Saigon mấy ngày nay thời tiết có vẻ thất thường. Cái mưa cái nắng bất chợt khiến nhiều người không tự tin mấy vào sức khoẻ của mình. Cũng phải, tháng này đã giữa mùa mưa rồi, sớm nắng chiều mưa âu cũng là chuyện thường tình. Mong sao cái nóng đừng kéo dài. Đêm nay, trời gầm gừ cơn mưa trút nước của tháng Sáu mưa ngâu. Dù mưa nhiều, nhưng tôi vẫn cảm nhận cái nóng của năm nay dường như cao hơn những năm trước thì phải.
Là người Việt, hầu như rất nhiều người biết đến ngày Rằm tháng Bảy, hay còn được gọi bằng một cái tên gần gủi khác: Ngày Vu Lan (Chủ Nhật, tháng 8 ngày 26, 2007) - ngày có ý nghĩa đặc biệt đối với những người may mắn còn đầy đủ cha mẹ trên cõi đời. Khác hẳn với những mùa Vu Lan năm trước, năm nay Vu Lan đến với tôi với vô vàn cảm xúc lẫn tâm trạng về người cha đáng kính.
Cũng thời gian này năm ngoái đây thôi, khi tôi còn đang tranh thủ kỳ nghỉ hè hiếm hoi để ngao du bờ đông của Hoa Kỳ, chiêm ngưỡng Washington D.C - niềm tự hào của nước Mỹ, thì hay tin Cha ở Saigon lâm bệnh nặng. Gạt bỏ tất cả cuộc vui còn đang dang dỡ, bất chấp giá vé mua vội mắc gần gấp đôi dịp bình thường, tôi vội vã thu xếp hành lý vượt Thái Bình Dương trở về Saigon thăm cha.
Về đến nhà, quên cả sự mệt mỏi, tôi xà vào ngay bên giường bệnh của cha. Ở tuổi bảy mươi bảy, cha hốc hác, héo gầy hơn sau những lần chuyển viện và sức khoẻ có phần sa sút hơn vì thuốc men kéo dài và căn bệnh hen xuyễn ác nghiệt đeo đuổi cha dai dẳng. Cầm tay cha, tôi cố dấu nước mắt ngược vào lòng khi thấy cha xanh xao hốc hác. Trời còn thương đứa con út này, nên vẫn còn cho tôi cơ hội quí giá để gặp lại người đã cho tôi hình hài và có được sự sống hôm nay. Cha cũng mừng không kém khi thấy đứa con đi học xa nhà nay về thăm mình. Ông càng vui hơn khi nghe tôi nói khẽ “Ba ơi, con về bên ba rồi nè ba…”
Tôi được trường cho về thăm nhà chỉ vỏn vẹn đúng mười ngày và mỗi ngày với tôi thật là quí giá. Suốt thời gian ngắn ngủi này, tôi luôn cùng mẹ và các anh em quây quần bên cha, khiến ông cụ cảm thấy vui hơn và bớt đau hơn trên giường bệnh, cái đau như được đồng cảm và sẻ chia. Dù có người giúp việc luôn túc trực chăm lo cho cha, nhưng tôi luôn giành làm những viêc gì tốt nhất có thể cho cha tôi lúc này. Tôi muốn tự tay đút cho cha miếng cháo, ly sữa; lau mình hay chỉ là việc thay tả cho cha, giống như ngày tôi còn bé, cha đã chăm sóc tôi như thế.
Tôi không quảng khó nhọc mỗi khi chăm sóc bên giuờng bệnh của cha. Với chừng ấy đêm về thăm nhà, là chừng ấy đêm tôi thức gần như trắng để canh từng giọt nước biển truyền cho cha. Tôi muốn mẹ có được giấc ngủ tròn hơn vì những ngày tháng vừa rồi, mẹ đã cực nhọc, vất vả lắm rồi. Mẹ không hé răng than van dù chỉ một lời, nhưng tôi hiểu tất cả. Cha ơi, mẹ và anh em chúng con đang làm tốt nhất những gì có thể để giành lấy sinh mạng của cha từ tay thần chết. Chúng con yêu cha và không muốn mất cha, xin hãy sống với chúng con để chúng con được phụng dưỡng cha, cha nhé!
Đêm nào cũng vậy, tôi luôn cầu nguyện xin ông trời ban cho cha tôi phép màu để cha sống lâu, sống thọ với con cháu. Tôi cảm thấy căm ghét lời phán của vị bác sỹ khi cho rằng mạng sống của cha như ngọn đèn treo trước gió. Bác sỹ chê, bệnh viện cho về, dẫu không tin, nhưng gia đình tôi cũng phải chuẩn bị tinh thần để đương đầu với tình huống xấu nhất.
Dường như trời cao thấu được nỗi lòng của gia đình tôi. Mẹ tôi đi biết bao chùa để xin cầu an cho cha vượt qua cơn hiểm nghèo. Những ngày này, cha tôi như được tiếp thêm sức mạnh, cha vui, cha ăn được uống được nhiều hơn thấy rõ. Ai đến thăm, ngay cả bác sỹ riêng cũng phải ngạc nhiên. Gia đình tôi mừng vui khôn tả. Với đà tiến bộ như thế này, tôi nghĩ cha tôi sẽ vượt qua được thời khắc cam go.
Thế rồi, thời gian được phép về thăm nhà của tôi đã hết, tôi phải thu xếp quay lại trường để tiếp tục khóa học mùa thu. Đêm cuối cùng bên giường bệnh của cha, cũng lại là đêm tôi thức trắng. Cái buổi sáng sớm cay nghiệt mà tôi phải rời gia đình, gạt nước mắt vào lòng, tôi khẽ ôm cha và nói trong nghẹn ngào: “Con chào ba con đi học tiếp nha ba. Con sẽ cố gắng học thật tốt để ba luôn mãi tự hào về con. Con mong ba luôn khoẻ mạnh và sống đời với con cháu, chẳng còn bao lâu nữa, con sẽ về bên ba với tấm bằng Thạc Sỹ trên tay. Ba ơi, hãy cố sống và chờ ngày con mang vinh dự về cho gia đình ba nhé…” giọng tôi như nghẹn lại,mặc dù trong lòng còn bao điều muốn nói. Đau quá với cảnh chia xa thế này…
Ngồi trên máy bay, lòng tôi ngổn ngang trăm bề với bao nhiêu khát khao, ước nguyện để được làm tròn phận hiếu nghĩa với cha. Thời gian là kẻ ích kỹ và tàn nhẫn với tôi nhất. Kiệt sức, tôi ngủ nhoài trên máy bay, chẳng màng đến những xuất ăn bỏ dỡ. Về đến nhà thuê, tôi tranh thủ thu xếp đồ đạc và cố quên bao mệt mỏi, chạy luôn đến trường. Café Trung nguyên là thằng bạn thân thiết nhất với tôi thuở ấy. Nó giúp tôi vượt qua cơn buồn ngủ quái ác vì bị trái múi giờ. Tôi cắm đầu vào học như điên để kịp bài vở với bọn sinh viên Mỹ. Dẫu bận rộn cách mấy, tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình và cập nhật tin tức liên tục về tình hình sức khoẻ của cha ngay trên giảng đường. Cái wifi internet tại trường và tại nhà cũng giúp tôi liên lạc với gia đình dễ dàng hơn, mọi lúc mọi nơi.
Chỉ vỏn vẹn đúng mười ngày sau, kể từ ngày tôi rời quê nhà, thì nhận được hung tin từ gia đình. Hai chân tôi gần như không trụ vững khi nghe thằng con anh Hai báo tin bố tôi vừa mất. Đầu óc tôi quay cuồng như kẻ mất trí. Tôi mất phương hướng, bàng hoàng và không tin nỗi vào tai mình. Sự thật tàn nhẫn với tôi quá. Tim tôi như bị băm nát ra từng mảnh vụn. Tôi muốn gào thét thật to như con thú bị trúng thương. Chẳng lẽ lần về thăm cha cách đây mươi ngày là chuyến thăm định mệnh sao? Ba ơi, con mất cha thật rồi sao…?
Trong khi chờ trời sáng, tôi tranh thủ điện thoại báo cho các anh chị còn đang ở hải ngoại hung tin, để mọi người thu xếp về Saigon gấp. Chờ cho trường bắt đầu làm việc, tôi chạy vội lên khoa với hi vọng được phép cho về dự tang cha. Nghiệt ngã thay khi nghe lời từ chối vì đơn giản, khóa học đã bắt đầu. Tôi không còn sự chọn lựa nào khác. Tôi thực sự bế tắc và đứng một mình trong ngõ cụt. Sự từ chối lạnh lùng với khao khát nhỏ nhoi được về làm hiếu sự và chít mảnh khăn tang. Số phận trớ trêu khiến tôi trở thành kẻ bất hiếu. Điện thoại vội về nhà, tiếng nấc nhiều hơn cả tiếng nói.
Ở quê nhà, mẹ, các anh chị và bạn bè ai cũng cảm thông cho hoàn cảnh của tôi. Dẫu không có tôi, nhưng bạn bè đến rất nhiều. Không ai bảo ai, mỗi người một việc, cùng chung tay lo cho tang lễ người cha quá cố. Cách một bờ đại dương, tôi khóc vì xúc động trước những nghĩa cử bạn bè đã vì mình. Đành phải mang nợ để chờ có dịp mà trả lại cho từng người vậy. Bạn bè đã sống hết nghĩa, khiến đám tang ấm cúng nhiều hơn, dù không có mặt tôi. Dẫu biết rằng, cả trăm bạn đâu bằng sự hiện diện của chính mình. Hoàn cảnh ngặt nghèo quá, tôi đành nhắm mắt buông xuôi. Giữa đất lạ quê người, một mình tôi với nỗi đau khôn tả, không biết chia sẻ cùng ai. Cha ơi, xin thứ lỗi cho con!
Nay trở về mái nhà xưa, cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay với biết bao vinh quang con gặt hái được nơi đất khách, người mà tôi muốn chia sẻ giờ đang phiêu diêu nới chín suối. Cha ơi, dẫu biết rằng cuộc sống với muôn vàn sự đánh đổi, dẫu biết rằng con người không thể nào thoát khỏi vòng luân hồi sanh-lão-bệnh-tử; nhưng quả thực, sự mất mất này với con thực sự không có gì bù đắp được. Vắng cha, gia đình đã thực sự mất đi một vầng ánh dương ngời sáng, luôn soi đường dẫn lối, chỉ bảo cho anh em chúng con hôm nay tất cả được nên người.
Thấm thoát vậy mà chỉ còn một tuần nữa thôi đã đến ngày giỗ giáp năm của Cha rồi, thời gian trôi nhanh đến chóng mặt. Hôm nay, dù chân vẫn chưa hết đau sau một cú ngã xe bất đắc dĩ, tôi vẫn cùng mẹ lên chùa để làm công đức và xin cầu siêu cho cha. Mùa Vu Lan năm nay, gia đình vốn ít người nay lại càng trống vắng hơn. Mất cha rồi, giờ tôi chỉ còn mẹ. Giờ tôi càng thắm thía hơn “ơn nghĩa sinh thành”. Thầm hứa với hương linh của Cha rằng con sẽ thay cha chăm sóc cho mẹ để mẹ sống vui tuổi già, và mong Cha an tâm nơi chín suối.
Tôi không tuyệt vọng, tôi vẫn hạnh phúc vì vẫn còn có mẹ kề bên. Mùa Vu Lan năm nay, dù cha không còn nhưng tôi vẫn được cài trên ngực mình bông hồng màu đỏ thắm. Bông hồng này sẽ mãi luôn nhắc nhở tôi sống sao để trọn phận làm con, trọn đạo làm người. Xin được chia sẻ nỗi mất mát đối với những ai cùng chung cảnh ngộ như tôi và xin được sẻ chia cùng những người bạn với bên những đoá hồng màu trắng tinh tươm.
