Ý nghĩa đốt hương trên đầu của người xuất gia

TamDuc

Phó Trưởng Ban Đại Biểu nhiệm kỳ I (2011-2012)
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 1 2010
Bài viết
890
Điểm tương tác
114
Điểm
43
Địa chỉ
Canada
Ý nghĩa đốt hương trên đầu của người xuất gia

Trên đầu của những người xuất gia có những chấm cháy tròn, tục gọi là “Vết thẹo đốt hương”, trong Phật giáo gọi là “Nhiệt đảnh” (Đốt đầu). Xuất xứ của từ này được thấy trong kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm: “…Nếu như sau khi Như Lại diệt độ, giả như có tỷ kheo phát tâm quyết định tu tâp thiền định mà có thể đối trước hình tượng của Như Lai đốt một ngọn đèn, đốt một lóng tay, cho đến đốt một chấm hương trên thân thể của mình thì Như Lai nói rằng tất cả những nghiệp chướng nhiều đời của người này lập tức trả hết, và tuy thường sống ở thế gian nhưng đã vĩnh viễn thoát ly phiền não. Tuy chưa chứng được Vô thượng Bồ Đề, nhưng người này đối với giáo pháp của Như Lai, tâm đã quyết định. Nếu như không làm được một chút nhân nhỏ về sự xả thân như vậy thì cho dù có đạt được vô vi, rồi cũng phải sanh trở lại làm người hoàn trả nợ cũ…”( “….Nhược ngã diệt hậu, kỳ hữu tỷ kheo phát tâm quyết định tu tam ma đề, năng ư Như Lai hình tượng chi tiền, nhiên nhất đăng, thiêu nhất chỉ tiết, cập ư thân thượng nhiệt nhất hương chú, ngã thuyết thị nhân vô thỉ túc trái nhất thời thù tất, trường tập thế gian vĩnh thoát chư lậu. Tuy vị tức minh vô thượng giác lộ, thị nhân ư pháp dĩ quyết định tâm. Nhược bất ư thử xả thân vi nhân, túng thành vô vi, tất hoàn sanh nhân thù kỳ túc trái.) (Lăng Nghiêm Kinh quyển 6). Đây chính là nói đến sự chân thành, quyết tâm tin Phật của người xuất gia. Vết sẹo chấm hương đó không phải chỉ có ở trên đầu mà là ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể cũng đều có thể làm được. Số lượng chấm hương trên đầu cũng không nhất định, có thể là một, hai, ba, sáu, chín, mười hai, càng nhiều càng biểu hiện tâm kiền thành. Có người còn đốt một hoặc hai ngón tay.
Đốt hương trên đầu bắt đầu từ lúc nào còn phải đợi sự khảo chứng. Thế nhưng vào thời Đường và Tống dường như chưa thấy có tục lệ này. Ví dụ như pho tượng điêu khắc về chân thân của ngài Giám Chân ( 688– 763) - một bậc cao tăng đời Đường (Do đệ tử của ngài là Tư Thác làm, được lưu giữ hơn 1200 năm tại Nhật Bản) thì không thấy có vết tích của sự đốt hương trên đầu. Lại nữa như tượng cùa Ngài Huyền Trang – một nhà lữ hành vĩ đại, một nhà dịch kinh vĩ đại, trên đầu đều không thấy vết tích của sự đốt hương. Lúc bấy giờ, một số cao tăng của Nhật Bản đến Trung Quốc học Phật pháp cũng không thấy đề cập đến vấn đề đốt hương trên đỉnh đầu.
Tục đốt hương trên đỉnh đầu thịnh hành vào đời nhà Nguyên. Theo một đoạn văn được ghi chép trong “Tân tục cao tăng truyện” nói về ngài Sa môn Thích Chí Đức ở chùa Thiên Hỷ tại Kim Lăng vào đời nhà Nguyên thì vào năm Chí Nguyên thứ 25 (1288), Nguyên Thế Tổ triệu kiến ngài Chí Đức: “…Ban tặng tiệc chay và Ca sa tía, ra lệnh bổ nhiệm ngài trú trì hai chùa Thiên Hỷ và Kỳ Trung, thỉnh ngài thuyết giảng kinh Pháp hoa, Hoa Nghiêm, Kim Cang, Duy thức và các sớ giải trong thời gian ba năm, đồng thời đặc biệt ban tặng ngài hiệu là Phật Quang Đại sư, khi truyền giới cho bảy chúng đệ tử nhất định dạy cho họ nên cùng với cha mẹ anh em hướng dẫn nhau tu tập, đừng có vi phạm. Còn như việc đốt hương trên đầu là chỉ cho việc phát nguyện trọn đời theo Phật….”. Lúc bấy giờ ngài Chí Đức được Nguyên Thế Tổ triệu kiến, có thể thấy uy thế tiếng tăm của ngài rất cao. Khi ngài truyền giới tất cả đệ tử của ngài đều phải đốt hương trên đỉnh đầu để chứng minh tâm nguyện trọn đời theo Phật. Truyền thuyết cho rằng người Mông Cổ (chỉ nhà Nguyên) đề xướng việc Đốt hương trên đỉnh đầu là để làm tiêu chí phân biệt giữa Tăng sĩ người Hán với Lạt Ma, đây thực chất là hành động kì thị Tăng sĩ người Hán.
Như trên đã nói tục đốt hương trên đầu vào thời Đường Tống chưa thấy lưu hành, nhưng gần đây bộ phim Tiếu Lâm Tự lại có hình ảnh Tăng nhân có điểm hương trên đầu thì không phù hợp vớ sự thật lịch sử.
Hoàng Bỉnh Chương trước
Minh Đức dịch
 
Last edited by a moderator:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Tu hành không nhứt thiết phải thiêu đốt thân mình, cũng không chặc tay chân, ăn cỏ cây, đi tam bộ nhất bái v.v... Không cần làm những việc kỳ lạ phi thường đốt không nóng, chặc không đau v.v...

Vẫn giữ con người thân thể nguyên vẹn mà tu thì cũng có sao đâu? Chẳng lẻ không được giải thoát giác ngộ? Không vì hình thức bên ngoài mà đánh giá người khác có lòng thành hay không lòng thành, bởi vì lòng thành là do tâm niệm ý chí và lòng không chân thành cũng do tâm ý đó thôi chứ đâu phải chặc tay mới tỏ lòng thành, còn để thân nguyên vẹn thì không chân thành đâu?

Vì vậy Kinh Pháp Cú có dạy: "Tâm làm chủ, tâm tạo tác, tâm dẫn đầu các pháp v.v..."

Hành động của sự chân thành không phải chỉ là đốt thân, chặc tay, ăn cỏ, bộ bái v.v... (nếu vậy ai thèm tu làm gì cho đau đớn)

Mà hành động của tâm chân thành phát bồ đề tâm có thể biểu hiện qua ý niệm, lời nói và hành vi không tốt đẹp sửa lại cho tốt đẹp luôn luôn.

Ngày xưa nói chuyện với người phùng mang trợn mắt, nay biết tu hành thì lời nói hòa nhã chứa chang sự chân thật từ bi.
Ngày xưa trộm cướp của người, ngày nay bố thí cúng dường nhân sinh
Ngày xưa dao giết sinh mạng, ngày nay buông giao xã kiếm, cứu mạng phóng sinh.
Ngày xưa hảm hiếp, ngoại tình, phóng dâm, ngày nay giữ trọn luân thường, thủ lễ tiết.

Ngày xưa sân giận, ngày nay từ bi
Ngày xưa tham lam, ngày nay tri túc
Ngày xưa si mê, ngày nay giác tỉnh

Đấy gọi là dũng mãnh tinh tấn, chân thành tu đạo.

Việc đốt thân chặc tay có thể tôi làm không được rồi đó mà tôi cũng không muốn làm những chuyện phi thường như thế. Bởi vì tôi chỉ là một người tầm thường tu học và hành phật pháp.

Cho nên những ai làm được như thế để hiểu hiện sự tướng phát tâm bồ đề, cúng dường tam bảo thì tùy tâm ý cá nhân.

Nhưng những ai làm không được như tôi thì cũng chớ có sợ là tu hành Phật Pháp hay thọ giới bắc buộc phải làm như thế. Chỉ cần khi thọ giới, khi phát tâm bồ đề, thì cứ ngay nơi thân, khẩu, ý của mình mà sửa đổi và gắng sửa hoài sửa mãi trọn đời bằng pháp môn nào đó tùy... thì cũng đã biểu hiện tâm chân thành và lòng thành kính của mình rồi vậy.

Đốt thân rồi cũng phải sửa đổi tâm tham sân si từ thân khẩu ý. Mà không đốt thân cũng phải sửa đổi như vậy.
 
I

imported_gioidinhhue

Guest
Nếu biết có vui thì có khổ Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui

Sống không giận,không hờn,không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách,chông gai
Sống vươn lên theo kịp ánh ban mai
(Sống vươn lên theo nhịp thức tâm linh)
Sống chan hòa với những người chung sống
Sống là "Động"-nhưng lòng luôn bất động
Sống là "Thương"-nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống "Yên vui"-danh lợi mãi coi thường

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

(Sa môn Thích Hạnh Hải)

Thiên hạ đua nhau nói khổ vui
Biết sao rằng khổ biết sao vui
Vui trong tham dục vui rồi khổ
Khổ để tu hành khổ hóa vui
Nếu biết có vui thi có khổ
Thà rằng đừng khổ cũng đừng vui

Mong sao giữ tánh không vui khổ
Mới thoát ra ngoài lối khổ vui ./.

(Sưu tầm)

Máu thịt tràn trề khen hợp miệng,
Đâu hay oán tắng sánh bằng non!

Thân ta chốn đó đang tâm nghĩ,
Ai dám cầm dao cắt thịt mình.
Xưa nay trong một bát canh,
Oán sâu như bể hận thành non cao,
Muốn hay nguồn gốc binh đao,
Lắng nghe lò mổ tiếng gào đêm thanh”
.


Sớm nở tối tàn hoa là thế
Tỏa hương khoe sắc buổi chưa hoang
Bây giờ còn lại hoa và nhánh
Nát dưới chân người nhụy chứa chan.


Thơ Tuệ Nhẫn

cho gửi một bài thơ khác của Tuệ Nhẫn:

CÒN LẠI NHỮNG GÌ

Hoa kia sớm nở tối tàn
Sắc hương rớt rụng qua miền hoang sơ
Đường đời lạc lõng bơ vơ
Trắng tay ta vẫn đợi chờ trăm năm
Trong hương đêm cõi lặng thầm
Một mình riêng với bóng mình tri âm
Trên cành hoa nhụy phấn hồng
Gió lay buông thả xuống dòng thời gian

Ngày xưa ai đã ngỡ ngàng
Giật mình chợt tỉnh bàng hoàng xót xa
Đường đời đầy những phong ba
Tiếng chuông ai đã vượt qua cõi đời

Năm chơi vơi, tháng chơi vơi
Hương đời rồi cũng nhẹ rơi lá vàng
Ham chi kiếp sống dục tràn
Ngàn năm lưu lạc đa mang khổ sầu
Về đâu ta biết về đâu
Ngõ quanh ngõ cụt vùi đầu chết khô
Thôi thì để lại vần thơ
Tìm về tĩnh lặng qua bờ tử sanh.

http://www.phoquang.org/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=66
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên