“Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mích Bồ đề, kháp như cầu thố giác, chánh kiến danh xuất thế, tà kiến danh thế gian, tà chánh tận đả khước, Bồ đề tính uyển nhiên”. Nghĩa là: Phật pháp nơi thế gian/Không lìa thế gian giác/ Lìa thế tìm Bồ đề/Giống như tìm sừng thỏ/Chánh kiến gọi xuất thế/ Tà kiến là thế gian/ Tà chánh đều dẹp sạch/Tánh Bồ đề hiện rõ"
Phiền não là Bồ Đề , Sanh Tử tức Niết Bàn. Vốn chẳng trói buộc cần gì giải thoát..chỉ tại u mê mới cần cởi trói, đem tâm tham đắm mới chịu vuốt nanh. Nay không chịu nhận rõ bản tâm xưa nay chẳng đổi, chẳng sanh chẳng diệt..... thật ngu thay. hahahahahahahahaa........
THỜI KỲ MẠT PHÁP, ĐỨC PHẬT DẠY “ TỊNH ĐỘ THÀNH TỰU”.
Thời đại Tùy - Đường là thời đại hoàng kim trong Phật giáo Trung Quốc, tại lãnh thổ Trung Quốc, mười đại tông phái đều được thành lập trong thời đại ấy. Tiểu Thừa có hai tông là Câu Xá Tông và Thành Thật Tông. Đại Thừa có tám tông, trong tám tông ấy có Thiền Tông và Mật Tông, Thiền Tông xưng là Tông Môn, bảy tông phái Đại Thừa còn lại đều gọi là Giáo Hạ, nên gọi là Tông Môn - Giáo Hạ. Vào thời cổ, tại Trung Quốc, Phật giáo được gọi là Tông Giáo, chẳng liên quan gì đến “tôn giáo” nói trong hiện thời. Thời cổ, hễ nói đến Tông Giáo tức là nói đến Tông Môn và Giáo Hạ trong Phật môn, mang ý nghĩa ấy. Chữ Tông chuyên gọi Thiền Tông, chữ Giáo chính là bảy tông phái khác biệt đều gọi là Giáo. Vì sao xưng hô như vậy? Thiền Tông dùng phương pháp giáo học đặc thù, chẳng có văn tự, chẳng phải nương vào kinh điển để giáo học.
Những người [là đối tượng của cách giáo học như vậy] được gọi là “thần đồng”. Bậc thượng thượng căn chẳng cần đến văn tự, họ đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Sau khi đã kiến tánh mới học kinh điển, chưa kiến tánh chẳng học kinh điển. Sau khi đã kiến tánh, học kinh điển nhanh chóng, như Long Thọ Bồ Tát, đối với hết thảy các kinh do Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong bốn mươi chín năm, Ngài cần bao nhiêu thời gian để học trọn hết? Học xong toàn bộ trong ba tháng, ba tháng đã tốt nghiệp. Học như thế nào? Mỗi bộ kinh đọc đôi ba câu đã hiểu rõ, chẳng cần đọc kinh ấy nữa, nên học nhanh lắm! Ba tháng là chín mươi ngày, chúng ta có lý do để tin tưởng. Đối với Long Thọ Bồ Tát, chúng ta chưa thấy [kinh sách ghi chép cụ thể để chứng thực điều ấy], nhưng đối với Lục Tổ Huệ Năng đại sư thì chúng ta thấy được.
Trong Đàn Kinh đã ghi chép một trường hợp vô cùng hay. Thiền sư Pháp Đạt cũng là thâm nhập một môn, huân tu lâu dài, cả đời là một bộ kinh Pháp Hoa, đại khái đã niệm mười năm, [vì Sư tự cho biết đã] niệm hơn ba ngàn lần. Kinh Pháp Hoa rất dài, đại khái mỗi ngày chỉ có thể niệm một lần, bảy quyển kinh văn dài, niệm ba ngàn lần. Tới bái kiến Lục Tổ đại sư, gặp mặt, cúi đầu lễ, nhưng đầu chẳng sát đất, đảnh lễ ba lạy, đầu chẳng sát đất. Đứng lên, Lục Tổ hỏi Sư: “Vừa rồi ông lễ bái, đầu chẳng chạm đất, ông có gì đáng để kiêu ngạo đó chăng?” Đó là ngạo mạn, [tuy đảnh lễ nhưng] đầu chẳng sát đất. Sư rất thành thật, [thưa] “tôi đã niệm ba ngàn biến kinh Pháp Hoa”, thâm nhập một môn, huân tu lâu dài. Lục Tổ hỏi Sư: “Kinh Pháp Hoa giảng gì vậy?” Sư chẳng đáp được, niệm rất thuộc, có thể đọc thuộc lòng. Sư thưa hỏi Lục Tổ, Lục Tổ bảo: “Ta chưa nghe kinh ấy”. Lục Tổ không biết chữ: “Ông hãy niệm cho ta nghe”.
Kinh Pháp Hoa hai mươi tám phẩm, Sư niệm đến phẩm thứ hai, Lục Tổ bảo: “Được rồi, phần sau chẳng cần niệm nữa, ta đã hiểu rõ toàn bộ rồi”. Quý vị thấy hai mươi tám phẩm kinh, [mới nghe] hai phẩm Ngài đã hiểu toàn bộ, phần sau không cần [nghe nữa]. Trong ba tháng, Long Thọ Bồ Tát hiểu rõ toàn bộ Đại Tạng Kinh của Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng có gì hiếm hoi, lạ lùng! Do vậy, Tông Môn lợi hại, sau khi khai ngộ, đối với Phật pháp, một kinh thông, hết thảy các kinh đều thông. Thật ra, sáu trăm quyển Đại Bát Nhã được Thích Ca Mâu Ni Phật giảng trong hai mươi hai năm, kinh Kim Cang là một phần trong ấy. Ngũ Tổ chỉ giảng đại ý kinh Kim Cang cho Lục Tổ, mà cũng chẳng cần đến kinh bổn, vào canh ba nửa đêm, chúng tôi ước đoán chẳng giảng lâu hơn hai giờ. Ngài giảng đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, Lục Tổ hoát nhiên đại ngộ, chẳng cần giảng nữa. Những điều khác hoàn toàn chẳng giảng, đã thông hiểu toàn bộ rồi. Ngũ Tổ truyền y bát cho Sư, thọ ký cho Sư: “Ông giống như A Xà Lê, ông là Tổ Sư đời thứ sáu của Tông Môn”.
Do cách giáo học đặc thù của Thiền Tông, chẳng phải là bậc thiên tài sẽ chẳng thể học, quý vị học gì cũng chẳng được. Không giống như Giáo Hạ, Giáo Hạ là một trường học thông thường, trong bảy tông phái còn lại, Thiên Thai là Pháp Hoa Tông, Hiền Thủ là Hoa Nghiêm Tông, trừ những tông chúng ta quen thuộc ấy ra, còn có Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Mật Tông (Mật Tông cũng thuộc về Giáo Hạ), và Tịnh Độ Tông. Những tông phái ấy đều dựa theo kinh điển. Giống như dạy học trong nhà trường, từ cạn đến sâu, học từ từ, có Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nghiên cứu sinh, nâng cao từng bước một. Chẳng giống như Thiền Tông, Thiền Tông là “một bước lên trời”, hễ khai ngộ tất cả đều hiểu rõ. Tông Môn và Giáo Hạ là hai loại phương thức giáo học khác nhau. Giáo Hạ là cách giáo học thông thường, có thứ lớp. Tông Môn chẳng có thứ lớp, nên rất khó thành tựu. Lục Tổ Huệ Năng đại sư tại Trung Quốc truyền pháp có thể nói là không tiền khoáng hậu, sau Ngài chẳng có ai được như vậy nữa. Trong đời Ngài, dưới sự điều giáo (uốn nắn, giáo hóa) của Ngài, có bốn mươi ba người đại triệt đại ngộ. Trong quá khứ, Tông Môn chẳng có nhiều người [đại triệt đại ngộ] như thế! Một thầy truyền được một hai học trò, làm sao có thể truyền tới bốn mươi ba người? Các vị tổ sư Thiền Tông sau đó truyền tối đa cũng không quá ba, bốn người. Truyền được một người là nhiều nhất, [những vị thiền sư] chẳng có truyền nhân càng nhiều, suốt đời tìm chẳng ra người để truyền pháp!
Tông Môn và Mật Tông đều phải có người truyền, nhất định phải có thầy chân truyền để truyền trao, chẳng có thầy đều chẳng thể thành tựu! Không giống như Giáo Hạ, Giáo Hạ chẳng có thầy, y theo kinh điển vẫn có thể thành tựu, từ từ đạt được. Đặc biệt là Tịnh Độ Tông trong Giáo Hạ, trong kinh Đại Tập đức Phật đã thọ ký cho mọi người chúng ta, lão nhân gia nói rất hay: “Chánh Pháp thời kỳ, giới luật thành tựu”, [nghĩa là] kể từ sau khi đức Phật diệt độ, suốt một ngàn năm là thời kỳ Chánh Pháp, thật sự có thể trì giới bèn đắc Định, có thể chứng quả A La Hán. Thành tựu trong nhà Phật là có thể ngay trong đời này vượt thoát lục đạo luân hồi, chứng quả A La Hán, được coi như thành tựu. Chưa thể vượt thoát lục đạo, vẫn luân hồi trong lục đạo, tức là chẳng có thành tựu. Phước báo nhân thiên chẳng thể coi là thành tựu, trong Giáo Hạ nhất định phải hiểu điều này. “Tượng Pháp thời kỳ”, Phật giáo truyền đến Trung Quốc, đó là một ngàn năm thứ hai, “Thiền Định thành tựu”, nên phong khí Thiền triển khai rộng khắp tại Trung Quốc, pháp vận của Thiền là một ngàn năm. Hiện thời chẳng còn nữa, nay là thời kỳ Mạt Pháp, đại khái là hiện thời học Thiền đắc Định đều chẳng thấy.
Thời kỳ Mạt Pháp, đức Phật dạy “Tịnh Độ thành tựu”. Mạt Pháp là một vạn năm, hiện thời đã qua một ngàn năm. Từ xưa đến nay, theo sự ghi chép của các bậc cao tăng đại đức Trung Quốc, chúng ta có thể thấy điều này từ các kinh điển bằng tiếng Hán, Thích Ca Mâu Ni Phật giáng sanh vào năm hai mươi bốn đời Châu Chiêu Vương, tức năm Giáp Dần. Thích Ca Mâu Ni Phật tuổi Cọp, năm Dần là năm Cọp, Giáp Dần mà! Thích Ca Mâu Ni Phật nhập diệt vào năm năm mươi ba đời Châu Mục Vương. Do vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật trụ thế tám mươi tuổi. Người Trung Quốc tính tuổi theo lối hư tuế (tuổi ta), còn người ngoại quốc tính theo tuổi thật nên là bảy mươi chín tuổi. Nếu dựa theo cách tính toán này cho đến hiện thời, tức là từ năm Châu Mục Vương năm mươi ba cho tới hiện thời sẽ là ba ngàn lẻ ba mươi bảy năm. Đến nay, Mạt Pháp đã trải hơn một ngàn năm, tức là một ngàn lẻ ba mươi bảy năm, sang năm là một ngàn lẻ ba mươi tám năm. Nhằm thời Mạt Pháp thì “Mạt Pháp thời kỳ, Tịnh Độ thành tựu”, Thích Ca Mâu Ni Phật thọ ký chuyện này. Chúng ta sanh nhằm thời kỳ Mạt Pháp, nhất tâm nhất ý tu pháp môn Tịnh Độ, nghe theo giáo huấn của Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài dạy chúng ta hãy tu Tịnh Độ trong thời kỳ này.
TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 110 __(((卍)))__
Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không