1.am, August 27th, 2007
timmy_wsu©
Là người Việt, hầu như rất nhiều người biết đến ngày Rằm tháng Bảy, hay còn được gọi bằng một cái tên gần gủi khác: Ngày Vu Lan (Chủ Nhật, tháng 8 ngày 26, 2007) - ngày có ý nghĩa đặc biệt đối với những người may mắn còn đầy đủ cha mẹ trên cõi đời. Khác hẳn với những mùa Vu Lan năm trước, năm nay Vu Lan đến với tôi với vô vàn cảm xúc lẫn tâm trạng về người cha đáng kính.
Cũng thời gian này năm ngoái đây thôi, khi tôi còn đang tranh thủ kỳ nghỉ hè hiếm hoi để ngao du bờ đông của Hoa Kỳ, chiêm ngưỡng Washington D.C - niềm tự hào của nước Mỹ, thì hay tin Cha ở Saigon lâm bệnh nặng. Gạt bỏ tất cả cuộc vui còn đang dang dỡ, bất chấp giá vé mua vội mắc gần gấp đôi dịp bình thường, tôi vội vã thu xếp hành lý vượt Thái Bình Dương trở về Saigon thăm cha.
Về đến nhà, quên cả sự mệt mỏi, tôi xà vào ngay bên giường bệnh của cha. Ở tuổi bảy mươi bảy, cha hốc hác, héo gầy hơn sau những lần chuyển viện và sức khoẻ có phần sa sút hơn vì thuốc men kéo dài và căn bệnh hen xuyễn ác nghiệt đeo đuổi cha dai dẳng. Cầm tay cha, tôi cố dấu nước mắt ngược vào lòng khi thấy cha xanh xao hốc hác. Trời còn thương đứa con út này, nên vẫn còn cho tôi cơ hội quí giá để gặp lại người đã cho tôi hình hài và có được sự sống hôm nay. Cha cũng mừng không kém khi thấy đứa con đi học xa nhà nay về thăm mình. Ông càng vui hơn khi nghe tôi nói khẽ “Ba ơi, con về bên ba rồi nè ba…”
Tôi được trường cho về thăm nhà chỉ vỏn vẹn đúng mười ngày và mỗi ngày với tôi thật là quí giá. Suốt thời gian ngắn ngủi này, tôi luôn cùng mẹ và các anh em quây quần bên cha, khiến ông cụ cảm thấy vui hơn và bớt đau hơn trên giường bệnh, cái đau như được đồng cảm và sẻ chia. Dù có người giúp việc luôn túc trực chăm lo cho cha, nhưng tôi luôn giành làm những viêc gì tốt nhất có thể cho cha tôi lúc này. Tôi muốn tự tay đút cho cha miếng cháo, ly sữa; lau mình hay chỉ là việc thay tả cho cha, giống như ngày tôi còn bé, cha đã chăm sóc tôi như thế.
Tôi không quảng khó nhọc mỗi khi chăm sóc bên giuờng bệnh của cha. Với chừng ấy đêm về thăm nhà, là chừng ấy đêm tôi thức gần như trắng để canh từng giọt nước biển truyền cho cha. Tôi muốn mẹ có được giấc ngủ tròn hơn vì những ngày tháng vừa rồi, mẹ đã cực nhọc, vất vả lắm rồi. Mẹ không hé răng than van dù chỉ một lời, nhưng tôi hiểu tất cả. Cha ơi, mẹ và anh em chúng con đang làm tốt nhất những gì có thể để giành lấy sinh mạng của cha từ tay thần chết. Chúng con yêu cha và không muốn mất cha, xin hãy sống với chúng con để chúng con được phụng dưỡng cha, cha nhé!
