VIỆC NÊN LÀM
Thiện nam, Tín nữ đã xin thọ giới Bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn.
Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.
Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v....; phải nói về điều lành là bàn luận về phép thọ Ngũ giới, Bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí tuệ và nghe thuyết Pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn.
Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.
Lại suy gẫm thêm về phép động tâm:
Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bầu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không phải là chổ nương nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được .
Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta: dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nương nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép Bố thí, Trì giới, Tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy.
Nếu đã suy gẫm như vậy, rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam Bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng.
Đức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay thẳng, thong thả, cho thanh tịnh mà niệm.
PHÉP NIỆM PHẬT CÓ BA CÁCH
1- Phải tưởng "Itipi so Bhagavā Araham, Sammāsambuddho..." cho đến "Bhagavā" rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình (xem hiệu Phật nơi chương Ân Đức Phật Bảo).
2- Phải tưởng "So Bhagavā itipi Araham, so Bhagavā itipi Sammāsambuddho..." cho đến "So Bhagavā itipi Bhagavā..." rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình.
3- Phải tưởng một hiệu Araham, hoặc Sammā- sambuddho, hoặc Buddho, hoặc Bhagavā trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, nghĩa là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt tùy sức mình, song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem chương Ân đức Phật Bảo).
Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ lạc, vui sướng, no lòng không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này:
1- Cách no vui, da và lông đều nổi ốc (Khuddakāpīti).
2- Cách no vui, như thấy trời chớp (Khaṇikāpīti).
3- Cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (Okkantikāpīti).
4- Cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (Ubbeṅgāpīti).
5- Cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (Pharaṇāpīti).
Nếu có một trong 5 cách no vui phát sanh thì được kết quả gần vào bậc sơ định.
Phép niệm Phật không có mãnh lực cho kết quả đến bậc Sơ Định, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si, không phát khởi lên đặng, năm phép chướng ngại (tham, sân, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, như có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.
Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; vì thế, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật; phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.
*
Thiện nam, Tín nữ đã xin thọ giới Bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn.
Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.
Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v....; phải nói về điều lành là bàn luận về phép thọ Ngũ giới, Bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí tuệ và nghe thuyết Pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn.
Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.
Lại suy gẫm thêm về phép động tâm:
Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bầu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không phải là chổ nương nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được .
Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta: dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nương nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép Bố thí, Trì giới, Tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy.
Nếu đã suy gẫm như vậy, rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam Bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng.
Đức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay thẳng, thong thả, cho thanh tịnh mà niệm.
PHÉP NIỆM PHẬT CÓ BA CÁCH
1- Phải tưởng "Itipi so Bhagavā Araham, Sammāsambuddho..." cho đến "Bhagavā" rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình (xem hiệu Phật nơi chương Ân Đức Phật Bảo).
2- Phải tưởng "So Bhagavā itipi Araham, so Bhagavā itipi Sammāsambuddho..." cho đến "So Bhagavā itipi Bhagavā..." rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình.
3- Phải tưởng một hiệu Araham, hoặc Sammā- sambuddho, hoặc Buddho, hoặc Bhagavā trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, nghĩa là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt tùy sức mình, song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem chương Ân đức Phật Bảo).
Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ lạc, vui sướng, no lòng không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này:
1- Cách no vui, da và lông đều nổi ốc (Khuddakāpīti).
2- Cách no vui, như thấy trời chớp (Khaṇikāpīti).
3- Cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (Okkantikāpīti).
4- Cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (Ubbeṅgāpīti).
5- Cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (Pharaṇāpīti).
Nếu có một trong 5 cách no vui phát sanh thì được kết quả gần vào bậc sơ định.
Phép niệm Phật không có mãnh lực cho kết quả đến bậc Sơ Định, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si, không phát khởi lên đặng, năm phép chướng ngại (tham, sân, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, như có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.
Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; vì thế, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật; phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.
*