D

Vai Trò Của Người Phật Tử Tại Gia

dieuthanh

Registered
Phật tử
Tham gia
23/11/06
Bài viết
75
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Vai trò của những Phật tử Tại gia:



Đây là 1 tổ chức cố hữu, do đức Phật quy định. Ðiều đáng chú ý là trong sự quy định đó, càng ở mức độ phát triển cao, địa vị người tại gia càng quan trọng.



Trong giáo lý Tiểu thừa, người tại gia chỉ được Dự lưu quả. Từ Thánh quả Nhất lai lên đến Bất lai và Vô sinh thì phải xuất gia mới tu chứng được. Người tại gia giúp đỡ cho người xuất gia đủ điều kiện để truyền bá chánh pháp. Pháp bảo và Tăng bảo tồn tại được là nhờ người tại gia hộ trì. Như vậy, hiển nhiên, địa vị người tại gia là địa vị cần thiết và quan trọng đối với giáo lý Tiểu thừa.



Ðối với giáo lý Ðại thừa, sự qua trọng ấy lại càng rõ rệt, vì nếu một người tại gia như Giáo lý Tiểu thừa trên mà có phát bồ đề tâm thì tức gọi là tại gia bồ tát. Chỗ khác nhau sâu sắc nhất giữa Tiểu thừa và Ðại thừa, là Tiểu thừa quan niệm sự xuất gia tự nó là một cứu cánh rồi, nó thoát ly hẳn những tâm niệm và những hành vi liên hệ với thế gian, nên kết quả, được địa vị La hán là đã thấy hoàn toàn. Ðại thừa khác; Giáo lý Ðại thừa quan niệm rằng Phật đà mới là giai đoạn tuyệt đích của sự giác ngộ, nên đạt đến đó, tại gia hay xuất gia là những phương tiện đều quan trọng trong mỗi trườg hợp của nó. Cho nên xuất gia hướng thượng, tại gia thiệp thế, tuy bên trọng bên khinh hiển nhiên như thế, nhưng cái tâm chí mong cầu Ðại Bồ Ðề và cái trách nhiệm giữ gìn Chánh pháp vẫn như nhau. Vì vậy, nếu người Tại gia mà phát Bồ đề tâm, xác nhận và phục vụ trách nhiệm “Hộ pháp” của mình thì cũng được gọi là tu tập Bồ tát hạnh và sẽ trở thành quả vị Phật đà, Trong trường hợp nầy, địa vị của người tại gia mới thật quan trọng với tất cả cái nghĩa của chữ ấy đúng như ý muốn của đức Phật.



Toàn bộ Phật pháp có thể phân chia ra hai phần: phần “Căn bản” và phần “Hướng thượng”. Phần căn bản là dùng Tam quy Ngũ giới để hoàn thành một tư cách Phật tử đối vói bản thân, đối với gia đình và đối với xã hội. Phần hướng thượng là từ căn bản trên, hướng lên trên đường giải thoát và giác ngộ cho đến tuyệt đích là địa vị Phật đà. Hai phần của toàn bộ Phật pháp, như vậy không những cần thiết cho mỗi người Phật tử mà còn hoàn thành thể Phật pháp, nếu lý luận thế nầy thì chứng tỏ địa vị tại gia cũng quan trọng như địa vị xuất gia; nhưng nếu lý luận rằng trong hai phần của toàn bộ Phật pháp, nếu phần “Căn bản” không được nâng cao và chú ý trước hết thì phần “Hướng thượng” không thành, toàn bộ Phật pháp cũng mất cơ bản, nếu lý luận như vậy thì lại thấy trong bước đầu của Phật pháp, địa vị người tại gia, quan trọng hơn một cách rõ rệt.



Tất cả lý lẽ trên đây chứng tỏ cho ta thấy địa vị người tại gia không phải kẻ tùy thuộc trong Phật giáo. Cho mình là kẻ tùy thuộc, tâm lý ấy không phải tâm lý khiêm nhượng mà thật là tâm tâm lý tự ty và vô trách nhiệm. Vì vậy, nêu lên tính cách quan trọng của địa vị người tại gia làm cho họ thấy cái nhiệm vụ của mình đối với Phật pháp. Người tại gia đã thấy được nhiệm vụ của họ thì tâm lý tự ti và vô trách nhiệm sẽ được trừ bỏ và thay thế vào, họ sẽ thành tâm làm tròn nhiệm vụ của họ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

zelda

Registered
Phật tử
Tham gia
20/10/06
Bài viết
291
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
Ph?t Gi�o Nguy�n Thu?
Bài viết của bạn có nhắc đến Tiểu và Đại thừa .
Nay tôi muốn lĩnh giáo pháp học của bạn.
Bạn hãy cho tôi biết tông phái nào tiểu tông phái nào đại.
Nếu bạn tu theo đại thì chắc cao thâm lắm , lúc ấy tôi sẽ có một vài câu hỏi của tôi đối với bạn.
 

dct87

Registered
Phật tử
Tham gia
11/8/06
Bài viết
189
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
Di�m Ph� ??
zelda thôi đi
để cho người ta yên tịnh đi
Quấy nhiễu hoài...
Tối ngày thỉnh giáo thỉnh giáo (kiếm chuyện) người ta ...
Nghe đến tiểu thừa đại thừa là bắt đầu đi thỉnh giáo (kiếm chuyện) người ta hà. Trong này thỉnh giáo (gây chuyện) biết bao nhiêu người rồi... còn đòi thỉnh giáo (gây chuyện) với người mới vào nữa à...
Tha cho người ta đi zelda ơi!!!
 

zelda

Registered
Phật tử
Tham gia
20/10/06
Bài viết
291
Điểm tương tác
0
Điểm
16
Địa chỉ
Ph?t Gi�o Nguy�n Thu?
Vậy bạn hãy giúp tôi phải làm sao để mọi người quên đi cái gọi là đại cái gọi là tiểu.
Nếu họ nói đạo họ tôi nói đạo tôi . Không ai phạm ai thì đâu có gì để nói . Vậy mà lâu lâu lại nói Tiểu Thừa thế này tiểu thừa kém hơn yếu hơn này nọ.
Cái này là họ phải tự tin lắm nên dám ngạo mạn như vậy.
Tại sao không gọi đúng tên tông phái người ta mà lại ẩn dụ là tiểu thừa ??? Tính chọc nhau sao ???
 

dieuthanh

Registered
Phật tử
Tham gia
23/11/06
Bài viết
75
Điểm tương tác
0
Điểm
6
Luận về Tiểu Thừa và Đại Thừa

Ngán ngẩm làm sao! +_-
Thật ra Phật giáo chỉ sự đoàn kết .^_^
Nhưng bạn ơi,Giáo pháp Phật dạy được truyền đi theo 2 hướng Bắc truyền và Nam truyền .Người ta xác định rằng Phật giáo Bắc truyền là Đại Thừa còn Phật giáo Nam truyền là Tiểu thừa .Người ta tu Đại thừa và Tiểu Thừa thì còn tuỳ theo căn cơ của mỗi người nữa.
Theo hiểu biết của Diệu Thanh thì hiện nay Phật giáo có khoảng 84000 pháp môn tu.Bây giờ bạn bắt Diệu Thanh phải nói đâu là Tiểu thừa và đâu là Đại thừa thì...ác quá!
Phổ biến nhất ở VN hiện nay có các pháp môn tu sau:
+Tịnh độ tông,Mật tông,Thiền tông,Pháp Hoa tông -->Đại thừa Phật giáo
+Hệ phái Khất sĩ v.v... -->Tiểu thừa Phật giáo.
Diệu Thanh tu theo pháp môn Tịnh độ và dĩ nhiên là Đại thừa.
Sở dĩ người ta bảo căn cơ của Phật giáo Nam tông (tiểu thừa) thấp hơn Bắc tông Đại thừa là vì sao? Là vì Phật giáo chủ trương vạn vật vô thường nên không chấp bất cứ thứ gì ,NHƯNG Tiểu thừa Phật giáo họ còn CHẤP PHÁP.
Là sao? tức là họ còn chấp cái Pháp này cấm thế này,Pháp kia cấm thế nọ và trì giới rất nghiêm ngặt, kể cả việc tu theo lối ép xác.Còn Đại thừa thì không chấp pháp.VD:Giới ăn phi thời nhưng họ vẫn ăn được nhưng phải là ăn trong hổ thẹn.Vì nếu cứ tuân theo Pháp như Tiểu thừa tức là 1 ngày chỉ ăn 1 bữa thì sức đâu mà tu? Lỡ bệnh hoạn thì làm sao còn tâm mà tu nữa?
Nhờ đó mà thấy được cái hay của Đại thừa.Họ ăn nhưng không ăn như người thế gian là muốn làm cho no ấm, cho thân béo mập lên mà họ ăn là để có cái trợ duyên để tu mà phục vụ chúng sanh.Chứ như Tiểu thừa thì mau mất sức mà chết,lâu thành Phật lắm!
Mà bạn cũng đừng có giận khi người ta nói Tiểu thừa này nọ,bạn sẽ phạm vào sân hận đấy.Do chính họ căn cơ còn thấp,họ CHẤP Tiểu thừa thấp hơn thì chính họ cũng đã là Tiểu thừa rồi.Đại thừa và Tiểu thừa không phân biệt qua cái cổng chùa mà họ vào tu mà xem qua bằng cái tâm của họ đấy,nếu họ còn chấp cái này của ta cái kia của ta hay là cái này là giới cấm cái kia chẳng phải giới cấm thì họ ĐÃ là Tiểu thừa rồi.
Bạn cũng chẳng cần phải thỉng giáo Diệu Thanh này nọ làm gì vì những hiểu biết của Diệu Thanh cũng như nắm lá trong rừng cây vậy thôi.
Thanh còn phải học hỏi thêm nhiều trong cuộc thi Giáo lý Trung Ương sắp tới sau đó sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn mà.Thanh còn non tay lắm.
 

dieuthanh

Registered
Phật tử
Tham gia
23/11/06
Bài viết
75
Điểm tương tác
0
Điểm
6
THÔNG BÁO ĐẾN ZEIDA

Bài viết mới đây của zeidz có tính tranh luận nhưng nó hoàn toàn không đúng tư tưởng Phật giáo và nó có tính chống đối giáo lí PG nói chung và PGBT nói riêng.
Bài viết của bạn tuy chỉ là những đóng góp nhưng nó có thể gây nên sự hiểu lầm về Phật pháp nhất là với Bắc tông PG nên có lẽ tôi nên tạm khoá bài viết này và nhờ thầy Minh Phú giải đáp để trọn vẹn chủ đề hơn.
Xin kính thông báo đến các thành viên diễn đàn!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Bên trên