Đêm nào cũng vậy, tôi luôn cầu nguyện xin ông trời ban cho cha tôi phép màu để cha sống lâu, sống thọ với con cháu. Tôi cảm thấy căm ghét lời phán của vị bác sỹ khi cho rằng mạng sống của cha như ngọn đèn treo trước gió. Bác sỹ chê, bệnh viện cho về, dẫu không tin, nhưng gia đình tôi cũng phải chuẩn bị tinh thần để đương đầu với tình huống xấu nhất.
Dường như trời cao thấu được nỗi lòng của gia đình tôi. Mẹ tôi đi biết bao chùa để xin cầu an cho cha vượt qua cơn hiểm nghèo. Những ngày này, cha tôi như được tiếp thêm sức mạnh, cha vui, cha ăn được uống được nhiều hơn thấy rõ. Ai đến thăm, ngay cả bác sỹ riêng cũng phải ngạc nhiên. Gia đình tôi mừng vui khôn tả. Với đà tiến bộ như thế này, tôi nghĩ cha tôi sẽ vượt qua được thời khắc cam go.
Thế rồi, thời gian được phép về thăm nhà của tôi đã hết, tôi phải thu xếp quay lại trường để tiếp tục khóa học mùa thu. Đêm cuối cùng bên giường bệnh của cha, cũng lại là đêm tôi thức trắng. Cái buổi sáng sớm cay nghiệt mà tôi phải rời gia đình, gạt nước mắt vào lòng, tôi khẽ ôm cha và nói trong nghẹn ngào: “Con chào ba con đi học tiếp nha ba. Con sẽ cố gắng học thật tốt để ba luôn mãi tự hào về con. Con mong ba luôn khoẻ mạnh và sống đời với con cháu, chẳng còn bao lâu nữa, con sẽ về bên ba với tấm bằng Thạc Sỹ trên tay. Ba ơi, hãy cố sống và chờ ngày con mang vinh dự về cho gia đình ba nhé…” giọng tôi như nghẹn lại,mặc dù trong lòng còn bao điều muốn nói. Đau quá với cảnh chia xa thế này…
Ngồi trên máy bay, lòng tôi ngổn ngang trăm bề với bao nhiêu khát khao, ước nguyện để được làm tròn phận hiếu nghĩa với cha. Thời gian là kẻ ích kỹ và tàn nhẫn với tôi nhất. Kiệt sức, tôi ngủ nhoài trên máy bay, chẳng màng đến những xuất ăn bỏ dỡ. Về đến nhà thuê, tôi tranh thủ thu xếp đồ đạc và cố quên bao mệt mỏi, chạy luôn đến trường. Café Trung nguyên là thằng bạn thân thiết nhất với tôi thuở ấy. Nó giúp tôi vượt qua cơn buồn ngủ quái ác vì bị trái múi giờ. Tôi cắm đầu vào học như điên để kịp bài vở với bọn sinh viên Mỹ. Dẫu bận rộn cách mấy, tôi vẫn giữ liên lạc với gia đình và cập nhật tin tức liên tục về tình hình sức khoẻ của cha ngay trên giảng đường. Cái wifi internet tại trường và tại nhà cũng giúp tôi liên lạc với gia đình dễ dàng hơn, mọi lúc mọi nơi.
Chỉ vỏn vẹn đúng mười ngày sau, kể từ ngày tôi rời quê nhà, thì nhận được hung tin từ gia đình. Hai chân tôi gần như không trụ vững khi nghe thằng con anh Hai báo tin bố tôi vừa mất. Đầu óc tôi quay cuồng như kẻ mất trí. Tôi mất phương hướng, bàng hoàng và không tin nỗi vào tai mình. Sự thật tàn nhẫn với tôi quá. Tim tôi như bị băm nát ra từng mảnh vụn. Tôi muốn gào thét thật to như con thú bị trúng thương. Chẳng lẽ lần về thăm cha cách đây mươi ngày là chuyến thăm định mệnh sao? Ba ơi, con mất cha thật rồi sao…?
Trong khi chờ trời sáng, tôi tranh thủ điện thoại báo cho các anh chị còn đang ở hải ngoại hung tin, để mọi người thu xếp về Saigon gấp. Chờ cho trường bắt đầu làm việc, tôi chạy vội lên khoa với hi vọng được phép cho về dự tang cha. Nghiệt ngã thay khi nghe lời từ chối vì đơn giản, khóa học đã bắt đầu. Tôi không còn sự chọn lựa nào khác. Tôi thực sự bế tắc và đứng một mình trong ngõ cụt. Sự từ chối lạnh lùng với khao khát nhỏ nhoi được về làm hiếu sự và chít mảnh khăn tang. Số phận trớ trêu khiến tôi trở thành kẻ bất hiếu. Điện thoại vội về nhà, tiếng nấc nhiều hơn cả tiếng nói.
Ở quê nhà, mẹ, các anh chị và bạn bè ai cũng cảm thông cho hoàn cảnh của tôi. Dẫu không có tôi, nhưng bạn bè đến rất nhiều. Không ai bảo ai, mỗi người một việc, cùng chung tay lo cho tang lễ người cha quá cố. Cách một bờ đại dương, tôi khóc vì xúc động trước những nghĩa cử bạn bè đã vì mình. Đành phải mang nợ để chờ có dịp mà trả lại cho từng người vậy. Bạn bè đã sống hết nghĩa, khiến đám tang ấm cúng nhiều hơn, dù không có mặt tôi. Dẫu biết rằng, cả trăm bạn đâu bằng sự hiện diện của chính mình. Hoàn cảnh ngặt nghèo quá, tôi đành nhắm mắt buông xuôi. Giữa đất lạ quê người, một mình tôi với nỗi đau khôn tả, không biết chia sẻ cùng ai. Cha ơi, xin thứ lỗi cho con!
Nay trở về mái nhà xưa, cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay với biết bao vinh quang con gặt hái được nơi đất khách, người mà tôi muốn chia sẻ giờ đang phiêu diêu nới chín suối. Cha ơi, dẫu biết rằng cuộc sống với muôn vàn sự đánh đổi, dẫu biết rằng con người không thể nào thoát khỏi vòng luân hồi sanh-lão-bệnh-tử; nhưng quả thực, sự mất mất này với con thực sự không có gì bù đắp được. Vắng cha, gia đình đã thực sự mất đi một vầng ánh dương ngời sáng, luôn soi đường dẫn lối, chỉ bảo cho anh em chúng con hôm nay tất cả được nên người.
Thấm thoát vậy mà chỉ còn một tuần nữa thôi đã đến ngày giỗ giáp năm của Cha rồi, thời gian trôi nhanh đến chóng mặt. Hôm nay, dù chân vẫn chưa hết đau sau một cú ngã xe bất đắc dĩ, tôi vẫn cùng mẹ lên chùa để làm công đức và xin cầu siêu cho cha. Mùa Vu Lan năm nay, gia đình vốn ít người nay lại càng trống vắng hơn. Mất cha rồi, giờ tôi chỉ còn mẹ. Giờ tôi càng thắm thía hơn “ơn nghĩa sinh thành”. Thầm hứa với hương linh của Cha rằng con sẽ thay cha chăm sóc cho mẹ để mẹ sống vui tuổi già, và mong Cha an tâm nơi chín suối.
Tôi không tuyệt vọng, tôi vẫn hạnh phúc vì vẫn còn có mẹ kề bên. Mùa Vu Lan năm nay, dù cha không còn nhưng tôi vẫn được cài trên ngực mình bông hồng màu đỏ thắm. Bông hồng này sẽ mãi luôn nhắc nhở tôi sống sao để trọn phận làm con, trọn đạo làm người. Xin được chia sẻ nỗi mất mát đối với những ai cùng chung cảnh ngộ như tôi và xin được sẻ chia cùng những người bạn với bên những đoá hồng màu trắng tinh tươm.
1.am, August 27th, 2007
timmy_wsu©