Tại sao Sanh là Khổ? Tại sao Chết là khổ?

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Hôm nay, @Cục Đất chứng kiến sự không hòa hợp của tứ đại. Sự phân ly của nhân thế. Sự chết xẩy ra. Thấy thế gian là như thế! Thấy luân hồi là như thế!
xin các vị hữu duyên chia sẻ:
Tại sao sanh là khổ?
Tại sao chết là khổ?
Toàn bộ khổ là như thế nào?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Tại sao sanh là khổ?
Tại sao chết là khổ?
Toàn bộ khổ là như thế nào?

Câu hỏi rất là hay .. MOD VNBN mà trả lời được thì tui tha cho CON BÒ CƯỜI [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Hiiihiii
Sinh k khổ nhưng bị sinh thì khổ, có ai muốn sinh thời có Phật k? Phật, bồ tát nhờ nguyện lực nên được sinh vì được quyền chọn lựa nơi sinh, khi sinh ra Phật đã biết bước 7 bước, chỉ tay lên trời nói nên sứ mệnh đản sinh, còn người thường bị nghiệp lực chi phối nên k được chọn nơi sinh, sinh ra thì khóc oe oe có biết gì đâu
Chết k khổ nhưng bị chết thì khổ, chết k biết trc, chết k tự tại, bị tứ đại phân ly lúc lâm chung, người thân, oan gia, tài sản, phiền não giày vò, chết k biết đi về đâu, còn Phật có tứ như ý túc, sống chết tự tại, k còn vô minh nên k bị thế tục ràng buộc, từ Như Lai đến trở về Như Lai, chết vậy có khổ k? :D
Cái khổ này mấy ông bà già dễ thấm hơn thì phải
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Hiiihiii
Sinh k khổ nhưng bị sinh thì khổ, có ai muốn sinh thời có Phật k? Phật, bồ tát nhờ nguyện lực nên được sinh vì được quyền chọn lựa nơi sinh, khi sinh ra Phật đã biết bước 7 bước, chỉ tay lên trời nói nên sứ mệnh đản sinh, còn người thường bị nghiệp lực chi phối nên k được chọn nơi sinh, sinh ra thì khóc oe oe có biết gì đâu
Chết k khổ nhưng bị chết thì khổ, chết k biết trc, chết k tự tại, bị tứ đại phân ly lúc lâm chung, người thân, oan gia, tài sản, phiền não giày vò, chết k biết đi về đâu, còn Phật có tứ như ý túc, sống chết tự tại, k còn vô minh nên k bị thế tục ràng buộc, từ Như Lai đến trở về Như Lai, chết vậy có khổ k? :D
Cái khổ này mấy ông bà già dễ thấm hơn thì phải

ha ha ha (smile)

ha ha ha .. ông PHẬT ... đúng là có tư tưởng nhận thức siêu việt [smile]

nên ... khi ổng miêu tả [smile] ... lại thường miêu tả tâm đến không thể ngờ

hạo hạo tam tàng --> bất khả cùng

uyên thâm thất lãng --> cảnh vi phong

thọ huân trì chủng: căn, thân, khí


khứ hậu lai tiên ... tác chủ ông [smile]- Duy Thức Học, Thích Thiện Hoa [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Khong

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 10 2006
Bài viết
15
Điểm tương tác
8
Điểm
3
Địa chỉ
N/A
Hôm nay, @Cục Đất chứng kiến sự không hòa hợp của tứ đại. Sự phân ly của nhân thế. Sự chết xẩy ra. Thấy thế gian là như thế! Thấy luân hồi là như thế!
xin các vị hữu duyên chia sẻ:
Tại sao sanh là khổ?
Tại sao chết là khổ?
Toàn bộ khổ là như thế nào?
Ai nói sanh là khổ? và ai bảo chết là khổ?? Bỏ chữ SANH đi, giải thích dùm chữ KHỔ là gi`? tại sao khổ? không được vừa ý? không như mong muốn? muốn cái gi` muốn đến cỡ nào dừng...? dựa vào cái gi`? đánh giá theo nguyên lý nào để gọi là khổ? tự sướng, tự tạo hay so bì với người khác....? LOL Tự nghỉ: được sanh ra, được tham gia học hỏi'' cộng trừ'' thế gian này là vạn phúc, cuối cung` được chết là vạn hạnh... LOL
*Chia sẻ thiển ý cá nhân cho vui xin đừng ném đá, cảm ơn... LOL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ai nói sanh là khổ? và ai bảo chết là khổ??

[smile] x x x x x ... A hahahahahahh

Bỏ chữ SANH đi, ---> giải thích dùm chữ KHỔ là gi`? tại sao khổ? không được vừa ý? không như mong muốn? muốn cái gi` muốn đến cỡ nào dừng...? dựa vào cái gi`? đánh giá theo nguyên lý nào để gọi là khổ? tự sướng, tự tạo hay so bì với người khác....?

[smile] ..x x xx ... A hahahahahahah

*Chia sẻ thiển ý cá nhân cho vui xin đừng ném đá, cảm ơn... LOL

LOL Tự nghỉ: được sanh ra, được tham gia học hỏi'' cộng trừ'' thế gian này là vạn phúc, cuối cung` được chết là vạn hạnh... LOL

[smile] x x x x x.. A hahahahahah


ta thấy hình ta ---> những miếu đền
tượng thờ nghìn bệ --> những công viên (smile) x x x x
sao không, khói với hương sùng kính
đều ngát thơm từ huyệt lãng quên


ta thấy nơi ta --> trục đất ngừng
và cùng một lúc --> trục đời ngưng
sao không, hạt bụi trong lòng trục
cũng đủ vòng quay phải đứng dừng

ta thấy ta đêm --> giữa sáng ngày
ta ngày giữa tối thẳm đêm dài
sao không, nhật nguyệt đều tăm tối
tự thuở chim hồng rét mướt bay


ta thấy nhân gian --> bỗng khóc òa
nhìn hình ta khuất --> bóng ta xa
sao không, huyết lệ trong trời đất
là phát sinh từ huyết lệ ta


ta thấy rèm nhung --> khép lại rồi
hạ màn, thế kỷ --> hết trò chơi
sao không, quay gót, tên hề đã
chán một trò điên diễn với người (smile ) x x x x x x


ta thấy ta --> treo cổ dưới cành
rất hiền giấc ngủ --> giữa rừng xanh (smile) x x x x x
sao không, sao chẳng không là vậy
khi chẳng còn chi ở khúc quanh


- Mai Thảo, Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Hiiihiii
Sinh k khổ nhưng bị sinh thì khổ, có ai muốn sinh thời có Phật k? Phật, bồ tát nhờ nguyện lực nên được sinh vì được quyền chọn lựa nơi sinh, khi sinh ra Phật đã biết bước 7 bước, chỉ tay lên trời nói nên sứ mệnh đản sinh, còn người thường bị nghiệp lực chi phối nên k được chọn nơi sinh, sinh ra thì khóc oe oe có biết gì đâu
Chết k khổ nhưng bị chết thì khổ, chết k biết trc, chết k tự tại, bị tứ đại phân ly lúc lâm chung, người thân, oan gia, tài sản, phiền não giày vò, chết k biết đi về đâu, còn Phật có tứ như ý túc, sống chết tự tại, k còn vô minh nên k bị thế tục ràng buộc, từ Như Lai đến trở về Như Lai, chết vậy có khổ k? :D
Cái khổ này mấy ông bà già dễ thấm hơn thì phải
Xin hỏi tiếp @dimash
Hiiihiii
Sinh k khổ nhưng bị sinh thì khổ, có ai muốn sinh thời có Phật k? Phật, bồ tát nhờ nguyện lực nên được sinh vì được quyền chọn lựa nơi sinh, khi sinh ra Phật đã biết bước 7 bước, chỉ tay lên trời nói nên sứ mệnh đản sinh, còn người thường bị nghiệp lực chi phối nên k được chọn nơi sinh, sinh ra thì khóc oe oe có biết gì đâu
Chết k khổ nhưng bị chết thì khổ, chết k biết trc, chết k tự tại, bị tứ đại phân ly lúc lâm chung, người thân, oan gia, tài sản, phiền não giày vò, chết k biết đi về đâu, còn Phật có tứ như ý túc, sống chết tự tại, k còn vô minh nên k bị thế tục ràng buộc, từ Như Lai đến trở về Như Lai, chết vậy có khổ k? :D
Cái khổ này mấy ông bà già dễ thấm hơn thì phải
Vậy theo @dimash: Được sinh ra là vua Trời có khổ khổng ? Được sinh ra là vua cõi Thiên ma có khổ không?. Hai vị này được quyền điều khiển nhân sinh không?

Lại nữa xin được hỏi. Đức Phật bé bước bẩy bước? Chỉ tay nên trời nói ngay khi sanh? Bước song, nói song thì sao không nói tiếp, bước đi tiếp ?
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Ai nói sanh là khổ? và ai bảo chết là khổ?? Bỏ chữ SANH đi, giải thích dùm chữ KHỔ là gi`? tại sao khổ? không được vừa ý? không như mong muốn? muốn cái gi` muốn đến cỡ nào dừng...? dựa vào cái gi`? đánh giá theo nguyên lý nào để gọi là khổ? tự sướng, tự tạo hay so bì với người khác....? LOL Tự nghỉ: được sanh ra, được tham gia học hỏi'' cộng trừ'' thế gian này là vạn phúc, cuối cung` được chết là vạn hạnh... LOL
*Chia sẻ thiển ý cá nhân cho vui xin đừng ném đá, cảm ơn... LOL
Bạn @Khong có thể tìm hiểu giáo lý, kinh sách cơ bản của tôn giáo Phật thêm nhé! để tự trả lời câu hỏi: Ai nói sanh là khổ? Ai bảo chết là khổ?
Nếu cá nhân bạn nghĩ thế nào là nhân duyên của bạn. Pháp đang vận hành thế nào là chuyện của Pháp. ( Pháp có thể tạm hiểu là nguyên lý, chân lý đang vận hành thế gian các cõi).
Chúc bạn thân và tâm thường an vui.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

cái biểu đổ hai đường trầm luân sanh tử/giải thoát sinh tử [smile]

1687437470286.jpeg


ngay tại chữ SANH trong vòng thập nhị nhân duyên của biểu đổ trên ===> [smile] đã có VÒNG KHỔ (tức là lục đạo luân hồi) [smile] ... nói luân hồi thì phải nói tới TÁI SINH --> VẬY ĐIỂM TỰA của TÁNH SANH là gì ? ... mắc mớ gì tới SANH ? (smile] xx x x x

---> đó là tại vì Thập Nhị Nhân Duyên đã vẽ lên 2 nguyên lý quan trọng của phật giáo [smile] mà ông PHẬT khám phá ra [smile] trong đó có đủ hình ảnh của NĂNG TÀNG --> SỞ TÀNG --> NGÃ ÁI CHẤP TÀNG (hạo hạo tam tàng .. bất khả cùng - Duy Thức Học ) .... smile - xx x x x

SANH --> thì là có thân (đã có thân .. thì có sanh) .. có sanh thì có sanh lão bịnh tử [smile]
đã có thân .. thì phải có hoạt động .. phải có NĂNG (phải có những thói quen lui tới) .. phải có SỞ [phải có gì gọi là mình, là tôi ... là sở hữu của mình của tôi ] (ở đây trong vòng thập nhị nhân duyên .. chúng ta thấy ... hành --> thức --> Danh/Sắc --> lục nhập --> xúc --> thọ (smile)

nhưng là con người ... có khổ thì chúng ta biết tránh khổ [smile] ... tại sao tâm ngũ uẩn SANH RA (smile) chúng ta không bỏ được ? [smile]

đó là bởi vì SANH (có gốc của nó là) SANH Y (Upadhi) ... tức là điểm tựa cho SANH hình thành ... mà SANH Y trong thập nhị nhân duyên .. chính là điểm tựa .. là nguồn năng lượng của sanh tử luân hồi .. là nguồn của tái sinh (smile) ... bao gồm ÁI (sanh y) --> THỦ (--> NĂNG) --> HỮU (--> Sở) [smile]

(1) GIÁC NGỘ là từ bỏ SANH Y (Upadhiviveka) - Kinh Trung Bộ - smile

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục.

Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, ---> thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp);

sự kiện này thật khó thấy;

tức là sự tịnh chỉ tất cả hành,

sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, (smile xxx)

đoạn diệt, Niết-bàn.
Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta

(2) Chánh Mạng ---> là đạo quả SANH Y [smile] - Kinh Trung Bộ )


Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? Lừa đảo, nói lời mê ly, hiện tướng, gian trá, lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi. Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến ---> quả sanh y.


không riêng gì các kinh NGUYÊN THỦY .. mà THỦ LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH [smile] .. cỡ 1/3 các chương trong kinh này .. cũng là giải thích về NĂNG SỞ .. nguồn gốc của vô minh [smile] ... bất định

cho nên Niết Bàn là phi năng, tuyệt sở - Kinh Thủ Lăng Nghiêm [smile]

trong Pháp Môn Tứ Niệm Xứ [smile]

Quán thân bất tịnh --> nhìn kỹ .. cái yếu chỉ .. cũng là chỉ tới quán chỗ bất tịnh của SANH Y (smile]

trong Vi Diệu Pháp .. SI = là căn của VÔ MINH .. thì ÁI = là nguồn năng lượng dán chặt người ta vào VÔ MINH [smile) mà hỏng cách nào gỡ ra được [smile]


Quán thọ thị khổ ---> nhìn kỹ .. cái yếu chỉ .. cũng là chỉ tới quán chỗ bất tịnh của SANH Y (smile x x x x)


Ai nói sanh là khổ? và ai bảo chết là khổ??

[smile] x x x x x ... A hahahahahahh ... hiểu đúng tâm đạo thì người đó cũng nói .. SANH --> VÒNG KHỔ [smile] ... là LỤC ĐẠO LUÂN HỒI [smile]

Bỏ chữ SANH đi, ---> giải thích dùm chữ KHỔ là gi`?

ở đời cần phải tin chữ duyên .. đúng là nhiều khi vô tình chẳng có nghĩa gì .. mà đào hoa lại nói trúng [smile]

Ờ đúng .. là bỏ chữ SANH (sanh y bỏ đi, tham ái bỏ đi) .. VÔ MINH (SI độc trừ bỏ) ... thì KHỔ là kinh nghiệm [smile]

Khi chủ thể (tôi - SANH - SANH Y ) ... và đối tượng (tự ngã - khái niệm) ... đều vắng bóng (smile)

khi đôi bờ biến mất

chỉ còn dòng sông kinh nghiệm .. lẳng lặng trôi -- ĐẠI THỦ ẤN [smile]


---> đó là hình bóng của người ĐI VÀO CHỢ [smile]

- hỏng phải Đời là bể khổ --> qua được bể khổ thì qua đời .. mà là qua được bể khổ... thi thấy được "ĐỜI ĐÃ QUA " [smile] (1 phần rất nhỏ nhỏ nhỏ .. của túc mệnh )



ờ mà đúng hông ? [smile]

1687437328253.jpeg
 
Last edited:

dimash

Registered
Phật tử
Tham gia
26 Thg 2 2023
Bài viết
58
Điểm tương tác
3
Điểm
8
Xin hỏi tiếp @dimash

Vậy theo @dimash: Được sinh ra là vua Trời có khổ khổng ? Được sinh ra là vua cõi Thiên ma có khổ không?. Hai vị này được quyền điều khiển nhân sinh không?

Lại nữa xin được hỏi. Đức Phật bé bước bẩy bước? Chỉ tay nên trời nói ngay khi sanh? Bước song, nói song thì sao không nói tiếp, bước đi tiếp ?
Hiiihiiii
Được sinh ra là vua Trời có khổ khổng ? Được sinh ra là vua cõi Thiên ma có khổ không? > mình thấy khổ chứ k vui, vì cái vui của họ là cái nhân của quả khổ, họ có cái kho báu Phật tánh vô giá mà k nhận là điên đảo
Hai vị này được quyền điều khiển nhân sinh k? > Hai vị nào? :D
Lại nữa xin được hỏi. Đức Phật bé bước bẩy bước? Chỉ tay nên trời nói ngay khi sanh? Bước song, nói song thì sao k nói tiếp, bước đi tiếp ? > trong Kinh có nói đh k tin sao? giải thích theo nghiệp cảm là do đức Phật nhiều kiếp tích luỹ công đức, thành tựu các Ba-la-mật, các đại nguyện của Bồ tát nên quả báo đản sanh k giống người phàm, nếu giống thì nhân quả điên đảo
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Hiiihiiii
Được sinh ra là vua Trời có khổ khổng ? Được sinh ra là vua cõi Thiên ma có khổ không? > mình thấy khổ chứ k vui, vì cái vui của họ là cái nhân của quả khổ, họ có cái kho báu Phật tánh vô giá mà k nhận là điên đảo
Hai vị này được quyền điều khiển nhân sinh k? > Hai vị nào? :D
Lại nữa xin được hỏi. Đức Phật bé bước bẩy bước? Chỉ tay nên trời nói ngay khi sanh? Bước song, nói song thì sao k nói tiếp, bước đi tiếp ? > trong Kinh có nói đh k tin sao? giải thích theo nghiệp cảm là do đức Phật nhiều kiếp tích luỹ công đức, thành tựu các Ba-la-mật, các đại nguyện của Bồ tát nên quả báo đản sanh k giống người phàm, nếu giống thì nhân quả điên đảo
Nếu vậy thì Nhân Quả Đảo Điên?
o_O
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ha [smile]

đã nhìn thấy SANH ---> LỤC ĐẠO LUÂN HỒI (VÒNG KHỔ) .. thì đương nhiên dù là trời, người ... ngã quỷ ... súc sanh [smile] ... đều có SANH Y [smile] (a hèm .. quan trọng nhé)

Thập Nhị Nhân Duyên .. vẽ mô hình tâm lý của con người [smile] và quá trình dẫn tới SANH ... mà SANH Y (ÁI - tham ái) ... là nền tảng và nguồn gốc [smile]


Tiếp nhé [smile]

A Nan! Bản tánh của tất cả chúng sanh vốn chơn thật trong sạch, vì vọng kiến mà vọng sanh tập khí, --> do đó chia thành nội phần và ngoại phần.

- A Nan!

Nội phần tức là phần trong của chúng sanh.



  • Do lòng ái nhiễm phát khởi vọng tình,
  • vọng tình tích chứa không thôi, ---> sanh ra ái thủy, (ha ha ... nội phần là tựa mãi không thôi vào CUNG ÁI - SANH Y )

nên chúng sanh hễ nghĩ đến thức ăn ngon thì chảy nước miếng; nhớ đến người xưa, hoặc thương hoặc giận, thì chảy nước mắt, tham cầu của báu, trong tâm ham muốn, cả mình đều thấm nhuần nước tham; tâm tham dâm dục thì hai căn nam nữ tự nhiên chảy dịch. A Nan, những ái dục ấy dù khác, nhưng sự chảy nước là đồng, tánh nước thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên sa đọa, gọi là Nội Phần.

A Nan! Ngoại Phần tức là phần ngoài của chúng sanh. Do lòng khao khát phát ra vọng tưởng, vọng tưởng chứa mãi không thôi, ---> sanh ra thắng khí.

Nên chúng sanh hễ tâm giữ giới cấm thì cả thân nhẹ nhàng; tâm trì chú ấn thì cử chỉ hùng dũng, tâm muốn sanh cõi trời thì chiêm bao thấy bay lên, tâm nhớ cõi Phật --> , thì thắng cảnh thầm hiện, phụng sự Thiện Tri Thức thì tự khinh thân mạng.

A Nan, những vọng tưởng dù khác, nhưng sự nhẹ nhàng bay lên là động, bay động chẳng chìm, tự nhiên vượt lên, gọi là Ngoại Phần.

A Nan!

Tất cả sanh tử tương tục trên thế gian,
sống thì tùy thuận theo tập khí,
chết thì biến đổi theo dòng nghiệp,
đến lúc lâm chung, còn chút hơi ấm,
các việc thiện ác của một đời đồng thời hiện ra, sống thì thuận, chết thì nghịch, hai tập khí giao xen lẫn nhau,

*** (ha ha ha .. là câu tui thích nhất trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ... vì kinh NGUYÊN THỦY thường miêu tả .. những người tu tâm thường sanh vào cõi trời .. từ đó .. thành phật )



thuần tưởng thì bay lên, ---> ắt sanh cõi trời, nếu cái tâm bay ấy gồm cả phước đức, trí huệ và tịnh nguyện, thì tự nhiên tâm được mở mang, thấy tất cả tịnh độ với mười phương chư Phật, theo nguyện vãng sanh.

Tình ít tưởng nhiều, nhẹ nhàng bay xa ---> thì làm phi tiên, đại lực quỷ vương, phi hành Dạ Xoa, địa hành La Sát, dạo khắp cõi trời, chẳng gì ngăn ngại. Trong đó nếu có thiện tâm thiện nguyện, hộ trì Phật Pháp, hoặc hộ trì giới cấm và người trì giới; hoặc hộ trì thần chú và người trì chú; hoặc hộ trì thiền định, thành tựu pháp nhẫn, thì những hạng ấy được ở cạnh pháp tọa của Như Lai. (tiên trời ở đây .. cũng nhiều ... .... nhưng cũng không ngoài lục đạo luân hồi )

- Tình và tưởng bằng nhau, chẳng bay chẳng chìm, ---> sanh nơi cõi người; tưởng sáng suốt thì thông minh, tình ám muội thì ngu độn.

- Tình nhiều tưởng ít, --> đọa vào súc sinh, nghiệp nặng thì làm loài có lông, nghiệp nhẹ thì làm loài có cánh.

- Bảy phần tình, ba phần tưởng, ---> thì chìm dưới thủy luân, sanh nơi hỏa luân, thân làm ngạ quỷ, thọ cái khổ của lửa hồng, thường bị đốt cháy, dầu được uống nước cũng hóa thành lửa, nên nói bị nước hại, trải qua trăm ngàn kiếp, chẳng thể ăn uống.

Chín phần tình, một phần tưởng, ---> thì đọa dưới hỏa luân, thân vào giữa phong luân và hỏa luân, nghiệp nhẹ thì vào ngục Hữu Gián, nghiệp nặng thì vào ngục Vô Gián.


- Thuần tình --> thì chìm sâu vào ngục A Tỳ, nếu tâm chìm sâu ấy, có phỉ báng Đại Thừa, phá giới cấm của Phật, cuồng vọng thuyết pháp, hư tiêu tín thí, lạm nhận cung kính, hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng cấm, thì lại phải sanh khắp ngục A Tỳ mười phương.

(Thuần Tình ... thử thí dụ xem .. 1 người yêu mãi .. 1 "thân mạng đã chết" ...không làm gì được ...... thì tâm người đó .. sẽ đau khổ bao lâu ? ... bao nhiêu thời gian ? ---> ĐỊA NGỤC A TỲ .... do quá tập trung đạt được SANH Y đó ... nên không còn tin gì hết nữa .. mọi việc khác trên đời đối với tâm giới hạn đó .. là vô nghĩa ... A hahahahahha )


Như vậy ... tha thiết ĐA TÌNH .... hoàn toàn dựa dẫm vào SANH Y ... thì bám miết vào cội rễ (tham ái) ... tức là [smile] .... ----> Ý THỨC NHẬN THỨC do còn tựa ỷ mãi trong SANH Y của NỘI PHẦN .. bị kẹt trong giới hạn nhận thức tâm ... và không hiểu được tới nội phần của TẦM [smile] ... cũng khó mà biết đựoc phần KIẾN TÁNH (do không hiểu tâm giải thoát là gì ) ... .

---> bị kẹt trong NỘI PHẦN .. thúc này từ nơi danh/sắc quay lui trở lại danh/sắc và không vượt qua được ... thì đương nhiên nhận thức khi đọc kinh PHẬT .. vì hỏng hiểu cấu trúc tâm giải thoát .. đọc đâu ... bí lù đó [smile] ... là bình thường thôi (A hahahahahaha)


do đó ... người chỉ biết vậy .. sẽ hiểu lý NHÂN QUẢ trong NỘI PHẦN ... nhưng không thấy được (LÝ NHÂN QUẢ ... .của NGOẠI PHẦN nữa ) ... càng không sao biết được ĐỆ NHẤT NGHĨA ĐẾ (là nội dung chánh của KINH THỦ LĂNG NGHIÊM )

trong 1 bộ kinh khác .. ông PHẬT giới thiệu pháp môn TU TƯỞNG (smile) .. thì chữ TƯỞNG đó [smile] ... là ý nghĩa này


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Hôm nay, @Cục Đất chứng kiến sự không hòa hợp của tứ đại. Sự phân ly của nhân thế. Sự chết xẩy ra. Thấy thế gian là như thế! Thấy luân hồi là như thế!
xin các vị hữu duyên chia sẻ:
Tại sao sanh là khổ?
Tại sao chết là khổ?
Toàn bộ khổ là như thế nào?
Vốn chẳng khổ, tự nhận khổ, rồi khổ lại hỏi tại sao khổ?
Tiền bối hãy tìm hiểu về bài giảng: "tinh tuế bát nhã" của tỳ kheo Thích Tuệ Hải.
...
Theo Tiền Bối, sinh li tử biệt, là khổ ư?
Đói không có ăn, khổ không?
Ái không toại, khổ không?
...
Bởi tâm khởi " MUỐN"... mà chẳng vì chúng hữu tình, mà vì tự thân...
Vậy có ổn chưa ạ?
Kính, vạn vấn.
 

Cục Đất

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 2 2023
Bài viết
27
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Vốn chẳng khổ, tự nhận khổ, rồi khổ lại hỏi tại sao khổ?
Tiền bối hãy tìm hiểu về bài giảng: "tinh tuế bát nhã" của tỳ kheo Thích Tuệ Hải.
...
Theo Tiền Bối, sinh li tử biệt, là khổ ư?
Đói không có ăn, khổ không?
Ái không toại, khổ không?
...
Bởi tâm khởi " MUỐN"... mà chẳng vì chúng hữu tình, mà vì tự thân...
Vậy có ổn chưa ạ?
Kính, vạn vấn.
Ổn hay không ổn?
Nóng lạnh tự biết được chăng?
Ví như tưởng thế nào trả được, biết là tưởng không thật sao tưởng lại xuất hiện trong tâm?
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Ổn hay không ổn?
Nóng lạnh tự biết được chăng?
Ví như tưởng thế nào trả được, biết là tưởng không thật sao tưởng lại xuất hiện trong tâm?
Phân biệt, nhưng không phải ý.
Đạo hữu nên rõng ràng điều này.
Kính vạn vấn. :)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha [smile]

"phân biệt cũng không phải ý" - vốn là câu nói của ngài Vĩnh Gia Huyền Giác với Lục Tổ Huệ Năng [smile]

---> PHẢI thì đương nhiên phải ... [smile] .... nhưng hai chữ "đương nhiên" cần có chút cụ thể mới đúng được [smile]

(i. ) TƯỞNG [Sanna]

Con người linh lợi khác với nhiều loại vật ... là có tưởng [smile] .... cái khác biệt này [smile] ... nằm sẵn trong bộ óc của con người .... đối với sự nhận biết ĐỐI TƯỢNG (smile] x x x x x

Vi Diệu Pháp chép: Tưởng: bao gồm 2 phần ... San = lặng yên, Na = biết
biết cái đối tượng đã lặng yên ... (trong 1 thời gian, nhiều ngày hông thấy) ... bi giờ thấy lại đối tượng là biết nó là gi liền .... thì gọi là tưởng [smile]



3, SAÑÑĀCETASIKA – TƯỞNG TÂM SỞ:
Pháp có trạng thái nhớ lại, biết lại đối tượng gọi là tưởng. Chẳng hạn nhớ vật này màu xanh hoặc màu đỏ, dài hoặc ngắn, tròn hay dẹt hoặc vuông, v.v... VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

– TÂM SỞ 8 Tưởng chính là sự nhận thức một sự vật gì do nhớ lại một dấu hiệu đã từng biết. Chiết tự như sau:

saññā = san + ñā.

san: mất, suy nghĩ, yên lặng,...

ñā: biết.

Như vậy, saññā có nghĩa là “biết cái đã mất” hay “biết do suy nghĩ đến”.
- VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU, Tập 2


(a) TƯỞNG và NIỆM khác biệt với loài vật như thế nào ?
thí dụ ... đặt bẫy bắt chuột .. một đàn chuột đi ngang qua .. .1 con sập bẫy
như vậy: đối tượng là cái bẫy .. .cả đàn chuột đều thấy ... cục cheese làm mồi cũng thấy ... nhưng bữa sau .. đàn chuột đi ngang ... cũng lại 1 con khác sụp bẫy ... [smile] ... và bẫy chắc là tới con cuối cùng chết thì mới thôi [smile]

đó là vì trong bộ óc con chuột chỉ có đối tượng = cục cheese thơm ngon .. ăn được thôi [reptilian and limbic brains] ... nhưng không hề ghi nhận đối tượng là 1 CÁI BẪY + 1 CỤC CHEESE = chui vào ĂN là CHẾT [smile]

nhưng con người thì khác [smile] ... khả năng nhận biết đối tượng của con người cao hơn ... còn có cả NIỆM (nhận biết đối tượng đối với mình có ý nghĩa gì ) ...có nghĩa là ĐỐI TƯỢNG = ghi nhận TƯỞNG + cộng với + mối tương quan với MÌNH (và nhiều thứ khác nữa )

Thí dụ: nếu cái BẪY là vùng cấm địa chứa vàng [smile] ... gài đầy mìn ... bước vào nhặt vàng .. lỡ chân dẫm chúng mìn thì chết [smile]

thì người ta sẽ hình thành ĐỐI TƯỢNG = VÙNG CẤM ĐỊA (mìn) + VÀNG + hình ảnh người vào nhặt vàng nổ banh xác

và cái phần người vào nổ banh xác đó có tương quan với niệm bởi vì niệm có ý nghĩa ... có mình trong đó [smile] .. cho nên chỉ cần nhìn thấy cái vùng cấm địa có vàng người ta đã mường tượng hình ảnh chính mình vào đó .. cũng bị nổ banh xác hỏng còn thấy ngày mai ... như những người khác [smile]


Thí dụ: Tưởng Niệm và Ý [smile].... NÓ ĐÓ [smile]
trong các video youtube trolling cũng hay thấy ... 1 cậu bé nuôi 1 con gà trống cưng [smile] .. đi về nhà thây mí người bạn đang ăn con gà luộc ...

- nhớ lại lúc bươc vào sân ... hỏng thấy cái lồng và con gà quen thuộc ...

- lại thấy vài cái đuôi lông gà vương vãi ngoài sán

thì hình ảnh đối tượng hiện ra là gì [smile] ...

CON GÀ TRỐNG CỦA TUI BỊ LUỘC RÙI [smile] .. và phản ứng sẽ rát là mãnh liệt ---> (TƯỞNG + NIỆM)

nhưng nếu 1 cậu bé khác đi vào sân [smile] .. vì hỏng nuôi gà, chẳng phải gà của nó .. thì nó sẽ chỉ thấy hình ảnh 1 đối tượng [smile] nhiều lắm là 1 con gà trống luộc thôi ...

do đó .. VI DIỆU PHÁP ghi chép:

TƯỞNG về đối tượng .. thì cũng hay khởi NIỆM về ĐỐI TƯỢNG [smile] ... và hay có TÁC Ý [smile] ... .làm chủ sự kết hợp các tâm sở khác nổi nên như là phản ứng nổi giận vì tưởng lầm .. con gà mình nuôi bị luộc [smile]

hư vậy, có hai loại Sati – Niệm, đó là:

* Niệm có mặt trong các sobhanacitta chung chung, ---> tại thời điểm ghi nhận đối tượng mà các saññā –>> tưởng quá khứ đã lưu giữ, đã nhớ, gọi là Apilāpanasati. * iệm có mặt trong các tâm hợp với trí – paññā, ghi nhận đối tượng là danh, sắc đúng như chân như thật trong khi tu tập pháp hành Tứ Niệm Xứ, gọi là Upaganhanasati.
- Vi Diệu Pháp Toát Yếu

cho nên .. TƯỞNG khác với NIỆM ở chỗ .. NIỆM là có yếu tố bản thân, biết rõ ràng hơn mình là gì đối tượng cua mình là gì [smile] .. còn TƯỞNG [smile] thi là hình ảnh chung chung ---> NÓ ĐÓ = CON GÀ TRỐNG BỊ LUỘC .. là CỦA MÌNH ĐÓ [smile]


4, CETANĀCETASIKA – TÁC Ý TÂM SỞ: Cetanā – Tác ý là tâm sở sắp xếp, điều hành các tâm sở tương ưng trên đối tượng của tâm. Nghĩa là tác ý tâm sở có tính tác động, thúc giục để các tâm sở kết hợp với nó đồng lòng thực hiện nhiệm vụ của mình. Giống như ông chủ nông trại điều phối công việc cho nhân công vậy.


cho nên .. trong cơn giận của 1 cậu bé cho rằng NÓ ĐÓ đã bị luộc .. có sự tác ý.... điều hành các tâm sở tương ưng với đối tượng CON GÀ CỦA TRÓNG CỦA TUI như vậy [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 8)
Bên trên