Tầm Tứ

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Thiền thứ hai "Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầmtứ chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần.
[BUBBLE]
Chào các bạn,

:khi19:Trong Giới Định Huệ, thì đây là một bài thuộc về Định học, Diệt Tầm và Tứ để vào nhị thiền, Nhưng điểm chúng ta muốn nói dưới đây là Sơ Thiền. Vậy muốn đạt sơ thiền, Hành giả phải tu như thế nào? [/BUBBLE]

Tầm là hướng tâm vào đối tượng, Tứ là bám chặt tâm trên đối tượng ấy. Ví dụ cho hành giả dùng sự phồng xẹp của bụng làm đối tượng, khi tâm ôm khít khao sự chuyển động của bụng, và ngoài sự chuyển động đó tâm không còn biết gì khác, thì lúc ấy chi thiền Tầm và Tứ đã rõ rệt.

thiền Chỉ Tầm và Tứ có khả năng đè nén 2 triền cái Hôn thụy và Nghi, trong khi nơi thiền Minh sát Tầm Tứ hợp với những tâm sở khác quán sát, nhận chân Khổ Tập để hướng về Diệt Đạo.

Tầm (vitakka) là trạng thái hướng tâm đến một đối tượng; nhiệm vụ nó là đập mạnh vào.

Tứ (vicàra) là tư duy được nâng lên cao độ. Ðặc tính của nó là liên tục nhấn mạnh vào đối tượng. Nhiệm vụ của nó là khiến cho những tâm pháp đều tập trung trên đối tượng.

Mặc dù tầm và tứ không rời nhau, nhưng tầm có nghĩa là sự xúc chạm đầu tiên của tâm với đối tượng, như đánh lên một tiếng chuông.

Còn tứ là buộc tâm vào một chỗ, như rung chuông. Hơn nữa, tầm được ví như bàn tay nắm chặt cái đĩa kim loại bị hoen rỉ, còn tứ như bàn tay chà xát cái đĩa ấy bằng một mảnh dẻ tẩm dầu.

Hoặc khi ta vẽ một cái vòng tròn thì cây kim cố định giữa trung tâm ví như tầm, cây kim di động vòng quanh cái tâm điểm đó gọi là tứ. Sơ thiền được xảy đến cùng lúc với tầm và tứ nên được gọi là "Câu hữu với tầm tứ". Sách Thanh tịnh đạo. Thích Phước Sơn biên soạn

Xin cùng mọi người chia sẽ, và trợ duyên cho bài này.

tn, kính
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chúng sinh sợ Quả

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 3 2012
Bài viết
293
Điểm tương tác
104
Điểm
43
Thiện Nhẫn có căn duyên lành tìm được nhiều sách quý!
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
ThienNhan đã tự động thở bằng bụng chưa?

Có, luôn luôn hàng ngày khi nào rãnh, còn làm việc thì không nhớ.

Cách thở này, từ sách nguồn thiền, của cố HT. Giới Nghiêm biên soạn. Rất hay.

Khi Hành giả bị khẩn trương, Hay sình bụng, khó thở...Chỉ cần tập trong 5 hay 10 phúc là cảm thấy sụ an lạc liền.

Chúc tinh tấn.

tn, kính

(Ghi chú: Nhưng mục tiêu cứu cánh là đạt thiền mới là quan trọng.)
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào đh TN
Xin chia sẻ cùng TN
ptd không có tọa thiền nhiều vì gia cảnh và tâm tư đa đoan .
Thỉnh thoảng có ngồi thiền bằng theo dõi hơi thở hoặc không chú ý đến vọng tưởng
Có khi thiền quán Tứ Niệm Xứ
Thường là tập tham câu kinh, chỗ khởi nghi tình . Quên hết mình đang làm gì. Lại trở về thực tập chánh niệm biết mình đang làm gì
Sau khi tọa thiền thì cảm thấy sảng khoái tâm hồn, còn thiền duyệt hỷ lạc như nghe tiếng nhạc , mùi hương, ngũ sắc .. thì không có
Xin hỏi đh : Còn Sơ thiền , nhị thiền , tam thiền , tứ thiền mà đh Thiện Nhẫn nói đến trong bài đầu là giống với cảnh giới sơ thiền , nhị thiền, tam thiền , tứ thiền của Sắc Giới thiên hay không
Cám ơn đh
 
D

dieungo

Guest
TN
Có, luôn luôn hàng ngày khi nào rãnh
để ý nếu thấy khi thở cái bụng nó tự động phồng xẹp không cần dùng ý thì chuyển sang để ý hơi thở cả trong khi làm việc (như vậy sẽ tốt hơn là để ý cái bụng trong khi làm việc)
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
Chào đh TN
Xin chia sẻ cùng TN
ptd không có tọa thiền nhiều vì gia cảnh và tâm tư đa đoan .
Thỉnh thoảng có ngồi thiền bằng theo dõi hơi thở hoặc không chú ý đến vọng tưởng
Có khi thiền quán Tứ Niệm Xứ
Thường là tập tham câu kinh, chỗ khởi nghi tình . Quên hết mình đang làm gì. Lại trở về thực tập chánh niệm biết mình đang làm gì
Sau khi tọa thiền thì cảm thấy sảng khoái tâm hồn, còn thiền duyệt hỷ lạc như nghe tiếng nhạc , mùi hương, ngũ sắc .. thì không có
Xin hỏi đh Sơ thiền , nhị thiền , tam thiền , tứ thiền này là giống với cảnh giới của Sắc Giới thiên hay không
Cám ơn đh

Thỉnh thoảng có ngồi thiền bằng theo dõi hơi thở hoặc không chú ý đến vọng tưởng
Có khi thiền quán Tứ Niệm Xứ
Cái này có nói nhiều trong sách thiền, và trong Kinh giảng! Điều này đ/h quay trở lại một hoặc hai lần tự nghiên cứu và so lại "Cái Pháp nào hợp cho mình thì giữ, cái nào nghịch thì thôi" Đó là căn bản của người tự học. Nếu có Thầy thì trao đổi tốt hơn. Riêng tn cũng làm giống như vậy.

Thường là tập tham câu kinh, chỗ khởi nghi tình . Quên hết mình đang làm gì. Lại trở về thực tập chánh niệm biết mình đang làm gì
Sau khi tọa thiền thì cảm thấy sảng khoái tâm hồn,
Điều này, đ/h đã làm rồi mà, đ/h đã viết bài "Tịnh độ..." Quán trở lại thử một lần nữa xem, Nếu thấy được "Nghi tình" phá được, thì giống như uống nước cam lồ rồi.

Xin hỏi đh Sơ thiền , nhị thiền , tam thiền , tứ thiền này là giống với cảnh giới của Sắc Giới thiên hay không
Câu này, đ/h tự tìm trong sách "Thiền Nguyên thủy" hay " Thiền Như Lai". Lời dạy của Quí Thầy và trong Kinh mới là điều chắc chắn. Đó mới thật sự là Luận chủ.

tn xin đính chánh những điều biết của tn, cũng là học nơi kinh và những cái mình có thực hành.

Vả lại việc Huân tu là cã một đời người. Cần phải kỷ lưỡng, tìm tận gốc, học tận nguồn. Thà học chậm, biết ít. Còn hơn học nhiều, mà không thực hành.

Chúc Đ/h gặt hái trong sự học tập.

tn thân ái.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Chào bạn TN


Không biết mới hỏi . Biết ai hỏi làm gì nữa. Mình thật sự không biết nghĩa của sơ thiền , nhị thiền , tam thiền , tứ thiền . Hóa ra hỏi là làm phiền .
Xin lỗi nhé
 

Thiện Nhẫn

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 2 2012
Bài viết
52
Điểm tương tác
21
Điểm
8
[BUBBLE]
Tôi không phải là người làm hiểm, bởi vì chưa đạt được thiền, hoặc biết ít mà nói nhiều. Thì mang tội vọng ngữ.

Về sơ thiền, có thể Quí vị tham khảo tại... Đoạn năm triền cái Của thành viên chủ đạo Diễn đàn Tanphuqm.

tn, thân kính.
[/BUBBLE]
 
D

dieungo

Guest
Chào TN và Phithuydu!
hãy tìm hiểu cái ý trung đạo mà các tổ trung hoa dạy trụ vào, trong phương pháp quán hơi thở của Thế Tôn trong kinh A hàm nếu tìm được coi như đã hiểu về thiền vậy.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên