Thi la Ba La Mật

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Thi la Ba la mật.

Thi la nghĩa là tánh thường hành thiện, không ưa phóng dật. Bản tánh của con người lúc mới sanh là tánh thiện, theo phạm trù nhân sinh thế gian, ”Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”. Giử tâm hành thiện hoặc có thọ giới hoặc không thọ giới đều gọi là “Thila”, như có người chẳng theo đạo gì lại củng không làm điều ác gì không sát, đạo, dâm, không rượu chè be bét, nói lời chính đáng thì củng được gọi là “thi la”. Ba la mật là vượt qua bờ bên kia. Chính là vượt thoát sanh tử

Thi la Ba la mật, là giữ tánh tướng vượt qua bờ bên kia. Nghĩa là “Trì giới vượt thoát sinh tử.”
Trì giới cầu Phật đạo, là trì giới cầu vô thượng Đạo, vô thượng Bồ Đề, vượt thoát sanh tử_Thi La Ba La Mật .
Hàng cư sỉ tại gia có năm giới phải giử.
Năm giới là :
1/ Không sát sanh.
2/Không trộm cắp.
3/Không tà dâm.
4/Không vọng ngữ.
5/Không uống rượu.

Như Phật dạy: “Có năm thứ bố thí lớn”. Những gì là năm? 1- Không sát sanh, là việc bố thí lớn, 2- Không trộm cắp, là việc bố thí lớn 3- Không tà dâm, là việc bố thí lớn 4- Không nói dối, 5- Không uống rượu, cũng như vậy.

Không sát sanh:

Không sát sanh, nghĩa là không tác ý đoạn dứt thọ mạng của vạn loài chúng sanh. Cố ý sát sanh mới thành tội giết.

Thân hành tội giết như chém chặt, đập, đốt…., tra tấn dã man. Tước đoạt tài vật, phương tiện duy nhất chúng sanh nuôi thọ mạng củng mang tội giết. Như con cá mà bắt bỏ lên bờ khô, con chim mà cắt lông cánh, có người phóng sanh lại mang con cá nước ngọt thả ra biển. Đều mang tội giết. Trường hợp phóng sanh đó do thiếu trí tuệ, thế gian trí, dẩn sanh đưa đến tội giết. Có người lại thích trò chơi nuôi thú hoang dã, thú hoang dã mà đưa ra khỏi môi trường sống của thú ấy là thú sớm muộn gì củng chết. Làm chia lìa cặp đôi uyên ương củng mang tội giết, vì uyên ương có cặp có đôi chia lìa thì cả hai sẻ chết.

Khẩu hành tội giết như nói lời chua cay độc địa làm nảo hại chúng sanh dẩn đến chết hoặc đau bịnh rồi chết như chúng ta thỉnh thoảng có nghe Ông A do tức tối vì bị Bà B nói cay nói độc, cải không được ấm ức sanh bịnh mà chết đó là bà B đã mang tội sát sanh, dù sự việc của bà nói là thật nhưng nói không đúng thời không đúng lúc, nói với ý độc địa.

Tác ý giết hại thọ mạng chúng sanh chỉ nghỉ thôi củng thành tội giết, chẳng cần đợi ra tay ví dụ như nghĩ rằng “Kỳ này mầy khó sống với tao” củng phạm giới sát tác ý như vậy rồi sớm muộn gì củng động thân động khẫu.

Do thiếu tâm từ bi chỉ muốn lấy mạng chúng sanh nuôi sống mạng mình, thõa mản khẩu vị, thỏa mãn lục căn mắt muốn nhìn thấy cái chết của chúng sanh, tai muốn nghe âm thanh gào thét tức tưỡi của cái sự chết, mũi muốn ngửi thấy mùi của thịt sống nướng trên lửa, lưởi muốn nếm mùi vị của thịt. Tất cã đều là tội giết thọ mạng của chúng sanh.

Sát sanh là tội nặng nhất trong các tội. vì đối với chúng sanh thọ mạng trong hiện kiếp là quý báu nhất và hơn tất cả của báu. Như trong chuyện tàu Titanic gặp nạn. Mọi người chỉ cốt tìm đường sống bằng bất cứ mọi cách, thậm chí có người nhảy đại xuống biễn từ tầm cao 20m, hoảng loạn chẳng cần tính toán chỉ chọn lựa giửa hai đường sống và chết. và có người tài sản mất hết, chỉ còn mãnh vải che rách tả tơi nhưng thoát chết lại mừng rở không gì sánh bằng. Vì vậy, thọ mạng trong hiện kiếp của chúng sanh là quý báu nhất nên củng vì thế sát sanh là tội nặng nhất trong các tội và công đức không sát sanh, bảo hộ thọ mạng của muôn loại chúng sanh là công đức lớn nhất.

Thấy người đi đường bị nạn, chỉ có ta và người bị nạn, nếu ta thờ Giáo Chủ Đạo “Mackeno” thì ta đã phạm giới sát, nếu ta cứu giúp bằng từ bi tâm chẳng tính toán gì chỉ biết giúp hết mình, hết khả năng của mình, thi ân không cầu báo thì chẳng phạm giới sát mà ngược lại công đức thù thắng vô lượng.

Như bạn vào toalet, lổ của “bàn ngồi” nước phân lẩn lộn, có một con cóc con lọt trong ấy, lên chẳng được chỉ chờ chết. Chỉ còn cách dùng tay mà vớt nó lên may ra còn sống, lại nghỉ xá gì mạng của con cóc con mà phải dơ tay ấy là phạm giới sát mặc dù ta không giết ấy là nó tự vào. Lại nghỉ, “Ta biết tiếc mạng sống, yêu thân mình thì kia củng vậy, cùng với ta không khác” vớt con cóc nhỏ lên, công đức này là vô lượng. Không làm ngơ, vì làm ngơ là phạm giới sát, luôn luôn khởi từ tâm làm vạn loại chúng sanh được an vui, khởi bi tâm làm vạn loại chúng sanh không còn ưu phiền khổ nảo.

Không phạm giới sát, phải phát khởi tâm từ bi vô lượng mới thật sự đoạn trừ giới sát sanh, mới là Thi la Ba la mật, vượt thoát sang bờ bên kia, vượt thoát sanh tử.

Cuốc đất trồng rau, cuốc vở đôi con trùng thì không phạm giới sát khi mình làm với tâm từ bi, làm vì miếng ăn là phương tiện nuôi sống thọ mạng của mình của vợ con và của đồng loại. Sự việc như vậy không sinh ra oán đối của chúng sanh khác loại bị ta giết. Nhưng làm mà không phát khởi tâm từ bi thì có khác, vẫn sinh ra nghiệp tùy theo tâm ta ngay lúc ấy.
Phật dạy Ưu-bà-tắc Nan-đề-ca rằng: “Sát sanh có mười tội. Những gì là mười?
1- Tâm thường ôm độc đời đời không dứt.
Như món ăn ngon lại bị bỏ vào độc dược, dù là vua chúa củng không tự được an ổn. Dù là người tu, đạo cao đức trọng mà không giử giới sát thì kiếp sau dầu được sanh vào chổ giàu sang, thế lực, nhưng chẳng thọ mạng thì củng chẳng hưởng được gì!
2- Chúng sanh oán ghét, mắt không muốn nhìn.
Như phẩn hôi xú uế, chẳng nhìn mà lại lánh xa, oan gia oán ghét vì tiền kiếp bị giết hại.
3- Thường ôm niệm ác, suy nghĩ việc ác.
Chiến tranh hoạn loạn từ niệm ác, suy nghĩ việc ác này mà ra. Chúng sanh trên thế giới này bị chiến tranh liên miên chẳng giây phút nào không có, đây là nhân và củng là quả do tâm cố sát, hiếu sát .
4- Chúng sanh sợ hãi như thấy Cọp Rắn.
Người có tâm hiếu sát như rắn độc, như thú dử cả thảy đều bị người lành sanh xa lánh
5- Khi ngủ tâm sợ, thức bất an.
Do tâm lo sợ bất an óan đối kéo dài, ngủ củng sợ mà thức củng bất an
6- Thường có ác mộng.
Ngủ bất an do oán đối, mệt mỏi rồi ngủ thì thường mộng mị nhưng toàn mộng ác
7- Khi mệnh chung cuồng sợ cái chết dữ.
mạng của người hiếu sát củng đồng như người bị sát. người bị giết cuống sợ trước khi chết như thế nào, thì người hiếu sát y như vậy. Đó là tâm ưng tâm. .
8- Gieo nghiệp nhân duyên của chết yểu.
9- Thân hoại mệnh chung, đọa trong địa ngục.
10- Nếu được làm người, thường phải chết yểu”.
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Sát sanh dẩn sanh mười tội chướng. (Tội vì là thân và tâm chẳng lúc nào an ổn, lúc nào củng bức bách đau khổ. Chướng vì là trở ngại đường vào đạo, tức là trở ngại tìm lại bản lai tánh cho đến vô thượng chánh đẳng chánh giác, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn)
Những gì là mười.
1- Tâm thường ôm độc đời đời không dứt.
Như món ăn ngon lại bị bỏ vào độc dược.
Dù là vua chúa củng không tự được an ổn vì tạo nhân duyên oán đối với chúng sanh.
Dù là người tu đạo cao đức trọng mà không giử giới sát thì kiếp sau dầu được sanh vào chổ giàu sang, thế lực, nhưng chẳng thọ mạng thì củng chẳng hưởng được gì! Dụ như vị Linh mục, Cha Xứ, Mục Sư, Truyền Giáo, cho đến Tăng sỉ chưa nhận ra thật tướng nếu không giử giới sát củng như vậy.
2- Chúng sanh oán ghét, mắt không muốn nhìn.
Như phẩn hôi xú ếu, chẳng nhìn mà lại lánh xa, oan gia tiền kiếp oán ghét vì kiếp trước bị giết hại.
3- Thường ôm niệm ác, suy nghĩ việc ác.
Chiến tranh hoạn loạn từ niệm ác, suy nghĩ việc ác này mà ra. Chúng sanh trên thế giới này bị chiến tranh liên miên chẳng phút nào không có, đây là nhân và củng là quả do tâm cố sát, hiếu sát .

Con người, thường nghĩ và lấy làm thích việc dùng máu, da và thịt của chúng sanh khác để nuôi dưởng mạng mình, để trang sức thân thể mình, để làm tiện nghi cho bản thân mình lại nói lời trịch thượng vô minh "vật dưỡng nhơn".

Đây là niệm ác dẩn sanh muôn ngàn suy nghĩ ác cho đến việc dùng gạch đá để tự cấu xé nhau, cho đến chế tạo ra cái "mâu" (cây giáo dài có móc) và cái "thuẩn" (tấm khiên che, dùng đở giáo), cho đến việc chế tạo thuốc nổ, rồi đạn, rồi súng, lựu đạn, bom.... và "chế tạo" chiến tranh, hoạn họa.
Tất cả bắt đầu từ "niệm ác" suy nghĩ ác.
4- Chúng sanh sợ hãi như thấy Cọp Rắn.
Người có tâm hiếu sát như rắn độc, như thú dử cả thảy đều bị người lành xa lánh.
5- Khi ngủ tâm sợ, thức bất an.
Người có tâm cố sát, hiếu sát gây ra tâm oán đối chúng sanh.
Do lo sợ bất an óan đối kéo dài, nên ngủ củng sợ mà thức củng bất an
6- Thường có ác mộng.
Ngủ bất an do oán đối, mệt mỏi rồi ngủ thì thường mộng mị nhưng toàn mộng ác
7- Khi mệnh chung tâm cuống cuồng, sợ cái chết dữ.
Như con cá trên thớt sợ đập đầu, như con heo bị trói tay chờ thọc tiết.
Mình có nghe câu chuyện rằng Ông chuyên nghề thọc tiết heo, đến khi gần chết, chết chẳng được, oằn oại cho đến khi mang con dao thọc và thau hứng tiết, lên gần đó

8- Gieo nghiệp nhân duyên của chết yểu.
9- Thân hoại mệnh chung, đọa trong địa ngục.
10- Nếu được làm người, thường phải chết yểu”.


Song hành cùng giới "Không sát sanh" là phát khởi Từ Bi tâm vô lượng rộng khắp vạn loại chúng sanh.
Từ năng bố lạc,
Bi năng bạt khổ.
Phật tử nên học và hành hạnh Phật. Hạnh Phật là trí tuệ thành tựu, trí lực đầy đủ, hay độ chúng sanh, thường hành từ mẫn, giử giới bất sát, tự được thành Phật, dạy hàng đệ tử Từ Bi Hỷ Xã.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không trộm cắp​


Hiểu đầy đủ là không trộm cắp tài vật của người khác, không cho mà lấy, biết đó là vật của người khác mà sanh tâm trộm cắp, lấy vật đem đi khỏi chỗ cũ, cho là vật thuộc của ta; thế gọi là trộm.

Tội trộm cắp xuất phát từ vọng tâm đắm nhiễm của ta mà ra. Nhìn cái đó tự nhiên thích, cái nầy có công dụng như thế nào, lợi ích ra làm sao! Tâm thích vật đó củng là tội trộm rồi, gọi là "chủ mưu" tội trộm, vào nhà người ta hay liếc qua liếc lại dòm ngó trên trần dưới đất khen chê là có "tâm" ăn trộm rồi đó, dù tội trộm chưa thành lập.

Đi đường nhặt được của rơi, nếu không công khai lên củng là tội trộm. Ít thì công khai với bậc tôn trưởng, nhiều hơn thì công khai xóm làng nơi nhặt được, quá lớn thì khai báo với chính quyền sở tại.

Không cho mà lấy, có hai hình trạng 1/Trộm 2/ Cướp. Trong tội không cho mà lấy, tội trộm là rất nặng vì mọi người đều lấy tài vật để nuôi sống, mà đào ngạch khoét vách vào để trộm, do không có sức hơn người mà lại sợ chết nên trộm đó là rất bất tịnh.

Cướp đoạt tài vật của người, củng là hình trang không cho mà lấy. dùng sức mạnh, mánh khóe mưu mô cưởng đoạt, cướp đoạt tài vật của người khác, là cướp đoạt phương kế sinh sống của người củng đồng với tội cướp đoạt mạng sống.

Hai hình trang, trộm và cướp, tuy là so le nhưng đồng là tướng bất thiện tội không cho mà lấy. Như món ăn ngon và dở, bỏ độc dược vào, thì không còn ngon hay dở chỉ chung tên gọi món ăn có độc. Người thế gian cho là "mạnh được yếu thua" đó là người ngu, Không biết quã báo tội phước, không có lòng nhân từ.
Chư Phật và Hiền Thánh rỏ biết ba đời nên thương xót cả thảy, cả người được kẻ mất, không khen chỉ xót.

Nên quán vạn vật là duyên giả hợp, có mà không như huyển như hóa, vạn vật là duyên tăng trưởng Bồ Đề Tâm nên không mà lại có. Không trộm, không cướp, hay không "không cho mà lấy" vì như cướp đoạt mạng sống, vì trộm hay cướp đều là bất thiện, tướng bất tịnh. Quán như vậy là người trí.
“Hết thảy chúng sanh
Lấy cơm áo nuôi sống
Hoặc cướp hoặc trộm lấy
Ấy gọi là cướp mạng”

Ðói khát thân ốm gầy
Thọ tội chỗ đại khổ,
Của người không thể đụng,
Giống như đống lửa lớn.

Nếu trộm lấy của người,
Chủ nó khóc áo não,
Giả sử là Thiên vương,
Cũng còn lấy làm khổ”
.​

Không cho mà lấy là tội dẩn sanh mười tội chướng.
1- Chủ tài vật thường giận.
2-Bị người nghi cho phạm trọng tội.
3- Du hành phi thời, không trù tính.
4- Bạn bè với kẻ ác, xa lìa bậc hiền thiện.
5- Phá tướng lành.
6- Bị tội với quan.
7- Tài vật không vào.
8- Gieo nghiệp nhân duyên của sự nghèo.
9- Chết đọa vào địa ngục.
10- Nếu được ra khỏi mà làm người, siêng khó cầu tài vật, trở thành chung của cả năm nhà là hoặc vua, hoặc giặc, hoặc lửa, hoặc con bất hiếu sử dụng. Cho đến chôn dấu cũng bị mất.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không tà dâm.


Khi người vợ hoặc chồng thông dâm vói người chẳng phải chồng hoặc vợ mình, hoặc dùng sức, hoặc dùng tài vật, hoặc dụ dổ, hoặc dùng thuốc mê, thuốc kích thích, hoặc bùa chú.. Phạm những điều như vậy gọi là tà dâm.

Người đã có chồng hay đã có vợ rồi mà lại có ý dục với người khác phái thì đó cũng là tà dâm. Chẳng phải đợi đến thân hành. Người luôn suy nghĩ về dục, luôn có niệm dục thì dục tính mới sanh khởi. ( hồi xuân là vậy.). Niệm dục sanh , tư tưởng dục sanh, dục tính sanh làm nhân cho niệm dục sanh tiếp tục đi vòng như cái lò so.

"Dục là nhân duyên của ưu khổ, trói buộc chúng sanh trong lưới ma khó có thể thoát ra được, phải xem dục như hầm lửa lớn, như loài rắn độc, như lủ giặc cướp, như quỷ la sát, như thớt voi điên ghê tởm rất đáng sợ. Ai còn tham dục lạc thì còn chấp ngã rất lớn, thành môn đồ của ma, bạn của lủ giặc cướp, đồ đệ của quỷ La sát… người đắm chấp dục lạc như người tù trong ngục tối, như con chim bị sa lưới, như con cá bị mắc câu, như người bị nhận chìm xuống nước. Dục như mộng, dục như huyển là hư dối không thật, mang vui ít lại gây khổ nhiều là quân ma phá hoại thiện căn, bởi thế nên người tu phải nhất tâm đoạn trừ dục lạc"

Có người cho là phạm vào Giới Tà dâm là do dục tính nó mạnh quá. Đó là ngu si mê lầm.Chẳng niệm, chẳng tác ý thì dục tính nào sanh khởi.

Người trí quán xét như vầy : "Dục lạc như mộng, như huyển, hư dối không thật, nhất tâm luôn luôn quán xét như vậy thì dục tính tự mất" và củng lại quán như vầy “Tà dâm là gởi thân mạng mình trên đầu lưởi gươm, phải nên xem Tà dâm là con rắn độc, là ngọn lửa lớn, phải nên lánh xa không thì họa ập đến.”

Phật dạy: Tà dâm có mười tội :
1- Thường bị phu chủ (thê) của người bị dâm muốn làm nguy hại.
Đây chính là gởi thân mạng của mình trên đầu lưỡi gươm, đúc đầu vào hầm cá sấu.
2- Chồng vợ bất hòa, thường cải vã, đấu tranh nhau.
Như chọc giận sư tử Hà Đông, hay là chọc bác Thiên Lôi.
3- Ngày ngày tăng trưởng các pháp bất thiện, tổn giảm các pháp thiện.
Như nói dối, lừa phỉnh vợ (chồng) con, tăng trưởng "từ ái" với người ngoài nhà, tổn giãm "từ ái" với người trong nhà.
4- Không thủ hộ thân, vợ con côi cút.
Vì đưa đầu vào hầm cá sấu.
5- Tài sản mỗi ngày một hao mòn.
Chén bể, dỉa bể là chuyện nhỏ. Có những món lặng lẻ đội nón ra đi không hẹn ngày trở lại.
6- Có các việc dữ, thường bị người nghi.
7- Thân thuộc, tri thức không vui mừng yêu mến.
8- Gieo nghiệp nhân duyên về oan gia.
9- Thân hoại mạng chung, chết vào địa ngục.
10- Nếu được ra khỏi mà làm người nữ, phải chung chồng với nhiều người, còn nếu là người nam, thì vợ không trinh tiết.
 
Last edited by a moderator:

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không vọng ngữ.

Vọng ngữ là biết mà nói không biết, kể cã không biết mà nói biết, nghe mà nói không nghe, hoặc không nghe mà nói nghe, thấy mà nói không thấy và không thấy mà nói thấy... những điều như vậy là phạm vào giới "vọng ngữ ".

Và cho dù là Biết, Nghe, Thấy nhưng nói không đúng chổ, nói không đúng lúc, không đúng đối tượng để nói, nói có tác ý xấu ác làm nảo hại người nghe củng là phạm vào giới "vọng ngử"

Và chuyện một nói thành mười, đó là nói lời thêu dệt. Ba hoa không hạn lượng, chuyện đáng nói không nói, chuyện không đáng lại nói ra, đó là những điều phạm vào giới "vọng ngử".

Và cùng một chuyện, khi lại nói "Có" khi lại nói "Không", với người nầy nói "Có" với người kia nói "không", Tục ngử có câu "Lưởi không xương nhiều đường lắc léo, Miệng không vành nó méo tùm lum" gọi là nói hai lưởi, củng là phạm vào giới "vọng ngữ".

Và nói ra mắc một trong vào năm điều sau củng là phạm giới : 1/Nói chẳng đúng thời, 2/lời nói ra không chơn thật, 3/nói thô bạo, 4/nói chẳng lợi ích , và 5/nói với tâm sân hận.

Tâm sanh nghi ngờ, chẳng biết sự việc thật như thế nào, thế mà phỉ báng và buông lời quyết định "chắc như đinh đóng cột" củng mang tội vọng ngữ. Lời Phật dạy củng chẳng tín thọ, phải chịu quả báo địa ngục, người trí biết như vậy nên "Không vọng ngữ"

“Người sanh ở đời,

Búa ở trong miệng,

Sở dĩ chém thân,

Do lời nói ác.


Ðáng mắng lại khen,

Ðáng khen lại mắng,

Miệng chứa điều ác,

Trọn chẳng được vui,


Tâm khẩu nghiệp sanh ác.

Ðọa ngục Ni-la-phù,

Ðầy đủ trăm ngàn đời,

Chịu khổ đau cay độc,


Nếu sanh A-phù-đà,

Ðầy đủ ba mươi sáu,

Lại riêng có năm đời,

Chịu đủ các khổ độc.


Tâm nương tà kiến,

Phá lời Hiền Thánh,

Như tre sinh trái,

Tự hủy thân nó”.

Người trí, phát khởi tâm từ bi trước khi nói, nói đúng chổ, đúng thời, đúng đối tượng; nói lời chơn thật; nói lời nhu nhuyến; nói làm lợi ích cho người nghe hoặc vui vẻ hỷ lạc hoặc bớt đau khổ và nói bằng từ tâm. Đó mới là Chánh Ngữ.

Phật dạy: Vọng Ngữ dẩn sanh mười tội chướng

1- Hơi miệng hôi hám.
Hơi phát ra từ miệng, bị khẩu nghiệp làm cho hôi hám, tức là nói ra bị người lành lánh xa, né xa xa. Người trí với tâm từ bi nói ra hương thơm bay xa vạn dặm, người người đều muốn nghe.
2- Thiên thần xa lánh, kẻ phi nhân được tiện lợi.
Thiên thần tức là thiện nhân củng là người lành, như trên đã nói người lành lánh xa, mình nói dối thì người bị hại và có hại tức là có lợi cho kẻ khác vậy.
3- Tuy có nói thật không ai tin thọ.
4- Người trí mưu nghị, thường không được tham dự.
5- Thường bị phỉ báng, bị tiếng xấu ác đồn khắp thiên hạ.
6- Không được người cung kính, tuy có dạy bảo, người ta không thừa nhận ứng dụng.
7- Thường nhiều ưu sầu.
8- Gieo nghiệp nhân duyên cho sự phỉ báng.
9- Thân hoại mạng chung sẽ sa vào địa ngục.
10- Nếu được đủ phước làm người, thường bị phỉ báng.
 
Last edited by a moderator:

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Không uống rượu.

Các thứ có thể làm tâm trí biến động, phóng dật, mất tự chủ, loạn tâm, loạn trí... đều goị chung là rượu. Thông thường, cứ nghĩ rằng chất bột, chất đường gây men, ủ... gọi là rượu hay bia, nhưng ở đây, ý nghĩa RƯỢU trong thời đại ngày nay, còn có chất Ma túy, Thuốc an thần bị lạm dụng.

Phật dạy: Uống rượu dẩn sanh 35 tội chướng, nghiệp chướng. (4 giới trước chỉ có 10 tội chướng, giới này tới 35 lận)

1- Hiện đời tài vật hao kiệt.
Vì người uống rượu say, không biết tiết chế giới hạn, phí dụng vô độ, ghiền ma túy rồi thì bằng mọi giá chỉ cần "có" là được.
2- Cửa ngõ cho mọi tật bệnh.
vì các tế bào phòng hộ say lúy túy, như lính canh say sưa, thì giặc "của Thân" dể dàng chiếm thành.
3- Gốc của sự đấu tranh.
Say rồi thì cái "Tự Ngã" bổng biến thành người khổng lồ. Đụng vào đâu củng dính, mà dính rồi thì ăn thua đũ.
4- Lõa lồ (sexxy) không biết hổ.
Thích nằm thì nằm, thích cởi thì cởi.
5- Tiếng tăm xấu xa.
hệ quả tất nhiên; Uống say rồi thì mất nhân cách, say Ma túy củng như vậy thôi!
6- Không ai kính trọng.
Củng hệ quả tất nhiên vì mất nhân cách.
7- Vật đáng được lại không được, vật có được lại bị tan mất.
8- Những việc kín đáo đem nói hết với người.

Tửu nhập ngôn xuất, trước là chuyện người, sau là chuyện kín, rốt sau là chuyện "bị mất".
9- Các sự nghiệp bị bỏ phế không thành.
Say sưa rồi thì chẳng làm được gì, hẹn lần hẹn lựa, cứ như vậy thì sự nghiệp lần tuột dốc.
10- Say là gốc sầu muộn, tội lổi.
Trong khi say gây nhiều tội lỗi. Đánh đập cha, me,vợ(chồng), con, anh em, cho đến giết hại Cha, mẹ, vợ (chồng) con, anh em
11- Thân lực càng kém sút.
Người mà sáng say chiều xỉn, thì đụng nhẹ củng té, quờ quạng. Nghiện ngập ma túy củng vậy.
12- Thân sắc bại hoại.
Như người mất thần sắc, bại hoại sắc tướng.
13- Không biết thờ kính cha.
14- Không biết thờ kính mẹ.
15- Không kính Sa-môn.
16- Không kính Bác, chú và các vị tôn trưởng.

Vì khi say hôn muội hoảng hốt, không phân biệt được gì. Khi say rồi thì "Cá mè một lứa"
18- Không tôn kính Phật.
19- Không kính Pháp.
20- Không kính Tăng.

Do say sưa, say vì chất gây nghiện, loạn tâm trí.
21- Bè bạn với kẻ ác.
22- Xa lìa bậc hiền thiện.

Đây gọi là " Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã".
23- Làm người phá giới.
24- Không tàm quý.

Không biết xấu hổ, không biết ăn năn. Say xỉn rồi thì có khi lăn lộn dưới bùn dơ. Giới của người còn "phá" nghĩa là mất nhân cách huông hồ chi giới Cư sỉ Phật Tử.
25- Không thủ hộ các căn.
26- Phóng túng sắc dục.
27- Bị người ganh ghét, không ưa thấy.
28- Bị các thân tộc tôn qúy và các hàng trí thức đuổi bỏ.
29- Hành pháp bất thiện.
30- Vứt bỏ thiện pháp.
31- Bị ngừơi sáng, người trí không tin dùng, vì sao? Vì phóng dật theo rượu.
32- Xa lìa Niết-bàn.
33- Gieo nhân duyên về sự cuồng si.
34- Thân hoại mạng chung đọa vào trong địa ngục, ác đạo.
35- Nếu được làm người, sanh ra thường phải điên cuồng lẩn thẩn.


Như kệ nói:

“Rượu, mất tướng giác tri,
Thân sắc trược mà xấu,
Trí tâm động mà loạn,
Tàm qúy đã bị cướp.

Thất niệm, tăng sân hận,
Mất vui, hủy tôn tộc,
Như vậy tuy gọi uống,
Thật là uống độc chết.

Không đáng giận mà giận,
Không đáng cười mà cười,
Không đáng khóc mà khóc
Không đáng đánh mà đánh,

Không đáng nói mà nói,
Chẳng khác chi người cuồng,
Cướp các công đức lành.
Người biết hổ không uống
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Lợi ích của việc thọ trì giới.

Người tu Đạo Phật bất luận là Cư Sỉ hoặc Tu Sỉ củng phải thọ giới (nhận lảnh) và trì giới (tự giử gìn và làm theo) xem giới tướng như là Thế Tôn còn trụ thế.
Ðức Phật dạy: "Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt.

Có thọ trì giới hạnh nên bản thân của mình tự trở nên thanh tịnh, tự trang nghiêm và giới hạnh trang trí cho vẻ đẹp của mổi người tu chúng ta dưới mắt những người ngoại đạo.

Đức Phật cho biết Ngài đã trải qua vô lượng kiếp thực hành thi la (trì giới). Nhờ vậy, giới đức của Ngài tròn đầy, mới hiện ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp; nên người nào nhìn thấy Ngài cũng có thiện cảm. Đức Phật chưa cho người vật gì, họ đã sanh tâm kính trọng, biết ơn. Vì thế, có giới đức trang nghiêm, việc hành bố thí tự động thành dễ dàng.

Trên bước đường tu trì giới, trong giai đoạn đầu, cổ nhân dạy: “Các nhân tự tảo môn tiền tuyết”. Nghĩa là chúng ta lo quét dọn tuyết phủ trước sân nhà, tức lo rèn luyện đức hạnh của chính mình. Theo kinh nghiệm tu hành của riêng tôi, trên căn bản này, cần nhận rõ vị trí của chính mình đối với đại chúng. Nhờ vậy, chúng ta sẽ bớt nóng, bớt nói; vì thấy được thân phận mình không ra sao mà muốn làm thầy thiên hạ, thực là vô lý. Tu giới đức, phải lóng tai nghe nhiều hơn nói, quan sát nhiều hơn làm, để chúng ta tìm ra được lẽ sống, học được ở người nhiều hơn. Lầm lỗi của người đi trước chính là thầy dạy chúng ta tốt nhất.


HT.Thích Trí Quảng
Và,
Trong bộ « Phật học Tự điển » của cụ Đoàn Trung Còn, có nêu lên chuỗi liên kết từ việc giữ giới cho đến Niết bàn như sau :

1. Có trì giới, mới có trật tự.

2. Có trật tự, mới có sự không bất bình.

3. Không bất bình, mới có vừa ý.

4. Có vừa ý, mới có hỷ lạc.

5. Có hỷ lạc, mới có thanh tịnh.

6. Có thanh tịnh, mới có an tâm.

7. Có an tâm, mới có định, (sự thăng bằng và tĩnh lặng của tâm thức).

8. Có định, mới có huệ, (trí tuệ).

9. Có huệ, mới có chán năm trần, (sắc, thinh, hương, vị, xúc).

10. Có chán năm trần, mới có lìa thọ cảm.

11. Có lìa thọ cảm, mới có dứt tội lỗi (không gây ra nghiệp).

12. Có dứt tội lỗi mới có giải thoát.

13. Có giải thoát, mới chứng Niết bàn.

Như thế, ta thấy rõ giữ giới một cách đơn giản cũng đã là một hành vi chuẩn bị cho Niết bàn.


Trích từ "Lục Ba La Mật là gì"_Hoàng Phong

Về mặt xã hội nhân văn
Giáo lý Đạo Phật không phải là giáo điều, trong đó có giới, thọ trì giới. Về mặt xã hội, bất cứ ai củng đều nhìn nhận tính từ bi và nhân văn của Giới.

Cuộc sống trên hành tinh này sẻ đẹp, sẻ hạnh phúc, và sẻ an lạc biết chừng nào khi mổi con ngươì trên hành tinh sống và thực hành theo lời Phật dạy , thực hành giới tướng, giới hạnh. Tức là thực hành tánh thuần thiện vốn có của mỗi con người. Và lúc đó chính là cõi Cực Lạc trên trần thế, mà Đức Phật đã vẽ ra sẳn cho con người trần thế.

Thân đối với thân, bảo vệ sự sống của nhau, thực thi sự rộng lượng, khoan dung, hài hòa, ý thức trong đời sống tình dục, và hạn chế mức độ thấp nhất của chất gây say, gây nghiện, gây rối loạn tâm thần.

Lời nói đối với nhau, nói lời chân thật, nói lời nhu nhuyến (không thô lổ, cọc cằn), nói lợi ích sao cho cả hai cả ba đều vừa lòng, mát bụng, lời nói thân thiện, lời nói hòa đồng, lời nói ra trãi rộng niềm vui, lời nói ra xóa tan đau khổ.

Tâm thức dến tâm thức, hân hoan với hạnh phúc của kẻ khác, cãm thông chia sẻ đau khổ mất mát. Không ganh ghét, đố kỵ.



 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Tánh vô nhiễm là giới Tối Thượng.​

Đây là câu nói đúng mà sai, vì sai nên là đúng!

Trước hết, ta cùng tìm hiểu lý của "Nhiễm". như đứa trẻ buổi ban đầu chẳng biết thuốc lá là gì, từ từ tập tành hút sanh ra nghiện ta gọi là "nhiễm tật xấu hút thuốc lá", củng vậy người đời có nhiều cái nhiễm, "nhiễm tật chửi thề" nhiễm tật uống rượu, nhiễm thói vủ phu. v . v ... Và đừng tưởng rằng chỉ có thói hư tật xấu mới mang từ "nhiễm" mà việc tốt việc cần làm, lại tốt thái quá, làm thái quá củng là "nhiễm" và đôi khi có từ mới là "LẬM". Nhân đây xin kể câu chuyện, bạn tôi có bà chị, bà chi này học Pháp tu thiền từ Thầy Thích ..., Thầy giảng Pháp thế nào mà bà chị bỏ bê chồng con, công việc, cứ sáng sớm lại đi đò qua sông mang thức ăn đến cho thầy, ai nói phạm đến Thầy là chị ta "ăn thua đũ", mọi người biết mà củng không khuyên nhũ được, đành buột miệng "Lậm Đạo" rồi.

Riêng về "Tánh" thì chẳng có nhiễm hay vô nhiễm, như đứa trẻ, "tánh" cũa nó (thấy nghe hay biết) xưa và nay vẩn như vậy, Ngày còn bé tánh _thấy nghe hay biết vốn như vậy, lớn lên có hút thuốc, nghiện ngập, hay chửi thề hay uống rượu, tánh_thấy nghe hay biết, vẫn như vậy, giả sử nó già bịnh Bác sỉ bảo đừng hút thuốc nửa rồi nó bỏ hút thì "Tánh_Thấy nghe hay biết" trước đó nghiện hút sau đó bỏ hút, vẩn như vậy. Tánh là tánh, không ô nhiễm uế trược, không thanh cũng không tịnh.

Cho nên nói "Tánh vô nhiễm" là tương đối sai. Thật ra, tánh vốn vô nhiễm.

________

Thế mà, tánh vốn vô nhiễm thì giới gì giử, giới gì thọ trì?

Vâng, đúng như vậy, tánh vốn vô nhiễm thế mà được mấy người thấy biết và an trụ nơi tánh vốn vô nhiễm, vì vậy giới tìm, thấy, biết và an trụ tánh vốn vô nhiễm _ TÁNH KHÔNG là Giới Tối Thượng Thừa vậy.

Đúng mà sai, sai nên đúng.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Công dụng của Giới Đức.​
Tỳ Kheo Thanissaro
Bình Anson lược trích dịch_Tháng 10 năm 1999



Tỳ kheo Thanissaro đã viết:
Đức Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi Đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo được xem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiều nhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như một phần trong công tác trị liệu của họ.

Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng hành thiền tự nó không thể cung cấp một sự trị liệu hoàn toàn đầy đủ. Cần phải có các hỗ trợ ngoại vi. Các thiền sinh ngày nay, đặc biệt đã bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh vật chất, khiến họ không có sự kiên cường, trì chí, và tự tin cần thiết để các pháp hành thiền Chỉ-Quán trở nên công dụng hữu hiệu. Một vài vị thiền sư nhận thấy được vấn đề này, và cho rằng con đường Phật giáo không đủ để cung ứng các nhu cầu đặc biệt của chúng ta. Để bổ sung, các vị ấy thí nghiệm kết hợp với nhiều phương cách khác, chẳng hạn như huyền học, thi ca, tâm lý trị liệu, xã hội học, khổ hạnh, nghi lễ tế tự, âm nhạc, v.v.

Thật ra, vấn đề chính ở đây không phải là có một sự khiếm khuyết nào trong con đường Phật giáo, mà là vì chúng ta đã không thực hành đầy đủ phương thức trị liệu của Đức Phật.

Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉ và thiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản. Thật thế, các giới luật tạo thành bước đi đầu tiên trên con đường đó, con đường Giới-Định-Tuệ. Khuynh hướng ngày nay thường khinh rẻ năm giới luật nầy, cho rằng đó chỉ là các điều lệ của lớp giáo lý vỡ lòng bắt nguồn từ đời sống cổ xưa, không còn thích hợp cho nếp sống tân tiến hiện đại.

Quan niệm đó đã bỏ sót vai trò mà Đức Phật đặt ra cho giới đức: giới đức là phần căn bản của chương trình trị liệu vết thương trong tâm trí. Giới đức đặc biệt để dùng chữa trị hai thứ bệnh đã tạo ra mặc cảm tự ti: hối hận và chối bỏ.


Khi ta có những hành động xấu, không hợp với lẽ phải, ta thường có những hối hận về việc làm đó, hoặc tìm cách chối bỏ chúng. Chối bỏ bằng cách tự lừa dối cho rằng các hành động đó quả thật đã không xảy ra; hoặc chối bỏ bằng cách cho rằng tiêu chuẩn đánh giá các hành động đó là không có giá trị gì cả. Các phản ứng này giống như các vết thương trong tâm thức. Hối hận giống như một vết thương mở, rất nhạy cảm khi sờ đến nó. Chối bỏ giống như vết sẹo chai cứng chung quanh vết da non. Khi tâm thức bị tổn thương như vậy, nó không thể lắng đọng, thảnh thơi an trú vào hiện tại, bởi vì nó không thể an nghỉ trên vết thương còn non, hoặc trên vết sẹo chai cứng.

Khi tâm thức bị áp đặt bó buộc vào hiện tại, nó chỉ ở đó một cách căng thẳng, méo mó và nửa chừng. Tuệ quán hiện ra cũng bị méo mó và nửa chừng như thế. Chỉ khi nào tâm thức không còn các vết thương và vết sẹo, thì nó mới có thể an định, thảnh thơi và tự do an trú vào hiện tại, và từ đó nảy sinh tuệ giác một cách toàn vẹn, không bị bóp méo.

Đây là lúc để giới đức đi vào: giới đức được dùng để chữa các vết thương và vết sẹo. Lòng tự tin lành mạnh bắt nguồn từ một cuộc sống thiện, hợp với các tiêu chuẩn tốt, thực tế, rõ ràng, nhân bản, và đáng kính. Năm điều giới (ngũ giới) được đặt ra để có cuộc sống phù hợp với các tiêu chuẩn này.

1- Thực tế: Tiêu chuẩn do giới luật đặt ra rất đơn giản: không cố ý sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không gian dối, không uống rượu hoặc dùng các chất say. Chúng ta đều có thể sống phù hợp với các tiêu chuẩn đó - dù rằng đôi khi có vài khó khăn, bất tiện, nhưng luôn luôn có thể thực hiện theo được.

Có vài người tìm cách diễn dịch các giới điều này, biến thành một loạt các tiêu chuẩn có vẻ cao sang hơn - chẳng hạn biến cải điều giới thứ hai, không trộm cắp, thành điều giới không phung phí nguồn tài nguyên địa cầu. Làm như thế trông có vẻ thanh cao, nhưng chắc chắn rất khó thực hiện được.

Những ai có kinh nghiệm điều trị người bị bệnh tâm thần chắc biết được hậu quả tai hại từ việc áp đặt các tiêu chuẩn quá xa vời, không thực tế. Nếu ta đặt ra những tiêu chuẩn mà bệnh nhân chỉ cần một mức độ cố gắng và chánh niệm vừa phải là có thể đạt được, lòng tự tin của họ sẽ gia tăng mạnh mẽ vì họ nhận thấy rằng chính họ có đủ khả năng để đạt đến các tiêu chuẩn đó. Nhờ thế, họ có thêm nhiều tự tin để thực hiện các công việc khó khăn khác để điều trị bệnh tâm thần của họ.

2- Rõ ràng: Giới điều do Đức Phật đặt ra rất rõ ràng, không có những từ ngữ phân vân nghi hoặc, như: "Nếu như..., Cũng có thể là..., Nhưng mà...". Điều nầy có nghĩa các giới điều là những hướng dẫn minh bạch, không có kẽ hở cho các biện minh lý giải lòng vòng, không ngay thẳng. Một hành động chỉ có thể hoặc là phù hợp, hoặc là không phù hợp với giới điều. Rõ ràng như thế!

Vì vậy, rất dễ tuân theo, không phân vân nghi ngờ. Những ai đã từng dạy trẻ con đều biết mặc dù chúng thường than phiền về các kỷ luật sắt thép, thật ra, chúng cảm thấy an tâm với những điều lệ rõ ràng, minh bạch, hơn là các điều lệ mơ hồ, dễ mặc cả để thay đổi. Cũng như thế, đối với bản thân, các điều luật giới hạnh minh bạch sẽ không cho phép các ý tưởng gian trá ngủ ngầm tìm cách lén vào khuấy động tâm trí của hành giả.

Nếu ta tuân thủ theo giới điều của Đức Phật, ta không thể nào nuôi dưỡng ý tưởng sát hại, và từ đó, ta tạo ra một sự an toàn không hạn chế cho mọi sinh vật. Các giới điều khác sẽ giúp tạo ra một sự an ninh về của cải tài sản, lòng tiết hạnh của mọi người, một sự giao tiếp chân thật, và một cấp độ cao về tâm trí sáng suốt, không bị lu mờ bởi rượu chè say sưa.

3- Nhân bản: Giới điều của Đức Phật có tính nhân bản cho người giữ giới lẫn những người giao tiếp chung quanh. Nếu bạn giữ giới, bạn tự đặt mình vào qui luật nghiệp quả, và bạn sẽ thấy rằng những gì bạn giao tiếp với thế giới bên ngoài là kết quả chủ động của nghiệp hành, qua thân-khẩu-ý, mà bạn thực hiện ngay trong giây phút hiện tại. Bạn nhận thức thế giới qua nghiệp hành của chính bạn, và bạn hoàn toàn chủ động để kiểm soát các phản ứng của bạn ngay trong hiện tại.

Bạn không bị chi phối bởi hình dáng sắc đẹp bên ngoài, thân thể, trí thông minh, địa vị tiền bạc, vv., vì đó chỉ là các yếu tố ngoại vi, chỉ là kết quả của nghiệp hành đã tạo ra trong quá khứ. Bạn hoàn toàn sống trong hiện tại. Các giới điều giúp bạn tập trung tâm trí để sống linh hoạt trong các tiêu chuẩn hiền thiện ngay bây giờ và tại chốn nầy, không truy tầm quá khứ, không vọng mống tương lai.

Nếu bạn chung sống với những người biết giữ giới, bạn sẽ thấy mình đang sống trong môi trường hoàn toàn không có nghi ngờ và sợ sệt. Họ quí trọng hạnh phúc của bạn như thể hạnh phúc của họ. Họ không tranh giành khống chế, không tạo cảnh kẻ thắng người thua. Khi họ nói đến lòng từ bi và chánh niệm khi hành thiền, bạn sẽ thấy chúng phản ảnh ngay trong các hành động thường ngày của họ, lời nói và việc làm cùng hợp nhất.

Như thế, giới đức không những làm tăng trưởng lòng thiện của từng cá nhân, mà còn giúp tạo một xã hội tốt lành - một xã hội gồm những cá nhân đầy tự tin và biết tôn trọng đời sống của nhau.

4- Đáng kính: Khi bạn chọn một tập hợp các tiêu chuẩn cho cuộc sống, điều quan trọng bạn cần phải biết là các tiêu chuẩn đó do ai và nhóm nào đề xướng, có nguồn gốc ở đâu, bởi vì khi bạn tuân theo các điều luật đó, hiển nhiên là bạn phải tham gia vào nhóm đó, được nhóm đó thẩm định, và chấp nhận mực thước đo lường cái đúng và cái sai do họ đặt ra.

Trong trường hợp của Ngũ giới, bạn không thể tìm ra một nhóm nào khác tốt lành hơn: đó là giới điều của Đức Phật và các vị đại đệ tử Thánh tăng đặt ra và thi hành. Trong kinh điển, Ngũ giới thường được gọi là "các tiêu chuẩn của bậc Thánh nhân". Các vị nầy không chấp nhận giới luật vì chúng có tính phổ thông hấp dẫn. Họ chấp nhận chúng qua các kinh nghiệm trong đời sống tu tập của mình và thấy chúng có hiệu quả ích lợi thật sự trên con đường đưa đến giải thoát tối hậu. Có thể có nhiều người vì vô minh mà chê cười bạn khi bạn tuân thủ Ngũ giới, nhưng các bậc Thánh hiền triết sẽ luôn luôn kính trọng và chấp nhận bạn vào trong cộng đồng của họ, và sự kính trọng của họ là có giá trị nhất, so với những người vô minh kia.

Bây giờ, có thể có nhiều người cảm thấy khó mà tưởng tượng việc gia nhập vào một nhóm trừu tượng như thế, nhất là khi họ chưa bao giờ được gặp một vị Thánh nhân. Rất khó có được một lòng từ bi và rộng lượng khi xã hội chung quanh ta cười chê các điều đó, và lúc nào cũng đề cập đến sự hấp dẫn của tình dục, quyến rũ vật chất và cạnh tranh thương mại áp bức.

Đây là lúc cần phải có các cộng đồng Phật tử tốt lành chân chánh. Thành viên của các cộng đồng nầy sẽ giúp chúng ta thấy được tấm gương của các hành động hiền thiện và giới hạnh. Những người này sẽ tạo ra một môi trường tốt để chúng ta có cơ hội áp dụng rốt ráo con đường trị liệu của Đức Phật: hành Thiền và phát triển Tuệ giác trong một đời sống có Giới đức.

Nếu ta có được những môi trường tốt lành như thế, ta sẽ thấy rằng pháp hành thiền không có vẻ gì là huyền bí và mù quáng, bởi vì pháp hành đó có căn bản dựa trên thực tế công minh của một đời sống đầy ý nghĩa. Từ đó, bạn có đủ tự tin để sống trong giới đức, sống hoàn toàn tốt lành trong đời sống thật sự đầy ý nghĩa của một con người, trên con đường tiến đến an vui và hạnh phúc viên dung.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên