giacnhanckn

Tại sao có khổ đau. tại sao có vui sướng

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Uhm tôi sai thật! Lắm thị phi quá mà. Hihi đúng là thân cận các bác học được nhiều thật đó. Nói thì nói lắm thị phi với các bác hơn mình thì đúng chứ cũng lo cho lớp trẻ sau này nó còn học hỏi để rồi rút kinh nghiệm chứ các bác đừng có chấp tôi nhé. Tôi hạ căn chỉ biết niệm Phật thôi, tôi thấy tôi có được nhiều lợi ích nên muốn chia sẻ chút tâm tư cho con cháu sau này thôi
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahahah ... lại sai nữa [smile]

Chí lạc mạc như độc thư

Chí yếu mạc như giáo tử


người xưa lấy việc học hỏi làm niềm vui lớn ... và lấy việc dạy con làm điều quan trọng trong cuộc đời [smile]

nhưng chúng ta nhỉ [smile]

đối với PHẬT PHÁP [smile] ... lại như HỒ NƯỚC CHẾT [smile] [smile] ... chẳng có sự hứng khởi học hỏi .. những đường nét sinh động của Tâm Pháp, Phật Pháp [smile]

nói theo THẬP MỤC NGƯU ĐỒ ... là còn nguyên 1 CON TRÂU ĐEN [smile]

vậy mai mối có gì nói với CON CHÁU nhỉ ? [xmile] [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Uhm tôi sai thật! Lắm thị phi quá mà. Hihi đúng là thân cận các bác học được nhiều thật đó. Nói thì nói lắm thị phi với các bác hơn mình thì đúng chứ cũng lo cho lớp trẻ sau này nó còn học hỏi để rồi rút kinh nghiệm chứ các bác đừng có chấp tôi nhé. Tôi hạ căn chỉ biết niệm Phật thôi, tôi thấy tôi có được nhiều lợi ích nên muốn chia sẻ chút tâm tư cho con cháu sau này thôi
kakaka, hạ căn thì niệm Phật vãng sanh cũng sẽ thành Phật thậm chí trước cả bậc thượng căn đấy.
Cho nên mới thấy pháp niệm Phật này vi diệu mà các pháp khác không làm được.
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
ha ha ha [smile]

A ha hahahahah ... lại sai nữa [smile]

Chí lạc mạc như độc thư

Chí yếu mạc như giáo tử


người xưa lấy việc học hỏi làm niềm vui lớn ... và lấy việc dạy con làm điều quan trọng trong cuộc đời [smile]

nhưng chúng ta nhỉ [smile]

đối với PHẬT PHÁP [smile] ... lại như HỒ NƯỚC CHẾT [smile] [smile] ... chẳng có sự hứng khởi học hỏi .. những đường nét sinh động của Tâm Pháp, Phật Pháp [smile]

nói theo THẬP MỤC NGƯU ĐỒ ... là còn nguyên 1 CON TRÂU ĐEN [smile]

vậy mai mối có gì nói với CON CHÁU nhỉ ? [xmile] [smileÂA

ờ mà đúng hông ? [smile]
Tôi chỉ dám niệm Phật thôi, không dám
kakaka, hạ căn thì niệm Phật vãng sanh cũng sẽ thành Phật thậm chí trước cả bậc thượng căn đấy.
Cho nên mới thấy pháp niệm Phật này vi diệu mà các pháp khác không làm được.
Tôi cũng chỉ dám Niệm Phật thôi chứ học cái khác tôi có hiểu gì đâu.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Tôi chỉ dám niệm Phật thôi, không dám

Tôi cũng chỉ dám Niệm Phật thôi chứ học cái khác tôi có hiểu gì đâu.
Bạn niệm Phật (A Di Đà)với mục đích gì?
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Bạn niệm Phật (A Di Đà)với mục đích gì?
Tôi không niệm "Năm mô A Di Đà Phật" mà tôi nhận thua, làm đúng luân lý đạo đức. Tức là đối với bề trên thì hạ mình còn đối với bề dưới thì dạy bảo
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Tôi không niệm "Năm mô A Di Đà Phật" mà tôi nhận thua, làm đúng luân lý đạo đức. Tức là đối với bề trên thì hạ mình còn đối với bề dưới thì dạy bảo
Như vậy, bạn cũng nên nói rõ, tránh hiểu lầm là bạn đang tu pháp niệm Phật vãng sanh.
Bạn dùng từ niệm Phật rồi Cực Lạc, dễ gây hiểu lầm.

Chúc bạn thành tựu pháp hành.

Trên, dưới cũng bình đẳng tánh Phật.
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Như vậy, bạn cũng nên nói rõ, tránh hiểu lầm là bạn đang tu pháp niệm Phật vãng sanh.
Bạn dùng từ niệm Phật rồi Cực Lạc, dễ gây hiểu lầm.

Chúc bạn thành tựu pháp hành.

Trên, dưới cũng bình đẳng tánh Phật.
Đó cũng là Niệm Phật mà. Không trì danh mà thật tướng đó thôi
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Đó cũng là Niệm Phật mà. Không trì danh mà thật tướng đó thôi
Nói là "cũng" nhưng Sự Hành khác nhau. Thế nên cần phải nói rõ để mới thể trao đổi, tránh gây lầm lẩn về tông môn.
Cốt yếu của tu hành là chuyên tu, không thể tu hành tạp nhạp, lẩn lôn tông môn, muôn đời khó thành tựu.
Như người niệm Phật cầu vãng sanh thế giới Cực Lạc Tịnh Độ thì lấy chánh hạnh trì danh hiệu Phật làm chuyên tu vì bổn nguyện của Phật A Di Đà có sự "tiếp dẫn" Ngài khi hành giả xưng danh Ngài, cứu vớt mọi phàm phu có lòng hướng Phật. Huân tu một hạnh là việc trọng đại, dễ làm khế hợp với bậc phàm phu.
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Niệm Phật không chỉ biết niệm "nam mô A Di Đà Phật" mà phải hiểu ý nghĩa của câu "khẩu quyết" đó. Nếu không hiểu ý nghĩa thực sự thế nào là Phật thì có niệm đến mức "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công" thôi.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Niệm Phật không chỉ biết niệm "nam mô A Di Đà Phật" mà phải hiểu ý nghĩa của câu "khẩu quyết" đó. Nếu không hiểu ý nghĩa thực sự thế nào là Phật thì có niệm đến mức "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công" thôi.
Niệm Phật vãng sanh thì khác với niệm Phật chứng đạo.

Niệm Phật vãng sanh là dựa vào lời thề nguyện của chư Phật, huân tập nhân duyên ấy, tất nhiên Phật tiếp dẫn như lời nguyện chẳng có dối gạt. Vãng sanh rồi tu tập tiếp mà chứng đạo. Đòi hỏi có hiểu biết cơ bản Phật Pháp, tức là tin tưởng Phật Đạo, không đòi hỏi phải chứng đạo. Lời nguyện của Phật là để độ chúng sanh phàm phu, độ họ đến thành Phật, thành ra trong con đường ấy độ luôn cả thánh nhân.

Niệm Phật chứng đạo thì phải thâm nhập pháp tánh, bất động vắng lặng lìa hết tất cả thức phân biệt, ngoại duyên chẳng ảnh hưởng tới được. Như vậy ở đây đòi hỏi phải tu hành đắc đạo mới có thể lìa sanh tử luân hồi.
 

giacnhanckn

Registered
Phật tử
Reputation: 9%
Tham gia
23/1/23
Bài viết
76
Điểm tương tác
5
Điểm
8
Niệm Phật vãng sanh thì khác với niệm Phật chứng đạo.

Niệm Phật vãng sanh là dựa vào lời thề nguyện của chư Phật, huân tập nhân duyên ấy, tất nhiên Phật tiếp dẫn như lời nguyện chẳng có dối gạt. Vãng sanh rồi tu tập tiếp mà chứng đạo. Đòi hỏi có hiểu biết cơ bản Phật Pháp, tức là tin tưởng Phật Đạo, không đòi hỏi phải chứng đạo. Lời nguyện của Phật là để độ chúng sanh phàm phu, độ họ đến thành Phật, thành ra trong con đường ấy độ luôn cả thánh nhân.

Niệm Phật chứng đạo thì phải thâm nhập pháp tánh, bất động vắng lặng lìa hết tất cả thức phân biệt, ngoại duyên chẳng ảnh hưởng tới được. Như vậy ở đây đòi hỏi phải tu hành đắc đạo mới có thể lìa sanh tử luân hồi.
Tuy là vậy nhưng cũng có điều kiện để vãng sanh đó. Nếu như hiểu thật tướng của việc tu Phật thì cõi này với cõi Cực lạc có gì khác nhau lắm đâu. Sao phải chờ đến khi vãng sanh rồi mới học đạo. Như tôi tôi cũng niệm Phật nè, nhưng tùy duyên. Khi nào cần niệm trì danh thì tôi trì danh, khi nào cần thực tướng thì tôi niệm thực tướng. Niệm Phật phải linh hoạt uyển chuyển. Tùy nơi mà áp dụng cho đúng
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Tuy là vậy nhưng cũng có điều kiện để vãng sanh đó. Nếu như hiểu thật tướng của việc tu Phật thì cõi này với cõi Cực lạc có gì khác nhau lắm đâu. Sao phải chờ đến khi vãng sanh rồi mới học đạo. Như tôi tôi cũng niệm Phật nè, nhưng tùy duyên. Khi nào cần niệm trì danh thì tôi trì danh, khi nào cần thực tướng thì tôi niệm thực tướng. Niệm Phật phải linh hoạt uyển chuyển. Tùy nơi mà áp dụng cho đúng
Hiểu Phật Tánh không thì chưa đủ. Đó vẫn còn là trên lý thuyết, bạn phải thực nghiệm sống đúng như cái lý thuyết. Trên Lý thuyết thì phải thanh tịnh giải thoát nhưng thực tế thì vẫn lăng xăng các niệm trần lao, thì đích thực là kẻ trong trần lao, là phàm phu chịu sự trói buộc của sanh tử luân hồi, chịu sự trói buộc của vọng niệm, đó là ta bà chứ không phải Cực Lạc.

Trên Lý Thuyết thì Cực Lạc và Ta Bà đồng tánh rỗng lặng nhưng thực tế bạn phải chứng đạo thì mới đúng như lý thuyết nói.

Còn như tôi là phàm phu, tuy có hiểu biết Phật Tánh, cũng biết là mười phương thế giới rỗng lặng vốn chẳng có mâu thuẫn bất đồng. Nhưng tôi chưa thực chứng những gì tôi biết nên tôi chưa đủ năng lực cứu độ chính tôi và thân quyến nên tôi muôn về thế giới Cực Lạc rèn luyện một thời gian, chứng Vô Sanh Pháp nhẫn khi ấy tôi mới đủ sức tự bơi trong sanh tử này để làm Phật sự.

Tôi nay một kẻ phàm phu, vọng niệm đầy dẫy,...., nếu ở cõi ta bà này thì e rằng vẫn còn tạo nghiệp, gây hại cho chúng sanh. Hơn nữa, phật pháp ngày càng diệt tận, thế gian dần dần đi vào hủy diệt, những kiếp về sau muốn tu cũng sẽ rất khó, trôi lăn nhiều đời nhiều kiếp khổ đau vô số kể. May thay, có pháp niệm Phật, vãng sanh một đời vào Bồ Tát vị, nhất thiết thành Phật không xa.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Niệm Phật không chỉ biết niệm "nam mô A Di Đà Phật" mà phải hiểu ý nghĩa của câu "khẩu quyết" đó. Nếu không hiểu ý nghĩa thực sự thế nào là Phật thì có niệm đến mức "đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công" thôi.

bạn là người làm VI DÉO .. đương nhiên sẽ phải tỉ mỉ .. cẩn trọng và hấp dẫn hơn là VỪA - - NGHĨ nhiều [smile]

---> nói tới TỊNH ĐỘ bạn đã hơn cả VỪA - - NGHĨ rùi đó [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,903
Điểm tương tác
776
Điểm
113
Mọi người hãy nghe lời dạy sau đây trong Kinh Niệm Phật Ba La Mật, để hiểu tại sao hành giả niệm trì danh hiệu Phật phải nhất thiết vãng sanh đến Cực Lạc thế giới mới thành tựu.

Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"

Khi ấy, đức Thích-Ca mỉm cười, giơ cao cánh tay hữu, lấy bàn tay xoa trên đỉnh đầu của Trưởng-giả Diệu-Nguyệt, mà nói lời nầy:

- "Hay thay ! Hay thay ! Diệu-Nguyệt cư sĩ, đây là pháp khó tin, khó hiểu bậc nhất mà Như-Lai chưa từng nói. Đây là pháp tối thượng Nhứt thừa, chứa đựng vô lượng vô biên ý nghĩa vi diệu mà Như-Lai đợi đến đúng lúc, đúng thời mới ban cho, tự như hoa Ưu-đàm-bát-la mấy muôn ngàn năm mới nở một lần. Đây là Tạng Pháp bí mật của chư Phật ba đời, ví như viên bảo châu trên búi tóc Luân-vương không thể khinh xuất giao cho người khác. Mà Như-Lai chỉ truyền giao cho bất cứ chúng sanh nào quyết chí hoàn thành địa vị Thiên Nhân Sư, tiếp nối hạt giống Bồ-đề.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nay ta dùng cặp mắt toàn giác để quan sát Tâm hiện tiền của chúng sanh, thì thấy rõ bản chất của cái Tâm ấy gọi là Tâm-thể, Tâm thể ấy vốn không có hình dáng, tướng mạo, không có sắc chất, không dài, không ngắn, không quá khứ, không hiện tại, không vị lai, không dữ, không lành, không sanh, không diệt, cũng chẳng phi sanh diệt. Tâm-thể ấy luôn luôn xa rời tất cả luận giải của thế gian. Do vì Tâm-thể nhơ bẩn mà chúng sanh mãi luân chuyển trong ba cõi, sáu đường, đời đời chịu khổ. Do vì Tâm-thể ấy trở nên thanh tịnh, mà chúng sanh được thành tựu giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, đắc quả A-la-hán ... nhẫn đến địa vị Phật Đà.

Bởi duyên với các pháp ác, mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trời, người, A-tu-la nhẫn đến chìm trôi triền miên bất tận nơi những cõi khổ khắp mười phương. Bởi duyên với các pháp lành mà Tâm-thể ấy tạo ra cảnh giới Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền v.v...

Lại nữa, do vọng niệm tương tục nối nhau không dứt, mà biến hiện đủ loại hình tướng, sắc thân, thọ mạng, ẩm thực, quyến thuộc, phiền não để hưởng dụng trong các cảnh giới kia. Hoặc cam chịu những quả báo khổ lạc do những nhân tố sai biệt. Đời đời như thế mãi, chưa lúc nào tạm ngừng nghỉ.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật chính là Pháp-thân Viên-mãn Chu-biến Nhất-thiết-xứ, là Phật-tánh thậm thâm có đầy đủ mọi năng lực vô úy bất khả tư nghị, có đầy đủ diệu dụng vô ngại bất tư nghị. Là cứu cánh siêu việt tối thượng, có đầy đủ năng lực bất khả thuyết, bất khả xưng tán, để chuyển hóa vô minh thành ra giác ngộ, sinh tử thành Niết-bàn. Là phương tiện vi diệu bật nhất, thường cải biến hết thảy Sở-y và Sở-hành của mọi chúng sanh, đưa tất cả tướng trạng hữu lậu, trói buộc, trở về với Bản-tánh Vô-lậu, Giải-thoát.

Cho nên, nếu chúng sanh nào đem Tâm-thể của mình mà duyên với danh hiệu Nam-Mô A-Di-Đà Phật, thì Tâm-thể của người ấy dần dần trở nên vô cấu nhiễm, dần dần phát sanh vô lượng vô biên đức tướng Như-Lai. Do vậy, tự nhiên thấy mình ở trong thế giới Cực-Lạc trang nghiêm, thù thắng. Cùng một lúc, cái niệm tưởng Nam-mô A-Di-Đà Phật sẽ phát khởi thân lượng, oai nghi, tướng hảo và quang minh của đức A-Di-Đà cùng chư vị Thánh-chúng.

Nầy Diệu-Nguyệt cư sĩ, người ở nơi ý nghĩa ấy phải nên hiểu rõ như thế !

Pháp môn Niệm Phật chính là là chuyển biến cái Tâm-thể của chúng sanh, bằng cách không để cho Tâm-thể ấy duyên với vọng niệm, với lục trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, với huyễn cảnh, với trí lực, với kiến chấp, với mong cầu, với thức phân biệt v.v... Mà chỉ đem Tâm-thể ấy duyên mãi với danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật. Không bao lâu, người niệm Phật tự nhiên đi vào chỗ vắng lặng, sáng suốt, an lạc cảm ứng với nguyện lực của đức A-Di-Đà, thấy mình sanh vào cõi nước Cực-Lạc, thân mình ngồi trên tòa sen báu, nghe Phật và Bồ-Tát nói pháp, hoặc thấy Phật lấy tay xoa đảnh ...

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Thí dụ như việc khắc họa hình tượng. Tuy đã dùng gỗ tốt đẽo gọt lâu ngày và tạo nên hình dáng con người. Nhưng phải bỏ ra một thời gian lâu xa để chạm trổ thêm mắt, tại, miệng, nét mặt, nếp nhăn, dáng vẻ, bộ tịch, thần sắc ... Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy đã phát khởi tín tâm dũng mãnh, và công phu không gián đoạn, bê trễ, nhưng nếu tái sanh cõi Ta-bà thì vẫn bị luân chuyển vì Định Tuệ còn non kém, quả đức chưa hoàn mãn. Cần phải vãng sanh Cực-Lạc thế giới, cận kề Phật và Thánh-chúng, thành tựu vô lượng Ba-la-mật thâm nhập Tam-muội Tổng-trì-môn, phát hoằng thệ nguyện đi khắp mười phương giáo hóa vô số chúng sanh. Không lâu, lấy cỏ rãi nơi Bồ-đề đạo-tràng, hàng phục ma quân, thành Đẳng-chánh-giác, Chuyển-pháp-luân Vô-thượng.

Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.
 
Sửa lần cuối:

khuclunglinh

Well-Known Member
Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
26/12/17
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,152
Điểm
113
ha ha ha [smile]

A ha hahahahah ... thì vẫn câu hỏi đó thôi [smile]

(1) Sao Vừa - - Nghĩ lâu vậy ? [smile]

ngoài địa vị phàm phu ... là đia vị gì ? [smile] ...


---> VỪA - - NGHĨ [smile] cứ nói học đạo lâu lắm rùi [smile] ... sao trả lời lâu vậy ? [xmile]

ờ mà đúng hông ? [xmile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Top