V

Thân kiến là gì ?

  • Người khởi tạo VQ6
  • Ngày bắt đầu
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

VQ6

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
25/3/15
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Kính thưa quí Thầy, quí Cô và các Bạn:

Xin cho con hỏi: THẾ NÀO LÀ THÂN KIẾN ?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Bạn Vấn Đạo mến.

Thân kiến là sự thấy biết về thân của ta.

Có 3 trường hợp về Thân kiến:

1/. Biên kiến. Là cái thấy về thân bị lệch lạc. Như thấy thân này sau khi chết mất hẳn.- Đó là đoạn kiến. Thấy sau khi chết, thì có một linh hồn thừơng tại .- Đó là thường kiến.

2/. Tà kiến. Là thấy thân này do một đáng Tạo hóa dựng lập nên, và tất cả đều theo ý của đấng ấy.

3/. Chánh kiến. Là thấy thân này là giả , huyễn, do 5 ấm Sắc, thọ, tưởng, hành, thức giả hợp mà thành, nên vô thừong, khổ, vô ngã.

Dứt trừ biên kiến và tà kiến, thấy bằng Chánh kiến là điều kiện đầu tiên, để người đệ tử Phật chứng được quả Tư Đà hoàn.

Mến.
 

VQ6

Administrator
Thành viên BQT
Tham gia
25/3/15
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28

3/. Chánh kiến. Là thấy thân này là giả , huyễn, do 5 ấm Sắc, thọ, tưởng, hành, thức giả hợp mà thành, nên vô thừong, khổ, vô ngã.

Dứt trừ biên kiến và tà kiến, thấy bằng Chánh kiến là điều kiện đầu tiên, để người đệ tử Phật chứng được quả Tư Đà hoàn.

Kính thưa quí Thầy.

Vậy muốn được quả Dự Lưu (Tư Đà Hoàn), phải hội đủ các điều kiện nào ạ ?
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Muốn được quả Dự Lưu (Tư Đà Hoàn), phải hội đủ các điều kiện nào ạ ?

Các điều kiện để được quả Dự lưu là:

1. Sakàyaditthi (thân kiến), Như trên đã nói.

2) Vicikicchà (nghi), Là dứt trừ sự nghi ngờ 3 ngôi Tam Bảo, dứt trừ sự nghi ngờ Nhân quả.

3) Sìlabbataparàmàsa (giới cấm thủ), Là dứt trừ sự giữ giới một cách mê tín, như tin là ăn phân bò sẽ được giải thoát v.v...

Người nào diệt được 3 phiền não này, đức Phật ấn chứng họ được quả Tư Đà hoàn, bước vào giòng Thánh, chỉ 7 lần sanh tử nữa là được quả A -la- hán. (theo kinh điển hệ Nikaya)
 

bangtam

Phó Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (
Phật tử
Tham gia
15/7/10
Bài viết
2,819
Điểm tương tác
838
Điểm
113
Kính lễ thâỳ vienquang6 !

Thưa, nêú ngưoì naò không có Biên-kiến, Tà-Kiến mà có được Chánh-Kiến (tin, hiêủ rõ Tam-Baỏ) nhưng không phaỉ là Phật-tử thì có đựoc quả Tu-Đà-Hoàn không ?
Kính xin thâỳ chỉ dạy cho con.


Kính
bangtam
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
nêú ngưoì naò không có Biên-kiến, Tà-Kiến mà có được Chánh-Kiến (tin, hiêủ rõ Tam-Baỏ) nhưng không phaỉ là Phật-tử thì có đựoc quả Tu-Đà-Hoàn không ?

bangtam

Kính Đạo hữu bangtam và quí ĐH.

Theo các điển hệ Nikaya, thì 4 quả Samon chỉ có đệ tử Phật, người đã thâm tín Tam Bảo mới có thể chứng đắc được. Như các bài kinh sau đây, đã dạy:

Kinh pháp kính: Này Ananda, thật không có gì lạ, vấn đề con người phải mệnh chung. Nhưng mỗi lần có người mệnh chung lại đến hỏi Như Lai về vấn đề này thời Ananda, như vậy làm phiền nhiễu Như Lai. Này Ananda, vì vậy ta sẽ giảng Pháp kính (Gương chánh pháp) để Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác".
9. Này Ananda, Pháp kính ấy là gì mà Thánh đệ tử, sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn, sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác". Này Ananda, vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật: "Thế Tôn là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Vị ấy có chánh tín đối với chánh pháp: "Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng dạy, thiết thực, vượt ngoài thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng giải thoát, được kẻ trí tự mình thâm hiểu". Vị ấy có chánh tín đối với chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân chánh tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trực tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân trí tu hành, chúng Tăng đệ tử Thế Tôn chân tịnh tu hành, tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn đáng được nghênh đón, đáng được cúng dường, đáng được chiêm ngưỡng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở trên đời, cụ túc giới hạnh, được bậc Thánh mến chuộng, được viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, những giới hạnh đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị ảnh hưởng bởi đời sau. Hướng dẫn đến thiền định".
Này Ananda, chính Pháp kính này mà Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: "Đối với ta, sẽ không còn địa ngục, sẽ không còn tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỷ, đọa xứ, ác thú. Ta đã chứng quả Dự lưu, nhứt định không đọa ác đạo, sẽ đạt chánh giác".

( Kinh Trường Bộ tập I * Trang 573 * * Trang 574 *)


(Kinh Trường Bộ tập I trang 659,
kinh Đại Bát Niết Bàn)

“Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh Đạo, thời ở đấy không có đệ nhất Sa Môn, ở đấy không có đệ nhị Sa Môn, cũng không có đệ tam Sa Môn, cũng không có đệ tứ Sa Môn. Này subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh Đạo thời ở đấy có đệ nhất Sa Môn, đệ nhị Sa Môn, cũng có đệ tam Sa Môn, cũng có đệ tứ Sa Môn. Những hệ thống ngoại đạo khác đều không Sa Môn. Này suhadda, nếu những vị Tỳ kheo này sống chân chánh, thời đại này không vắng những vị A La Hán”.

Như vậy, đức Phật đã ấn chứng và cho phép hành giả được phép, tự mình nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình chứng được 4 quả Sa Môn như trên.

Kính
 

Ba Phải Thiền Sư

Registered
Phật tử
Tham gia
23/10/15
Bài viết
33
Điểm tương tác
23
Điểm
8
Thực ra, cho dù có đạt được những tâm như thế, nhưng lấy ai có kinh nghiệm để đảm bảo rằng "người này đã chứng quả Nhập Lưu"? Thôi thì chớ có bận tâm nhiều, cứ thế mà tu tập tiếp thôi. Dừng lại kẻo lại kẹt!
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thực ra, cho dù có đạt được những tâm như thế, nhưng lấy ai có kinh nghiệm để đảm bảo rằng "người này đã chứng quả Nhập Lưu"? Thôi thì chớ có bận tâm nhiều, cứ thế mà tu tập tiếp thôi. Dừng lại kẻo lại kẹt!

Quả là pháp khí đại thừa. :icon_prost:
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/16
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Bạn Vấn Đạo mến.

Thân kiến là sự thấy biết về thân của ta.

Có 3 trường hợp về Thân kiến:

1/. Biên kiến. Là cái thấy về thân bị lệch lạc. Như thấy thân này sau khi chết mất hẳn.- Đó là đoạn kiến. Thấy sau khi chết, thì có một linh hồn thừơng tại .- Đó là thường kiến.

2/. Tà kiến. Là thấy thân này do một đáng Tạo hóa dựng lập nên, và tất cả đều theo ý của đấng ấy.

3/. Chánh kiến. Là thấy thân này là giả , huyễn, do 5 ấm Sắc, thọ, tưởng, hành, thức giả hợp mà thành, nên vô thừong, khổ, vô ngã.

Dứt trừ biên kiến và tà kiến, thấy bằng Chánh kiến là điều kiện đầu tiên, để người đệ tử Phật chứng được quả Tư Đà hoàn.

Mến.

Kính đạo hữu Vienquang6,
caiten được nghe:

-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không hiểu rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không hiểu rõ các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, xem sắc như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có sắc, hay xem sắc như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong sắc; xem thọ như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thọ, hay xem thọ như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thọ; xem tưởng như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có tưởng, hay xem tưởng như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong trưởng; xem hành như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có hành, hay xem hành như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong hành; xem thức như là tự ngã, hay xem tự ngã như là có thức, hay xem có thức như là trong tự ngã, hay xem tự ngã như là trong thức.
Đại Kinh Mãn Nguyệt - Trung Bộ Kinh

Như vậy ở đây có sự sai khác gì giữa những điều đạo hữu đã nói và những gì Thế Tôn đã dạy?

-- Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là không thân kiến?
-- Ở đây, này Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chơn nhân, thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, tu tập pháp các bậc Chơn nhân, không xem sắc như là tự ngã, hay không xem tự ngã như là có sắc, hay không xem sắc như là trong tự ngã, hay không xem tự ngã như là trong sắc; không xem thọ như là tự ngã...., không xem tự ngã như là trong thọ; không xem tưởng như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong tưởng; không xem hành như là tự ngã... , hay không xem tự ngã như là trong hành; không xem thức như là tự ngã... , không xem tự ngã như là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không thân kiến.

Ở đây, có phải không thân kiến có phải là chánh kiến đang được đạo hữu nói đến?
Lành thay nếu được đạo hữu chia sẻ về vấn đề này.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Thành viên BQT
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6/2/07
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính đạo hữu Vienquang6,
caiten được nghe:



Như vậy ở đây có sự sai khác gì giữa những điều đạo hữu đã nói và những gì Thế Tôn đã dạy?



Ở đây, có phải không thân kiến có phải là chánh kiến đang được đạo hữu nói đến?
Lành thay nếu được đạo hữu chia sẻ về vấn đề này.

Kính mừng bạn có chánh kiến.

Mong bạn phát huy tu tập.

Mến
 

caiten

Registered
Phật tử
Tham gia
23/8/16
Bài viết
23
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Kính mừng bạn có chánh kiến.

Mong bạn phát huy tu tập.

Mến

Đạo hữu Vienquang6 kính,
Lành thay khi đạo hữu đã nhận ra sự sai khác giữa những gì đạo hữu nói và những gì Thế Tôn dạy.
Không chỉ nói về thân kiến, Thế Tôn còn nói về thân kiến tập khởi, thân kiến đoạn diệt.

-- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường đưa đến thân kiến tập khởi và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi?
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc.
6-8) ... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
9) ... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.
10) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi. Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến khổ tập khởi.
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt?
12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử thấy rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, thấy rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân; không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc.
13-15) ... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
16) ... không quán thức như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức.
17) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến sự khổ đoạn diệt.
TƯƠNG ƯNG BỘ - Tương Ưng Uẩn
Như vậy là pháp về thân kiến được giảng đầy đủ .
Nhờ thọ trị chân chánh mà các vị đệ tử của Phật khi được hỏi về thân kiến, các ngài đều trả lời như thật như chân.

-- Thưa Ni sư, thế nào là thân kiến?
-- Ở đây, Hiền giả Visakha, kẻ vô văn phàm phu không đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không đến yết kiến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, xem sắc là tự ngã hay xem tự ngã là có sắc, hay xem sắc là trong tự ngã hay xem tự ngã là trong sắc; xem thọ là tự ngã, hay xem tự ngã là có thọ, hay xem thọ là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thọ; xem tưởng là tự ngã, hay xem tự ngã là có tưởng, hay xem tưởng là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong tưởng; xem hành là tự ngã, xem tự ngã là có hành, hay xem hành là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong hành; xem thức là tự ngã, hay xem tự ngã là có thức, hay xem thức là trong tự ngã, hay xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là thân kiến.
-- Thưa Ni sư, thế nào là không phải thân kiến?
-- Ở đây, Hiền giả Visakha, vị Ða văn Thánh đệ tử đến yết kiến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đến yết kiến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc; không xem thọ là tự ngã, không xem tự ngã là có thọ, không xem thọ là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thọ; không xem tưởng là tự ngã, không xem tự ngã là có tưởng, không xem tưởng là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong tưởng; không xem các hành là tự ngã, không xem tự ngã là có các hành, không xem các hành là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong các hành; không xem thức là tự ngã, không xem tự ngã là có thức, không xem thức là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong thức. Như vậy, Hiền giả Visakha, là không có thân kiến.
TRUNG BỘ KINH - Tiểu Kinh Phương Quảng - Đoạn đối thoại giữa Tỳ kheo ni Dhammadinna và nam cư sĩ Visakha

Lại nữa, có sự sai khác giữa chánh kiến đạo hữu đã nêu và chánh kiến được tuyên dạy.
Chánh kiến, thế nào là chánh kiến?

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc trí tuệ, tuệ căn, tuệ lực, trạch pháp giác chi, chánh kiến, đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.
TRUNG BỘ KINH - Đại Kinh Bốn Mươi

Và này đạo hữu, có hai duyên để chánh kiến được sanh khởi:

-- Này Hiền giả, có bao nhiêu duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi?
-- Này Hiền giả, có hai duyên khiến chánh tri kiến sanh khởi: Tiếng của người khác và như lý tác ý. Này Hiền giả, do hai duyên này, chánh tri kiến sanh khởi.
TRUNG BỘ KINH - Đại Kinh Phương Quảng - Đoạn đàm đạo giữa Tôn giả Maha Kotthita và Tôn giả Sariputta (Tôn giả Maha Kotthita đặt câu hỏi, Tôn giả Sariputta trả lời)

Nay tiếng của bậc thánh đã được nghe, phần chúng ta như lý tác ý không thành tựu, thời chánh kiến cũng không thành tựu. Do vậy caiten hoan hỷ trước lời nhắn gửi :

Mong bạn phát huy tu tập.

Kính chúc đạo hữu tăng thịnh trong pháp!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Thành viên BQT
Tham gia
23/8/10
Bài viết
3,883
Điểm tương tác
774
Điểm
113

3) Sìlabbataparàmàsa (giới cấm thủ), Là dứt trừ sự giữ giới một cách mê tín, như tin là ăn phân bò sẽ được giải thoát v.v...

Dạ, Đạo gì ngộ vậy Thầy, ăn phân bò mà được iải thoát! Nếu có việc này thì chắc phân bò sẽ lên giá. Hiiiiiiiiiiiiiii
 

Thiên Không

Active Member
Thành viên BQT
Tham gia
19/4/18
Bài viết
783
Điểm tương tác
212
Điểm
43
duc-pha-thich-ca-m1664.jpg
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top