậy.

Chính đức Phật đã từng khen Ngài:

─ Thị giả của các đức Phật đời quá khứ, không ai hơn A-Nan, thị giả các đức Phật đời vị lai cũng không ai hơn A-Nan.
Và Phật khen A-Nan được tám điều chưa từng có v.v…

Sau khi Phật Niết-bàn, Tổ Ca-Diếp triệu tập các đại Tỳ-kheo kiết tập kinh điển, Ngài là người được toàn hội đề cử kiết tập tạng kinh… Khi sắp tụng lại lời Phật, Ngài nhìn qua đại chúng nói kệ:

Tỳ-kheo chư quyến thuộc
Ly Phật bất trang nghiêm !
Du như hư không trung
Chúng tinh chi vô nguyệt.

Dịch:
Tỳ-kheo các quyến thuộc
Vắng Phật chẳng trang nghiêm !
Ví như trong hư-không ,
Nhiều sao mà không trăng.

Nói kệ xong, Ngài đảnh lễ đại chúng, lên pháp tòa mở đầu:
─ Tôi nghe như vầy, một lúc nọ Phật ở tại xứ….nói kinh…. cho đến trời người v.v…đều kính lễ vâng làm .
Ngài kiết tập kinh xong Tổ Ca Diếp hỏi đại chúng:
─ Đại-Đức A-Nan tụng đọc lại có chỗ nào sai lầm chăng ?
Đại chúng đồng thinh đáp:
Chẳng khác những lời đức Thế-Tôn đã nói.

Một hôm Ngài hỏi Tổ Ca-Diếp:
─ Khi Thế-Tôn phú chúc và truyền y kim-tuyến cho sư-huynh, còn có truyền pháp gì riêng nữa chăng ?
Tổ Ca-Diếp liền gọi:
─ A-Nan !
Ngài ứng thinh:
─ Dạ.!
Tổ Ca-Diếp bảo:
─ Cây cột phướng trước chùa ngã.

Ngài nhơn đây tỏ ngộ.

Tổ Ca-Diếp bèn ấn chứng và đem chánh pháp nhãn-tạng truyền lại cho Ngài. Tổ nói kệ:

Pháp pháp bổn lai pháp,
Vô pháp vô phi pháp.
Hà ư nhất pháp trung,
Hữu pháp hữu phi pháp

Dịch:
Các pháp,pháp xưa nay,
Không pháp,không phi pháp .
Tại sao trong một pháp,
Có pháp,có phi pháp ?

Ngài đảnh lễ thọ nhận. Môn đệ của Ngài có hai vị xuất sắc, Thương-Na-Hòa-Tu và Mạc-Điền-Để Ca (Mạc-Điền-Địa). Ngài chọn Thương Na Hòa Tu làm người kế thừa tổ vị và truyền trao y bát lại.

Cảm thấy thân bèo bọt đã đến thời kỳ hoại diệt, đã tìm được người kế.thừa, Ngài dự định vào Niết-bàn, Ngài đến từ giả vua A-Xà-Thế, song không gặp vua. Ngài liền đi thẳng đến bờ sông Hằng, lên một chiếc thuyền ngồi kiết-già thả trôi lơ lửng giữa dòng sông. Vua A-Xà-Thế hay tin Ngài sắp vào Niết-bàn ở sông Hằng, liền cùng quan quân tùy tùng tìm đến bờ sông. Vua thấy Ngài ngồi trên thuyền ở giữa dòng sông bèn đảnh lễ nói kệ:

Khể thủ tam giới tôn,
Khí ngã như chí thử.
Tạm bằng bi nguyện lực,
Thả mạc Bát-niết-bàn.

Dịch:
Lạy đấng tôn tam giới,
Bỏ con đến nơi nầy.
Tạm nương sức bi nguyện,
Xin chớ vội Niết-bàn.
Vua nước Tỳ-Xá-Ly nghe tin cũng đến bên bờ kia sông Hằng, đảnh lễ và nói kệ:
Tôn giả nhất hà tốc,
Nhi qui tịch diệt trường !
Nguyện trụ tu du gian,
Nhi thọ ư cúng dường.

Dịch:
Tôn giả sao quá nhanh,
Sớm vào nơi tịch diệt !
Xin tạm dừng chốc lát,
Để nhận con cúng dường.
Ngài thấy hai vua đồng đến khuyến thỉnh, bèn nói kệ:
Nhị vương thiện nghiêm trụ,
Vật vi khổ bi luyến.
Niết-bàn đương ngã tịnh,
Nhi vô chư hửu cố.

Dịch:
Hai vua ở an vui,
Chớ vì thương buồn khổ.
Niết-bàn, tôi an tịnh,
Vì không còn các nghiệp.

Ngài giữ tâm bình đẳng ở giữa dòng sông vào Niết-bàn. Hai vua họp nhau làm lễ thiêu thân Ngài và phân chia xá-lợi xây tháp cúng dường.
 

vanphapquytam

Registered
Phật tử
Tham gia
9/7/06
Bài viết
278
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Thực ra không có sự phân biệt giữa Tông và Giáo.
Cái gọi là "Tông môn" chỉ là phương tiện các Tổ sư giả lập ra để phá chấp ngôn ngữ cho người mà thôi.
Nếu người nào thực hiểu Thiền sẽ thấy ngay nơi Tông có Giáo, và ngay nơi Giáo có đầy đủ Tông.
Cùng một vị HT đang thuyết giảng Giáo môn, kẻ Tông môn sẽ thấy là Tông, kẻ Giáo môn sẽ thấy là Giáo.
Như vậy Giáo hay Tông là do nơi Tâm người nhìn, chẳng phải pháp có Giáo hay Tông.
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
3.- Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)
Thế kỷ đầu sau Phật Niết-bàn


Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Ngài ở trong thai mẹ sáu năm mới sanh. Tục truyền ở Ấn-Độ khi nào cỏ Thương-Nặc-Ca sanh là có một vị thánh nhơn ra đời. Chính khi Ngài lọt lòng mẹ thì thứ cỏ ấy cũng mọc lên, vì thế cha mẹ Ngài đặt tên là Thương-Na-Hòa-Tu.

Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :

Bổn lai truyền hửu pháp,
Truyền liễu ngôn vô pháp
Các các tu tự ngộ
Ngộ liễu vô vô pháp.

Dịch :
Xưa nay truyền có pháp
Truyền rồi nói không pháp.
Mỗi mỗi cần tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:
─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.


Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh. Chính nơi đây, khi Phật còn tại thế có lần đi giáo hóa ngang khu rừng nầy, Phật nói với A-Nan:

Sau khi ta Niết-bàn, khoảng 100 năm, có một Tỳ-kheo tên Thương-Na-Hòa-Tu ở tại khu rừng nầy hoằng truyền chánh pháp
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
4.- Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)
Cuối thế kỷ thứ nhất sau Phật Niết-bàn


Ngài dòng Thủ-Đà-La ở nước Sất-Lợi, cha tên Thiện-Ý. Trước khi sanh Ngài, thân phụ nằm mộng thấy mặt trời vàng xuất hiện trong nhà. Thưở bé Ngài mặt mũi khôi ngô, tánh tình thuần hậu, trí huệ minh mẫn

Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc - Con cũng thế, thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo :

Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truyền lại cho thầy của thầy ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt. Hảy nghe bài kệ đây :

Phi pháp diệc phi tâm, Vô tâm diệc vô pháp. Thuyết thị tâm pháp thời, Thị pháp phi tâm pháp

Dịch : Phi pháp cũng phi tâm, không tâm cũng không pháp , Khi nói tâm pháp ấy, Pháp ấy phi tâm pháp.
 

Nhật Châu

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/06
Bài viết
161
Điểm tương tác
1
Điểm
18
5.- Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)
Đầu thế kỷ thứ hai sau Phật Niết-bàn


Ngài tên Hương-chúng ở nước Ma-Già-Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài.

Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải:

. Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :

Nguy nguy thất bảo sơn, Thường xuất trí huệ tuyền. Hồi vi chân pháp vị, Năng độ chư hữu duyên.

Dịch : Vòi vọi núi bảy báu, Thường tuôn suối trí huệ. Chuyển thành vị chơn pháp, Hay độ ngưòi có duyên

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :

Ngã pháp truyền ư nhữ, Đương hiện đại trí huệ . Kim nhựt tùng ốc xuất, Chiếu diệu ư thiên địa .

Dịch : Pháp ta truyền cho ngươi, Sẽ hiện trí-huệ lớn . Mặt trời mọc trong nhà, Chiếu sáng khắp trời đất .


Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ-tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:

Tâm tự bổn lai tâm, Bổn tâm phi hữu pháp. Hữu pháp hữu bổn tâm, Phi tâm phi bổn pháp.

Dịch : Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29/11/06
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
KỆ TRUYỀN THỪA

1- TỔ CA DIẾP
Pháp pháp bổn lai pháp
Vô pháp vô phi pháp
Hà ư nhất pháp trung
Hữu pháp hữu phi pháp

NGHĨA
Mọi pháp xưa nay
Không pháp, không phi pháp
Nếu trong đó có một pháp
Thì có pháp, có phi pháp

2- TỔ ANAN
Bổn lai truyền hữu pháp
Truyền liễu, ngôn vô pháp
Các các tu tự ngộ
Ngộ liễu vô vô pháp

NGHĨA
Xưa nay truyền có pháp
Truyền rồi nói không pháp
Mỗi mỗi tu tự ngộ
Ngộ rồi chẳng phải không pháp

3 - TỔ THƯƠNG NA HÒA TU
Phi pháp diệt phi tâm
Vô tâm diệc vô pháp
Thuyết thị tâm pháp thời
Thị pháp phi tâm pháp

NGHĨA
Không phải pháp cũng chẳng phải tâm
Không tâm cũng không pháp
Khi thuyết tâm pháp này ra
Pháp ấy chẳng phải tâm pháp

4- TỔ ƯU BA CÚC ĐA
Tâm tự bổn lai tâm
Bổn tâm phi hữu pháp
Hữu pháp hữu bổn tâm
Phi tâm phi bổn pháp.

NGHĨA
Tâm vốn là tâm xưa nay
Tâm này không có một pháp
Có pháp thì có tâm
Không tâm thì cũng không có pháp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên