- Tham gia
- 7/3/09
- Bài viết
- 3
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 1
Khóa thiền chùa Nguyên Thủy,
Giảng sư: Venerable Dhammapala.
Sáng 16 tháng 9 năm 2008.
Ngày 14-9-2008 đến ngày 23-9-2008
Chuyển ngữ: Cô Viên Hương, cô Nguyệt Minh
Chuyển thành văn bản: Tu nữ Santa Citta
Cách niệm hơi thở (Bước ba)
Kính thưa đại chúng.
Tối hôm qua tôi đã giảng cho quý vị nghe về hai bước đầu tiên là đếm hơi thở và hơi thở ngắn và hơi thở dài trong bốn bước thực tập về niệm hơi thở.
Hôm nay tôi sẽ giảng tiếp về bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở.
Trong bước thứ ba Đức Phật đã dạy trong bài kinh niệm hơi thở là:
” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.” Ở đây khi Đức Phật nói toàn thân có nghĩa là toàn bộ hơi thở từ đầu đến cuối. “Cảm giác toàn thân hơi thở ”
Tức là theo dõi được hơi thở ra- vào liên tục không gián đoạn từ đầu đến cuối. Hành giả chánh niệm được điểm đầu, điển giữa và điểm cuối của hơi thở. Nó không có nghĩa là hành giả cảm giác về toàn thân cơ thể.“Thân” ở đây không được hiểu là toàn thân cơ thể như tay, chân, đầu, mình v.v… Vì hành giả đang phát triển chánh niệm trên đề mục là hơi thở chứ không phải bất kỳ một đề mục nào khác. Vì vậy nếu hành giả cùng một lúc có hai đối tượng khác nhau, thứ nhất là hơi thở và thứ hai là cảm giác trên toàn bộ thân thể thì điều này không thể nào làm cho hành giả có thể đắc thiền được. Vì vậy chỉ giữ chánh niệm trên hơi thở ra-vào tại điểm xúc chạm chứ không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác ngoài điểm xúc chạm. Xin nhắc lại là hành giả không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác trên cơ thể ngoài điểm xúc chạm
Trong kinh Vô Ngại Giải Đạo có giải thích rằng, “ Nếu hành giả không chú tâm vào hơi thở ra-vào thì điều gì sẽ xảy ra?”
Kinh Vô Ngại Giải Đạo được dạy bởi Ngài Xá-Lợi-Phất,
“ Khi hành giả với chánh niệm, ngoài việc theo dõi điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở, lại tiếp tục theo hơi thở đi vào phía bên trong cơ thể , tâm của hành giả sẽ bị phân tán vào phía bên trong. Lúc đó cả thân và tâm đều dao động, tán loạn không yên được, không ổn định được. Nếu hành giả với chánh niệm khi theo hơi thở đi ra phía bên ngoài thì tâm vị ấy sẽ bị phân tán ra phía bên ngoài. Lúc đó cả thân và tâm đều bị dao động, không ổn định, tán loạn và không thể yên được.”.
Trong Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như sau. Rốn là điểm bắt đầu của luồng khí khi hơi thở đi ra, tim là điểm giữa và lỗ mũi là điểm cuối của hơi thở ra. Ngược lại đối với hơi thở vô, lỗ mũi là điểm đầu, tim là điểm giữa và rốn là điểm cuối. Nói hơi thở ra bắt đầu tại rốn hay hơi thở vô bắt đầu từ lỗ mũi không có nghĩa là hơi thở phát sanh từ đó và rồi đi lên trên hoặc đi xuống dưới.
Vì thực chất hơi thở chỉ là tổng hợp của sắc, tổng hợp của các kalāpas. Mỗi Kalāpa tức là mỗi nhóm sắc gồm 9 loại sắc, bốn sắc chính là tứ đại và năm sắc sinh ra từ tứ đại trên. Bốn sắc tứ đại là đất, nước, lửa, gió. Năm sắc sinh ra từ tứ đại là màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. Hơi thở được cấu tạo bởi chín loại sắc chân đế trên và nó không chuyển động từ chỗ này sang chỗ khác, khi nó sanh lên ở đâu thì ngay lập tức nó diệt ngay tại chỗ đó. Vì thế không có thời gian để sắc đó chạy từ chỗ này sang chỗ khác.
Từ ngữ mà chúng ta dùng hằng ngày theo nghĩa chế định là “chuyển động”, thật ra ám chỉ sự sanh khởi liên tục không gián đoạn của các nhóm sắc chân đế khác nhau trong từng vùng của cơ thể tùy theo các duyên tức là các nguyên nhân khác nhau. Cho nên các nhóm sắc cấu tạo thành hơi thở trong thực tế liên tục không ngừng sanh ra trong khoảng cách từ rốn lên đến lỗ mũi và các kalāpas này sanh ở đâu thì lập tức diệt ngay tại chỗ đó.
Khi ta nói hơi thở được bắt đầu từ rốn có nghĩa là cá nhóm sắc do tâm sanh ra được sanh khởi tại vùng rốn, những nhóm sắc này được gọi là hơi thở. Khi nói điểm cuối của hơi thở là lỗ mũi có nghĩa là những nhóm sắc này dừng lại không sanh ra thêm tại chóp mũi vì không có nhóm sắc nào do tâm nào sanh ra phía ngoài cơ thể tức là phía ngoài lỗ mũi. Vì thế cho nên đường đi của hơi thở ra bắt đầu tại rốn và kết thúc tại lỗ mũi. Hành giả không bao giờ được chạy theo hơi thở ra theo kiểu như vậy vì đó là một cách sai lầm. Cách đúng đắn là chỉ theo dõi hơi thở, hành giả lúc nào cũng bám sát theo hơi thở ra-vào tại điểm xúc chạm, liên tục giữ chánh niệm trên một đối tượng duy nhất là hơi thở ra và hơi thở vào.Để phát triển chánh niệm hơi thở chỉ theo dõi hơi thở đúng tại điểm xúc chạm, hiểu rõ điểm đều, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở tại điểm xúc chạm, không được dời chánh niệm ra khỏi điểm xúc chạm để đi vào bên trong hoặc đi ra bên ngoài cơ thể. Hành giả không nên phân vân cái gì tạo ra hơi thở.
Cảm giác toàn thân hơi thở có nghĩa là hành giả huấn luyện những suy nghĩ của mình như sau:
1/ Suy nghĩ đầu tiên là làm cho điểm đầu điểm giữa và điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở vô.
2/ Điều thứ hai là cố gắng làm cho điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở ra.
Bằng cách này hành giả thở vô và thở ra với tâm hợp trí tức là tâm có trí tuệ và như vậy nó làm cho hơi thở rõ ràng hơn. Nhưng ở đây cũng vậy hành giả không niệm trong tâm những chữ như “Đầu” “Giữa” “Cuối”. Vì làm như vậy tâm hành giả sẽ luôn luôn cố suy đoán xem đây là thực sự điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối hay phải sớm hơn hay muộn hơn mới đúng là điểm cuối. Nếu làm như vậy tâm của hành giả sẽ bị rất phân tán và cảm thấy mệt mỏi. Điều duy nhất mà hành giả cần phải làm đó là biết về toàn bộ hơi thở một cách liên tục không gián đoạn.
Đối với một số hành giả chỉ có thể biết được một điểm là điểm đầu, còn điểm giữa và điểm cuối thì không biết rõ. Ngược lại có những hành giả chỉ biết được điểm giữa một cách rõ ràng, còn điểm đầu và điểm cuối thì không biết. Có những hành giả chỉ biết điểm cuối rõ ràng. Trong khi có những hành giả biết rõ được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Hãy cố gắng để biết được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như vị hành giả cuối cùng này. Đây chính là người mà Đức Phật muốn nói đến trong kinh là, “ Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập”. “ Vị ấy tập” ở đây được hiểu là hành giả phấn đấu nổ lực cảm nhận toàn bộ hơi thở một cách rõ ràng. Bằng cách này cũng là cách mà hành giả phát triển được Tam vô lậu học. Thứ nhất làm cho tâm mình cố gắng tránh xa các triền cái tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, hoài nghi . Tức là tu tập để phát triển trong sạch về giới. Có định tâm trên đề mục hơi thở chính là tu tập phần hai trong Tam vô lậu học tức là thanh lọc về tâm. Phần cuối cùng là tuệ tức là sự hiểu biết rõ ràng về hơi thở. Do vậy hành giả phải thực hành liên tục hết lần này đến lần khác để phát triển và thực tập được Tam vô lậu học với một chánh niệm ngày càng sắc bén. Đó là cách chúng ta cần được hiểu.
Những bước đầu tiên hành giả không cần làm gì ngoài việc hiểu được chiều dài của hơi thở ra-vào. Vì vậy khi Đức Phật nói về bước thực tập đầu tiên Ngài dùng thì hiện tại
“ Khi thở vào một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi dài. Khi thở vào một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi ngắn”
Trong các bước thứ nhất và thứ hai vừa rồi, hành giả cũng cần có những kiến thức về hơi thở nhưng những kiến thức này rất cơ bản, rất đơn giản và dễ có thể làm được. Ngược lại ở bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở hành giả phải bắt đầu phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về hơi thở ra-vào.
Ở bước thứ ba hành giả phải có đầy đủ giới định tuệ tức là sự hiểu biết về hơi thở, bởi những bước tiếp theo sẽ rất khó thực hiện giống như một người đi trên cạnh sắc của lưỡi dao vậy. Vì vậy để nhấn mạnh sự cần thiết của sự tinh tấn và nổ lực Đức Phật đã dùng thì tương lai trong câu
“ Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vô, vị ấy tập”.
Nếu thực hành đúng theo cách này tức là biết và cảm nhận toàn thân hơi thở từ đầu đến cuối thì nimitta sẽ xuất hiện. Nhưng điều rât phổ biến là ngay khi hành giả có nimitta họ thường chuyển tâm mình trú sang nimitta thì nó sẽ biến mất ngay. Tại sao lại như vậy? Vì lúc đó hành giả chuyển sang một đề mục mới trong khi đáng lẽ họ phải chờ cho đến lúc nimitta và hơi thở chập lại thành một. Cho nên khi nimitta xuất hiện các hành giả cần phải rất kiên nhẫn, hãy chú tâm vào hơi thở từ đầu đến cuối và phớt lờ không chú ý đến nimitta. Nếu hành giả ngồi một tiếng đồng hồ liên tục và nhẹ nhàng hay biết toàn thân hơi thở mà nimitta vẫn chưa xuất hiện thì hành giả hãy chuyển sang bước thư tư. Bước thứ tư là an tịnh thân hành tôi sẽ xin giảng trong tối ngày hôm nay.
Giảng sư: Venerable Dhammapala.
Sáng 16 tháng 9 năm 2008.
Ngày 14-9-2008 đến ngày 23-9-2008
Chuyển ngữ: Cô Viên Hương, cô Nguyệt Minh
Chuyển thành văn bản: Tu nữ Santa Citta
Cách niệm hơi thở (Bước ba)
Kính thưa đại chúng.
Tối hôm qua tôi đã giảng cho quý vị nghe về hai bước đầu tiên là đếm hơi thở và hơi thở ngắn và hơi thở dài trong bốn bước thực tập về niệm hơi thở.
Hôm nay tôi sẽ giảng tiếp về bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở.
Trong bước thứ ba Đức Phật đã dạy trong bài kinh niệm hơi thở là:
” Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập.” Ở đây khi Đức Phật nói toàn thân có nghĩa là toàn bộ hơi thở từ đầu đến cuối. “Cảm giác toàn thân hơi thở ”
Tức là theo dõi được hơi thở ra- vào liên tục không gián đoạn từ đầu đến cuối. Hành giả chánh niệm được điểm đầu, điển giữa và điểm cuối của hơi thở. Nó không có nghĩa là hành giả cảm giác về toàn thân cơ thể.“Thân” ở đây không được hiểu là toàn thân cơ thể như tay, chân, đầu, mình v.v… Vì hành giả đang phát triển chánh niệm trên đề mục là hơi thở chứ không phải bất kỳ một đề mục nào khác. Vì vậy nếu hành giả cùng một lúc có hai đối tượng khác nhau, thứ nhất là hơi thở và thứ hai là cảm giác trên toàn bộ thân thể thì điều này không thể nào làm cho hành giả có thể đắc thiền được. Vì vậy chỉ giữ chánh niệm trên hơi thở ra-vào tại điểm xúc chạm chứ không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác ngoài điểm xúc chạm. Xin nhắc lại là hành giả không đổi tâm sang bất cứ một đối tượng nào khác trên cơ thể ngoài điểm xúc chạm
Trong kinh Vô Ngại Giải Đạo có giải thích rằng, “ Nếu hành giả không chú tâm vào hơi thở ra-vào thì điều gì sẽ xảy ra?”
Kinh Vô Ngại Giải Đạo được dạy bởi Ngài Xá-Lợi-Phất,
“ Khi hành giả với chánh niệm, ngoài việc theo dõi điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở, lại tiếp tục theo hơi thở đi vào phía bên trong cơ thể , tâm của hành giả sẽ bị phân tán vào phía bên trong. Lúc đó cả thân và tâm đều dao động, tán loạn không yên được, không ổn định được. Nếu hành giả với chánh niệm khi theo hơi thở đi ra phía bên ngoài thì tâm vị ấy sẽ bị phân tán ra phía bên ngoài. Lúc đó cả thân và tâm đều bị dao động, không ổn định, tán loạn và không thể yên được.”.
Trong Thanh Tịnh Đạo cũng giải thích điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như sau. Rốn là điểm bắt đầu của luồng khí khi hơi thở đi ra, tim là điểm giữa và lỗ mũi là điểm cuối của hơi thở ra. Ngược lại đối với hơi thở vô, lỗ mũi là điểm đầu, tim là điểm giữa và rốn là điểm cuối. Nói hơi thở ra bắt đầu tại rốn hay hơi thở vô bắt đầu từ lỗ mũi không có nghĩa là hơi thở phát sanh từ đó và rồi đi lên trên hoặc đi xuống dưới.
Vì thực chất hơi thở chỉ là tổng hợp của sắc, tổng hợp của các kalāpas. Mỗi Kalāpa tức là mỗi nhóm sắc gồm 9 loại sắc, bốn sắc chính là tứ đại và năm sắc sinh ra từ tứ đại trên. Bốn sắc tứ đại là đất, nước, lửa, gió. Năm sắc sinh ra từ tứ đại là màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh. Hơi thở được cấu tạo bởi chín loại sắc chân đế trên và nó không chuyển động từ chỗ này sang chỗ khác, khi nó sanh lên ở đâu thì ngay lập tức nó diệt ngay tại chỗ đó. Vì thế không có thời gian để sắc đó chạy từ chỗ này sang chỗ khác.
Từ ngữ mà chúng ta dùng hằng ngày theo nghĩa chế định là “chuyển động”, thật ra ám chỉ sự sanh khởi liên tục không gián đoạn của các nhóm sắc chân đế khác nhau trong từng vùng của cơ thể tùy theo các duyên tức là các nguyên nhân khác nhau. Cho nên các nhóm sắc cấu tạo thành hơi thở trong thực tế liên tục không ngừng sanh ra trong khoảng cách từ rốn lên đến lỗ mũi và các kalāpas này sanh ở đâu thì lập tức diệt ngay tại chỗ đó.
Khi ta nói hơi thở được bắt đầu từ rốn có nghĩa là cá nhóm sắc do tâm sanh ra được sanh khởi tại vùng rốn, những nhóm sắc này được gọi là hơi thở. Khi nói điểm cuối của hơi thở là lỗ mũi có nghĩa là những nhóm sắc này dừng lại không sanh ra thêm tại chóp mũi vì không có nhóm sắc nào do tâm nào sanh ra phía ngoài cơ thể tức là phía ngoài lỗ mũi. Vì thế cho nên đường đi của hơi thở ra bắt đầu tại rốn và kết thúc tại lỗ mũi. Hành giả không bao giờ được chạy theo hơi thở ra theo kiểu như vậy vì đó là một cách sai lầm. Cách đúng đắn là chỉ theo dõi hơi thở, hành giả lúc nào cũng bám sát theo hơi thở ra-vào tại điểm xúc chạm, liên tục giữ chánh niệm trên một đối tượng duy nhất là hơi thở ra và hơi thở vào.Để phát triển chánh niệm hơi thở chỉ theo dõi hơi thở đúng tại điểm xúc chạm, hiểu rõ điểm đều, điểm giữa và điểm cuối của hơi thở tại điểm xúc chạm, không được dời chánh niệm ra khỏi điểm xúc chạm để đi vào bên trong hoặc đi ra bên ngoài cơ thể. Hành giả không nên phân vân cái gì tạo ra hơi thở.
Cảm giác toàn thân hơi thở có nghĩa là hành giả huấn luyện những suy nghĩ của mình như sau:
1/ Suy nghĩ đầu tiên là làm cho điểm đầu điểm giữa và điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở vô.
2/ Điều thứ hai là cố gắng làm cho điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối của toàn hơi thở được hay biết và cảm nhận rõ ràng, ta sẽ thở ra.
Bằng cách này hành giả thở vô và thở ra với tâm hợp trí tức là tâm có trí tuệ và như vậy nó làm cho hơi thở rõ ràng hơn. Nhưng ở đây cũng vậy hành giả không niệm trong tâm những chữ như “Đầu” “Giữa” “Cuối”. Vì làm như vậy tâm hành giả sẽ luôn luôn cố suy đoán xem đây là thực sự điểm đầu, điểm giữa, điểm cuối hay phải sớm hơn hay muộn hơn mới đúng là điểm cuối. Nếu làm như vậy tâm của hành giả sẽ bị rất phân tán và cảm thấy mệt mỏi. Điều duy nhất mà hành giả cần phải làm đó là biết về toàn bộ hơi thở một cách liên tục không gián đoạn.
Đối với một số hành giả chỉ có thể biết được một điểm là điểm đầu, còn điểm giữa và điểm cuối thì không biết rõ. Ngược lại có những hành giả chỉ biết được điểm giữa một cách rõ ràng, còn điểm đầu và điểm cuối thì không biết. Có những hành giả chỉ biết điểm cuối rõ ràng. Trong khi có những hành giả biết rõ được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Hãy cố gắng để biết được điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối như vị hành giả cuối cùng này. Đây chính là người mà Đức Phật muốn nói đến trong kinh là, “ Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vào, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập”. “ Vị ấy tập” ở đây được hiểu là hành giả phấn đấu nổ lực cảm nhận toàn bộ hơi thở một cách rõ ràng. Bằng cách này cũng là cách mà hành giả phát triển được Tam vô lậu học. Thứ nhất làm cho tâm mình cố gắng tránh xa các triền cái tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, hoài nghi . Tức là tu tập để phát triển trong sạch về giới. Có định tâm trên đề mục hơi thở chính là tu tập phần hai trong Tam vô lậu học tức là thanh lọc về tâm. Phần cuối cùng là tuệ tức là sự hiểu biết rõ ràng về hơi thở. Do vậy hành giả phải thực hành liên tục hết lần này đến lần khác để phát triển và thực tập được Tam vô lậu học với một chánh niệm ngày càng sắc bén. Đó là cách chúng ta cần được hiểu.
Những bước đầu tiên hành giả không cần làm gì ngoài việc hiểu được chiều dài của hơi thở ra-vào. Vì vậy khi Đức Phật nói về bước thực tập đầu tiên Ngài dùng thì hiện tại
“ Khi thở vào một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi dài. Khi thở vào một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn, vị ấy biết tôi đang thở ra một hơi ngắn”
Trong các bước thứ nhất và thứ hai vừa rồi, hành giả cũng cần có những kiến thức về hơi thở nhưng những kiến thức này rất cơ bản, rất đơn giản và dễ có thể làm được. Ngược lại ở bước thứ ba là cảm giác toàn thân hơi thở hành giả phải bắt đầu phát triển sự hiểu biết sâu sắc hơn về hơi thở ra-vào.
Ở bước thứ ba hành giả phải có đầy đủ giới định tuệ tức là sự hiểu biết về hơi thở, bởi những bước tiếp theo sẽ rất khó thực hiện giống như một người đi trên cạnh sắc của lưỡi dao vậy. Vì vậy để nhấn mạnh sự cần thiết của sự tinh tấn và nổ lực Đức Phật đã dùng thì tương lai trong câu
“ Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở ra, vị ấy tập. Cảm giác toàn thân hơi thở tôi sẽ thở vô, vị ấy tập”.
Nếu thực hành đúng theo cách này tức là biết và cảm nhận toàn thân hơi thở từ đầu đến cuối thì nimitta sẽ xuất hiện. Nhưng điều rât phổ biến là ngay khi hành giả có nimitta họ thường chuyển tâm mình trú sang nimitta thì nó sẽ biến mất ngay. Tại sao lại như vậy? Vì lúc đó hành giả chuyển sang một đề mục mới trong khi đáng lẽ họ phải chờ cho đến lúc nimitta và hơi thở chập lại thành một. Cho nên khi nimitta xuất hiện các hành giả cần phải rất kiên nhẫn, hãy chú tâm vào hơi thở từ đầu đến cuối và phớt lờ không chú ý đến nimitta. Nếu hành giả ngồi một tiếng đồng hồ liên tục và nhẹ nhàng hay biết toàn thân hơi thở mà nimitta vẫn chưa xuất hiện thì hành giả hãy chuyển sang bước thư tư. Bước thứ tư là an tịnh thân hành tôi sẽ xin giảng trong tối ngày hôm nay.