MỤC ĐÍCH VÀ TẦM NHÌN
Mục đích của bản dịch này, mục đích của bất cứ bản dịch nào của
Yeshe Lama, phải là cung cấp cho các nhà hoạt động Dzogchen, các hành giả yoga nam và nữ, một cẩm nang thực hành. Do đó, những mô tả rõ ràng về các phần thực hành sẽ được ưu tiên hơn bất kỳ cân nhắc mang tính học thuật nào. Hầu hết độc giả sẽ bị dẫn đến một kỳ vọng rằng
Yeshe Lama đúng như được quảng cáo, là một cuốn cẩm nang thực hành theo từng cấp độ dành cho những người có ý định đạt được mục tiêu ở cuối con đường có bậc thang. Jigme Lingpa đã đặt tiêu đề cho văn bản của mình là “lamrim”, “hướng dẫn về các giai đoạn của con đường”. Từ điểm này, chúng ta sẽ được tha thứ nếu cho rằng
Yeshe Lama thuộc về con đường Kim cương thừa tuần tự, và chắc chắn Jigme Lingpa tin Dzogchen và Kim cương thừa là không thể tách rời. Nhưng để đặt mệnh đề đó trong bối cảnh, chỉ thỉnh thoảng Kim cương thừa của Dzogchen mới xen vào văn bản, và thậm chí sau đó nó được thể hiện như một nghiệp bị cạn kiệt, kỹ thuật cần được vượt qua. “Từ lúc chấp nhận lama như một hiện thân của ba phương diện siêu phàm của đức Phật mà chúng ta quy y, cho đến khi mười đặc điểm chính của vô số mật điển được hiện thực hóa, tất cả các kinh nghiệm đều là biểu hiện của kết quả (rigpa) như là con đường”. Lời giới thiệu này, như trong bản dịch, Kim cương thừa được coi là bối cảnh văn hóa tôn giáo của Dzogchen, cái kén mà con bướm sẽ chui ra, quả trứng mà chim garuda sẽ nở ra, và như vậy nó tương đương với bối cảnh văn hóa hậu Ki tô giáo, phi giáo phái của chúng ta.
Ở phương Tây, nhiều người đã đến thời điểm đặt ra câu hỏi liệu Kim cương thừa Tây Tạng có thể đồng hóa được về mặt tâm lý và văn hóa hay không. Tốt hơn là chúng ta nhìn vào Dzogchen và những giáo huấn bất nhị khác. Dzogchen, tinh hoa của Kim cương thừa, được tách ra khỏi bối cảnh Tây Tạng và có thể được khám phá một cách bình đẳng trong tất cả mọi hình thức văn hóa phương Tây, khi nó được coi là con đường đỉnh cao phổ quát. Dzogchen cấp tiến này tồn tại bình đẳng trong văn hóa Ki tô giáo và hậu Ki tô giáo, trong gia đình truyền thống, trong giáo dục thế tục, điều kiện truyền thông và tất nhiên là trong nền văn hóa thay thế.
Do đó, Jigme Lingpa có thể đã đặt tên cho văn bản này là “lamrim”, nhưng sẽ phản tác dụng nếu tiếp cận nó với tư duy hướng đến mục tiêu hoặc ý định sử dụng cuốn sách như một hướng dẫn thực hành theo từng cấp bậc. Trong chừng mực chúng ta đã biết kinh nghiệm điểm đạo hay gợi ý về bản chất của tâm trí, chúng ta có thể, với tất cả sự khiêm tốn, đảm nhận tư thế của một vị Phật đã thành tựu, ngụ ý đạt được cái thấy Đột Phá. Bằng cách đó, trong khi mở lòng đón nhận những giáo huấn không phân chia cấp độ, tạo thành một dòng chảy ngầm không thể tranh cãi đối với văn bản, chúng ta có thể đồng thời đánh giá cao tiềm năng đầy đủ của các bài luyện tập được mô tả và sử dụng chúng một cách thích hợp mà không bị cuốn vào cách tiếp cận từng cấp độ của định hướng tiệm tiến. Bản văn này làm sáng tỏ trạng thái hiện hữu tự nhiên của chúng ta và củng cố sự hiểu biết của chúng ta về giải thoát tự nhiên; trong quá trình này, chúng ta không được để mắc kẹt trong sự chấp thủ, trong đó sự chấp thủ có xu hướng cụ thể hóa, ghim chắc, sở hữu và kiểm soát bất cứ thứ gì nảy sinh trong trường giác quan của chúng ta. Các bài tập được mô tả ở đây hứa hẹn giúp chúng ta làm quen với cái tôi đích thực của mình và tăng cường sự xác tín vào một chúng sinh không có nền tảng và không có bản chất chắc thật.
Một số độc giả, cấp tiến trong cách tiếp cận Dzogchen của họ, có đủ tư cách để mở những trang rời rạc này, ban đầu có thể thất vọng. Thất vọng về lời hứa hẹn về tựa đề lamrim của nó, và mong đợi rằng cuốn sách giáo khoa tối hậu này của Dzogchen sẽ hướng đến những người đi trên con đường không lối, họ sẽ ngạc nhiên vì văn bản này không cung cấp Dzogchen cấp tiến vô hình mà họ biết và yêu thích. Nhưng
Yeshe Lama chắc chắn nên được hiểu là một cẩm nang về Dzogchen cấp tiến, và là một hướng dẫn vô giá cho bậc lão thông Dzogchen cấp tiến ngồi trên ngai của Maha Ati ở trung tâm của mandala Dzogchen, và đặc biệt là một danh sách các phương tiện thiện xảo dành cho những người nắm giữ bảo tọa sẽ giảng dạy nó. Dzogchen cấp tiến bao gồm cả hai cách tiếp cận tiệm tiến và tức thời. Trong cái nhìn căn cơ sáng suốt về Dzogchen, không có kinh nghiệm tuần tự hay đột ngột, không có tiến trình nào cả, hay đúng hơn, trải nghiệm bao gồm cả hai. Cách thức mà chủ nghĩa kinh viện Tây Tạng (và phương Tây) thể hiện khác biệt giữa những người theo chủ nghĩa tiệm tiến và phái tức thời giả định rằng sự giác ngộ có thể xảy ra theo trình tự thời gian hoặc đột xuất. Đây là một giả định thuần túy về mặt học thuật. Về mặt hiện sinh, không có sự giác ngộ “dần dần” hay “đột ngột”. Những nhãn hiệu đó được tạo ra từ những người quan sát ở bên ngoài, quan sát khách quan và xử lý thông qua phân tích những kinh nghiệm chủ quan không diễn tả được. Đối với những người theo chủ nghĩa hiện sinh, người trong bối cảnh Dzogchen này, nhất thiết là một nhà thần bí, thừa nhận và chấp nhận sự thống trị của tính bất nhị hoặc là không. Jigme Lingpa, với tư cách trước hết là một nhà thần bí, sau đó mới là một học giả, đã nhận ra điều này và đã nói như vậy ngay cả trong lời mở đầu trong
Yeshe Lama. Bất cứ ai tách cái thấy Dzogchen ra bằng phân tích logic đều chỉ đơn giản là đang luyện bài tập tri thức, giống như thực hiện một phân tích hóa học về sô cô la để khám phá hương vị của nó hơn là bằng cách ăn nó; hoặc như thu thập tin đồn về việc có hổ hay không trong một khu rừng nào đó hơn là tự mình đến đó để khám phá sự thật thực tế.
Mối nguy hiểm với những người tinh thông Dzogchen, và thực sự đối với những người khao khát mọi pháp môn bất nhị, là nhầm lẫn một hình thái văn hóa chuyên biệt với sự hiện diện thanh tịnh. Tiệm ngộ hay đốn ngộ không phải là vấn đề. Điều nguy hiểm ở chỗ nhầm lẫn gỗ với cây và cho rằng một phương thức cụ thể duy nhất giống hệt với sự giác ngộ, và rằng làm bất cứ điều gì cũng sẽ sinh ra cái thấy Dzogchen. Chính bản chất cái thấy của Dzogchen đang trở thành vấn đề, khi cái thấy, bản tính của tâm trí, bị nhầm lẫn với một khía cạnh của một nền văn hóa tôn giáo xa lạ hoặc hiếm có. Trong những thế hệ gần đây, ở phương Tây đã có một xu hướng coi các nền văn hóa tôn giáo châu Á đã thu hút sự chú ý của chúng ta đến lỗ hổng bệnh hoạn của chúng ta như một sự thay thế có giá trị của chính chúng ta. Ngay cả khi có thể từ bỏ hoàn toàn nền văn hóa và nghiệp chướng mà chúng ta đã sinh ra và được nuôi dưỡng trong đó, thì những gì thay thế nó sẽ trở thành đối tượng của sự gắn bó bất kể có tinh tế hay phức tạp hơn bao nhiêu. Không thể giải phóng bản thân ra khỏi, hoặc ít nhất là giảm nhẹ, điều kiện văn hóa bẩm sinh của chúng ta, lợi ích nào có thể nảy sinh từ gánh nặng gắn bó với văn hóa? Không phải sự đơn giản có bất cứ lợi thế cố hữu nào so với sự phức tạp, nhưng tại sao lại phức tạp hóa vấn đề?
Mối nguy hiểm có thể được trình bày lại là nhầm lẫn ngón tay chỉ trăng với chính mặt trăng. Không chỉ văn hóa tôn giáo Tây Tạng mang theo những giáo huấn Dzogchen mà bản thân giáo huấn cũng là ngón tay chỉ trăng. Tương tự, các lama chỉ vào bản tính của tâm trí không nên được nhầm lẫn với chính tâm trí. Nền văn hóa mà tại một thời điểm đồng thời đóng vai trò như một tấm gương sáng phản chiếu những ảo tưởng dư thừa của chính chúng ta không được cho là sẽ thay thế nền văn hóa đã cho phép chúng ta thâm nhập vào nó. Hầu như toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng là văn hóa tôn giáo, nền văn hóa thế tục của nó rất mỏng manh và man rợ. Với việc tôn thờ các vị thần của nền văn hóa đó, tiếp nhận các giá trị thứ bậc, chuyên quyền, giáo điều của nền văn hóa tinh thần vật chất đó là nhầm lẫn gỗ với cây. Chúng tôi cảm ơn các Lama vì sự can thiệp tích cực của họ và những lời nhắc nhở hữu ích về những gì chúng tôi đã quên trong giây lát và tiếp tục. Trong chừng mực con đường tuần tự ở thời điểm hiện tại của lịch sử Tây Tạng là nghi lễ thực hành Kim cương thừa theo kiểu Trung Á, nó là một chướng ngại, một sự tưởng tượng của tâm trí, không khác, vì một số lama nhấn mạnh rằng đó chính là mặt trăng chứ không phải ngón tay chỉ.
Điểm quan trọng này cần được nhấn mạnh vì lợi ích của việc thực hành rộng rãi, những người tinh thông về tâm yếu, nhưng thích hợp hơn cho những người ban đầu đã nhìn thấy tịnh quang do Phật giáo Tây Tạng chỉ ra nhưng lại bị mê hoặc bởi hình thức và các dụng cụ linh tinh của Kim cương thừa. Con đường Kim cương thừa từng cấp bao gồm việc học tập văn hóa như một phần của hệ thống giáo dục kỳ lạ mà trong các yếu tố cụ thể của nó ít liên quan đến phương Tây trong thế kỷ 21. Để áp dụng cái thấy Dzogchen, tất cả vật chất đều phải được nhận biết và buông bỏ mà không dính mắc hay ác cảm. Nó phải được hiểu là không có gì khác biệt, không tốt hơn hay xấu hơn, không có giá trị hay ý nghĩa nào nào lớn hơn, không có nguồn vui hay sự hài lòng nào lớn hơn nền văn hóa hậu Ki tô giáo, coi trọng đầu não và vật chất của chúng ta. Đối với một bậc tinh thông Dzogchen, một trận bóng đã và một nghi lễ Kim cương thừa có giá trị giống nhau; Lama (đạo sư, thầy tu, hoặc pháp sư) là bất cứ ai hoàn thành vai trò và chức năng đó vào đúng thời điểm. Đối với những người thậm chí có một chút kinh nghiệm về chân lý về nguyên tắc đầu tiên của Garab Dorje, văn hóa Tây Tạng, Phật giáo và việc thờ phụng lama là những thứ vớ vẩn cần được gỡ xuống và tiễn đi trước khi làm quen với cái thấy Dzogchen, thì mới có thể được mở rộng và tích lũy đầy đủ. Một sự thay đổi nhất thời trong trọng tâm từ Tây sang Đông, từ tầm nhìn cụ thể về văn hóa của chúng ta sang tầm nhìn phổ quát rộng lớn hơn mà ngôi nhà văn hóa Dzogchen cung cấp có thể cần thiết trong khi chúng ta tuân theo các giáo huấn của Dzogchen cấp tiến. Nếu nó cũng cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về sự giả tạo và phù phiếm của những tục lệ trong xã hội chúng ta, thì chúng ta có thể biết ơn người Tây Tạng về điều đó.
Rõ ràng, sẽ là một sai lầm khi coi những gì thoạt nhìn có vẻ như là sự trình bày của quan điểm theo chủ nghĩa tiệm tiến không pha trộn với một chương trình làm việc theo thứ tự các bài tập kỹ thuật là toàn bộ câu chuyện. Làm như vậy là đánh mất đi giá trị chủ yếu của chuyên luận. Sự tỏa sáng của Jigme Lingpa trong
Yeshe Lama của ông chắc chắn nằm ở sự trình bày của ông về thực hành tương đối mang tính phi tạo tác trong bối cảnh với những giả định về cái thấy Dzogchen bất nhị bao trùm; chìa khóa mở ra cánh cửa thoát khỏi sự giam cầm tri thức nằm trong phạm vi tri thức. Ông đưa ra chỉ dẫn cốt lõi cho phép nhận biết bản chất của tâm trí trong khi vẫn duy trì giả định cơ bản rằng sự nhận biết đó đã đạt được. Bằng cách đó, tuyệt đối và tương đối vẫn là một sự hợp nhất không thể hòa tan. Không có sự chia đôi của phương pháp dần dần và đột ngột. Hình thái văn hóa hay tôn giáo luôn là cánh cửa nội tại dẫn tới sự siêu việt trực tiếp của chính nó. Đối với những người chưa thể chạm vào cái thấy Dzogchen, những người bị ánh sáng làm cho mù quáng, có vẻ như Jigme Lingpa đã viết một cẩm nang hướng dẫn được hiểu theo nghĩa đen. Những người đó sẽ quay trở lại thực hành ngondro năm trăm ngàn, các pháp sơ khởi Năm Điểm Chính, và thiền chỉ thiền quán.
Một nguyên lý của Dzogchen cấp tiến có thể bị bỏ qua ở trên là không nên giấu giếm điều gì để khám phá trong tương lai và không nên dùng bất cứ điều gì như củ cà rốt để khuyến khích học trò. Những phương pháp như vậy có thể hữu ích trong tu viện, hoặc trong giai đoạn giáo dục sơ cấp, nhưng sự dối trá như vậy làm nản lòng những người tìm đạo mà đau khổ đã cung cấp đủ động cơ và động lực. Cái gì là “bí mật” phải hàm ý sự bí mật của bản thân chứ không phải một thứ gì đó có tên hay không tên trong tủ đựng thức ăn để mang ra dùng cho bữa ăn sau. Tự giữ bí mật ngụ ý rằng những gì được giấu kín cho đến khi thời cơ chín muồi hoặc không bao giờ có thể được tiết lộ ra ngoài vì bản chất nó cấm tiết lộ. Sự nghiêm khắc trong truyền thống của Tây Tạng chống lại việc tiết lộ những gì chương trình giảng dạy có sẵn ở trình độ cao cấp chỉ có giá trị trên con đường tuần tự của Kim cương thừa.
Vì vậy, trong phần lớn cuốn sách mô tả các kỹ thuật được thực hành trong không thời gian, chúng ta thường được nhắc nhở về khía cạnh tuyệt đối của thực hành. Chúng ta vẫn nhận thức được giả định căn bản về một mục đích bao quát, siêu việt, hay đúng hơn là phi mục đích, đằng sau hoặc vượt ra ngoài động cơ ẩn chứa trong phần mô tả các bài tập sẽ được học và thực hành theo chuỗi. Ví dụ, trong phần mở đầu, chúng ta được thông báo rằng linh kiến của Longchenpa giải thoát cả những người trên con đường tiệm ngộ và đốn ngộ cùng một lúc. Điều đó xảy ra như thế nào? Hãy xem xét tầm quan trọng của câu nói đã được trích dẫn ở trên, rằng từ thời điểm chúng ta chấp nhận hiện thân của đức Phật là nơi nương tựa về mặt kinh nghiệm cũng như về mặt khái niệm, tất cả kinh nghiệm sinh khởi như kết quả, và kết quả đó là sự hiện diện thanh tịnh. Nhận thức đó có tầm quan trọng thiết yếu đối với những người theo chủ nghĩa tiệm tiến, những người có xu hướng coi mình là người thuộc Dzogchen cấp tiến. Vì lý do đó, chúng ta phải chấp nhận những thực hành của con đường tuần tự Dzogchen là không thể phân biệt được với chính con đường không lối. Con đường chắc chắn là mục đích, nhưng điểm khởi đầu, tức là sự thừa nhận nguyên tắc đầu tiên của Garab Dorje, là con đường và mục đích. Theo cách này, điểm khởi đầu là con đường không lối.
Tuy nhiên, Yeshe Lama này được sử dụng theo hai, ít nhất là hai cách khác nhau. Đầu tiên, nó sẽ được đọc như một cách củng cố, như một lời nhắc nhở, về việc nhận ra sự phân chia trực tiếp bản thể chân thực của chúng ta, và thứ hai như một cuốn sách giáo khoa trình bày chi tiết các bài tập nhằm tăng khả năng tiếp thu đối với một mục tiêu chỉ được nhận thức một cách mơ hồ. Các thuật ngữ “rộng” và “hẹp” có thể được áp dụng cho các phương thức thực hành tương ứng này. Loại đầu tiên không đòi hỏi sự rèn luyện chính thức nào về những gì chưa được đồng hóa bởi nghiệp báo. Thực hành “rộng rãi” được định nghĩa đơn giản là nhận biết bất cứ điều gì phát sinh, dù là đi, ngồi, ăn hoặc vệ sinh, như sự chiếu sáng của bản tính tâm trí trong cái khung bất nhị. Ẩn tàng trong thực hành này là hiểu biết rằng bất cứ chuyển động nào dù nhỏ nhất theo hướng đạt được – mục tiêu đều phản tác dụng và tạo thành một “gek” – một chướng ngại tinh thần. Và gốc rễ của việc thực hành là một trải nghiệm thần bí mạnh mẽ, xoay chúng ta quanh ý thức, để không còn một bóng dáng nghi ngờ nào về sự buông bỏ khỏi những hình tướng bên ngoài và sự dính mắc vào chúng có cùng trạng thái và phục vụ chức năng như nhau trong ánh sáng tự phát của hiện diện thanh tịnh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thực hành như vậy không loại trừ bất kỳ hành vi tôn giáo nào, mà hành vi như vậy có cùng trạng thái với bất cứ hành vi thế tục nào. Trong khi thực hành rộng không có bất cứ cấu trúc nào, thì thực hành hẹp lại là mọi cấu trúc, dù phức tạp hay đơn giản. Cần phải thực hành trong phạm vi hẹp để loại bỏ nghi ngờ và tham vọng tinh thần, mở ra cánh cửa dẫn đến sự khai ngộ bản tính của tâm, mặc dù với một hiểu biết rằng chẳng việc gì có thể làm để sản sinh ra sự khai ngộ đó. Nó bao gồm một thói quen có kỷ luật, từ bỏ các bài tập thể chất, năng lượng và tinh thần. Một phác thảo về thói quen hàng ngày như vậy và một chương trình thực hành yoga đi kèm với Đột Phá – Vượt Qua (trekcho – thogal) lamrim. Điều quan trọng cần phải hiểu là trừ khi và cho đến khi sự quen thuộc về bản tính của tâm trí theo giáo huấn đầu tiên của Garab Dorje đã được khai ngộ, thì chỉ có sự tu tập căn bản được chỉ định.
Tóm lại, những gì chúng ta có trong tay là sư khẳng định về bản tính bất nhị của mọi kinh nghiệm và sự ràng buộc không thể tránh khỏi sau khi đã nhận ra nó, cùng với một số bài tập giúp cho tuệ giác đó trở nên dễ tiếp cận hơn đối với những cá nhân có năng lực khác nhau và ở những trạng thái tâm lý khác nhau. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, nó vẻ như quy định hàng loạt các bài tập về thể chất, năng lượng và tinh thần, nhưng khi chúng ta tiếp thu tầm nhìn của Jigme Lingpa như thể bằng sự thẩm thấu, khi chúng ta nhận ra giá trị trong cái thấy của Dzogchen như tính chất tự nhiên của thân tâm, nó trở nên hiển nhiên rằng cấu trúc cấp bậc của cẩm nang là một trò gian lận. Chắc chắn, chỉ cần nhớ lại bản tính của tâm trí trong bất cứ tình huống nào, có lẽ được thúc đẩy bởi một bài tập thích hợp, sẽ đưa chúng ta đến cùng một nơi. Nói cách khác, nếu chúng ta sẵn sàng và chờ đợi, pháp hành Đột phá của phép chỉ thẳng sẽ đưa chúng ta vào trạng thái bất nhị tương tự như ngồi với cái nhìn chăm chú của pháp Vượt Qua.
Lời cuối cùng về cách sử dụng cuốn sách này: một số người sẽ được phục vụ tốt nhất bằng cách gói nó trong vải gấm và đặt trên kệ cao (nơi vẫn còn nhìn thấy được), hoặc đặt nó ở phía sau bàn thờ, như nhiều người đã làm, như nhiều người Tây Tạng mù chữ và không mù chữ. Ở chỗ đó, như một biểu tượng phi ngôn ngữ, nó có thể hoạt động như một sự nhắc nhở thường xuyên về bản chất không thể diễn đạt và không thể suy nghĩ được của thực tại hiện hữu nơi Dzogchen. Để tránh xa những hòn đá mê hoặc tri thức và táo bón về khái niệm, chúng ta có thể hình dung Yeshe Lama như một biểu tượng thanh lọc tôn giáo và giải phóng chúng ta khỏi sự dính mắc vào mối bận tâm về cảm xúc và thần kinh, cũng như khỏi sự cố định vào các ý tưởng, hệ tư tưởng, triết học và giáo điều siêu hình. Điều đó chắc chắn tốt cho toàn thể nhân loại và cho tương lai của hành tinh.