Tín Nguyện Trì Danh, Liễu Thoát Ngay Trong Đời Này

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
21587347_1269117519861386_8945095816221238193_o.jpg


HÀNG PHÀM PHU SÁT ĐẤT TÍN NGUYỆN TRÌ DANH LIỄU THOÁT NGAY TRONG ĐỜI NÀY, CÙNG LÀM BẠN VỚI QUÁN ÂM, THẾ CHÍ

Tâm tánh chúng sanh bằng với chư Phật, do mê trái nên luân hồi chẳng ngơi. Như Lai từ mẫn, tùy cơ thuyết pháp, khiến cho khắp hàm thức đều theo đường về nhà. Hiềm rằng căn tánh muôn thứ chẳng giống nhau, nếu không phải người lỗi lạc sẽ khó thể thoát khỏi! Nhân đấy, bèn đặc biệt mở ra một môn Tịnh Độ để nhiếp khắp hết thảy: Thượng trung hạ căn, Ngũ Nghịch, Thập Ác tướng địa ngục hiện, nhất niệm dốc lòng thành, liền lên được bờ kia. Đẳng Giác Bồ Tát đức bằng với Phật, còn phải vãng sanh mới chứng được Bồ Đề. Phàm phu sát đất, đầy đủ phiền não, chẳng chịu niệm Phật, làm sao tốt lành cho được? Nhắn với người đời, cùng sanh tín nguyện, chấp trì Phật hiệu, từ đầu đến cuối không thay đổi, đến lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn, mau ra khỏi Ngũ Trược, lên thẳng chín phẩm, thấy Phật nghe pháp, tự chứng Vô Sanh, nương đại nguyện luân phổ độ hữu tình.

Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn do Như Lai tâm bi triệt để phổ độ chúng sanh, khiến cho những kẻ không có sức đoạn Hoặc, hàng phàm phu sát đất tín nguyện trì danh liễu thoát ngay trong đời này, cùng làm bầu bạn với Quán Âm, Thế Chí. Trên đến Đẳng Giác Bồ Tát địa vị gần với Phật Quả, còn cần phải vãng sanh, mới thành Chánh Giác. Chí viên, chí đốn, thông trên thấu dưới, vượt trội các pháp môn đã được nói trong một đời giáo hóa tại một phương. Vì thế, khi đức Phật giảng kinh Di Đà, sáu phương chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài cùng một giọng khen ngợi, xưng là kinh Công Đức Chẳng Thể Nghĩ Bàn Được Hết Thảy Chư Phật Hộ Niệm. Lại khen đức Thích Ca Thế Tôn ta có thể làm được chuyện hy hữu rất khó, đức Thế Tôn ta tự nêu túc nhân rằng: Ta ở trong đời ác Ngũ Trược, làm chuyện khó khăn này, chứng được Bồ Đề, vì hết thảy thế gian nói pháp khó tin này, thật là rất khó, khiến cho người nghe tin nhận phụng hành, diễn bày rốt ráo bổn hoài xuất thế vậy.

Nhưng pháp môn này rất sâu khó lường, dẫu được Bổn Sư và chư Phật cùng khuyên tin tưởng, thế nhưng kẻ nghi trong đời vẫn còn rất nhiều! Chẳng những thế trí phàm tình không tin, ngay cả những hàng tri thức thâm hiểu sâu xa Tông, Giáo vẫn còn nghi hoặc. Không những bậc tri thức không tin mà ngay cả Thanh Văn, Duyên Giác đã chứng Chân Đế, nghiệp tận tình không cũng vẫn còn nghi hoặc! Chẳng những hàng Tiểu Thánh không tin, ngay đến bậc Quyền Vị Bồ Tát hãy còn nghi ngờ! Cho đến ngay cả bậc Pháp Thân đại sĩ tuy có thể tin chắc, nhưng vẫn chưa thể thấu nguồn tột đáy. Ấy là vì pháp môn này lấy Quả Giác làm cái tâm để tu nhân, toàn thể là cảnh giới Phật. Chỉ có Phật với Phật mới có thể rốt ráo thấu hiểu cùng tột, trí của những hạng người kia dễ hòng biết được nổi! Bọn phàm phu chúng ta ngửa tin lời Phật, y giáo phụng hành, tự được lợi ích chân thật. Nếu được nghe pháp môn chẳng thể nghĩ bàn này chính là nhiều kiếp đã trồng sâu thiện căn, huống chi còn tin nhận phụng hành nữa ư?

Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Sao tôi nghe trì danh niệm phật liễu sanh thoát tử khi còn sống hình như mâu thuẫn với Đại nguyện của Phật A DI ĐÀ rồi! khi chết mới được vãng sanh mà, khi còn sống PHẬT A DI ĐÀ không có rước đi sớm đâu! hi hi hi

Ngài sẽ để cho ta ở chơi ta bà, chỉ khi nào ta niệm trì danh đến khi nào cái danh kia mòn đến hết chỗ mòn, mòn đến mất dấu mất dạng mấy cái chữ: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Chừng đó Ngài mới xem xét lại rồi ra chỉ thị ký tên...gọi taxi hay máy bay rước ta đi...(hình như vậy phải không nữa...)

Và quang trọng ta có chịu đi hay không? hay còn ghiền ngồi đó trì danh hoài thì sao!

Mà kỳ thật! tôi không biết cái gọi là TA là gì nữa...thì lấy gì để gá làm cái TA mà đi với Ngài!

Cái đang trì danh lục tự NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là CÁI GÌ vậy? (Có lẽ là cục thịt dài dài da bọc xương!)

Thật dốt, thật hỷ báng Phật! Dạ! xin lỗi "Ông- Bà- Phật" của Hoiquangphanchieu!
Xin Ngài tha thứ cho Hoiquangphanchieu bất tín bất tin bất nguyện bất hành này.
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Ủa! sao bác không sợ 123456789 & TamTâmVôHữuĐắc lấy Ngài Tịnh Không & Ngài Ấn Quang ra trị bác à?Híc....
Coi chừng đó nghe, họ mà vác cả rương kinh điển của hai vị đó mà đè là bác chỉ có mà tào tháo cũng không xong đó nghe. ha ha ha ha ha ...
hai hôm bận việc quá , thấy bác vui hát , lại mời rượu đặc biệt, vậy mà hôm nay mới có chút tấm lòng cảm tạ , những muốn mấy vị kia cùng chung thọ hưởng....hahahahaha.....
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Thiền Sư Duy Tắc Trả Lời Hành Giả Tịnh Độ
Trích dịch từ Tịnh Độ Tùng Thư
Thích Đồng Ngộ
Trích: Tập San Suối Nguồn số 08 (TVHQ)


Sư họ Đàm, hiệu Thiên Như, người Cát An, Giang Tây. Thuở nhỏ, Sư xuất gia với ngài Hòa Sơn, sau du phương đến núi Thiên Mục đắc pháp và kế thừa Thiền sư Trung Phong Minh Bản. Năm 1341, Sư trụ ở Sư Tử Lâm thuộc Tô Châu. Năm sau, môn nhân hợp sức dựng chùa Bồ Đề Chánh Tông, thỉnh Sư thuyết pháp, xiển dương tông phong Lâm Tế. Ngoài ra, Sư còn nghiên cứu tột cùng giáo nghĩa của ngài Vĩnh Minh, tông Thiên Thai, xiển dương Tịnh độ, soạn Tịnh độ Hoặc Vấn để trừ nghi và sách tấn hành giả tu tập. Sư được Thuận đế nhà Nguyên ban hiệu Phật Tâm Phổ Tế Văn Tuệ Đại Biện Thiền sư và y kim lan. Tác phẩm do Sư trứ tác gồm : Lăng Nghiêm Kinh Hội Giải 20 quyển, Lăng Nghiêm Kinh Viên Thông Sớ 10 quyển, Tịnh độ Hoặc Vấn, Thiền Tông Ngữ Lục, Thập Phương Giới Đồ Thuyết.

Sư thị tịch vào năm 1354, không rõ Tăng lạp bao nhiêu.

* * *
Một lần, hành giả Tịnh độ đến hỏi Sư :

Đại sư Vĩnh Minh nói : Có Thiền không Tịnh độ, mười hết chín lạc đường, không Thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn chứng, hình như Vĩnh Minh chủ trương Tịnh độ, ít đề cập đến các tông khác, e rằng có quá đề cao Tịnh độ, xem nhẹ Thiền tông chăng?

Thiền sư Duy Tắc đáp :

Câu hỏi này lớn thay ! Phải biết Vĩnh Minh không khen quá lời mà sự thật là như vậy. Tôi từng đọc qua các sách về Tịnh độ, biết rõ yếu chỉ của pháp môn này vốn dễ hành trì, dễ thể nhập, nhưng lại là pháp khó diễn nói, khó tin. Sở dĩ, Đức Thế Tôn lúc còn tại thế nói Kinh A Di Đà cho chúng đệ tử vì Ngài biết trước rằng trong thời mạt pháp có rất ít người tin và thú hướng tu tập. Bởi vậy, Phật dẫn chư Phật trong sáu phương dùng tướng lưỡi rộng dài, nói lời chân thật nhằm phát khởi lòng tin nơi họ, phá mối nghi cho họ. Trong đoạn cuối của bộ kinh, chư Phật ngợi khen, rồi Thế Tôn tự ngợi khen, rằng : “Ta ở trong đời ác ngũ trược làm việc khó làm, diễn nói pháp khó tin này cho tất cả thế gian, đó là việc vô cùng khó”. Phật dặn đi dặn lại như vậy cốt khuyên người tin và thú hướng. Hơn nữa, Đức Thế Tôn đại từ ban pháp trong mạt kiếp, một câu một kệ từ kim khẩu Phật nói ra, tất cả trời người đều tin nhận, vâng làm. Thế nhưng chỉ riêng pháp môn Tịnh độ này, chúng sanh vẫn còn nghi là tại sao vậy? Bởi vì giáo môn này vô cùng rộng lớn, pháp tu này rất đơn giản, dễ dàng. Do nó rộng lớn nhưng lại đơn giản, dễ hành trì, cho nên chúng sanh không khỏi không nghi. Nó rộng lớn vì gồm thâu tất cả căn cơ. Trên thì Bồ-tát Bổ xứ trong quả vị Đẳng Giác cũng sanh Tịnh độ, dưới đến ngu phu ngu phụ, bọn vô tri tạo Ngũ nghịch, Thập ác, trong lúc lâm chung niệm Phật sám hối, quy tâm về Tịnh độ thì đều được vãng sanh. Nó đơn giản dễ hành trì vì không cần phải gian nan, lao khổ, lại không bị mê lầm, lạc nẻo. Chỉ cần niệm 4 chữ danh hiệu “A Di Đà Phật” này, nhờ đây mà ra khỏi Ta-bà, sanh về Cực Lạc, được Bất thoái chuyển, thẳng đến thành Phật mới thôi. Nó rộng lớn như thế, đơn giản dễ làm như thế, nên những lời tán thán của Vĩnh Minh tất có dụng ý chứ không phải quá lời.

Hỏi : Phật, Tổ xuất thế vì việc độ sanh, việc lớn đã tỏ thì phát nguyện độ sanh, nay người đạt ngộ lại cầu sanh Tịnh độ, không đoái hoài đến người khác, đó không phải là sở nguyện của tôi !

Sư đáp : Ông cho rằng một khi tỏ ngộ là sạch hẳn cấu uế, được Bất thoái chuyển chăng? Không còn học Phật pháp, tu hành chứng quả nữa chăng? Liền ngang bằng chư Phật, vào sanh vào tử không bị chướng duyên trở ngại nữa chăng? Như vậy thì chư đại Bồ-tát tu Lục độ vạn hạnh trải qua hằng sa kiếp phải hổ thẹn với ông rồi ! Người xưa nói : “Bồ-tát còn mê khi cách ấm, Thanh văn còn muội lúc ra thai”, huống gì kẻ hiểu sơ, ngộ cạn thì làm sao tự cứu mình nổi? Giả sử cảnh giới mà ông đạt ngộ sâu xa, sở kiến cao minh, hành giải tương ưng đi nữa, nhưng chưa lên ngôi Bất thoái, lục dụng chưa chu viên, ở trong đời ác trược giáo hóa những kẻ cang cường, đó là điều khó làm được. Bởi vậy con thuyền không chắc chắn, mà chở nhiều người qua biển dữ, mình và người chết chìm là điều tất nhiên. Cho nên Vãng Sanh Luận ghi : “Vãng sanh cõi kia, được Vô sanh nhẫn rồi, vào lại sanh tử, cứu độ chúng sanh. Vì nhân duyên ấy, nên cầu sanh Tịnh độ”. Những bậc tiên thánh cũng nói : “Chưa chứng đắc vị Bất thoái chuyển thì không thể trà trộn độ sanh, chưa được Vô sanh pháp nhẫn thì phải thường không lìa Phật, thí như đứa trẻ thường chẳng xa mẹ, lại như chim non chỉ có thể chuyền cành”. Trong quốc độ này, bốn đường ác khổ, nhân quả đẩy đưa, ngoại đạo tà ma, thị phi vây bủa. Sắc đẹp, tiếng hay thường mê hoặc; ác duyên, ô trược mãi tổn thương, hiện đời chẳng có Phật để nương, lại bị cảnh duyên ấy loạn động, thì người mới đạt ngộ làm sao tránh khỏi muôn duyên làm trở ngại ! Bởi vậy, Thế Tôn ân cần khuyên họ cầu về Tịnh độ, đương nhiên là đúng. Vì Phật Di-đà kia đang thuyết pháp, cảnh duyên Cực Lạc thảy thanh tịnh. Còn nữa, nương theo Phật ấy, nhẫn lực dễ thành, chứng quả vị cao, liền được thọ ký, rồi sau giáo hóa chúng sanh, đến đi vô ngại.Thế nên, dù bậc thượng căn thượng trí vẫn nguyện vãng sanh, huống ông là kẻ trung căn hạ trí mới tỏ ngộ Phật pháp ! Lẽ đâu ông không thấy trong Kinh Quán Phật Tam-muội, Văn-thù tự nêu túc duyên, đó là chứng Niệm Phật Tam-muội, sẽ sanh Tịnh độ. Thế Tôn thọ ký cho Ngài rằng : “Ông sẽ vãng sanh thế giới Cực Lạc đó ư?”. Ông lại không thấy trong Kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát Phổ Hiền khuyên Thiện Tài Đồng tử, Hải hội đại chúng, dùng mười Đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc? Ông lại không thấy trong Kinh Lăng-già, Phật thọ ký cho Long Thọ bằng bài kệ : “Trong nước Nam Thiên Trúc, Tỳ-kheo đại danh đức, tên gọi là Long Thọ, hay phá tông Hữu Vô, đem pháp Đại thừa ta, soi sáng khắp thế gian, chứng Sơ Hoan Hỷ Địa, vãng sanh nước An Lạc chăng?” Ông lại không thấy trong Khởi Tín Luận, Bồ-tát Mã Minh phát nguyện cầu sanh; trong Vô Lượng Thọ Luận, Bồ-tát Thiên Thân cũng phát nguyện cầu sanh; trong Kinh Đại Bảo Tích, Thế Tôn ấn khả cho Tịnh Phạn Vương và 70.000 người trong dòng họ Thích vãng sanh Cực Lạc, trong Kinh Thập Lục Quán, Thế Tôn chỉ cho phu nhơn Vi Đề và 500 thị nữ cùng quán Di-đà. Hơn nữa, Tịnh Phạn, Vi Đề … đều là người hiện đời chứng đắc Vô sanh nhẫn, những người như họ ở Tây Trúc không thể nào kể hết. Đông Độ ta có Lô Sơn Viễn Công, các Tôn giả của các tông như Thiên Thai, Hiền Thủ, độ mình độ người, nào tăng nào tục vãng sanh Tịnh độ thật không kể xiết. Quốc vương Tịnh Phạn là cha của Phật, cả 70.000 người trong dòng họ Thích là quyến thuộc của Phật, nếu việc vãng sanh Tịnh độ không có lợi ích, thì Phật khuyên họ vãng sanh làm gì ! Những người chứng đắc Vô sanh nhẫn Phật mới cho phép độ sanh, còn như Tịnh Phạn và quyến thuộc đã được sức Nhẫn này rồi mà Phật vẫn còn thọ ký vãng sanh, như vậy việc Như Lai hộ trì, bảo dưỡng cho họ lẽ đâu không sâu xa chăng?

Phần đông Thiền giả thời nay không cứu xét liễu nghĩa sâu xa của Phật, chẳng biết cơ huyền của Đạt-ma, lòng không trí rỗng, sanh ra cuồng vọng. Thấy người tu Tịnh độ thì chê cười bảo rằng, cái học ấy dành cho kẻ ngu phu ngu phụ làm, quả thật là kẻ dốt nát. Tôi từng luận về sự nhầm lẫn này, rằng ngu phu ngu phụ như Văn-thù, Phổ Hiền, Long Thọ, Mã Minh … chẳng mê lầm chánh đạo, chẳng mất căn lành, chẳng tan thân mất tuệ, chẳng bại hoại Phật chủng. Những kẻ tạo nghiệp phỉ báng pháp, mạt sát chư Thánh hiền, Phật tổ thấy họ thật đáng xót thương. Bởi vậy, Hòa thượng Vĩnh Minh phơi bày tâm can, chủ trương Tịnh độ, mong họ tự cứu bản thân mình. Ngài chuyên tâm hành trì, giáo hóa kẻ khác, nên lúc lâm chung biết trước giờ mất, lại có muôn ngàn điềm lành ứng hiện, toàn thân thành xá-lợi. Đâu chỉ có ngài Vĩnh Minh, mà những Thiền sư như : Tử Tâm Ngộ Tân, Chơn Hiết Thanh Liễu, Thiên Y Nghĩa Hoài, Viên Chiếu Tông Bản, Từ Thọ Hoài Thâm, Nam Nhạc Tuệ Tư, Tịnh Từ Đại Thông, Thiên Thai Hoài Ngọc, Lương Đạo Trân, Đường Đạo Xước, Tỳ Lăng Pháp Chân, Cô Tô Thủ Nột, Bắc Giản Giản, Thiên Mục Lễ … đều là bậc tông tượng trong Thiền môn, mật tu hiển hóa, xiển dương yếu chỉ Tịnh độ, không hẹn mà gặp, nào đâu chỉ có ngần ấy vị.

Tôi từng nghe một vị Tôn túc nói : “Tông phái của 5 nhà, Thiền tăng trong thiên hạ, ngộ và chưa ngộ, không một người nào chẳng về Tịnh độ”. Tôi hỏi nguyên do, vị Tôn túc ấy đáp : “Như Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải là đệ tử chân truyền của Giang Tây Mã Tổ. Tòng lâm trong thiên hạ đều nương Ngài mà dựng lập, từ xưa đến nay không ai dám bàn cãi phải quấy. Thanh quy trong Thiền môn đều nương Ngài mà hành trì, từ trước đến nay không ai dám trái phép tắc ấy. Hãy xem trong Thanh Quy đó nói về việc tụng niệm cho Tăng bị bệnh, trong ấy ghi : Nhóm chúng đồng thanh xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật, hoặc trăm tiếng, hoặc ngàn tiếng, rồi hồi hướng phục nguyện rằng : “Các duyên hết sạch, sớm được nhẹ nhàng, mệnh lớn khó thoát, về thẳng Lạc bang”. Lại nữa, phần tẩm liệm tống táng chư tăng, đại chúng tụng niệm và hồi hướng phục nguyện rằng : “Thần siêu cõi Tịnh, nghiệp dứt trần ai, hoa sen thượng phẩm mở bày, Phật liền thọ ký đời này vãng sanh”. Đến như lúc trà-tỳ, chư tăng vẫn không làm cách thức nào khác, mà chỉ thỉnh Duy-na cao giọng xướng “Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật”. Xướng như vậy 10 lần, đại chúng hòa theo 10 lần, thì gọi là 10 niệm. Xướng xong lại hồi hướng rằng : “Mười niệm vừa rồi, trợ giúp vãng sanh”, đó không phải chỉ quy về Tịnh độ thì là cái gì?

Từ Bá Trượng đến nay, phàm lễ nghi tống táng chư tăng đều làm theo cách thức ấy. Thế thì “Tông phái của năm nhà, Thiền tăng trong thiên hạ, không có người nào không về Tịnh độ” lẽ đâu không đúng chăng ! Phải biết bản hoài lập pháp của Tổ sư Bá Trượng đâu phải không có căn cứ. Ông đã không hiểu được ý Tổ sư, lại không tự phát tâm tỉnh giác, vọng cho người đạt ngộ không nguyện vãng sanh, thì sở chấp của Thiền giả trong thiên hạ, thật chẳng ai bằng ông !

Hỏi : Đồng Cư Tịnh Độ có rất nhiều loại, nay chỉ nêu Cực Lạc mà không tán thán hết các cảnh duyên thù thắng khác là sao vậy?

Sư đáp : Kinh ghi : “Chúng sanh cõi ấy không có các khổ, chỉ thọ nhận mọi an vui, nên có tên là Cực Lạc”. Nay lấy Ta-bà so sánh với cõi kia, thì cõi này hình thể máu thịt, có sanh tất có khổ; cõi kia thì do hoa sen hóa sanh, nên không có sự thống khổ của Sanh (Sanh khổ). Cõi này thì thời gian dần hết, ngày một già suy; cõi kia thì nóng lạnh như nhau, nên không có sự thống khổ của Già (Lão khổ). Cõi này thì bốn đại khó điều phục, sanh nhiều bệnh hoạn; cõi kia thì thân thể sạch thơm, nên không có sự thống khổ của Bệnh (Bệnh khổ). Cõi này sống đến 70 là hiếm, vô thường mau chóng; cõi kia thì thọ mạng vô lượng, nên không có sự thống khổ của Chết (Tử khổ). Cõi này thì thân tình luyến ái, có ái ắt có chia lìa; cõi kia không có cha mẹ vợ con, nên không có nỗi khổ quyến thuộc chia lìa (Ái biệt ly khổ). Cõi này thì cừu địch oán thù, có oán tất gặp nhau; cõi kia toàn là chúng hội Thượng thiện, nên không có nỗi khổ oán thù gặp nhau (Oán tắng hội khổ). Cõi này thì khốn khổ đói lạnh, tham cầu không chán; cõi kia y phục trân bảo, thọ dụng liền có, nên không có nỗi khổ mong cầu không được toại nguyện (Cầu bất đắc khổ). Cõi này hình hài hôi hám, các căn khuyết tật; cõi kia tướng mạo đoan nghiêm, thân có quang minh, nên không có nỗi khổ năm ấm lẫy lừng (Ngũ ấm xí thạnh khổ). Cõi này thì luân hồi sanh tử, cõi kia hằng chứng Vô sanh. Cõi này có thống khổ 4 đường, cõi kia không có tên 3 ác. Cõi này hầm hố gò nổng, gai góc làm rừng, đất đá núi non, đầy dẫy dơ uế; cõi kia vàng ròng làm đất, cây báu ngút trời, lầu bằng bảy báu, hoa khoe bốn màu. Cõi này Song Lâm đã diệt, Long Hoa chưa khai; cõi kia Phật Vô Lượng Thọ hiện đang nói pháp. Cõi này Quan Âm, Thế Chí chỉ có danh suông, cõi kia hai Đại sĩ này thường làm bạn tốt. Cõi này quân ma ngoại đạo, nhiễu loạn chánh tu; cõi kia Phật giáo hóa cả, chẳng thấy ma mị. Cõi này nữ giới yêu kiều mê hoặc người tu, cõi kia chánh báo thanh tịnh không có người nữ. Cõi này ác thú lỵ mị, tiếng tà rộn vang; cõi kia nước chim cây rừng đều tuyên diệu pháp. So sánh hai cõi, cảnh duyên khác xa, mà sự thù thắng ở Lạc bang vô lượng vô biên, không sao kể hết. Cảnh thù thắng đó có thể nhiếp phục chúng sanh giữ tâm thường tịnh. Duyên thù thắng ấy thường hay giúp sức cho người tu. Tuy Đồng Cư Tịnh độ có rất nhiều loại, nhưng chỉ có Cực Lạc đầy đủ thắng duyên để tu hành, nên chỉ nêu Cực Lạc.

Hỏi : Một đời tạo ác, lâm chung niệm Phật, đới nghiệp vãng sanh, lại không thoái chuyển, nguyện lực Phật Di-đà thật chẳng thể nghĩ bàn. Vậy thì lúc còn sống tôi làm muôn việc thế gian, đợi đến lúc lâm chung, sau đó mới niệm Phật được không?

Sư đáp : Khổ thay ! Khổ thay ! Sao ông lại nói những lời ngu si lầm lẫn đến thế ! Tỳ sương, rượu độc là chất độc trong các thứ độc, nay những lời ông nói càng độc hơn các chất độc ấy nữa, không những làm mình lầm lạc mà còn làm cho thiên hạ cũng mê lầm. Ông phải biết rằng, phàm phu ngu muội lâm chung niệm Phật đều nhờ nhân duyên thiện căn phước đức từ trước, gặp được Thiện tri thức, mới được niệm Phật. Những người may mắn này trong ngàn muôn người chưa chắc có một. Ông cho rằng đến lúc lâm chung ai ai cũng được may mắn đó ư ! Ông không thấy Quần Nghi Luận ghi : Trong thế gian có 10 hạng người lâm chung không thể niệm Phật :

Không gặp được bạn tốt khuyên phát tâm niệm Phật.

Nghiệp khổ bức bách thân tâm.

Bạo bịnh cấm khẩu.

Tâm điên loạn, không chú tâm quán tưởng.

Gặp nạn nước lửa, hốt hoảng không chí thành.

Gặp phải sói lang, lại không có bạn tốt.

Lâm chung gặp bạn ác làm bại hoại tín tâm.

Bội thực ngộ độc, hôn mê đến chết.

Lâm trận đánh nhau trúng tên trúng đạn ngã chết đột ngột.

Bị rơi từ trên cao xuống tan thân mất mạng.

Đó là 10 trường hợp mà ai ai cũng thấy cũng nghe. Không luận là Tăng tục nam nữ, ai cũng có thể gặp phải. Hoặc do nghiệp đời trước đẩy đưa, hoặc do nghiệp đời này chiêu cảm mà đột ngột xuôi tay, đường trước mịt mờ không thể trốn chạy. Lại không phải là Thánh nhân chứng Túc mạng thông thì ông làm sao biết lâm chung có nghiệp hay không nghiệp? Lại không phải là người có Tha tâm, Thiên nhãn thì làm sao biết mình lúc lâm chung chết một cách nhẹ nhàng hay đớn đau khổ sở.

Nếu không may gặp phải 1 trong 10 ác duyên ấy liền nhắm mắt xuôi tay, lúc ấy dẫu Phật sống vây quanh cũng không cách nào cứu thoát ông được. Ông phải theo nghiệp thọ báo, rớt trong 8 nạn 3 ác, chịu khổ khôn cùng, chẳng biết lúc nào mới được nghe danh hiệu Phật. Khi đã không nghe thì càng tạo vô vàn ác nghiệp. Hoặc gặp phải bệnh nhẹ mà chết cũng chưa hẳn thoát khỏi rừng kiếm phanh thây, bốn đại tan nát. Như con rùa mới chui ra khỏi vỏ, con cua trôi giạt ở biển khơi, thống khổ bức bách, hoảng sợ vô cùng làm sao niệm Phật nổi? Giả sử ông không bịnh mà chết, nhưng hoặc do duyên đời chưa dứt, niệm đời chưa quên, tham sống sợ chết, nhiễu loạn thân tâm chẳng khác thế tục, lại việc nhà chưa xong, hậu sự chưa quyết, vợ khóc con than, muôn ngàn lo lắng làm sao niệm Phật nổi? Giả sử trước lúc chết chỉ có bịnh nhẹ đau đớn thân mình, chịu đau chịu khổ, gào khóc rên la, cầu thầy tìm thuốc, cầu cúng sám hối, muôn việc rối bời thì làm sao niệm Phật nổi? Giả sử lúc chưa bịnh nhưng tuổi tác già nua, tướng suy hiện rõ, khốn khổ vô cùng, sau than lo lắng, lúc đó chỉ lo chống đỡ cái thân già còn không xong thì làm sao niệm Phật nổi? Giả sử lúc chưa già chính là lúc sức lực dồi dào, niệm Phật tốt nhất, nhưng biết bao người cuồng tâm chưa dứt, việc đời bủa vây, chạy Đông tìm Tây, suy xằng nghĩ bậy, nghiệp thức mang mang thì làm sao niệm Phật nổi? Còn như ông thanh tịnh tự tại, có chí tu hành, nhưng với mọi thứ trong thế gian soi không tỏ, buông không ra, nắm chẳng vững, ngồi chẳng lâu, chợt gặp một vài cảnh giới hiện tiền, chủ nhân lập tức theo cảnh đảo điên thì niệm Phật sao được?

Ông hãy xem người khác lúc già bịnh, khi tráng niên, lúc an nhàn, nếu có một việc nhỏ bám víu nơi tâm thì đã không niệm Phật được, huống gì đợi đến lúc lâm chung ! Còn như ông, trọn đời làm sự nghiệp thế gian, quả thật là người ngu si cùng cực, phát ngôn những lời lầm lạc vô cùng. Ta dám đoan chắc ông dụng tâm lầm lạc mất rồi ! Vả lại việc đời như mộng như huyễn, như bóng như bọt, không có gì là sự thật, chẳng việc nào thay thế được sống chết đâu ! Giả sử ông xây dựng nhiều chùa, nuôi nhiều Tăng thường trụ, mong cầu danh lợi, kết thân với kẻ quyền thế, giàu sang, ông cho đó là làm được nhiều Phật sự tốt mà không biết mình đã hủy phạm Như Lai, chẳng thấu đạt gốc đạo. Dựng nhiều già-lam, lại thêm giữ giới, nhưng phải biết rằng công đức hữu vi có nhiều lầm lỗi, chùa lớn chưa xong, địa ngục đã thành, sống chết chưa tỏ, đều thành gốc khổ, bỗng chốc xuôi tay, vừa mới chịu khổ mới hay rằng mọi việc làm trong lúc bình sinh toàn là rừng Chiên-đàn lại thêm gỗ mục, trong rừng kiếm lại thêm gươm dao, ca-sa tuột khỏi thân thì vạn kiếp khó mặc lại được. Sắt đá mà nghe cũng phải rơi lệ. Tổ sư mỏi miệng khuyên người như vậy, lẽ đâu chấp nhận cho ông một đời bon chen, đợi đến lúc lâm chung mới niệm Phật? Ông phải biết rằng, con người ở đời sống được bao lâu, chỉ trong tích tắc là nhắm mắt lìa đời. Cần phải ngay trong lúc chưa già chưa bịnh mà gội rửa thân tâm, buông bỏ mọi việc đời, được một lúc lắng lòng, niệm được một danh hiệu, có một chút công phu, tu một chút Tịnh nghiệp. Cứ thế ngày lại ngày dành thời gian tu tập, thì lúc lâm chung, chết nhẹ nhàng hay khổ sở ta đều biết được, đường trước của ta, bao la bằng phẳng. Nếu không như vậy, thì ngày sau ông có hối cũng muộn rồi.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Sao tôi nghe trì danh niệm phật liễu sanh thoát tử khi còn sống hình như mâu thuẫn với Đại nguyện của Phật A DI ĐÀ rồi! khi chết mới được vãng sanh mà, khi còn sống PHẬT A DI ĐÀ không có rước đi sớm đâu! hi hi hi

Ngài sẽ để cho ta ở chơi ta bà, chỉ khi nào ta niệm trì danh đến khi nào cái danh kia mòn đến hết chỗ mòn, mòn đến mất dấu mất dạng mấy cái chữ: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Chừng đó Ngài mới xem xét lại rồi ra chỉ thị ký tên...gọi taxi hay máy bay rước ta đi...(hình như vậy phải không nữa...)

Và quang trọng ta có chịu đi hay không? hay còn ghiền ngồi đó trì danh hoài thì sao!

Mà kỳ thật! tôi không biết cái gọi là TA là gì nữa...thì lấy gì để gá làm cái TA mà đi với Ngài!

Cái đang trì danh lục tự NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là CÁI GÌ vậy? (Có lẽ là cục thịt dài dài da bọc xương!)

Thật dốt, thật hỷ báng Phật! Dạ! xin lỗi "Ông- Bà- Phật" của Hoiquangphanchieu!
Xin Ngài tha thứ cho Hoiquangphanchieu bất tín bất tin bất nguyện bất hành này.
Ủa! sao bác không sợ 123456789 & TamTâmVôHữuĐắc lấy Ngài Tịnh Không & Ngài Ấn Quang ra trị bác à?Híc....
Coi chừng đó nghe, họ mà vác cả rương kinh điển của hai vị đó mà đè là bác chỉ có mà tào tháo cũng không xong đó nghe. ha ha ha ha ha ...
hai hôm bận việc quá , thấy bác vui hát , lại mời rượu đặc biệt, vậy mà hôm nay mới có chút tấm lòng cảm tạ , những muốn mấy vị kia cùng chung thọ hưởng....hahahahaha.....
Trung Bộ Kinh, Kinh Số 42, Kinh Veranjaka của Phật Giáo Tiểu Thừa nói như vầy:

Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ông biết"; dầu cho người ấy không biết, người ấy nói: "Tôi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tôi không biết"; hay dầu cho người ấy không thấy, người ấy nói: "Tôi thấy"; hay dầu cho người ấy thấy, người ấy nói: "Tôi không thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói để sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến phá hoại. Và người ấy là người nói lời thô ác. Bất cứ lời gì thô ác, tàn ác, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định, người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh đạo.

Và này các Gia chủ, thế nào là ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: "Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình!" Lại có người có tâm sân, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: "Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại!" Lại có người có TÀ KIẾN, có TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO như: "Không có bố thí, không có kết quả của bố thí, không có tế lễ, không có cúng dường, các hành vi thiện ác, không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chính hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau". Như vậy, này các Gia chủ, là ba ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Như vậy do nhân hành phi pháp, hành phi chánh đạo, này các Gia chủ, ở đây, một số loài hữu tình sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
gửi bởi:123456789 "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
Giáo Pháp nào có Tâm Bồ Đề là giáo pháp chân chính của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bồ Đề là giác ngộ, là giác ngộ cái không thể được. ( ba thời bất khả đắc )qui vô sở đắc.
Giáo pháp của Phật Thích Ca là ngón tay chỉ mặt trăng, lời Phật nói cũng chỉ tạm dùng , hiểu xong liền bỏ( pháp còn phải bỏ huống là phi pháp.)
Nay lại dùng âm thanh cầu Phật, lại gồng gánh trên vai lời những thế giới , núi sông vàng bạc lưu li....mà đòi giải thoát , rồi đòi thành Phật.
Muốn học theo Tịnh Độ thì phải biết Tịnh Độ là gì? nơi nào có Tịnh Độ? làm sao cho Tịnh Độ?.....
Ôm những lời như ông nói chỉ thêm nặng bụng , vì cứ tưởng cái hiểu của mình ngày một to ra . hahahahahaha.......
Chào nha, đi nấu cơm cho cháu đã ahahahahahahaha......
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Này Ông Tào.
Nhớ nấu thêm mấy lon gạo để mời mọi người cùng ăn nha. Lấy sức mà "niệm phật!"

...
Nhưng mà tôi thấy buồn buồn...
Vì khi đến tuổi già nua, lưng cong gối mõi...hơi tàn sức tận...thì sức đâu mà niệm phật đây!
Lúc ấy, có ai rước nhắm đi nổi không!
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
gửi bởi:123456789 "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
Giáo Pháp nào có Tâm Bồ Đề là giáo pháp chân chính của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bồ Đề là giác ngộ, là giác ngộ cái không thể được. ( ba thời bất khả đắc )qui vô sở đắc.
Giáo pháp của Phật Thích Ca là ngón tay chỉ mặt trăng, lời Phật nói cũng chỉ tạm dùng , hiểu xong liền bỏ( pháp còn phải bỏ huống là phi pháp.)
Nay lại dùng âm thanh cầu Phật, lại gồng gánh trên vai lời những thế giới , núi sông vàng bạc lưu li....mà đòi giải thoát , rồi đòi thành Phật.
Muốn học theo Tịnh Độ thì phải biết Tịnh Độ là gì? nơi nào có Tịnh Độ? làm sao cho Tịnh Độ?.....
Ôm những lời như ông nói chỉ thêm nặng bụng , vì cứ tưởng cái hiểu của mình ngày một to ra . hahahahahaha.......
Chào nha, đi nấu cơm cho cháu đã ahahahahahahaha......
Này ông bạn, hiểu xong liền bỏ thì chỉ có đọa lạc mà thôi. Khi hiểu rồi cần phải thực hành Giới, Định, Tuệ và sau khi thật sự CHỨNG NGỘ Pháp liễu thoát sang tử sang qua bờ kia rồi, thì lúc đó mới nghĩ đến việc buông bè được. Nếu như hiểu mà không thực hành thì cũng không được. Vì Pháp Học phải đi đôi với Pháp Hành. Nói tóm lại hiểu vẫn chưa đủ mà phải thật sự CHỨNG thì mới được. Hơn nữa giữa Thiền Tông và Tịnh Độ Tông tuy là hai tông chỉ khác nhau, nhưng đến Cuối Cùng giải thoát điều như nhau. Vạn Pháp Duy Tâm vậy thì... tại sao phải đả kích pháp môn khác, trong khi tất cả đều là lời Phật dạy. Tôi hy vọng ông có thời gian, ít nhất một lần trong đời hãy nên đọc và tìm hiểu bộ sách của Tổ Sư Ấn Quang gọi là Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, hãy đọc cho kỹ để ông hiểu rõ hơn về Tịnh Độ Tông trước khi mang tâm phỉ báng. Ngoài ra ngài Tổ Sư Ấn Quang cũng có nói qua Thiền Tông, hoàn toàn đúng với giáo Pháp Như Lai, cũng không trái với Kinh Pháp Bảo Đàn của ngài Lục Tổ Huệ Năng.

Phật Pháp vốn là một hoàn toàn không trái ngược nhau, sở dĩ có thấy mâu thuẫn vì do tâm phàm phu của chúng ta phân biệt vọng tưởng mà thôi.

Về Kinh Kim Cang, Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) từng nói:

Kinh Kim Cang từ nơi Hữu bàn về Không, chẳng đọa nơi Không; từ Không luận về Hữu, chẳng đọa vào bên Hữu. Không lẫn Hữu cùng mất, Chân - Tục bất nhị, chúng sanh và Phật nhất trí, lý - sự viên dung, hạnh khởi giải tuyệt, tiến thẳng vào biển giác. Hết thảy Bồ Tát nương theo đây tu nhân, tam thế chư Phật nương vào đây chứng quả. Kinh này chính là cương yếu của giáo pháp suốt cả một đời đức Như Lai, quả thật là chuẩn mực để thượng hoằng hạ hóa của hàng Bồ Tát. Chỉ bày bổn thể của Như Như, cơ lẫn lý đều khế hợp. Chứng Không Không tam-muội, giải lẫn hạnh đều viên. Diệu lại càng diệu, huyền càng thêm huyền. Khéo thay, cao quý thay! Há có thể nghĩ bàn được nổi ư? Thế gian thường chẳng xem xét, cho là Không Tông, cô phụ Phật ân quá đáng! Độ tận hết thảy chúng sanh chẳng thấy tướng người độ, kẻ được độ, chẳng trụ vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để hành bố thí, cho đến lục độ cũng như vạn hạnh. Dùng không “ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả” để tu hết thảy thiện pháp, không trụ vào đâu để sanh tâm, tuy thuyết pháp nhưng không có pháp gì để thuyết; tuy thành Phật nhưng không có Bồ Đề để đắc. Ấy là mây bay biển Hạnh, sóng dậy cửa Độ, chính là đạo xứng tánh duyên khởi, không có sự để hành.

Do vậy, trong chẳng thấy có cái ta là người độ, ngoài chẳng thấy có người và chúng sanh được độ, giữa chẳng thấy có tướng thọ giả để chứng Vô Dư Niết Bàn. Cái thấy “có mình lẫn người” cùng mất, tình kiến phàm lẫn thánh đều hết. Tam luân thể không, một đạo thanh tịnh. Thật Tướng diệu lý như như bất động, triệt để phô bày trọn vẹn. Vì thế được phước đức bằng với mười phương hư không vậy! Còn như thọ trì kinh này, vì người khác nói, dù chỉ bốn, ba, hai, một câu, phước ấy còn hơn dùng bảy báu đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới để bố thí suốt vô lượng trăm ngàn vạn ức kiếp, hơn phước của việc hằng ngày ba thời dùng thân mạng nhiều như số cát sông Hằng để bố thí. Ấy là vì hết thảy chư Phật và pháp vô thượng giác đạo của chư Phật đều từ kinh này mà ra. Do đó, người thuyết pháp chính là dùng sự trang nghiêm của Phật để tự trang nghiêm và trang nghiêm hết thảy chúng sanh. Công đức chân thật tự hành hóa độ người ấy được gọi là Không, há chẳng đáng sao!

Vì thế, dù chỉ nói kinh này bốn, ba, hai, một câu thì hết thảy trời người đều nên cúng dường như cúng dường tháp miếu Phật. Do người trì kinh tâm hợp với đạo, tâm hợp với Phật, nên chuyển được hậu báo nặng nề nhất thành hiện báo nhẹ nhàng nhất, lại còn sẽ đắc Bồ Đề. Do tự hành, dạy người, tâm chẳng trụ vào tướng chính là dùng Trí Như Như để khế hợp Lý Như Như, ngay khi đó dung hợp thành một với Bồ Đề, Niết Bàn, như nước lẫn vào nước, như không trung hợp với không trung. Dù có thánh trí, chẳng thể phân biệt được! Những pháp môn đức Như Lai đã giảng trong suốt một đời đều dùng trí này chiếu thấu để tu thì nước chảy đến liền thành kênh, mây tan trăng rạng, một trần chẳng lập, vạn đức trọn phô!

Còn về Pháp Môn Tịnh Độ. Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) từng nói:


Một pháp Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chính là đạo trọng yếu để phổ độ chúng sanh của mười phương chư Phật, là diệu môn để mau chứng Phật quả của chúng sanh trong chín giới. Các kinh Đại Thừa đều dạy về pháp trọng yếu này; nhưng ba kinh Tịnh Độ chuyên giảng pháp này đến cùng tột. Thế gian thường quen thói chẳng suy xét, coi là pháp thiển cận, cho rằng chẳng rộng sâu như biển Giáo, chẳng thẳng chóng như Thiền Tông, thường xiển dương Tông, Giáo, đè nén Tịnh Độ, chuộng tự lực, ghét Phật lực. Thấy việc nhân mà nhường, thấy chuyện nghĩa chẳng làm, đến nỗi bi tâm triệt để của Như Lai bị khuất lấp chẳng thông suốt được, đường tắt thoát khổ của chúng sanh bị bế tắc chẳng thông. Nay chẳng nề hà bị chê trách, nêu chứng cứ đại lược mong sao người thấy nghe tùy hỷ cùng sanh về liên bang. Lúc Như Lai mới thành Chánh Giác, vì bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ diễn giảng kinh Đại Hoa Nghiêm. Đến phẩm Nhập Pháp Giới, Thiện Tài do tâm Thập Tín đã mãn, vâng lời ngài Văn Thù dạy, tham học với khắp các tri thức. Thoạt đầu gặp ngài Đức Vân, vừa được nghe pháp môn Niệm Phật liền chứng Sơ Trụ. Từ đó hễ tham học liền chứng, cho đến chỗ của vị tri thức thứ năm mươi ba là ngài Phổ Hiền. Phổ Hiền dùng oai thần gia bị, ngay lập tức, sở chứng của Thiện Tài bằng với Phổ Hiền, bằng với chư Phật, ngài Phổ Hiền bèn giảng mười đại nguyện vương khuyến khích Thiện Tài và Hoa Tạng hải chúng hồi hướng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong Quán kinh, hàng Ngũ Nghịch Thập Ác khi tướng địa ngục hiện, niệm Phật mười tiếng liền được vãng sanh. Pháp Thân đại sĩ đều nguyện vãng sanh, A Tỳ tội nhân còn dự vào phẩm chót. Pháp môn rộng sâu, thẳng chóng, có pháp gì hơn được nữa!

Thật có thể gọi là kim chỉ nam trong biển Giáo, là Bắc Cực của Thiền Tông. Hết thảy các pháp, không pháp nào chẳng lưu xuất từ pháp giới này; hằng sa diệu nghĩa, không nghĩa nào chẳng quy hoàn pháp giới này.

Vì thế, bên Tây Thiên: Văn Thù, Phổ Hiền, Long Thọ, Mã Minh, bên Đông Độ: Viễn Công (tổ Huệ Viễn), Trí Giả, Thiện Đạo, Vĩnh Minh hoặc phát nguyện nói kinh (ngài Văn Thù có kinh phát nguyện, ngài Phổ Hiền nói phẩm Hạnh Nguyện), hoặc chú giải kinh, tạo luận, không vị nào chẳng dùng pháp môn này để tự hành, dạy người, lợi khắp hàm thức. Cổ nhân muốn cho cả cõi đời cùng tu nên đem kinh A Di Đà xếp vào khóa tụng hằng ngày. Do kinh này lời lẽ ngắn gọn, nghĩa lý phong phú, hành giản dị mà hiệu quả nhanh chóng, nên bậc hoằng pháp đại sĩ chú sớ, tán dương, từ xưa đến nay không biết bao nhiêu mà kể!
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Này ông bạn, hiểu xong liền bỏ thì chỉ có đọa lạc mà thôi. Khi hiểu rồi cần phải thực hành Giới, Định, Tuệ và sau khi thật sự CHỨNG NGỘ Pháp liễu thoát sang tử sang qua bờ kia rồi, thì lúc đó mới nghĩ đến việc buông bè được. Nếu như hiểu mà không thực hành thì cũng không được. Vì Pháp Học phải đi đôi với Pháp Hành. Nói tóm lại hiểu vẫn chưa đủ mà phải thật sự CHỨNG thì mới được. Hơn nữa giữa Thiền Tông và Tịnh Độ Tông tuy là hai tông chỉ khác nhau, nhưng đến Cuối Cùng giải thoát điều như nhau. Vạn Pháp Duy Tâm vậy thì... tại sao phải đả kích pháp môn khác, trong khi tất cả đều là lời Phật dạy. Tôi hy vọng ông có thời gian, ít nhất một lần trong đời hãy nên đọc và tìm hiểu bộ sách của Tổ Sư Ấn Quang gọi là Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao, hãy đọc cho kỹ để ông hiểu rõ hơn về Tịnh Độ Tông trước khi mang tâm phỉ báng. Ngoài ra ngài Tổ Sư Ấn Quang cũng có nói qua Thiền Tông, hoàn toàn đúng với giáo Pháp Như Lai, cũng không trái với Kinh Pháp Bảo Đàn của ngài Lục Tổ Huệ Năng.
Phật Pháp vốn là một hoàn toàn không trái ngược nhau, sở dĩ có thấy mâu thuẫn vì do tâm phàm phu của chúng ta phân biệt vọng tưởng mà thôi.

Về Kinh Kim Cang, Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) từng nói:



Còn về Pháp Môn Tịnh Độ. Tổ Sư Ấn Quang (Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát) từng nói:


Hahahahahaa.... lời kẻ phàm phu ngoại đạo như Lão Tôn ta mà ngươi còn chưa hiểu đúng, thì làm sao mà thấu cho được lời Ngài Tịnh Không , Ngài ấn Quang Đại Sư, và cao hơn là lời Phật. hahahahahaha...... mà suốt ngày trích dẫn hahahahahaha.....
Này cưng! nếu hiểu được câu : " ngôn ngữ đạo đoạn , tâm hành xứ diệt " thì mới hiểu được: Nghe pháp thâm sâu như gió thoảng qua lỗ tai ..... nghe cưng.
Nói cho cưng hay là ta không có hiểu Phật Pháp. nếu có nói nơi thế gian này thì chỉ biết đôi chút thôi.
tỉ như có một môn mà bao gồm thượng , trung, hạ. bà già bán bưng, kỹ sư tiến sĩ, tổng thống đến xích lô, đại phú đến bần hàn đều có thể bàn luận sôi nổi nhất thế giới mà ai cũng trúng cả, đó là môn bóng đá có phải thế không cưng. hahahahahahahahahaha.......
Bất luận phòng trà , vỉa hè cafe, hay lầu các cao sang, trên xe hay nằm nghỉ đều có thể cả. hahahahahahaha......
Nghĩa là nó ứng với tất cả căn cơ đó ahahahahahaha......
Duy chỉ có mấy môn lẹp xẹp là không mấy người để ý , ví như âm nhac, thơ ca, hội họa, điêu khắc, triết học.... vì nó không ứng được nhiều căn cơ như bóng đá nên đành lép vế thôi , phải không cưng. hahahahahahahaha......
LẠI NỮA MẤY MÔN NÀY LẠI MẤT THỜI GIAN, mà lại khó lòng nói phét , nói nhại , nói bậy , nói bạ đúng không cưng. hahahahahaha.....
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
17190376_680778678772035_6145548239459077423_n.jpg


20882270_784097571773478_7024965052619802258_n.jpg


20596963_774201506096418_6375034837886930540_n.jpg


20914248_785878338262068_115271494602181308_n.jpg


21743246_799595756890326_3840131053484847585_n.jpg


20841992_783514201831815_2641737293525467968_n.jpg


20294306_770104429839459_2539171165469526093_n.jpg


21231956_791920954324473_1130107784036240289_n.jpg


20664680_778076072375628_5575802292003086115_n.jpg


Khinh Pháp Tịnh Độ Chính Là Khinh Chê Luôn Cả Chư Phật‏

Tây Phương Tịnh Độ Cực Lạc thế giới không phải là cảnh ảo tượng hay truyền thuyết, mà là thế giới có thật như cõi Ta Bà này; vì Phật không khi nào nói dối, và có rất nhiều người niệm Phật được vãng sanh, hiện tiền hoặc lúc lâm chung đã mục kích cảnh giới ấy, như trong Vãng Sanh Truyện và Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã có chép.

Nếu cho rằng Tịnh Độ không phải lối tu của hàng trí thức, chỉ sợ e trí “trí thức” của những vị ấy chưa đủ sức thấu hiểu Tịnh Độ mà thôi. Như khi xưa Phật nói Kinh Pháp Hoa, có đến năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn chứng từ Sơ Quả đến Tứ Quả, vì chưa tin hiểu nổi nên lui ra khỏi pháp hội. Những vị ấy đã vào hàng Thánh, đâu phải tầm thường, nhưng trước diệu lý quá cao, họ đành thối bại. Nếu bảo rằng hàng trí thức sáng suốt đều phải tu Thiền, niệm Phật để cho hạng dốt nát tầm thường, tại sao vị Tổ thứ mười bốn bên Thiền Tông là Long Thọ Bồ Tát sau khi chứng ngôi Sơ Hoan Hỷ Địa rồi, lại niệm Phật “cầu sanh Cực Lạc?” Và tại sao có rất nhiều bậc thạc đức bên Thiền Tông, như các ngài Vĩnh Minh, Triệt Ngộ, Liên Trì, sau khi tham thiền ngộ đạo, lại chuyển hướng cầu về Tịnh Độ? Phải biết Niệm Phật là pháp môn cao siêu mầu nhiệm, gồm nhiếp ba căn, từ đức Thích Tôn cho đến các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều tuyên dương. Cho nên khi đức Thích Ca nói Kinh A Di Đà, hằng hà sa chư Phật ở sáu phương đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà khen ngợi. Và trong Kinh Hoa Nghiêm, sau khi đức Phổ Hiền nói mười đại nguyện vương rồi, liền khuyến tấn các bậc Bồ Tát ở những ngôi Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hướng, Thập Địa, Đẳng Giác, đều nên phát nguyện cầu sanh về Cực Lạc? Nếu cảnh Cực Lạc là ảo tượng không phải thật có, và môn Tịnh Độ là tầm thường, tại sao các vị ấy lại cầu sanh? Cho nên Ấn Quang đại sư đã bảo: “Sự cao siêu mầu nhiệm của pháp môn Niệm Phật, chư Tổ bảo là chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết hết được. Những kẻ khinh chê Niệm Phật, không phải chỉ khinh chê hạng ông già bà cả tu Tịnh Độ đâu, mà chính là khinh chê luôn cả chư Phật và các bậc Đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đó!”

Trích Niệm Phật Thập Yếu
Cố hoà thượng Thích Thiền Tâm
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
https://scontent.fvca1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0- [COLOR="red"][SIZE="4"]“Sự cao siêu mầu nhiệm của pháp môn Niệm Phật, chư Tổ bảo là chỉ có Phật với Phật mới hiểu biết hết được....”[/SIZE][/COLOR]
Trích Niệm Phật Thập Yếu
Cố hoà thượng Thích Thiền Tâm[/QUOTE]
Chỉ có cưng mới hiểu được , vì chắc là Cưng đã thành Phật ở cõi Tây Phương mới hiểu được kinh Phật, nay trở về hoằng dương Tịnh Độ ,với lại chỉ có Cưng mới thấy cụ thể cõi Tây Phương là thật chứ đã có ai từ đó trở về đâu. còn lại là mù tịt , phỉ báng .hahahahahahahaha.
lại nữa; mấy cái bà vãng sang trên mạng chắc Cưng cũng có gặp ở Tây Phương rồi chứ.họ có khỏe không Cưng?
Họ có nhắn gì về cho con cháu không Cưng?
Không biết người Tây Phương có nghỉ phép hay là có ai chán mà lại đòi vãng sanh về cõi Ta Bà này nữa không cưng?
Vì hầu hết những người muốn vãng sanh Tây Phương đều tham lam vì ở đó sung sướng , vàng bạc , châu báu , thích gì được nấy ...
Nay giả sử nói lên cõi Tây Phương phải tu mệt nhọc lắm, phải buông bỏ hết , ăn ngày vài hột cơm thôi, nước phải chia nhau, sống phải tằn tiện , nhưng sẽ mau chóng thành Phật , thì liệu họ có muốn vãng sanh không?
Cưng thử minh họa thế giới của Cưng khẳng định xem thử., phải nói những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ mó nhé hahahahahahahahaha
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Chỉ có cưng mới hiểu được , vì chắc là Cưng đã thành Phật ở cõi Tây Phương mới hiểu được kinh Phật, nay trở về hoằng dương Tịnh Độ ,với lại chỉ có Cưng mới thấy cụ thể cõi Tây Phương là thật chứ đã có ai từ đó trở về đâu. còn lại là mù tịt , phỉ báng .hahahahahahahaha
20604593_1737921479843100_2849443572152843925_n.jpg


TỪ ĐỜI ĐỜI KIẾP KIẾP VỀ TRƯỚC TU HÀNH ĐÃ TỪNG THÂN CẬN RẤT NHIỀU CHƯ PHẬT NHƯ LAI, TẠI VÌ SAO NGÀY NAY VẪN CÒN Ở TRONG LUÂN HỒI? NGHĨ ĐẾN ĐIỀU NÀY THÌ TRONG LÒNG CẢM THẤY THẬT XÓT XA VÀ BI AI QUÁ ĐỖI. VÌ SAO? VÌ NAY THẬT SỰ ĐÃ HIỂU RÕ CÁI CỬA ẢI LUÂN HỒI NÀY KHÔNG DỄ DÀNG GÌ ĐỘT PHÁ ĐƯỢC !

Chúng ta ngày nay khi tiếp xúc với Phật pháp có thể tin được, có thể hiểu được, có thể nương theo những lời dạy của Phật trong Kinh điển mà tu hành, thì đều chẳng phải tầm thường. Đức Phật nói đó đều là do đã từng tu hành trong nhiều kiếp thuở quá khứ. Đặc biệt là những người trong đời này có thể tiếp nhận pháp môn Tịnh Độ, nghe được Kinh điển của Tịnh Độ cùng với danh hiệu A Di Đà Phật liền sanh lòng vui mừng mà phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, đây là do từ vô lượng kiếp quý vị đã từng cúng dường vô lượng chư Phật Như Lai. Quý vị thử nghĩ xem cái thiện căn này có sâu dày hay không? Rất sâu dày, chính vì thiện căn của quý vị rất sâu dày cho nên dẫn tới đời này quý vị mới có cơ hội gặp được Tịnh Độ mà tu hành.

Chúng ta khi nghe xong điều này liền cảm thấy thật yên lòng. Thế nhưng quý vị có nghĩ qua chưa? Từ đời đời kiếp kiếp về trước tu hành ta đã từng thân cận rất nhiều chư Phật Như Lai, tại vì sao ngày nay vẫn còn ở trong luân hồi? Nghĩ đến điều này thì trong lòng cảm thấy thật xót xa và bi ai quá đỗi. Vì sao? Vì nay thật sự đã hiểu rõ, cái cửa ải luân hồi này không dễ dàng gì đột phá được. Chỉ cần có lưu luyến 1 chút thì quý vị ra không khỏi Tam Giới. Tuy A Di Đà Phật có lòng từ bi, lúc quý vị lâm chung Ngài đến tiếp dẫn quý vị, nhưng trong tâm quý vị vẫn còn lưu luyến cõi thế gian này, vẫn không muốn đi theo Phật, vậy thì Phật không có cách nào tiếp dẫn quý vị được, xem như quý vị đã mất phần vãng sanh.

Nguyên nhân chúng ta trong đời quá khứ không thể vãng sanh chính là chưa đoạn hết lòng tham luyến cõi này, hoặc là không bỏ được tài sản của quý vị, hoặc là không bỏ được thân nhân là con, là cháu của quý vị. Chỉ cần trong tâm của quý vị vẫn còn bịn rịn lưu luyến không muốn lìa khỏi họ thì dù quý vị có tinh tấn niệm Phật đi nữa, nguyện của quý vị có tha thiết đi nữa cũng không thể vãng sanh. Vì sao? Vì chính cái tâm bịn rịn lưu luyến này sẽ kéo quý vị ở lại. Nay chúng ta đã tìm ra nguyên nhân tại sao chúng ta mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi rồi, thì trong đời này phải tiêu trừ đi cái nguyên nhân này, khiến cho trên con đường Bồ Đề chẳng còn chướng ngại nữa, có thể thuận lợi mà cầu sanh về Tịnh Độ. Cho nên, chúng ta cần phải buông bỏ, phải buông bỏ triệt để, phải buông bỏ sạch sẽ rốt ráo, quyết không thể có chút mảy may lưu luyến nào. Nếu quý vị vẫn còn có lưu luyến vậy thì quý vị đành phải tiếp tục luống qua đời này. Hễ luống qua đời này, quý vị lại nghĩ: "Ta đời sau vẫn có thể tiếp tục tu". Vậy tôi hỏi quý vị:

_ " Quý vị có chắc chính mình đời sau lại có được thân người hay không? Nếu không được thân người thì làm sao tiếp tục tu? Cho dù quý vị có được thân người, thì quý vị có bảo đảm mình gặp được Chánh pháp của nhà Phật hay không?"

Ngày nay trên địa cầu chúng ta có khoảng 5 tỷ người, vậy có bao nhiêu người gặp được Phật pháp? Huống chi là Phật pháp ngày nay có rất nhiều nhãn hiệu giả mạo Phật pháp, nếu không có đủ trí tuệ thì không cách nào phân định được thật, giả, đây thật là khó trong khó, quý vị nghĩ xem chính mình có được bao nhiêu cơ hội? Cho nên, tôi rất hy vọng quý vị hãy biết trân trọng cái Thiện Căn-Phước Đức-Nhân Duyên của mình trong đời này mà ra buông bỏ vạn duyên dốc sức niệm Phật, có như vậy thì mới không uổng phí cho 1 đời học Phật của chính mình.

Chủ giảng : Lão Pháp sư Tịnh Không
Xin Thường Niệm : A Di Đà Phật
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Đọc cái này xem có hợp bụng không Cưng
Pháp phương tiện của các vị Tổ - Khởi tâm dụng pháp


Trong Tứ Diệu Đế mặc dù đều là Sacca nhưng có hai loại khác nhau. Khổ đế và Tập đế thuộc về thế gian, còn Đạo đế và Diệt đế thuộc về xuất thế. Khổ và tập là sự thực trong thế gian chứ không thực trong chân lý xuất thế. Còn nói phi pháp là để phân biệt với chánh pháp chứ cả hai đều là pháp cả.
Khi đang sân mà chúng ta thấy rõ trạng thái sân như thực tánh thì sẽ không có cái gọi là “tôi sân”. Không có cái tôi duy trì hay loại bỏ sân thì sân tự biến mất trong bản chất vô thường sinh diệt của nó.
Điều này, lần sau chúng ta sẽ nói rõ hơn. Ở đây, chúng ta chỉ cần lưu ý một điều là, tu hành chính là thấy ngay cái pháp thực tại, cái Sandiṭṭhiko. Thấy ngay pháp thực tại chớ đừng bỏ lỡ bất cứ một pháp nào. Nếu bỏ lơ không tuệ tri một pháp nào thì chúng ta sẽ phải học lại trong nhiều kiếp nữa. Ví du, đang sân mà muốn dẹp cái sân đó đi cho khuất mắt thì hoặc là sân tăng thêm hoặc là sân tạm thời bị ức chế cho đến khi nó có cơ hội bùng lên trở lại. Chúng ta có thể thiền định hoặc niệm tâm từ v.v. để chế ngự sân, nhưng như đá đè cỏ, nếu có cơ hội sân vẫn có thể theo duyên mà tái hiện. Như vậy chúng ta bỏ lỡ cơ hội học ra được thực tánh của cái sân đó. Sân là một pháp, nếu không thấy ra bản chất thực của nó thì biết bao giờ mới giác ngộ được ?
Bây giờ nếu khoa học biết rõ sấm sét là gì thì họ có thể sử dụng sấm sét vào những việc có ích cho con người. Tại sao người ta có thể sử dụng năng lượng mặt trời? Vì người ta đã nghiên cứu nó kỹ lưỡng, biết rõ bản chất, hiện tượng và công dụng của nó. Cũng vậy, cái gì đến và đi trong cuộc đời chúng ta, đều là bài học của pháp. Chúng ta phải học cho trọn vẹn, vì đó chính là giác ngộ. Còn nếu chúng ta cứ trốn tránh thực tại để chạy theo tư kiến tư dục của mình thì muôn đời không bao giờ thấy pháp được. Có đúng không? Ngài Huệ Năng đã chẳng nói: “Lìa thế gian tìm bồ đề khác chi tìm lông rùa sừng thỏ” hay sao ?
( Có người hỏi: )
- Thế tôi niệm A-Di-Đà để lên cảnh Tây Phương là sai à? Thế xưa nay người ta tu Tịnh Độ là sai hết trơn sao? Thầy phỉ báng người ta à?
- Xin thưa là không, tôi không có phỉ báng. Điều đó chỉ đúng cho một số người. Nếu số người đó mà họ niệm A-Di-Đà đến chỗ “nhất niệm” rồi thì họ sẽ thấy rằng lúc đó chỉ còn pháp để thấy mà thôi, không còn lên Tây Phương Cực Lạc làm gì nữa cả. Vì sao vậy? Vì “tuỳ kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh”, khi tâm mình tịnh rồi thì tâm mình chính là tịnh độ, chứ còn đòi lên tịnh độ làm gì nữa?
Xin nhớ cho thế này, đó là pháp phương tiện của các vị Tổ, chứ không phải pháp của Phật, là vì lòng từ bi thương đồ chúng chưa thể trực chỉ thực tại mà giác ngộ nên chư Tổ phải vận dụng ra phương tiện thiện xảo để chuyển hóa dần. Cái đó tuy có lợi lạc quần sinh nhưng là phương tiện tiếp cận pháp chứ chưa phải là trực nhận pháp. Pháp là Sandiṭṭhiko, Akàliko…nên ở giai đoạn này phải trực ngộ chứ không thể qua phương tiện nào cả. Phương tiện thì làm sao mà “thiết thực hiện tiền”, “không có thời gian” cho được. Tuy nhiên chính Đức Phật cũng có pháp môn trợ đạo, những pháp môn này trợ lực cho chúng ta thẳng đến chỗ trực nhận thực tánh của thực tại hiện tiền. Nhưng nếu ai chưa có thể ngay nơi pháp mà trực ngộ thì phải dùng những pháp môn trợ đạo của Phật. Trường hợp pháp môn trực tiếp trợ đạo của Phật cũng không dùng được thì đương nhiên phải dùng tới phương tiện thiện xảo gián tiếp của chư Tổ. Không thể phủ nhận lợi ích của những phương tiện quyền biến thiện xảo này.
Kinh Pháp Hoa có nói: Vì người cha thương con nên giả bộ nói xe trâu, xe hươu, xe nai tầm bậy tầm bạ để cho những đứa con ham chơi nó thích mà chạy ra khỏi nhà lửa thôi. Phải không? Còn khi chúng ra khỏi nhà lửa rồi thì chúng sẽ tự biết vì sao cha mẹ lại lừa dối mình.
Chúng ta thường có cái gọi là “tự ái tông môn”. Khư khư ôm giữ phương tiện, yếu chỉ tông môn, không biết rằng nó chỉ có giá trị giai đoạn, cần phải vượt lên “phương tiện vận dụng tạm thời” đó để mà tu thẳng vào chân đế. Điều đó chúng ta làm được. Đừng cứ mãi tự ti hoặc tự tôn mà không chịu thay đổi. Niệm Phật chủ yếu là để tâm nhất niệm hay vô biệt niệm. Nên khi “nhất cú Di- Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương”, nghĩa là khi đã niệm Phật đến chỗ không còn tạp niệm nữa thì cũng khỏi nhọc công (bất lao) mất một sát-na (đàn chỉ) nào để lên cõi Tây Phương (đáo Tây Phương) làm gì. Tây Phương là Tịnh Độ mà tâm đã tịnh là đã đến Tịnh Độ rồi. Do đó có câu “Tuỳ kỳ tâm tịnh tức Phật Độ tịnh” là vậy.
Ở đây chúng ta không xuyên tạc tông phái. Có những người vì trình độ không thể thấy thực tánh pháp được thì khuyên họ nên tiếp tục tu pháp môn phương tiện.

...
( Có người hỏi: )
– Con nghe Sư nói, nếu mình cứ để tâm bình thường, đừng khởi vô minh ái dục gì hết, như vậy có thể nói là mình được đạo. Nếu như mình khởi tâm lên để tu, để mong đạt được cái này, cái kia, tức nhiên sẽ rơi vào dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Ở đây, có vấn đề giả dụ một người ngu, họ chẳng khởi tâm tu tập hay khởi tâm để đắc cái này cái kia chi cả, tâm họ cũng bình thường vậy thôi. Trường hợp ấy có khác gì với trường hợp của người trí? Sự khác nhau giữa hai việc không khởi tâm của kẻ trí và người ngu như thế nào?
– Vâng, câu hỏi của anh rất hay. Đó là vấn đề quan trọng. Chúng ta nên đặt ra những câu hỏi như thế, chớ nên thụ động. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem. Vấn đề không phải là khởi hay không khởi, mà là khởi như thế nào? Khi một người thấy pháp mà sáng suốt khởi tâm dụng pháp thì hoàn toàn khác với người không thấy pháp mà khởi tâm theo vô minh ái dục Hai cái đó khác nhau, hoàn toàn khác nhau. Còn nói rằng người ngu không khởi, thì cái đó không đúng. Không có người ngu nào mà không khởi tâm cả. Người ngu thì khởi tâm tầm bậy tầm bạ nữa là khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không khởi trong trình trạng si mê, vô ký. Nói chính xác là có khởi lên trạng thái tâm si (môn học Abhidhamma Phật giáo Nguyên Thuỷ nói rất rõ các loại tâm này).
Khi tâm không khởi, thực ra cũng là một loại tâm! Không bao giờ có tâm không không theo nghĩa hoàn toàn trống rỗng. Nói tâm không hay tâm rỗng rang vô sự là ám chỉ tâm không chấp thủ, không vướng mắc, không vọng loạn, không phiền não v.v. nhưng ngay lúc đó vẫn có những trạng thái như: thanh tịnh, thư thái, khinh an, chánh trực, nhu nhuyến, thích ứng hoặc trí tuệ, từ bi v.v. Cho dù khi tâm không khởi thật sự thì nó vẫn ở trạng thái bhavaṅga, ngấm ngầm trôi chảy trong vô thức cùng với những chủng tử đã được tadālambana thu nhặt và tàng trữ vào từ những tâm hữu thức, chứ không bao giờ có cái tâm không không cả. Khi tâm khởi mà tỉnh thức không muội, thì chính là tâm không khởi. Còn nếu như khi tâm không khởi mà mê muội thất giác, thì chính tâm đang khởi ở trạng thái si mê mà vì quá muội lược tưởng là tâm không khởi.
Ngài Huệ Năng nói: “Đối cảnh tâm sổ khởi”. Đối cảnh tâm cứ khởi nhiều, đâu có sao. Trong kinh Nguyên Thủy, Đức Phật cũng dạy vậy: “Chớ bắt cái tâm không khởi, hãy khởi tâm thiện, tăng trưởng tâm thiện”, nghĩa là khởi sao cũng được miễn đừng để rơi vào quĩ đạo bất thiện, chấp thủ hay vô minh ái dục là được. Cho nên, Kinh Kim Cang cũng khuyên chúng ta “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. khởi sao đừng kẹt là được.
Tóm lại, tâm là pháp có thể, tướng và dụng. Khởi hay không khởi, tĩnh hay động là tùy duyên, tùy lúc, tùy nơi mà ứng xử theo thể tướng dụng chính xác và thích nghi, chứ không phải thiên chấp một bên mà thành ra có chỗ trụ. Vấn đề là chúng ta phải thấy, phải biết, phải hiện quán, phải thực chứng pháp mới có thể tùy nghi sử dụng mà không trụ, nếu không cho dù chúng ta nói có nói không, nói tịnh nói động gì cũng đều sai cả.
( Có người hỏi: )
– Hễ muốn là rơi vào dục ái, hữu ái, phi hữu ái, thậm chí muốn tu cũng vậy. Nếu thế thì người ta cứ sống đừng muốn gì cả sao? Người ta đừng muốn tu sao?
– Thưa, cụ hỏi rất phải. Điều này cần được phân biệt rõ ràng. Cụ có nghe rõ không? À, rõ há. Vậy tôi xin trả lời:
Thưa cụ, có ba loại ý muốn. Loại ý muốn mà chúng ta vừa đề cập ở trên thuộc loại ý muốn bị điều động bởi vô minh, đó là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ý muốn nào lọt vào quỹ đạo này đều là nguyên nhân của luân hồi sinh tử trong tam giới cả.
Còn loại ý muốn thứ hai là ý muốn tự nhiên thụ động do điều kiện phát sinh một cách tất yếu, như đói muốn ăn, mệt muốn nghỉ, ngồi mỏi muốn đi, đi mỏi muốn đứng… Nếu loại ý muốn này được thực hiện đúng mức thì nó chính là “bản năng sinh tồn” của sự sống, rất cần thiết. Nhưng thiếu tỉnh giác nó sẽ trở thành bản năng thú vật, và nếu để nó lấn lướt quá xa thì chẳng bao lâu sẽ trở thành loại thứ nhất, lọt vào quỹ đạo của vô minh ái dục.
Loại thứ ba là ý muốn tích cực được hướng dẫn bởi trí tuệ, bởi người đã thấy pháp hay giác ngộ. Ý muốn này trở thành cái dụng của đạo. Nếu không có ý muốn này thì sẽ rơi vào “trầm không trệ tịch”. Các bậc Thánh nhân vẫn có ý muốn này nhưng dưới dạng duy tác (kiriyā) nên không tạo nghiệp, không rơi vào thiện ác.
Riêng về ý muốn tu hành cũng có hai: Loại thứ nhất là ý muốn tu hành theo sở kiến sở dục của bản ngã, loại này chỉ làm mồi cho vô minh, ái dục, không phải là hành trình giác ngộ. Còn loại thứ hai do thấy (chánh kiến) hoặc tin (chánh tín) mà tu hành thì không sai, do đó được gọi là tùy pháp hành và tùy tín hành.

Tóm lại là chỉ có ý muốn thúc đẩy bởi vô minh ái dục mới cần được soi chiếu, viễn ly và đoạn tận mà thôi.

Trích: Thực Tại Hiện Tiền
Tác giả: Viên Minh
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
6h00 sáng!
Chào 123456789
Mời ông bạn vào CAFE QUÁN nhâm nhi vài giọt cà phê Buôn Mê...

Thật ra hổm rày nói dong nói dài giữa tôi, ông bạn123456789, VÔ NHẤT BẤT NHỊ, Tam Tâm VÔ HỮU ĐẮC và ông Tào Tháo nghe có vẻ đột kích đã kích các pháp môn với nhau! Nhưng Ai lại dám chứ? Ai lại dám bác bỏ các pháp môn của chư Phật, chư Tổ dạy chứ!
Chỉ có đồ ngốc như tôi và Tào Tháo mới dám bác bỏ! hi hi hi

Nhưng...xin hãy đọc ý chớ đọc lời!

Rất vui khi được tâm tình cùng ông bạn123456789
Vì tôi dốt quá và còn là ngoại đạo nên nói đại như thế này vậy:
Hình như là nghe nói...Có 2 nhánh sông: 1 nhánh chảy vào kinh điển (tiệm), 1 nhánh hóa thành hơi sương bay lên không trung rồi thành mưa xuống ướt đầu người không đội nón! hi hi hi! (đều là nước mà!)
PHÁP HỮU VI (VỎ) : truyền dạy bằng lời nói được, nên truyền vào tam tạng giáo điển...
PHÁP VÔ VI (RUỘT) : chỉ trực nhận phải có thầy và trò đối mặt tay đôi! qua lời ăn tiếng nói hoặc bưng trà rót nước, quát mắng... thì diệu đạo hiển bày... rất là đơn giản và kỳ thuật! trực chỉ chân tâm mà nhận vô vi pháp tu này! (đốn)
Nhưng từ khi tới đời TỔ 33 HUỆ NĂNG thì nhánh sông thứ 2 là MƯA lại rơi xuống đất làm lở đất tạo thành một dòng sông nhỏ rồi chảy đến nhánh sông thứ 1 hòa thành MỘT dòng sông TO hơn! hay BIỂN PHÁP! Tức là từ đời tổ Huệ Năng, pháp đốn giáo pháp trực chỉ chân tâm có thể truyền được bằng lời nói tức bằng kinh: KINH PHÁP BỬU ĐÀN!

Siêu thật!
Tại sao trước đời LỤC TỔ không thể dùng lời nói để diễn tả cái mà ĐỨC PHẬT THÍCH CA muốn nói muốn truyền? cho NGÀI CA DIẾP!
Có lẽ...hình như là...cơ duyên chưa đến, có lẽ là thời cơ chưa đến...có lẽ là trí tuệ loài người chưa đến lúc nhạy bén tinh tế để diễn tả bằng lời nói ngôn ngữ!
Kỳ thật! sau đời LỤC TỔ không còn truyền Y BÁT nữa! vì sao? vì kể từ giờ trở đi có nhiều hơn 1 người ngộ ĐẠO (nối mạch thiền tông- vô vi pháp)! và thậm chí rất nhiều! nên Y BÁT chỉ có 1 sao truyền cho nhiều người được!
Sau đời LỤC TỔ cá nhân người có thể không cần gặp trực tiếp thầy( TỔ) mà tự liễu ngộ.

Và TẤT CẢ những pháp môn tu tập dạy trong kinh điển bất kể pháp gì... (trước tổ HUỆ NĂNG) đều là tàu bè mượn của người ta! (lời nói diễn tả) chứ nếu không có lời nói (không có TÀU BÈ) thì lấy gì qua sông! Ví như bây giờ tôi có 1 hủ vàng nói cho ông bạn 123456789 biết rằng đã chôn sau hè nhà tôi! thì ông bạn biết ở đâu chăng!? dù tôi có lên diễn đàn này nói tới tôi 80 tuổi thì hủ vàng vẩn ở sau hè nhà tôi và ông bạn có biết nó ở chỗ nào có đào được đâu mà lấy? nói chỉ là nói, pháp hữu vi vẫn là hữu vi phải chịu sự vô thường gì đó... của tam pháp ấn mà!

MỤC ĐÍCH:
Mục đích của niệm phật, niệm chú, niệm câu thoại đầu, hay niệm bất kỳ cái gì...đều là cái cớ, cái cách, cái kỹ thuật để biết lột vỏ chuối! RUỘT CHUỐI là cái TÂM gì đó mà ta hay kêu tên là TÂM! Niệm phật cốt để AN TÂM!

AN TÂM để được bình an, thoải máy tâm thần, an lạc, hỷ lạc, cho lòng ta bớt nghĩ ngợi lung tung, cho lòng ta ít oán hận, ít sân hận, ít tham lam, ít dục vọng, ít ít và ít cái xấu gì đó! (sóng lặng nước mới trong, nước trong thì trăng mới hiển lộ!)

Niệm phật cốt để dẹp loạn tưởng, là pháp (có dùng sức) lấy 1 địch 100! địch 1000! lấy nhất niệm mà để trừ ngàn niệm phiền não lăng xăng nhảy múa tối ngày... (Đốn ngộ hay thiền tông từ tổ truyền tổ không dùng sức!)

Niệm một tiếng lục tự NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là đã phát lên 1 vọng tâm! là 1 làn sóng nước! nhưng dùng độc nhất cơn sóng này để chống đỡ lại 1000 con sóng khác đến, cứ một lòng ôm chặt 1 cơn sóng này mà đọc, mà niệm trong tâm (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) mà lướt sóng.

Như nghệ sĩ lướt sóng! cứ ôm chặt cái váng gỗ! nếu buông cái váng gỗ này thì té nhào xuống biển!
Khi người nghệ sĩ lướt sóng điêu luyện họ sẽ chả cần được phần thưởng hay huy hiệu! mà họ trân trọng yêu quý môn thể thao này thôi! dù không có phần thưởng, họ vẩn lướt sóng.
Nhưng người mới tập lướt sóng, nhà tổ chức phải ra giải thưởng to( CỰC LẠC!) để kích thích người thi đấu mà ra công tập luyện để đi thi vựt giải thưởng!


ĐỂ RỒI một ngày nào đó ta sẽ nhận ra cái gọi là TỰ TÁNH DI ĐÀ= CỤC BỘT hay "BỂ TÁNH THANH TỊNH THIỀN = CỤC ĐẤT SÉT" (tên gọi này nghe hay nha!) hay nhận ra cái RUỘT CHUỐI!
Tìm được CÁI GỌI LÀ TÂM = CỤC ĐẤT SÌN thì vào được bể tánh thanh tịnh thiền. Tức thực TU! thực tu trong RUỘT!(tức cái pháp tu không thể nói bằng lời trước đời tổ HUỆ NĂNG) không còn tu ngoài VỎ.

Và lột được chuối, phải bỏ vào miệng ăn mới no chứ! nếu cứ ngồi xếp bằng mà lột hoài hết trái này đến trái khác mà vứt bỏ vỏ lung tung chỉ e khi ta đứng lên đi đạp lên vỏ chuối bị trượt chân té là à nha!

Không ăn được quả chuối, thì dầu có lột đến hơi thở cuối cùng, có lột đến hàng tấn chuối! cũng vô ích mà thôi, đói vẩn đói...
Không bằng người chỉ lột 1 quả mà biết ăn ruột chuối đó ngay!

Chỉ cần niệm 1 tiếng Phật mà nhận ra bản tâm được, thì còn hơn niệm mòn cả miệng! rớt cả răng!
Nhưng nếu 1 tiếng mà không tìm được bản tâm thì phải niệm, niệm kiên trì đến chừng nào tìm được mới thôi...
Đó mới là mục đích niệm phật!
Chứ hông lẽ niệm phật chỉ để gọi tên cho vui vui!
Hông lẽ lột võ chuối để được ăn QUẢ LẠC!

LỘT CHUỐI THÌ CHỈ CÓ RUỘT CHUỐI ĐỂ ĂN!
LỘT CHUỐI KHÔNG CÓ LẠC ĂN ĐÂU!
NHƯNG VÌ rất CÓ nhiều NGƯỜI KHÔNG THÍCH ĂN RUỘT CHUỐI, NÊN ĐÀNH PHẢI KHÉO NÓI LÀ TRONG QUẢ CHUỐI HÃY LỘT RA THÌ SẼ CÓ HẠT ĐẬU PHỌNG TRONG ẤY!

hi hi hi
uống cà phê và mĩm cười nhá!
Tôi thật không muốn trích dẫn nhưng đành có 2 câu y hệt nhau
1. của bài thơ CHỨNG ĐẠO CA: " không được gì là cái được của kẽ chân tu"
2. của một ngoại đạo nào đó: " rán tìm cái không mới có"
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Trong kinh Vô Lượng Thọ , vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả nghe Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ, nghe xong hết sức hoan hỷ, dùng hoa bằng vàng để cúng Phật nhằm biểu thị ý cảm tạ, trong tâm khởi lên ý niệm mong mỏi trong tương lai khi thành Phật cũng sẽ giống hệt như A Di Đà Phật. Họ vừa dấy khởi ý niệm ấy, đức Phật đã biết rõ. Phật nói bọn họ trong đời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật, nhưng thiện căn và phước đức vẫn chưa đủ, bọn họ chỉ khởi lên ý niệm ấy, sanh lòng hoan hỷ, nhưng hoàn toàn chẳng phát tâm cầu nguyện vãng sanh. Nếu có ai thật sự phát nguyện cầu sanh về Tịnh Độ, đấy chính là trong đời quá khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, chứ không phải chỉ có bốn trăm ức Phật.

Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký
Pháp sư Tịnh Không giảng
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Trong kinh Vô Lượng Thọ , vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả nghe Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ, nghe xong hết sức hoan hỷ, dùng hoa bằng vàng để cúng Phật nhằm biểu thị ý cảm tạ, trong tâm khởi lên ý niệm mong mỏi trong tương lai khi thành Phật cũng sẽ giống hệt như A Di Đà Phật. Họ vừa dấy khởi ý niệm ấy, đức Phật đã biết rõ. Phật nói bọn họ trong đời quá khứ đã từng cúng dường bốn trăm ức Phật, nhưng thiện căn và phước đức vẫn chưa đủ, bọn họ chỉ khởi lên ý niệm ấy, sanh lòng hoan hỷ, nhưng hoàn toàn chẳng phát tâm cầu nguyện vãng sanh. Nếu có ai thật sự phát nguyện cầu sanh về Tịnh Độ, đấy chính là trong đời quá khứ đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, chứ không phải chỉ có bốn trăm ức Phật.

Trích Phật Thuyết A Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Ký
Pháp sư Tịnh Không giảng
Híc... Thà chết chứ nhất định không chịu hi sinh.hahahahahahaha.......
Trích kinh văn:
"
Đức Phật dạy:
"Đãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."

HIỂU KHÔNG CƯNG?
 
H

hoiquangphanchieu

Guest
Trích kinh văn:
"
Đức Phật dạy:
"Đãi một trăm người ác ăn, .......không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."[/COLOR][/SIZE]
HIỂU KHÔNG CƯNG?


...
Tuyệt vời vậy! ông bạn TÀO!
Ở đâu lôi ra được đoạn trên hay lạ lùng vậy...như uống được rượu bàn đào trên tiên giới vậy... Hay ơi là hay!

Thiệt, chắc tôi điên mất, ba hồi THÁI TỬ SĨ ĐẠT TA bảo tu, bốn hồi nói vô tu...
không biết đâu mà lần với mò...

Hi hi hi hi hi hi...
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Híc... Thà chết chứ nhất định không chịu hi sinh.hahahahahahaha.......
Trích kinh văn:
"
Đức Phật dạy:
"Đãi một trăm người ác ăn, không bằng đãi một người thiện ăn. Đãi một ngàn người thiện ăn, không bằng đãi một người trì Ngũ-giới ăn. Đãi một vạn người trì Ngũ-giới ăn, không bằng cúng dường cho một vị Tu-đà-hoàn ăn. Cúng dường một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng dường cho một vị Tư-đà-hàm ăn. Cúng dường một ngàn vạn vị Tư-đà hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-na-hàm ăn. Cúng dường một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng dường cho một vị A-la-hán ăn. Cúng dường ức vị A-la-hán, không bằng cúng dường cho một bậc Bích-Chi-Phật ăn. Cúng dường một trăm ức bậc Bích-Chi-Phật, không bằng cúng dường cho một đức Tam Thế Chư Phật ăn. Cúng dường một ngàn ức đức Tam Thế Chư Phật, không bằng cúng dường cho một đấng Vô Niệm, Vô Trụ, Vô Tu, Vô Chứng ăn."

HIỂU KHÔNG CƯNG?
21728256_1751309831837598_6317278466159564435_n.jpg


Từ mười pháp giới tỉnh ngộ, giống như nằm mộng, đã tỉnh mộng rồi! Tỉnh ngộ là cảnh giới gì? Là cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, thật sự đã thành Phật

“Thí như thành hữu tam môn” (Ví như cái thành có ba cửa). Một người là một thân thể, chẳng có cách nào cùng một lúc vào cả ba cửa, muốn vào chỉ có thể theo một cửa. “Chư pháp Thật Tướng” (Thật Tướng của các pháp) được tỷ dụ là “Niết Bàn thành”. “Thành hữu tam môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác. Nhược nhân nhập Không môn, bất đắc thị Không, diệc bất thủ tướng” (thành có ba cửa: Không, Vô Tướng, Vô Tác. Nếu người theo cửa Không mà vào, chẳng thấy là Không, cũng chẳng chấp tướng). Tốt lắm, theo cửa Không để vào. “Bất đắc thị Không” là chẳng chấp trước Không, “diệc bất thủ tướng” là chẳng chấp Có, trong phần trước nói là “chẳng trụ vô vi, chẳng trụ hữu vi”. “Vi” (為) là làm. “Chẳng chấp trước vô vi” là chẳng chấp trước Không; “chẳng chấp trước hữu vi” là chẳng chấp trước Có. Hai bên Không và Có đều chẳng chấp trước, người ấy đã tiến nhập. Nhập là gì? Đã khai ngộ, minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Do vậy, đối với hai môn sau là Vô Tướng và Vô Nguyện, chẳng cần phải quan tâm tới, vì đã vào được cửa rồi! Chỉ cần nhập một môn, môn nào công đức cũng viên mãn, thành tựu viên mãn.

“Nhược nhân nhập Không môn thủ tướng đắc thị Không”, [nghĩa là] [người ấy] theo cửa Không để vào bèn chấp Không, chấp lấy tướng “đã đắc Không”, người ấy là ai? Tiểu Thừa A La Hán, hoặc Tiểu Thừa Bích Chi Phật, họ đích xác là như thế, cho nên [cảnh giới họ chứng đắc] gọi là Thiên Chân Niết Bàn, chấp trước Không! Niết Bàn ấy chẳng phải là Niết Bàn thật sự, chấp trước Không mà! Hàng Nhị Thừa chấp Không, Quyền Giáo Bồ Tát chấp Có. Quyền Giáo Bồ Tát tức là Bồ Tát trong mười pháp giới. Chấp Có, bèn chẳng có cách nào chứng Đại Bát Niết Bàn. Thanh Văn và Duyên Giác chứng Tương Tự Tiểu Niết Bàn, tự cho là đã tiến nhập ba giải thoát môn, nhưng do chấp vào tướng “tiến nhập”, nên chẳng có tác dụng! Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật gọi chấp tướng là “hầm vô vi”. Hàng Tiểu Thừa rớt vào hầm vô vi, nhưng họ có thể thoát ra. A La Hán chậm lụt hơn, phải hai vạn kiếp mới hồi Tiểu hướng Đại, thoát ra. Chỉ cần chẳng chấp trước bèn thoát ra. Duyên Giác thông minh hơn, một vạn đại kiếp bèn giác ngộ, cũng thoát ra. Vừa thoát ra, Ngài bèn thành Bồ Tát, thuộc tầng thứ ba trong bốn thánh pháp giới. Tầng cao nhất là Phật. Thiên Thai đại sư gọi vị Phật ấy là Tương Tự Tức Phật, chẳng phải là Chân Phật, mà là tương tự. Vì sao chẳng phải là chân Phật? Phật và phàm phu khác biệt [ở chỗ]: Phật dùng chân tâm, phàm phu dùng vọng tâm, tức là dùng A Lại Da, ngỡ A Lại Da là chân tâm. Phật và Bồ Tát trong bốn thánh pháp vẫn dùng A Lại Da, cũng có thể nói là chưa thể “chuyển tám thức thành bốn trí”. Nếu thật sự chuyển được, chuyển biến A Lại Da thành Đại Viên Kính Trí, sẽ là chân Phật, chẳng phải là giả Phật! Hễ chuyển, mười pháp giới chẳng còn nữa! Chư vị phải biết vì sao? Mười pháp giới do A Lại Da biến, A Lại Da vừa chuyển thành Đại Viên Kính Trí, cái nhân chẳng còn, nhân của mười pháp giới bèn đoạn. Do vậy, họ từ mười pháp giới tỉnh ngộ, giống như nằm mộng, đã tỉnh mộng rồi! Tỉnh ngộ là cảnh giới gì? Là cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, thật sự đã thành Phật; lúc ấy, Thiên Thai đại sư gọi người đó là Phần Chứng Tức Phật.

Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
21728256_1751309831837598_6317278466159564435_n.jpg


Từ mười pháp giới tỉnh ngộ, giống như nằm mộng, đã tỉnh mộng rồi! Tỉnh ngộ là cảnh giới gì? Là cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, thật sự đã thành Phật

“Thí như thành hữu tam môn” (Ví như cái thành có ba cửa). Một người là một thân thể, chẳng có cách nào cùng một lúc vào cả ba cửa, muốn vào chỉ có thể theo một cửa. “Chư pháp Thật Tướng” (Thật Tướng của các pháp) được tỷ dụ là “Niết Bàn thành”. “Thành hữu tam môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác. Nhược nhân nhập Không môn, bất đắc thị Không, diệc bất thủ tướng” (thành có ba cửa: Không, Vô Tướng, Vô Tác. Nếu người theo cửa Không mà vào, chẳng thấy là Không, cũng chẳng chấp tướng). Tốt lắm, theo cửa Không để vào. “Bất đắc thị Không” là chẳng chấp trước Không, “diệc bất thủ tướng” là chẳng chấp Có, trong phần trước nói là “chẳng trụ vô vi, chẳng trụ hữu vi”. “Vi” (為) là làm. “Chẳng chấp trước vô vi” là chẳng chấp trước Không; “chẳng chấp trước hữu vi” là chẳng chấp trước Có. Hai bên Không và Có đều chẳng chấp trước, người ấy đã tiến nhập. Nhập là gì? Đã khai ngộ, minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ. Do vậy, đối với hai môn sau là Vô Tướng và Vô Nguyện, chẳng cần phải quan tâm tới, vì đã vào được cửa rồi! Chỉ cần nhập một môn, môn nào công đức cũng viên mãn, thành tựu viên mãn.

“Nhược nhân nhập Không môn thủ tướng đắc thị Không”, [nghĩa là] [người ấy] theo cửa Không để vào bèn chấp Không, chấp lấy tướng “đã đắc Không”, người ấy là ai? Tiểu Thừa A La Hán, hoặc Tiểu Thừa Bích Chi Phật, họ đích xác là như thế, cho nên [cảnh giới họ chứng đắc] gọi là Thiên Chân Niết Bàn, chấp trước Không! Niết Bàn ấy chẳng phải là Niết Bàn thật sự, chấp trước Không mà! Hàng Nhị Thừa chấp Không, Quyền Giáo Bồ Tát chấp Có. Quyền Giáo Bồ Tát tức là Bồ Tát trong mười pháp giới. Chấp Có, bèn chẳng có cách nào chứng Đại Bát Niết Bàn. Thanh Văn và Duyên Giác chứng Tương Tự Tiểu Niết Bàn, tự cho là đã tiến nhập ba giải thoát môn, nhưng do chấp vào tướng “tiến nhập”, nên chẳng có tác dụng! Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật gọi chấp tướng là “hầm vô vi”. Hàng Tiểu Thừa rớt vào hầm vô vi, nhưng họ có thể thoát ra. A La Hán chậm lụt hơn, phải hai vạn kiếp mới hồi Tiểu hướng Đại, thoát ra. Chỉ cần chẳng chấp trước bèn thoát ra. Duyên Giác thông minh hơn, một vạn đại kiếp bèn giác ngộ, cũng thoát ra. Vừa thoát ra, Ngài bèn thành Bồ Tát, thuộc tầng thứ ba trong bốn thánh pháp giới. Tầng cao nhất là Phật. Thiên Thai đại sư gọi vị Phật ấy là Tương Tự Tức Phật, chẳng phải là Chân Phật, mà là tương tự. Vì sao chẳng phải là chân Phật? Phật và phàm phu khác biệt [ở chỗ]: Phật dùng chân tâm, phàm phu dùng vọng tâm, tức là dùng A Lại Da, ngỡ A Lại Da là chân tâm. Phật và Bồ Tát trong bốn thánh pháp vẫn dùng A Lại Da, cũng có thể nói là chưa thể “chuyển tám thức thành bốn trí”. Nếu thật sự chuyển được, chuyển biến A Lại Da thành Đại Viên Kính Trí, sẽ là chân Phật, chẳng phải là giả Phật! Hễ chuyển, mười pháp giới chẳng còn nữa! Chư vị phải biết vì sao? Mười pháp giới do A Lại Da biến, A Lại Da vừa chuyển thành Đại Viên Kính Trí, cái nhân chẳng còn, nhân của mười pháp giới bèn đoạn. Do vậy, họ từ mười pháp giới tỉnh ngộ, giống như nằm mộng, đã tỉnh mộng rồi! Tỉnh ngộ là cảnh giới gì? Là cõi Thật Báo Trang Nghiêm của chư Phật Như Lai, thật sự đã thành Phật; lúc ấy, Thiên Thai đại sư gọi người đó là Phần Chứng Tức Phật.

Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

“Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.

Tào Tháo này vốn chẳng trừ ai. nhưng không có nghĩa là toàn tầm bậy.
Nay nói để Cưng biết.
Tào Tháo rất mực kính trọng Ngài Tịnh Không, nói thật nhé , nếu nói là kính trọng hơn ông Phật là có vẻ phần ngoa ngắt giả, đểu. nhưng thực tế là ở vào cái thời đại mà ngu nhiều, trí ít mà có một người như Lão Hòa Thượng là vô cùng trân quí. thấu hiểu thế gian.tứ thư ,ngũ kinh....đều thông thạo. với sức tu hành thấy được thực tánh, mở lòng từ bi.....
Nhưng tiếc thay lại có một mớ hàng Phật tử, lợi dụng oai nghi , sức tâm chân thật ... của Ngài mà lại cạn cợt lý trí, chấp chặt như kẻ đói nghèo nhặt được vàng mà không chịu đem ra đổi lấy gạo ,rau để sống. lại cứ lấy cái hào nhoáng của vàng kim đi khoe mà lòng chịu đói.....
Thật thương thay! sao không ngay nơi thân mình mà thấy có Tịnh Không, ngay nơi vô cầu mà hưởng cực lạc.....
Thôi! thì tùy duyên thuận pháp .hahahahahahahhahaa..... ĂN NO NGỦ KỸ NGHE CƯNG .HAHAHAHAHAHAHHA.....
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
Tào Tháo này vốn chẳng trừ ai. nhưng không có nghĩa là toàn tầm bậy.
Nay nói để Cưng biết.
Tào Tháo rất mực kính trọng Ngài Tịnh Không, nói thật nhé , nếu nói là kính trọng hơn ông Phật là có vẻ phần ngoa ngắt giả, đểu. nhưng thực tế là ở vào cái thời đại mà ngu nhiều, trí ít mà có một người như Lão Hòa Thượng là vô cùng trân quí. thấu hiểu thế gian.tứ thư ,ngũ kinh....đều thông thạo. với sức tu hành thấy được thực tánh, mở lòng từ bi.....
Nhưng tiếc thay lại có một mớ hàng Phật tử, lợi dụng oai nghi , sức tâm chân thật ... của Ngài mà lại cạn cợt lý trí, chấp chặt như kẻ đói nghèo nhặt được vàng mà không chịu đem ra đổi lấy gạo ,rau để sống. lại cứ lấy cái hào nhoáng của vàng kim đi khoe mà lòng chịu đói.....
Thật thương thay! sao không ngay nơi thân mình mà thấy có Tịnh Không, ngay nơi vô cầu mà hưởng cực lạc.....
Thôi! thì tùy duyên thuận pháp .hahahahahahahhahaa..... ĂN NO NGỦ KỸ NGHE CƯNG .HAHAHAHAHAHAHHA.....
Niệm Phật hay sanh Tây phương, phá sanh tử, ra khỏi ba cõi, vượt khỏi trói buộc, thoát khỏi hầm lửa, thấy rõ tự tâm, ra khỏi nanh vuốt, sức ấy lớn thay! Có đường thẳng tắt như vậy mà không chịu đi, trái lại còn chê bai bài xích, quả thật là kẻ phàm phu điên đảo, chủng tử ngu mê, thật xót thương thay!

21191847_805691396277086_2456430574700260475_n.jpg
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên