VƯỜN THIỀN 2

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
"TIN" và "KHÔNG TIN"

"Tin" hay "Lòng Tin" đã được đặt ra trong các Tôn Giáo .

Người ta gọi người theo Đạo Chúa làTín Đồ Thiên Chúa Giáo, người theo Đạo Hồi là Tín Đồ Hồi Giáo và đặc biệt người theo Đạo Tin Lành là Tín Đồ Tin Lành (hai chữ Tin và Tín đồng nghĩa ) . . . .
Tuy Nhiên người ta gọi Người theo Đạo Phật là Phật Tử .
Ta không thể gọi tín đồ TCG là Chúa Tử, tín đồ Hồi Giáo là Hồi Tử hoặc Mo(hamed) Tử, tín đồ Tin Lành không thể gọi là Tin Lành Tử !

Phật đã dạy "Tin Ta mà Không Hiểu Ta là Phỉ Báng Ta" .

Vậy cái "Tin", "Lòng Tin" trong Đạo Phật phải đi kèm với "Hiểu" , hay rõ hơn là Tin, Hiểu, Tuân Theo và Thực Hành (Tín, Hiểu, Phụng, Hành .

Vậy Thầy dạy mà không hiểu, phải hỏi cho rõ . Nếu Thầy không giảng rõ thời tìm Thầy khác .

Mến,
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Phụng và Hành khác nhau như thế nào !

Phụng : Nghe theo, Suy nghĩ và Hành động theo sự hiểu biết của mình .

Hành: đây có nghĩa là Hoằng Pháp, phổ biến sự hiểu biết của mình cho quảng đại quần chúng .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trong Phật Giáo, những cái gì do Tứ Đại đem lại, nói chung do thân xác sinh động của chúng ta, do bộ óc điều khiển đều chỉ có giá trị giới hạn, không phải là chân lý tuyệt đối .

Khi đạt chân lý tuyệt đối như trong Kinh Bát Nhã nói mới đúng .

Như vậy làm sao chúng ta tin được những lời chỉ dạy của các bực còn thế nhân .

Nên Nhớ, Phật dạy ta đừng vướng mắc vào chữ, tại sao cứ lẩn thẩn bám vào chữ "TIN" .

"Chúng ta chỉ cần sống đúng theo lời Phật Dạy là đã Tin Phật ."


Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THÙNG NƯỚC LỦNG ĐÁY

Thùng nước thủng đáy.

Ni cô Như Đại mới đầu theo Tổ Nguyên học thiền, sau lại theo Thánh Nhất quốc sư, phụ trách bửa củi, gánh nước.
Một hôm, ni cô đội thùng nước trên đầu mà đi, bỗng đáy thùng rơi ra. Ni cô do đó tỉnh ngộ, bèn làm bài kệ:

頂頭 桶 底
Đính đầu dõng để
忽脫 落
Hốt thoát lạc
水已 不 留
Thủy dĩ bất lưu
月不 宿
Nguyệt bất túc.

Trên đầu đội thùng nước
Đáy thùng bỗng vỡ tung
Không còn nước trong thùng
Không còn trăng trong nước!
(Nhất Nhật Nhất Thiền Ngữ)

Sách Bình Luận: Bài kệ Ni cô đã đạt được tâm cảnh chân không vô tướng. Ngộ được tự thể chân pháp giới nhân duyên vô tánh .

Lời Bàn của Phi Vân:

Những cái "NGỘ" như thế này thường được tả trong các sách sưu tập truyện thiền .
Tuy nhiên Ni Cô sau như khi "Ngộ" như vậy, đã làm được gì khác ? Có vượt được bức mành thế nhân không ? Hay vẫn là người thường với sự an nhiên thanh thản khi hiểu được đôi điều Phật dạy .

Có nhiều người khi chợt hiểu điều gì đó họ thắc mắc, trăn trở, không hiểu, họ cho là mình đã Ngộ .

Tuy nhiên khi hiểu "Thế Gian Này Là Tạm Bợ", "Thân Tứ Đại" là vay mượn của thiên nhiên, phải trả lại thiên nhiên, Sống vui vẻ, hoà thuận với chúng sinh , Buông Xả mọi thứ khi đến giờ ra đi, . . . . . . nhẹ nhàng, thanh thản, an nhiên, tự tại, vô uý, . . .phải chăng là đã "Ngộ Đạo ".


Sau Đây cũng truyện "THÙNG LỦNG ĐÁY" Nhưng cách giải khác :

Một vị Thiền Sư vấp phải công án :" Làm Sao Múc Cho Đầy Nước Một Cái Thùng Bị Bể Đáy "

Qua bao nhiên năm trăn trở, vị Thiền Sư và các để tử nghĩ đủ cách, từ trừu tượng đến thực tế với những cái Thùng Bể Đáy trước mắt, không ai có thể cho đáp án chấp nhận được .

Một hôm có một đệ tử bực mình vì giải không ra, anh ta ném cái bình xuống lòng nước suối trước mắt vị Thiền Sư và các bạn hữu .
Sau đó anh ta và các bạn tưởng Sư Phụ sẽ la rầy, nhưng trái lại vị Thiền Sư bỗng tỏ ra rất phấn khởi và cám ơn người đệ tử đã ném bình xuống lòng suối . Đệ Tử lớn nhất (huynh trưởng) đến hỏi Sư Phụ, tại sao lại cám ơn .
Thiền Sư trả lời:
"Hắn vô tình đã giúp ta giải công án "Thùng Lủng Đáy", con có thấy khi thùng bị nước tràn ngập thì dù nó có lủng đáy hay không nó vẫn đầy nước ". Thùng Bể Đáy là con Tim tan nát, cái Tâm hư hại . Nước là Tình Thương . Con Tim Tan Nát hoặc cái Tâm Hư Hại chan chứa tình thương khi nó được yêu thương tràn đầy .
Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Các Vị Tiền Bối Đáng Kính

Các Vị Tiền Bối Đáng Kính

Trong tất cả các vị Tổ Thiền Tông, vị nào cũng đáng kính phục về các mặt:

-Đạo Hạnh
-Nghị Lực
-Kiên quyết, Kiên trì .

Các vị hoàn thành tuyệt hảo Lục Độ trong đó nổi bật các hạnh: Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Huệ .

Còn một điều khác tôi muốn nói lên là mỗi vị đều là một NHÀ NGHỆ SĨ , YÊU THIÊN NHIÊN, YÊU CUỘC SỐNG rất mãnh liệt .

Không có sự mê tín, dị đoan trong thiền . Thiền không thể ngủ gục vì đã có tiếng hét và cây gậy cho những ai còn nặng căn trần thế .

Các vị quan sát rất tinh vi cuộc sống, từ cây cỏ, tiếng hót chim, cái bóng, mặt hồ nước, bóng mây trôi, cơn gió thoảng . . ..

Một trong ví dụ điển hình là bài thơ về hoa mai của Hoà Thượng Thích Mãn Giác .

Kệ rằng:
春去百花落
春到百花開
事逐眼前過
老從頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前昨夜一枝梅
Dịch:
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Thích Thanh Từ dịch thơ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua – sân trước – một cành mai.

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Niềm Hạnh Phúc Bất Tận .
Các ĐH thân mến,

Trong đời người ta, một số lớn thời gian được dành cho việc "nhai lại", học lại những tư tưởng, kinh nghiệm của các vị tiền bối .
Sau đó chúng ta áp dụng vào cuộc sống hoặc trong việc tu học để giải quyết các vấn đền gặp phải .
Chúng ta rất sung sướng và cám ơn những vị tiền bối, các thày, các cô đã truyền lại tâm huyết cho chúng ta .

Tuy nhiên cái hạnh phúc sâu xa nhất phải là do chúng ta tìm thấy .
Chẳng hạn như khi tìm ra định luật vật lý:"Thể tích của một vật thể chìm trong nước = Khoảng không gian nó chiếm trong nước ."
Khi tìm ra định luật này, nhà khoa học đang nằm trong "bồn tắm" thân thể ở trạng thái nguyên thuỷ hét lên một tiếng "Eureka", và chạy ra ngoài đường phố biểu lộ sự hân hoan của mình . Niềm hạnh phúc nhà khoa học đã đạt được đã đánh dấu một trang mới trong lịch sử khoa học .

Tuy nhiên từ thời Phật còn tại thế xa xưa, ngài đã dạy ta phương pháp tự tu học (Thiền) và ngài nói mình chỉ là người chỉ đường cho chúng ta mà thôi .
Do đó "Niêm Hoa Vi Tiếu" là hình thức đầu tiên của phương pháp giáo dục của ngài : Tự mình tìm hiểu động tác "Đưa Hoa Mỉm Cười ", không một lời giải thích .
Truyền thống này được Thiền Tông thực hành và duy trì cho đến nay, đã tạo ra hứng thú tu học cho bao nhiêu thế hệ Phật Tử và tạo ra những điều mà Tây Phương cho là Huyền Thoại . Những Công Án "phải do tự mình giải và cái người hiểu mình đã vào bậc ngang với mình và Thầy của mình ." Đây là một trong những hạnh phúc sâu xắc nhất .

Dĩ nhiên các ĐH cũng thấy rõ, ai cũng hiểu con đường của Tôn Sư hướng dẫn, nhưng ngài cũng nói còn có nhiều con đường khác tuỳ vào vị trí của mình trên đường học Đạo . (Người đang ngồi trên tầu thuỷ không thể có cái nhìn của người ngồi trên máy bay, khi cùng đến một xứ ."

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nhìn bằng Tâm

Lục Tổ giảng:

"Tâm Trung Vô Sự Hà Xử Nhã Trần Ai ".

Đại ý:

Trong lòng (tâm) không nghĩ đến chuyện gì (nhìn thấy, nghe thấy, . . .) thì làm gì có chuyện phải đau khổ lòng trần .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Nhìn bằng Tâm

Một nhà sư đi đò qua sông, cứ nhìn chằm chằm vào cô lái đò xinh đẹp .

Lúc xuống đò, cô lái tính tiền nhà sư gấp đôi các hành khách khác .

Thấy nhà sư có vẻ thắc mắc , cô lái đò giải thích:
-Một phần là tiền đò, phần còn lại là tiền ông ngắm nghía tôi .
Nhà sư đành phải vui lòng trả tiền .

Lần đi đò về, nhà sư ngồi trên thuyền kéo nón lá che kín mặt không nhìn cô lái nữa .
Khi đến bờ, cô lái tính tiền gấp đôi lần đi . (Gấp bốn lần khách thường .)

Nhà sư ngạc nhiên nói:
- Tôi có nhìn (ngắm) cô đâu mà cô tính tiền đắt quá vậy .
Cô lái đò trả lời :
- Ông không nhìn tôi nhưng cái tâm của ông luôn nghĩ đến tôi ( Lấy nón lá che mắt . Sao không nhìn qua chỗ khác thay vì nhìn cô lái đò ! ), ông phải trả tiền gấp đôi so với nhìn bằng mắt .

Nhà sư đành ngậm ngùi trả tiền đi đò cho cô lái .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Khi về chùa nhà sư có thể quên ngay chuyến đò đó không ? Hay vẫn còn ray rứt vì bị cô lái trách móc !
Cô lái sao hiểu rõ tâm trạng và chú ý đặc biệt đến nhà sư như vậy ! Cô có thể dễ dàng quên nhà sư không ?

Ai khổ hơn Ai !?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đối lập với Khổ là gì ?

Chế Ngự được khổ sẽ được gì ?

Một trong những tên hiệu của Đức Phật là "Điều Ngự Trượng Phu " .

Cái hay của Đại Nhân là Trượng Phu .
Cái hay của Thường Nhân là Anh Hùng .
"Anh Hùng Khó Qua Ải Mỹ Nhân (Lữ Bố)" hoặc "Giọt Lệ Anh Hùng (Lưu Bị)" .

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐƯỜNG HƯỚNG CỦA NHÂN LOẠI NGÀY NAY

Phật giáo được trao giải thưởng Tôn giáo tốt nhất trên Thế giới

(Geneva, Thụy Sỹ ) : Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh [International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS)] có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009 cho cộng đồng Phật giáo.

Giải thưởng đặc biệt này được biểu quyết bởi ánh sáng trí tuệ tâm linh (the spiritual spectrum) của hơn 200 lãnh đạo tôn giáo đến từ khắp nơi (trên thế giới) trong một hội nghị bàn tròn quốc tế. Điều kỳ thú đáng quan tâm chú ý là phần đông các lãnh đạo tôn giáo đã biểu quyết cho đạo Phật thay vì biểu quyết cho chính tôn giáo họ mặc dù trên thực tế các Phật tử chỉ chiếm thiểu số không đáng kể trong số hội viên của Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh (ICARUS)

Báo Tribune de Geneve đã trích dẫn phát biểu của 4 thành viên tham gia biểu quyết trong hội nghị. Trưởng ban Nghiên cứu của ICARUS Jonna Hult phát biểu rằng: “Với tôi, chẳng có gì ngạc nhiên khi Phật giáo đoạt giải thưởng Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới, bởi vì chúng tôi không thể phát hiện đúng nghĩa một trường hợp cá biệt nào về một cuộc chiến đã chiến đấu dưới danh nghĩa Phật giáo, trái với các tôn giáo khác, dường như tôn giáo nào trong kho cũng đều có súng để phòng hờ khi Thượng đế (God) mắc sai lầm. Chúng tôi lâm vào cảnh hết sức khó khăn để phát hiện thậm chí một Phật tử đã từng tham gia trong quân đội. Quý Phật tử thực hành những gì họ thuyết giảng với một trình độ mà chúng tôi không dễ gì có thể dùng kinh điển trong bất cứ truyền thống tâm linh nào khác để chứng minh được.”
-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
ĐƯỜNG HƯỚNG CỦA NHÂN LOẠI NGÀY NAY

Phật giáo được trao giải thưởng Tôn giáo tốt nhất trên Thế giới

(Geneva, Thụy Sỹ ) : Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh [International Coalition for the Advancement of Religious and Spirituality (ICARUS)] có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ đã trao giải thưởng “Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới” (The Best Religion in the World) năm 2009 cho cộng đồng Phật giáo.

Giải thưởng đặc biệt này được biểu quyết bởi ánh sáng trí tuệ tâm linh (the spiritual spectrum) của hơn 200 lãnh đạo tôn giáo đến từ khắp nơi (trên thế giới) trong một hội nghị bàn tròn quốc tế. Điều kỳ thú đáng quan tâm chú ý là phần đông các lãnh đạo tôn giáo đã biểu quyết cho đạo Phật thay vì biểu quyết cho chính tôn giáo họ mặc dù trên thực tế các Phật tử chỉ chiếm thiểu số không đáng kể trong số hội viên của Tổ chức Liên minh Quốc tế vì sự Tiến bộ của Tôn giáo và Tâm linh (ICARUS)

Báo Tribune de Geneve đã trích dẫn phát biểu của 4 thành viên tham gia biểu quyết trong hội nghị. Trưởng ban Nghiên cứu của ICARUS Jonna Hult phát biểu rằng: “Với tôi, chẳng có gì ngạc nhiên khi Phật giáo đoạt giải thưởng Tôn giáo Tốt nhất trên Thế giới, bởi vì chúng tôi không thể phát hiện đúng nghĩa một trường hợp cá biệt nào về một cuộc chiến đã chiến đấu dưới danh nghĩa Phật giáo, trái với các tôn giáo khác, dường như tôn giáo nào trong kho cũng đều có súng để phòng hờ khi Thượng đế (God) mắc sai lầm. Chúng tôi lâm vào cảnh hết sức khó khăn để phát hiện thậm chí một Phật tử đã từng tham gia trong quân đội. Quý Phật tử thực hành những gì họ thuyết giảng với một trình độ mà chúng tôi không dễ gì có thể dùng kinh điển trong bất cứ truyền thống tâm linh nào khác để chứng minh được.”
-------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Hỏi: - Làm sao biết được tướng nhất tâm?

Ðáp: - Tướng người trụ tâm thì thân nhẹ nhàng, vui vẻ. Sân hận, buồn rầu, các pháp não tâm đều đã dứt hẳn, tâm được sự khoái lạc chưa từng có, hơn hẳn năm dục. Vì tâm trong sạch không nhơ nên thân có ánh sáng. Như gương trong sạch nên phát ra ánh sáng. Như hạt minh châu trong nước thanh tịnh, phát ánh sáng rực rỡ. Hành giả thấy tướng này thì tâm tự an ổn, vui vẻ. Ví như người khát nước, đào giếng tìm nước, thấy đất ướt rồi thì biết không lâu sẽ được nước. Như vậy, hành giả khi mới thực tập thì như đào đất khô, đào mãi không nghỉ, thấy được tướng ẩm ướt, tự biết không lâu sẽ được thiền định. Nhất tâm tin ưa, chuyên cần nhiếp tâm vào sâu trong định, nghĩ như thế rồi chê trách năm dục, thấy người cầu dục là đáng chán.

Như người thấy chó vì không được thức ăn sạch nên ăn phân hôi hám. Do các nhân duyên như vậy nên quở trách dục là tội lỗi, tâm sanh thương xót người thọ năm dục: “Tâm mình có niềm vui mà không biết tìm, lại tìm cái vui bất tịnh tội lỗi bên ngoài”.

Hành giả nên thường tinh tấn, ngày đêm tập các thiện pháp để giúp cho việc thành tựu thiền định, làm cho tâm xa lìa các pháp chướng thiền. Người tập các thiện pháp quán dục giới là vô thường, khổ, không, vô ngã; như tật bệnh, như ghẻ lở, như ung nhọt, như tên bắn vào tim. Ba độc thiêu đốt phát sanh khói mù tranh đấu, ganh ghét, rất đáng chán.

Người quán như vậy gọi là mới tập pháp thiền. Nếu trong khi tập quán mà bị ngũ cái che tâm thì phải diệt trừ. Như sức gió phá tan mây đen che mặt trời, nếu dâm dục cái làm phát sanh tâm nghĩ năm dục, liền nên tư duy: “Ta ở trong đạo tự bỏ năm dục, tại sao nay còn nghĩ lại? Như người ăn lại thức ăn mửa ra. Ðây là tội pháp của thế gian. Nay ta học đạo, cạo bỏ râu tóc, mặc pháp phục, cho đến trọn đời tình nguyện mãi mãi xa lìa, đoạn trừ năm dục, vì sao trở lại sanh đắm trước, thật là điều chẳng nên” thì liền trừ diệt. Như không cho loài rắn độc vào nhà vì nó là tai họa lớn.
-----------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Thấy người, thấy ta .

Một hôm vị thầy nói với hai đệ tử :

- Hai con hãy theo ta vô phòng học làm chút thực nghiệm .
Trong phòng tối , vị thầy để hai cái mũ ni đỏ, ba cái mũ ni nâu trong một cái lu lớn và đậy nắp lại
Vị thầy nói:
- Mỗi người trong chúng ta sẽ mở nắp lu và lấy một cái mũ đội lên đầu, sau đó hai con nói cho thầy biết là cái mũ mình đội màu gì .

Sau khi mọi người đã lấy mũ và đèn bật sáng, cả hai đều thấy thầy đội cái mũ ni đỏ, tuy nhiên không biết cái mũ mình đội màu gì ?
Tuy nhiên, sau đó bỗng nhiên một đệ tủ chợt nói, cái mũ con đội màu nâu !

Vị đệ tử đó nói đúng, tại sao ?

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Trọng điểm của vấn đề là tại sao khi nhìn thấy Thầy đội mũ ni đỏ (và dĩ nhiên nhìn thấy màu mũ ni bạn mình đội), cả hai không trả ngay được mà phải đợi vài phút sau mới có một người trả lời được !

Mến,
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Lúc 22 tuổi Nguyệt Khuê Thiền Sư bắt đầu giảng kinh thuyết pháp .

Sư nói:
“Chúng sanh bổn lai là Phật, chỉ vì vô minh vọng niệm nên sanh tử chẳng thể liễu thoát. Nếu phá được một phần vô minh vọng niệm thì được chứng đắc một phần Pháp thân, Khi vô minh vọng niệm phá sạch thì Pháp thân hiển lộ”. Lời này hiển nhiên là lối tu dùng công phu tiệm tiến như lời của Thần Tú: “Luôn luôn siêng lau chùi chớ cho dính bụi trần”.

Khi ấy có một thính giả là người lão tu hành, nghe xong lại hỏi Sư:
“Nếu vô minh vọng niệm từ bên ngoài đến thì chẳng dính dáng với Sư, đâu cần đoạn dứt nó! Nếu vọng niệm từ bên trong ra thì giống như nguồn suối luôn luôn có nước ra, dứt rồi lại ra, ra rồi lại dứt đến khi nào mới hết! Sư nói vọng niệm dứt sạch là Phật tánh, vọng niệm khởi là chúng sanh, khi dứt khi khởi, vậy thì thành Phật cũng có luân hồi, tu hành như thế thật chẳng đúng”.

Ngay lúc đó người Pháp Sư chẳng thể trả lời câu hỏi của người lão tu hành, bèn khiêm tốn xin chỉ dạy. . . . .
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
-------------------------------------
Từ đó Sư ngày đêm khổ tham, cho đến hình dáng tiều tụy, ốm lòi xương như cây củi, một đêm nghe tiếng gió thổi lá ngô đồng, hoát nhiên đại ngộ, về sau đi hành cước bốn phương, khắp danh sơn thắng cảnh như Chung Nam Sơn, Thái Bạch Sơn, Hoa Sơn, Cửu Hoa Sơn, Phổ Đà Sơn, Ngũ Đài Sơn, Thái Sơn, Tung Sơn, Huỳnh Sơn, Võ Đang Sơn, Lao Sơn, La Phù Sơn v.v...

Sau này Sư thượng đường thuyết pháp rằng:
“Tuyệt đối chơn như đầy khắp hư không vũ trụ, ấy là chơn không, tuyệt sắc tướng, bổn lai diện mục là diệu minh, như như bất động, chẳng có phương sở, chẳng có tên gọi. Ở đây nhận được thì hoát nhiên giải thoát, liền thấy Phật tánh, tùy duyên tiêu dao, mặc ý qua lại, có Phật pháp gì để học, sanh tử để liễu, thiền đạo để tu, Niết Bàn để chứng? Chẳng có một pháp để thành, chẳng có chúng sanh để độ. Tạm tạng giáo điển đều là giấy trắng, một chữ cũng xài chẳng được, một ngàn bảy trăm công án đều là đàm giải, tất cả đều chẳng dính dáng. Thế nào là Phật? Cây gậy của lão Tăng, Thế nào là Pháp? Đôi giày cỏ của lão Tăng.
--------------------------------------------
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
Đệ Tử của TS Lâm Tế bắt chước Sư Phụ hét . . . .

Lâm Tế Thiền Sư nói:

“Các người cứ bắt chước Ta hét, nay Ta hỏi các ngươi: Có một người từ bên Đông ra, một người từ bên Tây ra, hai người cùng hét một lượt, ở đây phân được chủ khách chăng? Mà các ngươi làm sao phân? Nếu phân chẳng được, về sau chẳng nên bắt chước lão Tăng hét?”.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
PHÁP THIỀN TẠI TRUNG QUỐC, KHI TỔ ĐẠT MA CHƯA ĐẾN.

Trước khi Tổ Đạt Ma chưa đến, các kinh Thiền đã truyền vào Trung Quốc rất nhiều. Hằng Đế đời Hậu Hán có Sa Môn An Thế Cao thông suốt Kinh luận, lại giỏi về pháp Thiền, đến thành phố Lạc Dương, dịch kinh hơn trăm bộ, trong đó có các Kinh nói về pháp Thiền gồm: Đại An Ban Thủ Ý Kinh hai quyển, Thiền Hạnh Pháp Tưởng Kinh một quyển, Đại Thập Nhị Môn Kinh một quyển, Tiểu Thập Nhị Môn Kinh một quyển, Thiền Hạnh Ba Mươi Bảy Phẩm Kinh một quyển, Thiền Định Phương Tiện thứ đệ Pháp Kinh một quyển, Thiền Pháp Kinh một quyển.

Cuối đời nhà Hán, có Cư sĩ Chí Khiêm người nước Nhục Chi đến Lạc Dương, dịch Tu Hành Phương Tiện Kinh hai quyển, Thiền Bí Yếu Kinh bốn quyển. Đời Tam Quốc có Khương Tăng Hội đến Dương Đô, dịch Tọa Thiền Kinh một quyển: đời Tây Tấn có Sa Môn Trúc Pháp Hộ dịch Hữu Pháp Quán Kinh một quyển, Tu Hành Đạo Địa Kinh bảy quyển; đời Đông Tấn có Trúc Đàm Vô Lan dịch Hữu Trị Thiền Pháp Kinh một quyển; lại có Phật Đà Bạt Đà đến Trường An chuyên hoằng pháp Thiền, sau ứng lời mời của Huệ Viễn Pháp Sư ở Lư Sơn, dịch Đạt Ma Đa La Thiền Kinh hai quyển, Ngài Cưu Ma La Thập có dịch Thiền Bí Yếu Pháp Kinh ba quyển, Tọa Thiền Tam Muội Kinh hai quyển, Thiền Pháp Yếu Giải hai quyển, Tư Duy Lược Yếu Pháp một quyển v.v... Ngoài ra còn nhiều lắm chẳng thể kể xiết.

Các Kinh kể trên phần nhiều thuộc pháp Thiền Tiểu thừa, Trung thừa, các sư như An Thế Cao và Giác Hiền chuyên hoằng về pháp Thiền Tiểu thừa, Cưu Ma La Thập là người Đại thừa mà dịch những Thiền Kinh chẳng giống Đại thừa, cho đến Đạt Ma Đa La Thiền Kinh và Tọa Thiền Tam Muội Kinh xưa kia được xem là Đại thừa Thiền, nhưng ở trong đó cũng xen vào Thiền Trung thừa và Tiểu thừa. Đủ thứ pháp Thiền kể trên gọi là Thiền Số Chi Học, khác hẳn với pháp Thiền “chẳng lập văn tự" của Thiền Tông.

Thiền Số Chi Học là Thiền tu tập theo thứ lớp, từ nhân đến quả, mà pháp Thiền của Tổ Đạt Ma là chỉ thẳng bản tâm, Đốn ngộ thành Phật, chẳng có giai cấp và thứ lớp. Người ta thấy đệ tử Ngài La Thập là Đạo Sanh có cái thuyết “Đốn ngộ thành Phật", bèn cho Thiền Tông xuất phát từ Cưu Ma La Thập, ấy là sai lầm.

Cùng thời với Tổ Đạt Ma có Bửu Chí Hòa Thượng, Bố Đại Sĩ, Hàn Sơn, Thập Đắc, Bố Đại Hòa Thượng, đều là người minh tâm kiến tánh, nhưng thừa kế thầy nào thì chẳng rõ, cơ duyên ngộ đạo cũng chẳng thể khảo sát.
 

phivan

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 6 2006
Bài viết
1,138
Điểm tương tác
1
Điểm
38
THIỀN TÔNG TRUYỀN TỪ TỔ ĐẠT MA.

Trước khi Tổ Đạt Ma chưa đến, Thiền pháp Trung Quốc phần nhiều thuộc Trung, Tiểu nhị thừa, kẻ nghiên cứu giáo tướng về lối tu ngày càng phức tạp và chi ly, học giả ít được chứng ngộ. Khi Tổ Đạt Ma đến, chuyên truyền pháp môn Tâm địa của Như Lai, pháp ấy giản dị trực tiếp, thấu thoát ra ngoài cương yếu của giáo môn, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Từ đó pháp Thiền riêng mở một trạng thái mới lạ. Lúc ban sơ vì phương pháp cao siêu, ít người được khế hội, nên ngồi im lặng chín năm để đợi người đặng truyền thừa, về sau người tin ngày càng đông thêm, sự ảnh hưởng mà cho pháp Thiền và giáo lý đã truyền từ xưa kia bị lay động, nên đã sáu lần bị đầu độc, nhưng pháp môn trực chỉ của Thiền Tông đã thay thế cho địa vị của pháp Thiền cũ mà thịnh hành khắp Trung Quốc.

Xem qua lời vấn đáp của Tổ Đạt Ma đều là pháp trực tiếp chỉ thị Phật tánh, thẳng vào cội nguồn Bản thể. Trong Truyền Đăng Lục có ghi: “Nhập Đạo Tứ Hạnh” của Tổ dạy, cứu xét kỹ mới biết do người khác giả mạo, so với ý nghĩa lời nói của Ngài hoàn toàn khác hẳn, như trong bài nói “Bỏ vọng về chơn”, “Im lặng ngó hẳn vách tường”, “Dứt tưởng chẳng cầu, có cầu đều khổ, chẳng cầu mới vui”, “Chẳng có bỏn xẻn đối với thân mạng tiền tài, theo hạnh xã bỏ bố thí, tâm chẳng hối tiếc” v.v... Những lời này toàn là lời dạy của Trung, Tiểu nhị thừa, so với lời “Quách nhiên vô thánh”, “Vô hữu công đức” của Tổ Đạt Ma thì ý chỉ tuyệt nhiên xa cách, Trí thông với nghẽn đã phân biệt rõ ràng.

Thiền Tông sau khi ngộ đạo chẳng nhờ tu tập, nếu còn có tu thì chẳng phải triệt ngộ, Tổ Đạt Ma là bậc thánh đã ngộ, đầu cần hướng vách tu thiền! Lại từ xưa nay chư Tổ của Thiền Tông đều phản đối sự lắng tâm tĩnh tọa, Lục Tổ nói: “Kẻ mê lắng tâm tĩnh tọa, trăm điều chẳng nghĩ, tự xưng là đại, bọn này chẳng thể dạy bảo, vì tà kiến đã sẵn”. Lại nói: “Trụ tâm quán tịnh là bệnh chẳng phải Thiền, ngồi lâu trói chân, có ích lợi gì!”.

Pháp Thiền của Tổ Đạt Ma phế bỏ hư văn, chỉ ngay thực tế, khiến người đốn ngộ cội nguồn, thẳng chứng quả Phật, nên được quét sạch những tệ đoan phức tạp và chi ly, khiến Thiền học từ suy sụp trở thành thịnh vượng, thành một Tông phái lớn. Ngài truyền Kinh Lăng Già để ấn tâm, và chư Tổ đời sau dùng hét, dùng gậy, dùng phẫn nộ chửi mắng, cho đến dùng nhướng mày chớp mắt để tiếp dẫn hậu học, với Tông chỉ Lăng Già, niêm hoa thị chúng đều chẳng khác biệt.

Tổ Đạt Ma được tôn làm Sơ Tổ của Thiền Tông, truyền cho Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, đến Lục Tổ Huệ Năng, môn đồ của Lục Tổ ngộ đạo rất nhiều, Thiền phong đại thịnh Tứ Tổ có chi nhánh là Pháp Dung Thiền Sư ở núi Ngưu Đầu, cũng rất thịnh vượng, người đời xưng là Ngưu Đầu Thiền, Hành trạng và lời khai thị của chư Tổ đều có ghi trong Truyền Đăng Lục.
-------------------------
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên