Kim Cang Thoi Luan

TỨ ĐẾ KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ CỦA ĐẠI THỪA.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13/8/18
Bài viết
955
Điểm tương tác
216
Điểm
43
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN CỦA NGÀI ĐÀM VÔ SẤM DỊCH QUYỂN 1:

Nếu các ông nói, các ông cũng tu tập các pháp quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã thì tu ba pháp này chẳng có thật nghĩa.



Ta nay sẽ nói ba pháp tu tập thù thắng. Khổ cho là lạc, lạc cho là khổ, là pháp điên đảo; vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, đó là pháp điên đảo; vô ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, đó là pháp điên đảo; bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, đó là pháp điên đảo.

Có bốn pháp điên đảo như vậy, người này chẳng biết tu đúng các pháp. Tỳ-kheo các ông ở trong pháp khổ mà tưởng là lạc, trong vô thường mà tưởng là thường, trong vô ngã tưởng là ngã, trong bất tịnh tưởng là tịnh.

Thế gian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh; xuất thế gian cũng có thường, lạc, ngã, tịnh. Pháp thế gian thì có chữ, không có nghĩa; pháp xuất thế gian thì có chữ, có nghĩa. Vì sao?

Pháp thế gian có bốn loại điên đảo nên không biết nghĩa. Vì sao? Vì có tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Do có ba điên đảo này mà người thế gian ở trong lạc thấy là khổ, thường thấy là vô thường, ngã thấy là vô ngã, tịnh thấy là bất tịnh, nên gọi là điên đảo. Vì điên đảo cho nên thế gian chỉ biết chữ mà không biết nghĩa.

Nghĩa ấy là gì? Vô ngã là sinh tử, Ngã là Như Lai, Vô thường là Thanh văn, Duyên giác, thường là pháp thân Như Lai, Khổ là tất cả ngoại đạo, Lạc tức là Niết-bàn, Bất tịnh tức là pháp hữu vi, Tịnh là chánh pháp của Như Lai và Bồ-tát. Đó gọi là không điên đảo.

Vì không điên đảo cho nên biết chữ mà cũng biết nghĩa. Nếu muốn lìa khỏi bốn sự điên đảo thì nên biết thường, lạc, ngã, tịnh như vậy.

Bấy giờ, các Tỳ-kheo bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Như lời Thế Tôn dạy, nếu xa lìa bốn điên đảo thì hiểu rõ thường, lạc, ngã, tịnh.

Như Lai đã đoạn trừ hẳn bốn điên đảo ấy tức là Ngài đã hiểu rõ thường, lạc, ngã, tịnh.

Nếu đã hiểu rõ thường, lạc, ngã, tịnh sao Thế Tôn không trụ ở đời thêm một kiếp hoặc nửa kiếp để dẫn dắt, khiến cho chúng con được xa lìa bốn điên đảo, mà Ngài lại bỏ chúng con để vào Niết-bàn.

Nếu được Như Lai chiếu cố dạy bảo, chúng con sẽ dốc lòng kính nhận để tu tập. Còn nếu Thế Tôn vào Niết-bàn, chúng con làm thế nào cùng ở chung với thân độc hại này để tu hành phạm hạnh. Chúng con cũng xin theo Phật Thế Tôn để vào Niết-bàn.

Này các Tỳ-kheo! Các ông không nên vì tu tập quán tưởng vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh mà cho đó là nghĩa chân thật. Như các người kia lấy ngói, đá, cỏ, cây, cát, sỏi, mà cho là ngọc quý.

Các ông hãy khéo học các phương tiện, bất cứ ở đâu cũng luôn tu tập pháp quán tưởng về thường, lạc, ngã, tịnh, lại phải biết tướng mạo của
bốn pháp tu tập trước kia đều là điên đảo và muốn đạt được các pháp quán tưởng tu tập chân thật, như người trí kia khéo léo nhặt được ngọc quý. Đó là các pháp quán tưởng về thường, lạc, ngã, tịnh.

Các Tỳ kheo nên biết! Điều ác mà các ngoại đạo gọi là ngã, giống như mối ăn gỗ ngẫu nhiên thành chữ mà thôi, cho nên Như Lai ở trong pháp Phật nói vô ngã vì để điều phục chúng sinh, vì biết thời nên nói là vô ngã, vì có nhân duyên nên cũng nói là có ngã, như vị lương y kia khéo biết sữa là thuốc hay chẳng phải thuốc, chẳng phải như chỗ chấp trước “ngã”, “ngã sở” của phàm phu.

Phàm phu ngu muội chấp ngã, hoặc nói lớn như ngón tay, hoặc như hạt cải, hoặc như vi trần. Ngã mà Như Lai nói đều chẳng phải vậy, cho nên nói rằng các pháp vô ngã mà thật chẳng phải vô ngã.

Cái gì là ngã? Nếu pháp là thật, là chân, là thường hằng, là chủ tể, là nương tựa, tánh không đổi, đó gọi là ngã. Như vị đại lương y khéo léo biết biết rõ thuốc sữa, Như Lai cũng vậy, vì chúng sinh nên nói trong các pháp có ngã chân thật. Tất cả bôn chúng nên tu tập pháp như vậy.


BẢO TÁNH LUẬN CỦA NGÀI DI LẶC GIẢI THÍCH NHƯ SAU:

Những quả này (Thắng giải Đại thừa, trí, định và bi)

Tóm lược nơi Pháp thân

Đoạn trừ bốn loại (thường, lạc, ngã và tịnh) điên đảo

Đối trị rất sai biệt.



Vì (Pháp thân của Như Lai) đó tự tính thanh tịnh

Dứt trừ các hý luận ngã và vô ngã

Là thắng nghĩa ngã (chân ngã).


Vì diệt ý sinh thân tự tính uẩn

Và nguyên nhân này cho nên lạc

Tính bình đẳng của Luân hồi


Và Niết bàn là Thường.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên